Bàn luận

Em-co-y-kien và Nguyễn Anh Tuấn:
Lạc hậu? Sao lạc hậu?

(SOI: Sau bài “Người nông dân và chiếc máy bay” của Nguyễn Anh Tuấn, trong mục thảo luận, bạn Em-co-y-kien và tác giả có trao đổi một số điều. Những trao đổi này đều rất thú vị, Soi xin cắt thành bài để các bạn tiện theo dõi. Tên bài do Soi đặt. Hình ảnh […]

Ý kiến - Thảo luận

7:42 Thursday,8.9.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...Bài viết không chỉ xoay quanh triển lãm mà còn đối thoại với nghệ sỹ về một vài vấn đề như sáng tạo tác phẩm,trách nhiệm của nghệ sỹ và ý thức xã hội, cũng như giá trị của nghệ thuật trong xã hội hiện tại như thế nào. Bài này đã đăng tải trên tạp chí Mỹ thuật, nhưng có lẽ không nhiều người đọc..."

Em cám ơn anh Tuấn và mong sớm được đọc bài viết này.

Nhưng ngay câu trên cũng lại làm em nảy í lo: tại sao 1 tạp chí đầu đàn về mỹ thuật, được nhà nước và lãnh Hội chăm chút in ấn xuất bản, có cả ban bệ và trụ sở to mà lại không phục vụ được đông đảo người đọc và các họa sĩ?

Do phát hành kém (giá cao??)? Do chất lượng bài vở kém (nội dung nhàm?, chủ đề không bổ ích thiết thân? nội dung kiểm duyệt cắt nhiều mất hay? người viết kém? nhuận bút kém nên người viết chê?... Hay chính độc giả và họa sĩ bây giờ không thích báo đọc, mà khoái báo mạng hơn (như Soi đó :-))?

Lăn tăn ghê gớm!!!

23:13 Wednesday,7.9.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Anh Tuấn

Gửi bạn Em-co-y-kiến:

Thay vì trả lời phần trao đổi (rất dài) của bạn, mình đã gửi lên SOI một bài phỏng vấn do mình thực hiện với nhà điêu khắc Đào Châu Hải sau cuộc triển lãm biển Đông của ông với họa sỹ Lý Trực Sơn. Bài viết không chỉ xoay quanh triển lãm mà còn đối thoại với nghệ sỹ về một vài vấn đề như sáng tạo tác phẩm,trách nhiệm của nghệ sỹ và ý thức xã hội, cũng như giá trị của nghệ thuật trong xã hội hiện tại như thế nào. Bài này đã đăng tải trên tạp chí Mỹ thuật, nhưng có lẽ không nhiều người đọc, nay mình mong SOI đăng lại để mọi người cùng theo dõi, vì TL đã qua lâu rồi nhưng vấn đề sáng tạo và tính xã hội của nghệ thuật thì chắc chưa bao giờ cũ cả.
Nếu có thể, sau bài đó, bạn và mình có thể trao đổi tiếp.
Cảm ơn SOI và bạn đã lắng nghe những ý kiến của mình.

20:45 Wednesday,7.9.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN- CẢI CÁCH

Lạc hậu? Sao lạc hậu?
Lạc hậu quá rồi. Có nhiều lý do cho rằng lạc hậu là do rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố xã hội vẫn là yếu tố cốt lõi.
Tôi nghĩ chỉ có chúng ta, các nghệ sĩ trẻ dám đối mặt với sự thật lạc hậu, dám là những người đi đầu làm thay đổi bộ mặt, cải cách nền mỹ thuật nước nhà.
Không thể chậm hơn được nữa, không mong chờ vào thế hệ điền anh được nữa, chúng ta phải làm thôi.

18:31 Tuesday,6.9.2011

Đăng bởi:  THÁI LAI ĐỨC TRẦN

Nhớ hồi còn là sụt-tiu-đình (sinh viên) ở gần ngõ có cái khẩu hiệu "Quyết tâm xây dựng thôn trở thành làng văn hóa", sẵn bút mực tối đến ra xóa chữ văn hóa đi và kẻ khung những chữ còn lại thành khẩu hiêu: "QUYẾT TÂM XÂY DỰNG THÔN TRỞ THÀNH LÀNG". hi

13:29 Tuesday,6.9.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Anh Tuấn ơi, em lại phiền anh cho trao đổi thêm tí.

Anh viết: "...về Luật, Thị trường và Bảo tàng hiện đại là ba thứ (theo mình) rất căn bản để thay đổi tình trạng của nghệ thuật Việt Nam. Thực ra ý kiến này không mới, các ông Nguyễn Quân và Phan Cẩm Thượng đã phát biểu nhiều lần về 3 vấn đề trên nhưng chưa thay đổi được gì, và hình như người ta cũng không quan tâm lắm..."

E thì trộm nghĩ như ri: các phê bình gia lẫy lừng đến như ông Quân ông Thượng mỏi nhời mà mấy quan văn nghệ chẳng màng chi ráo, thế thì chứng tỏ:

- Các quan văn nghệ quá coi thường ý kiến đóng góp ĐÚNG của văn nghệ sĩ? Hoặc

- Ý kiến văn nghệ sĩ ĐÚNG nhưng chưa HỢP chủ trương của lãnh Bộ, của lãnh Hội?

- Ý kiến ĐÚNG và HỢP, nhưng vì lãnh Bộ, lãnh Hội bận bịu nhiều việc trọng sự hơn, nên quân ta đợi đấy?

- Hay còn lý zo zì nữa ?
...

Em lăn tăn về VAI VẾ NGHỆ SĨ nước nhà ghê gớm.

Cứ theo như than phiền của các bậc cha chú, văn nghệ sĩ nhà ta nói chung lép vế lắm, còn lâu mới bằng các nhà buôn, nước mình đã có NGÀY VĂN NGHỆ SĨ chưa, mà năm nao đài báo với lại tivi cũng ầm ầm hoan hô NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM (13 tháng 10, sắp rồi đó); tất nhiên các bác đi buôn làm ăn giàu lên thì chúng cháu cũng cậy được, xã hội và đất nước cũng nhờ được, nhưng nghĩ lại tủi thân lắm, mỗi năm cứ thấy hoa đào nở rồi NGÀY DOANH NHÂN đến rồi cả nhà ngồi xem ti-vi rồi ông em thì thở dài sườn sượt rồi bố mẹ sụt sùi ủ nẫu...ôi thôi ảnh hưởng đến chí học hành nghệ thuật của chúng em ghê gớm.

Nghe thêm nhời bàn của các cụ, thì hóa ra quân ta chưa làm được gì nặng ký, chưa chú bác nào có tác phẩm vang lừng 4 bể để đất nước vẻ vang, chưa có tranh cổ động nào khiến quân xâm lược phải bạt vía kinh hồn, chẳng có phi vụ bán tranh tượng nào bạc triệu đô để đem lợi nhuận về cho nhà nước, chỉ có những quả “nhái tranh” khiến cho thế giới đấu thầu nghệ thuật 5 châu hãi hùng về các “phá gia chi tử Việt” con cái chuyên làm giả tranh bố, và thế là thế giới cạch mặt “tác phẩm” made-in Việt Nam những khi chào hàng. Thế nên nhời ăn tiếng nói quân ta mới nhẹ thế, chẳng lọt nhĩ quan chúng các cấp (chỗ ni em không định trỏ mỗi chuyện ông Quân ông Thượng bị tảng lờ, mà em lăn tăn cả lò văn nghệ nhà ta đó ạ)

Đấy thây, ngay như câu chuyện Hoàng Sa - Trường Sa sóng gió mất đến nơi như rứa mà nỏ thấy các họa sĩ có phong trào chi cho hoành tráng, nỏ thấy tác phẩm hay sự kiện nơi mô cho thiệt có ý nghĩa (hình như trừ có cuộc sắp đặt của ông Hải ông Sơn ở chỗ chú Vũ VAC hay cuộc trình diễn của anh Hoài trong Sài Gòn) ?

Thế thì nghệ sĩ oan gia nỗi gì? Thế thì nghệ gia vai vế cứ đòi so bì với các thương gia xứng chưa?

Dù zì, em nghĩ: nếu cả lò nghệ sĩ ta cùng hành động chính đại quang minh, lại cùng nhau THỦ THỈ...bàn kế (trên SOI chẳng hạn ), thế nào sẽ cũng RỒI ĐÃ ĐẾN NGÀY... đánh động cửa NHÀ SẤM được.

Anh Tuấn có đồng ý thế không ạ?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả