Nghệ sĩ Việt Nam

Dùng tranh chép hòng “tát lệch mặt" nền mỹ thuật Việt

  Trong phần giới thiệu của Cactus gallery có đoạn tiếng Anh mà tôi dịch tạm như sau: “… chúng tôi có đa dạng các tác phẩm với các chất liệu, kích cỡ, màu sắc và kỹ thuật khác nhau. Điều này giúp quý khách tiết kiệm được thời gian mà vẫn tìm được cái […]

Ý kiến - Thảo luận

21:43 Wednesday,4.2.2015

Đăng bởi:  phuong binh

tranh Egon Schiele (1890-1918) cũng chép tranh của các họa sỹ Việt Nam ta thì phải bà con ơi... Bà con vào Google gõ Egon Schiele (1890-1918)

12:40 Sunday,21.8.2011

Đăng bởi:  nguoi yeu tranh

Tranh cô gái đội nón lá của Phương Quốc Trí nếu thoáng nhìn sẽ thấy cách tạo hình quen thuộc cái riêng mà họa sĩ Lim Kim Katy sáng tác. Anh Trí chép tranh đa tài thiệt!

6:55 Wednesday,17.8.2011

Đăng bởi:  người xem tranh

Người nào tranh ấy mà!
Phùng Quốc Trí chỉ là anh chép tranh dạo, không học trường lớp ngày nào. Được bơm lên mà thôi. Dân Mỹ thuật ở SG quá biết.
Chỉ tội là PQT lại dùng $ lôi kéo được những họa sĩ được đào tạo bài bản ở Mỹ thuật Phan Đăng Lưu vào như Mạc Hoàng Thượng, La Như Lân, Lang Biên. Không hiểu nổi????

22:49 Tuesday,9.8.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Nguyễn Hồng Sơn ơi. Tớ vạch mặt kẻ cắp ngay giữa chợ thế này. Bạn còn muốn tớ nặng tay thế nào nữa?
Cám ơn các bạn đã ủng hộ ý kiến của tớ.

20:44 Tuesday,9.8.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN

Thông ơi mạnh tay lên một ít nữa, cho những người ưa nặng như tôi dễ hiểu một tí đi.

14:18 Tuesday,9.8.2011

Đăng bởi:  phạm Huy Thông

Cám ơn ý kiến của bạn Bùi Quang Thắng. Dù bạn chê tôi nhưng phải nói rằng tôi thích nghe những ý kiến điềm đạm, có tự trọng của bạn hơn là những ý kiến cứ gào lên mà không có lý lẽ gì. Tôi không biết đối đáp lại với họ ra sao.
Xin đối thoại với bạn như sau. Tôi không có ý định làm nhà phê bình hay đi viết lách (dù khi xưa cũng có học qua Báo Chí nhé), tôi chỉ xác định mình là một nghệ sĩ thị giác sống có chính kiến và có thái độ. Tất nhiên tôi luôn muốn giữ mình ở thế tỉnh táo và công bằng. Ở bài viết về TO, IM, OM, tôi đã phải nghĩ nhiều để viết cho thấu đáo và để các bạn ấy đừng giận tôi (nhưng mà các bạn ấy vẫn giận khiến tôi chạy re kèn).
Trong các comment về Cactus Gallery, bạn có thể thấy ban đầu quan điểm của tôi cũng không gắt gao lắm cái chuyện họ chỉ dùng tiếng Anh để kiếm tiền. Đó là quyết định trong đầu tư của họ, vì để vận hành một trang web song ngữ quả thật rất mệt. Tôi chỉ khuyên các gallery khi đã xử dụng tiếng Anh để làm ăn thì nên thuê người viết cho cẩn thận để khách hàng không coi thường mình.
Tuy nhiên khi kiểm tra lại các tác phẩm đăng trong trang web đấy thì tôi cảm thấy rất bực, vì thấy tranh của anh Doãn Hoàng Lâm bị sao chép một cách trơ trẽn. Và khi cáu giận thì tôi comment mắng mỏ Phương Quốc Trí để tỏ rõ thái độ của tôi. Một comment mắng mỏ bộc trực thì không thể nào điềm đạm được. Xin lỗi bạn Bùi Quang Thắng nếu chuyện này làm bạn phiền lòng.
1. Cái đáng sợ về sự rạch ròi mà bạn nêu ra tôi nghĩ thế này: Nghệ thuật không phải toán lý hoá, nó là thứ rất cảm tính nên luôn có những đường biên mờ. Vậy nên khi đánh giá một hoạ sĩ, tôi biết không bao giờ chỉ nhìn vào một tác phẩm mà phải nhìn cả quá trình đóng góp cho nghệ thuật của hoạ sĩ đấy. Khi xâu chuỗi các tác phẩm, bạn sẽ thấy quá trình vật lộn của hoạ sĩ trong cuộc đấu tranh đi tìm bản thân và đi tìm cái mới. Ngay cả anh Doãn Hoàng Lâm, khi quan sát một số tác gần đây nhất mà anh Lâm đăng trên blog cá nhân, tôi có thể thấy anh ấy đang muốn dần từ bỏ bộ tranh cũ. Trong những tác phẩm mới, nếu nhìn riêng, tôi có thấy sự va đập với người này người kia nhưng nhìn tổng thể sẽ thấy một nỗ lực của một người có tài đang muốn thay đổi mình. Với Lê Quý Tông cũng vậy, hãy tạm chấp nhận tiền đề là anh Tông chịu ảnh hưởng từ Yan Pei Ming (nhất là ở các bức chân dung mà chả biết anh ấy vẽ ai). Nhưng anh Tông lại có những bứt phá thoát ra khỏi sự ảnh hưởng ở các loạt tranh vẽ lính duyệt binh vô nhân diện, những khí tài chiến tranh cũ nát gợi nhớ tới lịch sử đen tối hay các công trình xây dựng ngổn ngang đầy không khí đương đại của một nước mới thoát nghèo. Như đã nói, trước đây tôi cũng đã có bài viết về sự giống và khác nhau này, có khen có chê, nhưng về sau lại thôi không đăng vì nó sẽ gây nhiều bất lợi cho anh Tông, nhất là trong cái làng nghệ thuật đầy những kẻ thiển cận, thầy bói mù vớ được một phần nào đó của con voi rồi gào lên chê bai.
Về công việc của tôi, bạn nhìn cả quá trình cũng sẽ thấy tôi với cuộc vật lộn của riêng mình để đi tìm cái riêng biệt. Tôi không bao giờ phủ nhận việc tôi chịu ảnh hưởng của những hoạ sĩ đi trước (với cả những khách hàng tôi cũng thẳng thắn như thế). Tôi luôn phải đọc thêm rất nhiều, đi đây đi đó, trao đổi với nhiều người về cuộc sống để sự hiểu biết của tôi không bị nghèo túng. Tôi tìm các ý tưởng mới cho nghệ thuật của mình và cũng luôn hạnh phúc khi thấy tôi hôm nay khác tôi ngày hôm qua.
Đó là những hoạ sĩ có làm việc. Nhưng có những "hoạ sĩ" chẳng bao giờ trăn trở điều gì cả, bản thân họ cũng sống chằng có quan điểm gì, cứ ngồi đó nghe ngóng xem tranh ai dễ bán thì xào lại. Cái thói ăn sẵn, những thằng trộm cướp lưu manh đó tôi cực ghét và không bao giờ muốn nói chuyện điềm đạm bao dung hết. Nhìn lại Phương Quốc Trí (nguyên nhân của những tranh luận này), anh ta lúc thì chép nguyên Doãn Hoàng Lâm, lúc thì đu bám lấy Lê Quý Tông, Yan Pei Ming mà chưa bao giờ cho chúng ta thấy một chút cố gắng dù nhỏ nhoi nào để nêu lên tiếng nói cá nhân.

2. Cái đáng sợ của việc "Tháp Ngà Hoá" nghệ thuật mà bạn nhăc đến, quan điểm của tôi có phần ủng hộ bạn. Tôi rất coi trọng các công tác phụ trợ quanh công việc nghệ thuật, nhất là các phần viết lách, lưu trữ thông tin, quan hệ khách hàng (nói chung là PR). Tôi thấy nghệ sĩ Việt Nam thiệt thòi nhiều khi không ở trong trung tâm của văn hoá thế giới và không có hệ thống sưu tập gia nội địa hỗ trợ. Vậy nên để người khác biết đến, nghệ sĩ Việt Nam phải làm nhiều gấp đôi.
Tôi không phàn nàn khi một hoạ sĩ nào đó muốn PR cho mình (họ có làm quá lố thì cười khẩy với nhau vậy). Nhưng những kẻ vừa ăn cắp vừa muốn ngồi lên đầu người khác thì tôi không chấp nhận đâu. Thế hệ đàn anh những năm 1990 đã quá dễ dãi với nhau, hậu quả là một môi trường nghệ thuật bung bét và sự tẩy chay của khách hàng ở giai đoạn những năm đầu 2000. Tôi không muốn thế hệ tôi chịu những đen đủi tương tự.

3. Về sự lẫn lộn khái niệm "sao chép" hay "học tập". Có lẽ tôi đã nói gộp trong mục 1 rồi.

Cám ơn bạn về những trao đổi.

12:38 Tuesday,9.8.2011

Đăng bởi:  n.h.s

Phạm Huy Thông, tôi thấy bài của bạn rất hay, rất thẳng thắn. Phê bình, bình luận ở nước ta nhờ nhờ mãi rồi, như bãi đờm của các cụ già ốm lâu năm, vộ vị và đáng tởm lắm.
Cứ phân định rạch ròi đen trắng, đúng sai đi, đừng dại dột đi vào kiểu phê bình xam xám: chưa quen nói đen hay trắng thì đừng có liều mà chơi xám!
Thông đưa ra các so sánh về tranh của Trí, Tông, và anh Tàu kia rất hay. Ai không thấy giống thì cứ phân tích, thay vì quay ngược lại nói Thông, cái kiểu ấy nó không hay, không giúp ích gì cho tranh luận, phê bình. Đạo đức giả nữa.
Thông cứ vẽ, cứ viết, cứ sống như Thông thích. Bạn còn trẻ, chẳng việc gì phải chừng mực cả. Cái lối chừng mực ấy để khi nào về hưu sống cũng chưa muộn đâu.

11:52 Tuesday,9.8.2011

Đăng bởi:  Bùi Quang Thắng

Thân gửi Phạm Huy Thông!
Ai cũng biết là: Phê bình, nhất là phê bình thẳng thắn, trực diện là cái đang còn là của hiếm ở Việt Nam, vì thế tôi rất thích kiểu phê bình của Thông (như bài phê bình IM - Om).
Tuy nhiên, mấy hôm nay trên SOI mọi người tẩn cái anh Cactus gallery có vẻ hơi quá rộn ràng, đăc biệt PH Thông tẩn đích danh sự "sao chép" của mấy chàng họa sỹ kia, mà lần này thì lại có vẻ như Thông đã thiếu đi sự điềm tĩnh và bao dung khiến một bài phê bình khác hơn (và cao hơn) một bài choảng nhau.
Thú thực, tôi đọc bài này của Phạm Huy Thông mà cứ tiếc cho Thông và lo rằng cái năng lực viết, phê phán đầy tiềm năng của Thông sẽ chẳng mấy chốc mà thui chột. Thời nay, có một số điều mà nếu bạn định “làm” nhà phê bình thì cần phải tham khảo:
- Đáng sợ nhất là kiểu nhận định đúng sai rạch ròi; Cuộc sống này không chỉ có đúng sai, mà còn có cái đúng trong cái sai, cái sai trong cái đúng, và thậm chí đúng sai là do anh nhìn bằng con mắt của ai. Ví dụ, bạn bảo họ chép của người khác thì cũng đã có người bảo tranh của bạn hao hao của người khác đấy thôi. Ở đời làm gì có tác phẩm nào là nguyên bản, duy nhất (chẳng học của người này thì cũng bị ảnh hưởng của người kia cả thôi, không học của các cụ xưa thì cũng học của người Tây cùng thời cả ấy mà… )
- Đáng sợ thứ nhì là kiểu quan niệm coi nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù, riêng biệt. Ok, nó là một kiểu sản xuất tinh thần nhưng nó vẫn phải có những thứ khác mà một sản phẩm bình thường của đời sống như thuốc lá hay xà phòng cũng cần phải có: đó là những quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm, những thể chế xã hội bao quanh chúng… Nói tóm lại, chả có một tác phẩm nào được gọi là nghệ thuật nếu nó bị bỏ xó. Vì vậy, nếu người ta dùng những yếu tố ngoại nghệ thuật một chút để làm PR cho sản phẩm của mình thì có cần phải gay gắt với họ hay không?
- Đáng sợ thứ 3 là lẫn lộn khái niệm: ví dụ “sao chép” khác với “học tập bút pháp” hay “phong cách”;

Tôi không phải là một nghệ sỹ, cũng không phải là một nhà phê bình nghệ thuật, nhưng mạo muội nói với Thông vài lời vậy.

11:34 Tuesday,9.8.2011

Đăng bởi:  mua xuan thuc day aq

Làm nghệ thuật giống như người trồng vườn, không chịu trồng cây lâu năm mà cứ đi trồng cây ngắn ngày để ăn ngay như: mướp, cà, hoa, bí.

11:27 Tuesday,9.8.2011

Đăng bởi:  đặng vô mưu

Đề nghị anh Hữu Dũng đi đánh độc tài tham nhũng, để tụi này ở đây đánh bọn vừa gian vừa tham vừa xạo mà anh đang bảo vệ.
Nhiều người cùng nói thì anh nói là đánh hội đồng.
Tất cả nhân dân cùng nói về độc tài tham nhũng thì anh có gọi là đánh hội đồng không?
Nếu anh thấy có cái gì hay thì sao không viết lên mà khen? Còn xung quanh toàn cái dở mắc gì mà không chê? Sợ gì vậy?
Mà sao anh nghĩ người ta nói Cactus là vì chuyện tiền nong? Cactus đã chắc gì bán được tranh mà ganh? Mà sao Hữu Dũng lại quy chụp là chuyện tiền nong?
Nếu thích nghe chuyện xinh tươi vui vẻ qua giải trí 2 sao đọc cho vui đi bạn.

11:23 Tuesday,9.8.2011

Đăng bởi:  mua xuan thuc day aq

Không cần phải dùng những kiến thức cao siêu, bác học để làm kim chỉ nam cho con đường nghệ thuật, mà chỉ cần nhớ lại câu của nhà văn Nam Cao in trong sach phổ thông cấp 3, đại ý như thế này: nghệ thuật không cần những anh thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu có sẵn, mà phải khơi những nguồn chưa ai khơi, tìm ra những gì chưa thấy... Không thì bẻ bút chạy xem ôm CHO CON NHA BA LANH (Soi: mua-xuan-thuc-day ơi, lần này là lần cuối cùng Soi gõ dấu cho bạn đó nha, nhưng có cụm từ cuối cùng Soi đọc không hiểu nên không gõ dấu được.)

10:58 Tuesday,9.8.2011

Đăng bởi:  nguyễn hữu dũng

tôi là đọc giả bỉnh thường thôi thấy mấy cha đánh người hội đồng quá mới lên tiếng,
người ta mới mở của làm ăn mà mấy ông dập quá chắc phá sản mất.
làm ăn có tiền là good thôi có gì đâu mà xấu, mấy cha làm nghệ thuật vĩ đại thì cứ chiến đấu chống bọn tham nhũng, độc tài kìa....
dân nghèo kiếm vài bạc lẽ mà,
mấy ông mở trang web ra để giải stress sao mà cái gì cũng chửi vậy.

hữu dũng

10:10 Tuesday,9.8.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Nguyễn Hồng Sơn ơi. Trong thời gian triển lãm Đồng Bào có bài viết "Lần này tranh anh Thông giống tranh anh nào" trong đó có viết rất nhiều ý về những người ảnh hưởng lên nghệ thuật của tôi cũng như một số thủ pháp trong nghệ thuật đương đại mà tôi sử dụng. Bây giờ viết lại chưa có hứng, vậy mời bạn và mọi người tìm đọc lại bài đó trong mục "Tìm Kiếm" ở góc trên tay phải trang Soi.

10:01 Tuesday,9.8.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Nào, đón chờ cú đánh của Shit xem nó thuyết phục đến đâu. Hơi tiếc là tôi viết comment này để công kích Phương Quốc Trí mà bây giờ lại phải quay ra choảng nhau với một nick nặc danh.

6:36 Tuesday,9.8.2011

Đăng bởi:  admin

Shit gửi về email soihouse nhé mới kèm được ảnh. Ảnh gửi đuôi jpg giùm. Cảm ơn bạn.

0:40 Tuesday,9.8.2011

Đăng bởi:  SHIT

Tôi sẽ gửi mail cho Soi luôn, thông cảm trình độ máy tính có hạn chưa biết gửi ảnh cho Soi ở phần ý kiến và thảo luận

0:34 Tuesday,9.8.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN

Có lẽ Sơn viết cmt dùng động từ mạnh và nặng nên Soi không đăng!
Soi biết là đôi khi cũng phải mạnh và nặng cho rõ thái độ với quan điểm của mình.
Sơn nghĩ là Phạm Huy Thông nên có một bài viết về khái niệm: như thế nào là tranh chép, như thế nào là tranh chế, như thế nào là tranh sáng tác theo lối hậu hiện đại, "contemporaneity". Nếu không các bạn ấy hiểu nhầm là tranh của Thông giống tranh các bạn ở Cactus gallery. Và rất nhiều người hiểu nhầm tranh của Thông giống tranh ở Hàng Trống hay Nguyễn Thái Học cơ đấy!

21:41 Monday,8.8.2011

Đăng bởi:  admin

Gửi Shit: Soi không đưa cmt của bạn lên vì Soi nghĩ, đến mức này rồi, khi mà bạn cứ bảo là Thông "cọp" tranh Thắng, rồi "cọp" tranh ai đó nữa, thì cần nhất là bạn phải có bằng chứng. Bạn có thể gửi về soihouse các tranh mà bạn so sánh để người đọc hoặc là được bạn thuyết phục, hoặc là sẽ thấy bạn không đúng, như vậy cũng công bằng hơn với Phạm Huy Thông - hơn là cứ nói suông thế này, không ai biết thế nào mà họa sĩ cãi cũng dở, không cãi cũng dở. Thân mến.

10:57 Monday,8.8.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bạn Lan ơi, cái việc người hay ma đúng là cũng mờ ảo như.. ma vậy. Một con ma có thể bịa ra một cái tên nghe như tên người. Hoặc chuyện người ngoài ngành tham gia tranh luận... Tôi nghĩ một người được coi là người khi người đó tham gia tranh luận với đầy đủ sự tôn trọng bản thân mình (không cần tôn trọng tôi).
Trước đây có nhiều con ma mà tôi biết đích xác con người thật của họ. Nhưng họ giả ma để chọc ngoáy và đưa ra những câu hỏi không phải để hỏi. Tôi không trả lời họ vì như vậy cuộc tranh luận chẳng đi về đâu.
Tôi đã đọc một vài comment mà bạn viết trước đây. Tôi đoán bạn là người.

10:29 Monday,8.8.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Hoàng Phương Lan

Phạm Huy Thông: Tôi ký tên thế này bạn nghĩ tôi là người hay là ma?
Tôi mà ký Shit thì bạn gọi tôi là ma? Tôi ký Nguyễn Hoàng Phương Lan thì bạn gọi tôi là người?
Đâu là ranh giới giữa người và ma? Chẳng lẽ chỉ là tên đủ chữ hay tên thiếu chữ?
Và nếu Nguyễn Hoàng Phương Lan mà không phải là một nghệ sĩ thì có phải là ma không? Cho dù "y thị" vẫn sống đàng hoàng, không mơ hão, như Thông nói?
Mình chỉ muốn hỏi Thông các tiêu chuẩn để được là "người" thôi :-)
Mình vẫn thích các cmt của Thông, các bài của Thông, nhưng quan điểm đánh nhau với "ma" thì mình không thích. Đánh nhau là đánh nhau với quan điểm chứ, nhất là đánh nhau trên mạng. Khi không giải quyết được mới offline tỉ thí chứ nhỉ?

10:06 Monday,8.8.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Ha, Shit ơi, biết ngay mà. Tôi đang bực và đang muốn cãi nhau đây. Thế cho nên mới có câu cuối: "comment này được viết bởi Phạm Huy Thông (một người có đủ tên họ (1), một hoạ sĩ từng bị nghi chép tranh Hà Mạnh Thắng (2), và có một vài tác phẩm bị các hoạ sĩ khác ăn theo..(3)..."

1. Tôi phải học theo anh Lương, tránh cãi nhau với những bóng ma. (dù đang rất bực và muốn cà khịa). Nghệ sĩ là người có tên họ cụ thể, cãi nhau xong thì ma lủi mất, còn trơ lại mình với đời. Chúng tôi làm việc nghiêm túc, vất vả, luôn phải trau dồi thông tin kiến thức, đôi khi phải chấp nhận nguy hiểm, rủi ro để đưa ra những thông điệp trong các tác phẩm của mình. Còn những bóng ma có thể là bất cứ ai, những kẻ lười nhác vô tích sự, sống không lý lưởng (chỉ giỏi châm trọc), những kẻ mơ hão hay cả những kẻ hèn nhát đến mỗi cái tên mình đưa ra khi đấu khẩu với một hoạ sĩ không quyền lực cũng không dám. Không hy vọng gì những bóng ma hèn nhát đó dám vượt qua bất cứ trở ngại nào trong nghệ thuật và cuộc sống để mong đóng góp cho đời tí thơm tho nào.

2. Mời Shit đọc lại các công việc tôi đã làm: Bộ ghế, bộ Cập Nhật, bộ hộ pháp, bộ Đồng Bào, các hoạt động trình diễn. Dù chất lượng của công việc tôi làm không hơn được ai nhưng nó cũng thể hiện cả một quá trình lao động, nó sẽ cho thấy tôi suy nghĩ gì, đau đáu điều gì. Chính ở sự quan tâm đến đối tượng được vẽ, Shit sẽ thấy sự khác nhau giữa tôi, anh Thắng hay anh Hà. Tôi không bao giờ phủ nhận sự ảnh hưởng của các anh này lên quá trình nghệ thuật của tôi, nhưng chỉ những kẻ nông cạn, chạy theo vỏ ngoài mới không nhìn ra nổi các giá trị khác nhau. Mời Shit đọc lại loạt bài "Tranh anh Thông giống tranh anh Thắng?" Khởi đầu bởi Quỳnh Đỗ, trong đó các đồng nghiệp đã cãi nhau đủ hướng.

3. Tôi ghét những đứa ăn cắp vặt. Tôi đi nhiều, xem nhiều, đôi khi thấy các tác phẩm nghệ sĩ này giống nghệ sĩ kia. Nhưng không bao giờ hồ đồ quy ngay là người nào ăn cắp, luôn còn phải xem các yếu tố ngoại cảnh khác có thể làm cho nội dung của tác phẩm khác nhau tuy cái vỏ bên ngoài thì giống nhau. Nhưng trường hợp như Phương Quốc Trí, tôi xin hét to lên rằng "đây là Thằng Ăn Cắp chuyên nghiệp". Một thằng ăn cắp biết nghe ngóng nhu cầu của thị trường. Thị trường cần tranh Doãn Hoàng Lâm, có Lâm phẩy. Thị trường cần tranh như Lê Quý Tông, có Tông phẩy.

22:23 Sunday,7.8.2011

Đăng bởi:  shit

Thông ơi, Thông đưa dữ liệu thiếu. Còn phải nói đến chính con người của bạn nữa, biến thể từ Hà Mạnh Thắng và Tàu với phong cách na ná nhau. Mà Hà Mạnh Thắng thì Tàu lắm lắm ý. Ngay Lê Quý Tông thì cũng thế thôi, nhìn là đã thấy copy nặng nề Yan Pei Ming. Bạn cũng đừng nói như trước đây bạn đã từng nói rằng: "Những chuyện thế này thì bạn và Hà Mạnh Thắng vẫn coi là chuyện hàng ngày, bình thường và không quan tâm". Lê Quý Tông hồi trước tôi thấy cũng hay, nhưng khi phát hiện ra giống Tranh Yan Pei Ming thì thất vọng quá.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả