Nghệ sĩ thế giới

Bản tuyên ngôn (kiêm tiên tri) do Ngải Vị Vị viết năm 1985 vừa được công bố

Bị ém trong tủ hơn 26 năm, bản tuyên ngôn của Ngải Vị Vị lần đầu tiên được lôi ra ngoài ánh sáng. Bài luận Sự khởi đầu mới của nền nghệ thuật Trung Quốc nhấn mạnh rằng các nghệ sĩ Trung Quốc phải “giúp người dân Trung Hoa gột bỏ quá khứ và biến […]

Ý kiến - Thảo luận

18:09 Sunday,7.8.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Em có ý kiến ơi. Về chuyện đại từ loằng ngoằng ở Việt Nam cũng có chuyện để nói đấy. Tiếng Việt sẽ đơn giản hơn nhiều nếu chỉ có "Tao", "Mày", "Chúng Mày","Nó", "Chúng nó"... Nhưng khổ nỗi người Việt chót có truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ nên trở thành cùng một mẹ đẻ ra. Thế là thành một nhà. Vậy nên người Việt bê các đại từ nhân xưng trong gia đình (ông, bà, bác, cô, chú, dì, anh, chị, em...) ra để gọi ngoài xã hội. Thế cho nên mới thành lung tung beng như bây giờ. Cái đẹp của việc này là làm cho các giao tiếp xã hội trở nên mềm mại hơn. (Gọi nhau anh em nhưn khi cần vẫn đấm nhau luôn). Nhưng việc xác định ngôi thứ để đặt đại từ cũng đem lại lộn xộn, nhất là việc khi nào cũng phải cố biết xem đối phương bao nhiêu tuổi. Hai nữa là đôi khi quan hệ này làm giảm bình đẳng trong tranh luận và tiến bộ. Ví dụ như trong cuộc họp cơ quan thì các "cháu" mở mồm ra góp ý các "cô", "chú" cũng khó.
Tụi tây hay tàu không có sự đa dạng này bởi họ không có truyền thuyết Đồng Bào (thực ra miền nam Trung Quốc cũng có). Tớ tìm hiểu đọc được các thông tin trên khi nghiên cứu cho bộ tranh Đồng Bào trước kia của tớ. (Đấy nhé, luôn luôn không quên PR như Andy Wahol).

9:00 Sunday,7.8.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Anh Thông ới, các anh các chị ời!
Hóa ra thì tiếng ta phức tạp phết, "chúng anh chúng chị" nhỉ? (Xời, thử xài chữ "chúng" với các anh các chị nhưng nghe hổng vô...Buồn ghê gớm :-<)

Thôi thì tùy tâm mỗi người đọc, tự áp vô cảm xúc của mình, thế mới hay, chị Pha Lê nhỉ?

Mà theo em hóng lỏm (nỏ biết trúng không) là người Tàu cũng như người Tây là họ có ngôi thứ 1 số nhiều như nhau (lạ hè?), nghĩa là không phân biệt được chúng ta/tôi/tớ/mình/em/cháu/con/ông/cụ..., vì rứa, trong Tuyên ngôn trên của Ngải và các đồng chí nghệ Tàu hải ngoại, người Việt ta cũng khó luận ra được "chúng" (xin lỗi ông Ngải và các vị nghệ sĩ của nhóm Tuyên ngôn ạ) định xài ở nghĩa "chúng" nào, chị Pha Lê nhỉ.

Tiện chuyện, em tưởng nhớ 1 bi kich trong nhà có cảnh trớ trêu không dùng trúng đại từ nhân xưng.

Chuyện là thế này (cúi xin toàn gia tha tội) :

Gia tộc em có 1 chú rể Tây, lần đầu ra mắt bố vợ cố học mấy câu chào đón xã giao. Không hiểu trình độ "ngoại ngữ" thế nào, hay Việt ngữ rắc rối, mà khi diện kiến nhạc phụ anh Tây lại tuôn: "TAO chào bố, MÀY khỏe không?". Quả đó tí nữa bị trả lễ, tí hỏng cưới. May nhạc phụ về sau cũng thông cảm mà châm chước vì hiểu ra cái khó cái khổ của tiếng Việt trong thời đại toàn cầu hóa rồ.

Nhớ lại... buồn ghê gớm :-<

1:05 Sunday,7.8.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN

Tiếc là chưa đọc bài của Pha Lê dịch trước khi tớ trả lời Phạm Huy Thông và Dirty.
Thật là đáng nể Ai wei wei, đã tuyên ngôn từ năm 1985 cho nghệ thuật của ông và dân tộc ông.

0:01 Sunday,7.8.2011

Đăng bởi:  Huu danh vo thuc

"Chúng ta" theo tôi là được,vì trong triển lãm toàn quốc vừa qua và một số triển lãm trẻ gần đây, mà một số có đánh giá "tranh có kiểu Tầu Tầu như thế nào đấy"
Dư lào là dư lào. Bùn nhỉ. Sơn của Tầu, bút của Tầu, lối vẽ cũng tầu tầu. Nghe ngóng xem Tầu nó làm gì, vẽ gì, thôi thì từ cải cách ruộng đất đến bi giờ đều vậy. Cứ vơ vào "chúng ta" có sao đâu. Việc chi mà ngại

15:29 Saturday,6.8.2011

Đăng bởi:  Nham Thạch

Thử đổi hết thành "chúng tớ" thì có thân thiện hơn không Thông và Em Có Ý Kiến?
Hoặc "chúng mình" cho nó thủ thỉ?
Hay "chúng ông" cho nó oách xà lai hải ngoại?
Hay "chúng tao" cho đúng bản chất hung hăng trước thế giới?
Bản tuyên ngôn này dù thế nào cũng thể hiện một tinh thần yêu nước của những người thảo ra. Rõ ràng là họ đau đáu cho nghệ thuật đất nước họ.

15:21 Saturday,6.8.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Nãy giờ tớ toàn nói chuyện một mình, bây giờ lại tiếp tục độc thoại nhé:
Em có ý kién ơi. Tớ ngồi thử thay "chúng tôi" bằng "chúng ta" vào bản dịch và nghe vẫn không ổn: "Chúng ta là những nghệ sĩ Trung Quốc...." "... Chúng ta hiện đang học hỏi... để tạo sự khởi đầu cho nghệ thuật Trung Quốc". Tớ nghĩ người dịch đã có sự nhạy cảm chính trị để lựa chọn giữa "chúng tôi" hay "chúng ta". Nếu bản tuyên ngôn này dịch sang tiếng Trung cho dân Tàu đọc thì "chúng tôi" hay "chúng ta" là việc của họ. Nhưng dịch bản này sang tiếng Việt rồi treo lên Soi, nói về tâm huyết đóng góp cho nghệ thuật Trung Hoa..."chúng ta" thì chắc là Pha Lê sẽ bị ném đá nhiều đấy, không khéo lại được trao giải hoa hậu quá thân thiện.

14:33 Saturday,6.8.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Em có ý kiến ơi. Tớ chợt giật mình nhớ ra là bác Hồ cũng dùng từ "chúng ta" trong bản Tuyên Ngôn khai sinh nước. Vậy cho tớ tạm bảo lưu comment về ý kiến số 2 trong comment của bạn. Nhưng phương án 2 phẩy thì vẫn dành tặng bạn đấy. Chúc vui.

14:12 Saturday,6.8.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Em Có Ý Kiến ơi. Đồng ý với ý kiến số 3 và 4 của bạn vì xét cả về từ ngữ trên văn bản cũng đúng với gợi ý của bạn hơn.
Về ý kiến số 2, tớ nghĩ dịch "We" thành "chúng tôi" vẫn đúng hơn vì bản tuyên ngôn này do một nhóm các hoạ sĩ khựa hải ngoại tập hợp lại và tuyên bố ra ngoài, nói với các đồng nghiệp quốc tế và đồng nghiệp khựa trong Trung Quốc. Vì bản chất của một bản tuyên ngôn là tuyên bố ra ngoài nhóm, khác với giao kèo hay bảng nội quy.
Nhân đây tớ có phương án 2 phẩy với Em có ý kiến, không dịch "We" thành "chúng ta", "chúng tôi" mà dịch thành..."chúng em". Như vậy bản dịch sẽ đại loại là: "..Chúng em, các củ nghệ Tàu hải ngoại, xin có chút ý kiến..."
Haha, chúc bạn một ngày thứ bảy vui và một chủ nhật nhiều nhiệt huyết.

10:28 Saturday,6.8.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Em xin có 4 ý kiến nhỏ (báo cáo với chị Pha Lê, và rất mong được các anh các chị chỉ bảo thêm ạ):

1. Bản Tuyên ngôn quá hay, áp cho mỹ thuật ta vẫn ổn.
Đọc rồi, sướng toát mồ hôi.
Hoan hô ông Ngải, hoan hô chị PhaLê ạ!

2. Em nghĩ trong phần Việt ngữ, nếu WE dùng là "CHÚNG TA" thì hình như đại diện cho số nghệ sĩ đông đảo hơn, mà lại không tự đặt mình về một phe/phái/phía nào cả, phải không ạ? ("CHÚNG TÔI" có vẻ là đại từ nhân xưng của 1 nhóm người muốn ngỏ lời với 1 nhóm đối tượng khác ạ).

3. Câu Việt ngữ này: "Chúng tôi hiện đang học hỏi những giá trị của nghệ thuật đương đại phương Tây, và sẽ tìm tòi các xu hướng của chúng để lập nên bước khởi đầu cho nghệ thuật Trung Quốc"

theo em có thể sát hơn nếu là:

"Chúng ta xem xét các quan điểm và khái niệm của nghệ thuật hiện đại, nghiên cứu những xu hướng của nó trong khi tìm tòi bước khởi đầu mới cho nghệ thuật Trung Quốc."

(Vì nghệ thuật hiện đại chắc là rộng hơn nghệ thuật đương đại phương Tây ạ; với lại em nghĩ nghệ thuật TQ mỗi giai đoạn đều có 1 khởi đầu, nên ở đây Ngải và các đồng chí của ông muốn nói tới 1 khởi đầu MỚI ạ)

4. Câu Việt ngữ này: "Cả thế giới sẽ phải để mắt đến tương lai của nghệ thuật Trung Quốc!"

có thể sát nghĩa hơn nếu là:

"Thế giới đang chăm chú để mắt đến tương lai của nghệ thuật Trung Quốc!"

(em nghĩ vào năm 1985 khi Tuyên ngôn này công bố, hẳn người phương Tây và thế giới đã và đang dòm ngó tới TQ và nghệ thuật TQ rồi ạ)

Tới giờ, Đổi Mới qua đời mấy chục năm rồi mà Hội ta với lại các bác các chú nghệ sĩ tiên phong của ta vẫn chả có tuyên ngôn oai hùng nào hè?

Buồn ghê gớm :-@

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả