Soi học

Bài học thứ Tư: Paris chấm thi, hay vụ mua giải lớn nhất thế gian

    Ở bài trước có nói đến giám khảo Paris tuy con vua nhưng lại đi chăn bò, đó là do vợ vua Priam của thành Troy, tức hoàng hậu Hecuba, khi mang bầu đã được báo mộng đứa con bà sắp sinh sẽ gây nên tai họa khiến thành Troy diệt vong. Cẩn […]

Ý kiến - Thảo luận

22:12 Thursday,4.9.2014

Đăng bởi:  Leducnghia

Có biết sơ sơ về thần thoại Hy lạp, hôm nay lang thang trên mạng tình cờ đọc được mấy bài của Soi, rất hay, vừa dí dỏm nhưng rất công phu. CÁM ƠN

15:20 Friday,9.8.2013

Đăng bởi:  ThanhNhi

tớ chưa xem hết các bài của Soi, nên thấy bài nào muốn bổ sung thì bổ sung thôi nha. Thực ra cái cách Venus giúp Paris là cho chàng mượn cái thắt lưng đó mà
 
ps: thích cách phân tích của bạn bình luận trên quá hehe

16:17 Thursday,21.3.2013

Đăng bởi:  dilettant

Theo tranh của Frederick Sandys thì Venus đã chơi khăm Paris, vì đàn bà tóc đỏ ở bên Âu người ta rất ngại. Cũng thấy Paris (mục đồng - ABC dắt dê đi...) tính toán kém: dĩ nhiên là vua thì đàn bà nào chẳng đến tay/ thắng trong mọi cuộc chiến thì còn hơn cả vua, hoảng hậu và cung phi lập tức sang tên ngay cho mình...
Người xưa đã sành điệu lắm rồi: nhậu nhẹt, thi hoa hậu, đút lót... Nhưng đạo đức thì hơn nay: Hera và Athena tuy tính chiến đấu cao nhưng rất biết thua, không dở trò đanh đá cá cầy, tạt a xít... khi không đạt mục đích. (@ Dilettant đừng viết tắt nha, viết rõ ràng ra cho mọi người cùng hiểu, khỏi phải đoán chữ. :-) )

21:49 Tuesday,22.1.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

Trong bức tranh “Sự phán quyết của Paris” do một nghệ sĩ khuyết danh người Hà Lan vẽ khoảng 1600, có thể hiểu được vì sao Paris lại chọn Venus.


Hãy nhìn xem, Paris đã già rồi sau bao năm chăn cừu trên núi, nên có được một cô gái xinh đẹp thì hay hơn (cái này cũng có tính biểu tượng cho bản năng đàn ông, cho tới thời nay cũng vậy thôi, nhiều ông cứ gái vào là mù hết, già đến 80 vẫn dại gái cơ, bao cửa nhà tiền bạc danh nghiệp tiêu tan hết cũng chỉ vì một cái bottom thôi :-), chứ quyền lực với trí thông minh chắc gì hạnh phúc??? nên thằng Cupid ở đâu là có họa ở đó. Khi đã mù rồi, coi như tàn tật, còn biết đâu là đâu nữa. Đừng hòng nói làm gì sáng suốt. Nó đã mù rồi thì làm sao nhìn ra được cái bottom đó mới chính là nguồn gốc của chiến tranh?


Hơn nữa tranh này cho thấy vì sao Hera và Athena thua cuộc. Thua là đúng, vì Athena có vũ khí sắc bén là trí thông minh thì không dùng để nghĩ ra cái gì độc đáo, lại giơ mông ra (sao đọ được với Venus đã từng có kinh nghiệm tình trường), đấy đâu phải thế mạnh của Athena? Thế mới biết bi kịch của những nguời sử dụng sai sự thông minh thường là không biết mình có gì. Lúc nàng quyết định vứt bỏ khiên đi thì đã muộn rồi!!! Mà đã dám vứt thì nên vứt tất cả, đằng này nàng lại chỉ thử vứt cái khiên, còn mũ mão vẫn đội (cho thấy sự dè dặt của nàng ).


Còn Hera thì mệt mỏi ngồi sụp xuống, nhìn Paris đầy nghi ngờ, kiểu như “không biết thằng này có điên không?” (vì nếu làm vua thì chọn đứa con gái xinh đẹp nào chả được), nhưng Hera quên một điều là thằng chăn cừu nó chỉ nghĩ đuợc đến thế thôi, từ bao lâu nay nó sống theo bản năng, đầu óc đơn giản chứ đã bao giờ tính toán cái gì, hay đã bao giờ làm vua mà biết vua sẽ có gì. Thế nên mới biết, đánh trúng cái gót chân Asin là không dễ. Nếu không biết địch thích gì sợ gì thì không thể thắng đuợc. Kiểu “mua của thằng chán, bán cho thằng cần” đôi khi chỉ những cái rất vớ vẩn mà lại làm nên chuyện :).


Tranh cho thấy Paris nhìn Venus si mê, như hai bà kia không hề có mặt.


Cũng vậy, trong tranh cùng chủ đề do Anton Raphael Mengs vẽ khoảng giữa thế kỷ 18, Athena cũng không biết sử dụng cái mình có. Còn Hera thì lại cố gắng giương bộ mặt “mẫu nghi thiên hạ” ra (còn chống nạnh cho thêm oai nữa) nhưng với vẻ mặt buồn thấy rõ của sự thất bại không cứu vãn được. Dù Paris có nhìn nàng ngưỡng mộ nhưng tay vẫn đưa quả táo cho Venus.


Venus dáng vẻ hoàn toàn tự nhiên, không che đậy gì. Nếu có thì chính là thằng con le te làm hộ. Nó che mà nó đứng vào chỗ đó thì quá như là biểu dương ý chứ. Cần gì phô ra cái ấy mới biết nàng Venus nữ tính và có sức sinh sản mạnh thế nào! Nhìn thằng con nàng là đủ rồi :-), đã thế tay nó lại lăm lăm nắm cái gì sẵn sàng đâm mù mắt người ta thì sao mà mẹ nó không thắng? Thằng này quả là hiểm. Bắn vào mắt trướcc tiên là cách hay nhất trong bước đầu hạ gục đối phương. Các cô gái giờ cũng hay đựoc khuyên là nên có gói ớt bột hay hạt tiêu trong người để phòng thân (từ tích này mà ra chăng???).Đấy, thằng con thì tấn công vào mắt, mẹ nó thì tấn công bên dưới, nên hai mẹ con nhà này luôn thắng là cũng dễ hiểu thôi ! :-)  


Dù sao đây cũng là một tích thú vị, thế nên mới nhiều họa sĩ thể hiện đến vậy.

11:55 Thursday,27.12.2012

Đăng bởi:  Sơn Poseidon

Paris lời quá còn gì. Vừa được ngắm 3 nữ thần khỏa thân vừa đc vợ đẹp =))))))))))

16:54 Thursday,8.9.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Úi, đến chú Gì-Gì làu lau lich sử mỹ thuật thế còn băn khoăn không có đáp án cho thắc mắc của cháu (với lại cả chú) thì cháu biết hỏi ai bây chừ?

Xin các cô các thầy cho em xin đáp án!

Nản ghê gớm!

16:35 Thursday,8.9.2011

Đăng bởi:  Admin

Em-có-ý-kiến: Đã sửa lại như bạn nói rồi. Còn những thắc mắc của bạn cũng đang là thắc mắc của Gi Gi. Cảm ơn bạn.

9:43 Thursday,8.9.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...bức “Sự phán quyết của Paris’ này là của Paul Cezanne, vẽ năm 1862, theo trường phái biểu hiện..."

Chú Gì-Gì cho cháu hỏi tí:

- hình như Xê-zan là họa sĩ hậu ấn tượng chứ ạ?
- nếu đây là tranh của Xê-zan thì có phải chỉ là bản phác thảo, hoặc nam ni Xê-zan mới 23 tuổi, có khi chưa học vẽ xong?
-hay đây là bức Xê-zan muốn phê phán việc thần thánh hóa nên có ý bôi bác?
- hay đây là 1 ví dụ cho thấy tranh của danh họa cũng nhiều cái xấu kinh?
- hay trình cháu non chưa biết nhận ra cái hay của bức tranh này?

Cháu xin chú Gì-Gì chỉ bảo thêm ạ.

8:14 Thursday,8.9.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Từ ngày xem tranh của cô Pha-lê và chú Gì-Gì, em cứ băn khoan hoài: ngày xưa tại sao tỉ lệ giải phẫu cơ thể người có vấn đề thế? Hay là các thần là phải vật vã hè?

Em đoán cứ tỉ lệ giải phấu sinh lí như ri thì các nàng dễ cao tới chục trượng chứ bỡn a?

Phi thường ghê gớm!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả