Khác

Ngày thứ hai workshop Đồ họa Huế: về lụa Batik

Tiếp theo “Workshop đồ họa Huế 2011: Ngày đầu tiên, ở làng Sình…” Vùng đất Yogyakarta cổ kính là một trong những nơi sản sinh ra nghệ thuật dệt lụa Batik của đất nước vạn đảo Indonesia. Ngày nay lụa Batik đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới và được công nhận là Di […]

Ý kiến - Thảo luận

16:51 Tuesday,19.11.2019

Đăng bởi:  Hằng

Xin cho tôi hỏi ở Hà Nội có buổi workshop nào ko? Và tôi muốn mua bút vẽ sáp thì bên bạn có bán ko ?

10:11 Saturday,3.9.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN- NÓI VỀ MÁY IN

Em xin phép thầy Nguyễn Nghĩa Phương cho em được nói một cách lược giản nhất thay thầy vài lời ạ. ạ. ạ!

Em Có Ý Kiến đang đề cập về vấn đề máy, tôi tiện đây phân loại từng loại máy chuyên dụng cho từng chất liệu luôn nhé:
Trong Đồ họa có rất nhiều phân môn, cũng như có rất nhiều chất liệu, nhưng ở Việt Nam thì được quan tâm nhiều đến những chất liệu sau đây:
1. Tranh khắc gỗ: tranh khắc gỗ là loại tranh được khắc trên gỗ và in lên giấy dó là chủ yếu, có hai thể loại thông thường đó là tranh in mầu và tranh in đen trắng, có hai cách in chính đó là: in tay và in máy, in máy hiện nay Trường đại học mỹ thuật Việt nam có 2 cái máy nhập từ Thái Lan về.
2. Tranh khắc kẽm "khắc kim loại" là loại tranh được khắc trên kẽm và in trên nhiều loại giấy, thông thường nhất là giấy xốp Đức,tranh này chỉ in trên máy chuyên dụng "in kẽm", Máy này Trường đại học mỹ thuật Việt nam có 3 cái nhập từ Mỹ và Đức về, Hội Mỹ thuật Việt nam có 1 cái nhập từ Mỹ về.
3. Tranh in đá: là loại tranh được dùng sáp vẽ trên đá và dùng một số dung dịch phủ lên làm chân, xong in lên nhiều loại giấy như trên, loại này cũng có hai cách in đó là in tay và in máy, in máy Trường đại học mỹ thuật Việt nam có 2 cái máy in chuyên dụng này nhập từ Thái Lan về.
4. Tranh in độc bản "in mica" là loại tranh được vẽ lên tấm mica rồi in lên những loại giấy trên, mỗi một tác phẩm chỉ độc một bản, loại máy này thì có thể in trên nhiều loại máy, loại máy này Trường đại học mỹ thuật Việt nam có 2 cái chuyên dụng nhập từ Thái Lan về.
Có thể in trên máy tự chế cũng được, loại máy này thì có ở Việt nam có rất nhiều, hiện nay Xưởng Đồ họa Huế đang dùng loại máy tự chế này.
Vậy tranh Đồ họa có rất nhiều chất liệu, có chất liệu chỉ in được trên máy chuyên dụng, và có những chất liệu in trên máy tự chế cũng được.
Nói về máy và kỹ thuật in thì nhiều điều thú vị lắm, nhưng tôi chỉ lược giản ở mức tương đối tối thiểu nhất.
Nguyễn Hồng Sơn

18:55 Friday,2.9.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...MÁY to không phải là MÁY tốt.
MÁY tốt là MÁY có kỹ thuật hoàn hảo..."

Úi zà, anh Sơn nói cứ như thánh phán! Chuẩn đóa chuẩn đóa!

18:46 Friday,2.9.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Ố, anh Thông à, thế những phát minh "công nghệ" nâng tầm đến mức "văn hóa" mà báo chí mình vẫn tôn xưng, tỉ như: "văn hóa phong bì"... miềng có nên đăng ký xin cái bằng "Di sản văn hóa phi lý" không hè?

Lăn tăn ghê gớm!

18:37 Friday,2.9.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN NÓI

EM-CO-Y-KIEN NÓI
"...lụa Batik đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới và được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới..." Ô, em cứ tưởng hát ví, hát quan họ, hát chầu văn...mới là di sản phi vật thể chớ (vô định hình mà)? Chứ LỤA LÀ có thể sờ tận tay, day tận mũi, có thể biết rõ chất liệu sợi gì, màu nào mà bảo PHI VẬT THỂ thì quá phi duy vật hè? Lạ hè?"...lụa Batik đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới và được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới..."

Ô, em cứ tưởng hát ví, hát quan họ, hát chầu văn...mới là di sản phi vật thể chớ (vô định hình mà)?

Chứ LỤA LÀ có thể sờ tận tay, day tận mũi, có thể biết rõ chất liệu sợi gì, màu nào mà bảo PHI VẬT THỂ thì quá phi duy vật hè?

Lạ hè?

PHẠM hUY THÔNG NÓI
Em co y kien oi! Họ công nhận di sản cho quá trinh làm lụa, cách thức làm lụa và sự xuất hiện của lụa Batik trong đời sống văn hóa. Chứ họ không tôn vinh riêng một tấm lụa mang tính lịch sử nào hết. Có lẽ vì thế nên mới là văn hoá phi vật thể chăng?

TÔI NÓI
Thật là nên tìm hiểu Văn hóa của dân tộc mình mới hay, bởi chỉ có đề cao tính tự tôn, tự tôn dân tộc!

18:28 Friday,2.9.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN TRẢ LỜI

Hỏi anh Quang mà anh không trả lời được à?
Tôi trả lời hộ luôn cho đọc giả tránh hiểu nhầm nhé!

Với tranh Đồ họa khuôn khổ To cũng không phải là yếu tố chính của chất lượng sản phẩm. Cũng như chất lượng kỹ thuật In, bởi chất lượng in của tranh Đồ họa là nằm ở sức nén có sự "đàn hồi" của máy in, sức nén càng tinh, sức nén của hai mặt tấm kê trên dưới càng phẳng thì sản phẩm được in ra càng đều mực và đẹp.

Như vậy máy to không phải là máy tốt.
Máy tốt là máy có kỹ thuật hoàn hảo bởi các thông số kỹ thuật tốt như máy của Mỹ, Đức, Thái lan, loại máy này hiện Việt nam chỉ có mấy cái, ở Hội Mỹ Thuật Việt Nam một cái, Trường Đại học mỹ thuật Việt Nam có gần 10 cái.

18:13 Friday,2.9.2011

Đăng bởi:  Pham Huy Thong

Em co y kien oi! Họ công nhận di sản cho quá trinh làm lụa, cách thức làm lụa và sự xuất hiện của lụa Batik trong đời sống văn hóa. Chứ họ không tôn vinh riêng một tấm lụa mang tính lịch sử nào hết. Có lẽ vì thế nên mới là văn hoá phi vật thể chăng?

10:30 Friday,2.9.2011

Đăng bởi:  EM-CO-Y-KIEN

"...lụa Batik đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới và được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới..."

Ô, em cứ tưởng hát ví, hát quan họ, hát chầu văn...mới là di sản phi vật thể chớ (vô định hình mà)?

Chứ LỤA LÀ có thể sờ tận tay, day tận mũi, có thể biết rõ chất liệu sợi gì, màu nào mà bảo PHI VẬT THỂ thì quá phi duy vật hè?

Lạ hè?

7:49 Friday,2.9.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN XIN HỎI

Xưởng Đồ họa Huế có cái máy to thế, hình như còn to hơn cả nhiều cái máy ở Trường Đại học mỹ thuật Việt nam thì phải. Có phải không anh Phạm Khắc Quang, bạn Nguyễn Khắc Hân?

7:34 Friday,2.9.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN XIN HỎI

Ấy à. Anh Phạm Khắc Quang đội cái gì trên đầu mà to thế nhỉ?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả