Ở Đâu - Làm Gì

Triển lãm tranh “Ấn tượng Sapa”

  ẤN TƯỢNG SAPATriển lãm tranh của họa sĩ Tô Ngọc Thành Khai mạc: 10:00, Thứ bảy 10. 9. 2011Triển lãm: 10 – 28. 9. 2011 (từ 9h tới 19h hàng ngày)Tự Do Gallery (53 Hồ Tùng Mậu, Q. 1, TP. HCM) Thông tin từ Tự Do Gallery: Mời các bạn đến triển lãm 34 […]

Ý kiến - Thảo luận

7:17 Sunday,11.9.2011

Đăng bởi:  Giời Ơi

Rút ra bài học là thằng con tớ mà sờ vào bút lông lập tức đánh què tay.

13:22 Saturday,10.9.2011

Đăng bởi:  HTX Toàn Lợi

Này Thái Lai Đức Trần! Ông Shit ông ý buồn là có lý chứ. Ừh thì là trầu văn hay tiền chiến thì cũng có người hát hay, có người hát dở toẹt. Ca sĩ nghêu nghao mà không biết mình hát cái gì thì ông Shit nghe rồi buồn là chuẩn rồi.

9:37 Saturday,10.9.2011

Đăng bởi:  THÁI LAI ĐỨC TRẦN

buồn là cứ nhai mai cái kẹo cao su , hết ngọt rồi mà ko khạc ra.thông cảm cho... ông SHIT ạ. ví như là thế hệ các cụ kị thì nghe trầu văn, thế hệ chú bác nghe nhạc tiền chiến, thế hệ chúng ta nghe nhạc đỏ, thế hệ sau thì nhảy hiphop. vi du gần như thế.

3:09 Saturday,10.9.2011

Đăng bởi:  shit

buồn ghê gớm với loại tranh kiểu này

20:26 Friday,9.9.2011

Đăng bởi:  EM-CO-Y-KIEN

"...Suốt tuổi thơ sống ở miền núi, ông thuộc lòng màu xanh cây cỏ, núi rừng, màu nâu đất ba dan cùng người và việc ở miền cao..."

Không hiểu sao nội dung giới thiệu như trên lại cứ mâu thuẫn ghê gớm với những thực tế nhầm lẫn ngời H'mong với người Dao trong tranh của tác giả.

Không hiểu phòng tranh Tự Do có nhận ra những nghịch lý ở đây?

18:48 Friday,9.9.2011

Đăng bởi:  HTX Toàn Lợi

Soi ơi. Không trách Soi đâu, trêu Soi tí thôi. Soi đừng giận tôi nhé.

15:06 Friday,9.9.2011

Đăng bởi:  admin

HTX Toàn Lợi: Tùy bạn nhé, nếu bạn muốn Soi bỏ cái cmt này của bạn ra, thì cho một tiếng, Soi sẽ bỏ xuống luôn. Bạn có biết Nguyễn Hồng Sơn và Em-có-ý-kiến nói gì không mà trách Soi?

13:16 Friday,9.9.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Theo chỉ dẫn của Soi, em tò mò vào thăm triển lãm "Ấn tượng SAPA" của ông Tô Ngọc Thành

http://www.tudogallery.com/artists/index.php?action=showgal&cat=169

ở phòng tranh TỰ DO...

... bỗng dưng muốn khóc to!

Vì sao?

Vì thấy 2 bức tranh lạ:

- Ancient Street
- Street 3

Vì sao lạ?

1. Nếu đây là phố Sapa, thì thôi rồi lượm ơi, làm gì còn Sapa hoang dã nữa, Sapa hóa phố Hà Nội rồi.

2. Nếu đây là phố Hà Nội, thì thôi rồi ông ơi, ông đưa làm gì vào triển lãm chủ đề Ấn tượng SAPA cho lạc đề? Thêm 2 cái thì có làm cho triển lãm đông vui lên đâu?

Cho nên muốn khóc Sapa ghê gớm!

12:45 Friday,9.9.2011

Đăng bởi:  Duy Nguyen

Mình đúng là không hiểu biết nhiều về dân tộc học nên những ý kiến bạn Em-co-y-kien nêu ra quả tình chưa biết.
Nhưng mình đã có dịp lên Sapa 1 lần, thấy trang phục như trong tranh của bác Tô Ngọc Thành của các cô gái dân tộc thiểu số, qua tìm hiểu (ít thôi, chỉ sơ sơ) thì đó là thuộc dân tộc Dao Đỏ chứ không phải H'mông.
Bác Tô Ngọc Thành ở Sapa lâu vậy chắc thừa biết điều đó, chắc ở đây có sự nhầm lẫn gì đó.
Mình cũng "lăn tăn kinh khủng" không kém bạn Em-co-y-kien đâu!
:)

11:14 Friday,9.9.2011

Đăng bởi:  HTX Toàn Lợi

Em có ý kiến tìm được link nhanh quá,
Mấy cô dân tộc kia đúng là có giống với trang phục trong các bưu thiếp về Sa Pa mà. Có lẽ hoạ sĩ không vẽ bịa đâu. Nhưng hình như hoạ sĩ vẽ mà không biết mình vẽ cái gì (bệnh kinh niên của nghệ sĩ Việt Nam rồi) nên nhầm lẫn giữa H'mông với Dao chăng. Ẩu quá.
Admin ơi. Bạn xoá lời chê của Em có ý kiến và Nguyễn Hồng Sơn mà lại không xoá lời khen đểu của tôi là bạn có phần ưu ái tôi rồi. Cám ơn bạn nhé

10:18 Friday,9.9.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Ô, mà theo tài liệu "dân tộc học" về người H'Mông:

"...Người phụ nữ cũng mặc đồ đen, trên đầu cũng đội một chiếc khăn đen, vành thẳng đứng như một cuộn giấy cao vượt đỉnh đầu. Bên ngoài là một chiếc áo khoác không có tay, vạt dài gần tới gối như của đàn ông. Chiếc áo khoác này được lăn ép bằng sáp ong vì thế có màu đen ánh bạc. Để giữ gìn, nhiều khi người ta mặc lộn mặt trái có màu trắng ra ngoài. Đặc biệt nhất là phụ nữ H'Mông Sa Pa lại mặc quần ngắn ngang đầu gối chứ không mặc váy..."

thì rõ rành rành cái tranh ông Thành chua là "5 cô gái H'mong", acrylic trên canvas, 120 x 160cm" không phải là 5 cô H'mông rùi.

Xin tác giả và chú Trung, anh Tuấn ở Viện Mỹ Thuật Trung ương giải đáp giúp chúng cháu ạ.

Lăn tăn ghê gớm.

10:02 Friday,9.9.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...Thông tin từ Tự Do Gallery:

Mời các bạn đến triển lãm 34 tranh sơn dầu với chủ đề Ấn tượng Sapa của họa sĩ Tô Ngọc Thành. Loạt tranh này, ông mời người xem đến với một Sapa tràn ngập ánh sáng..."

Em thấy chị Soi đăng ảnh chụp tranh:

- "Thị trấn Mai Chau" acrylic on canvas, 60x80 cm

Úi, đang ở Sa Pa thoắt cái sà về Mai Châu.

Hay là Mai Châu quê em bị sáp nhập vào Sa Pa rùi mà em không hay hè? Tên nôm bây zừ là Sa-Pa-2 hè?

Em lạc hậu quá!

Cám ơn thông tin cập nhựt của gallery Tự Do ạ!

9:53 Friday,9.9.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Thông tin gửi anh/chú DUY NGUYEN và các bạn đi chơi Sapa nhiều nhưng nghiên cứu dân tộc học ít :-):

"...Dân tộc H'mông là một dân tộc sinh sống đông nhất ở Sa Pa, chiếm khoảng 53% dân số. Trước đây họ là tộc người làm lúa nước rất giỏi, sống dọc theo khu vực sông Dương Tử (Trung Quốc), trong một cuộc xung đột với tộc người Hán, phần đông họ di cư về phía Nam và chia thành nhiều nhóm nhỏ. Những tộc người H'Mông đầu tiên đến Sapa thì tập trung chủ yếu ở dãy Hoàng Liên từ khoảng 300 năm trước.
..
Tộc người H'Mông sinh sống chủ yếu ở Sa Pa là người H'Mông Đen do quần áo của họ toàn màu đen nhưng trang phục của họ lại khác hẳn người H'Mông Đen ở nơi khác, vì thế thường được gọi là người H'Mông Sa Pa.

Người đàn ông thường mặc quần màu đen hoặc xanh đen (màu chàm) giống nhau, áo cánh ngắn tay bên ngoài khoác áo không tay kiểu như áo gilê có vạt dài quá mông. Trên đầu đội một cái mũ bé tí, tròn, nông, ôm lấy đỉnh đầu trông như cái mũ của Giáo hoàng, có chiếc đen tuyền, có chiếc còn viền một vòng thêu thổ cẩm. Mũ của đám con trai còn được khâu thêm vào các dải vải màu hoặc các đồng tiền lủng lẳng. Người phụ nữ cũng mặc đồ đen, trên đầu cũng đội một chiếc khăn đen, vành thẳng đứng như một cuộn giấy cao vượt đỉnh đầu. Bên ngoài là một chiếc áo khoác không có tay, vạt dài gần tới gối như của đàn ông. Chiếc áo khoác này được lăn ép bằng sáp ong vì thế có màu đen ánh bạc. Để giữ gìn, nhiều khi người ta mặc lộn mặt trái có màu trắng ra ngoài. Đặc biệt nhất là phụ nữ H'Mông Sa Pa lại mặc quần ngắn ngang đầu gối chứ không mặc váy. Họ cuốn xà cạp quanh bắp chân rất khéo bằng một băng vải hẹp.
--
Ở Sa Pa bản làng người H'mông sinh sống đông nhất là Cát Cát - San Sả Hồ cách thị trấn Sa Pa 2 Km, Sa Pả, Lao Chải, Séo Mí Tỷ, và Tả Giàng Phình. Đến đấy du khách có thể trực tiếp thấy cách sinh hoạt hằng ngày của họ, cùng thưởng thức món thắng cố, tiết canh gà, rượu ngô, nhái nấu măng, bánh ngô và món đậu xị... độc đáo.

Xem tại: http://www.toursapahangngay.com/userful-informations/Cac_dan_toc_o_Sapa/Dan_toc_H_Mong_Sapa.htm

9:42 Friday,9.9.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN – ADMIN

admin nói thế là buồn rồi, nếu mà không đưa những cái ảnh chụp tranh lên thì làm sao mà tôi lại nói thế được. Khen cho những điều đáng khen, và chê cho những điều đáng chê, thế mới là mang tính tích cực, mong cho sự phát triển của một nền mỹ thuật nước nhà. đúng không?

9:37 Friday,9.9.2011

Đăng bởi:  Thoong Di

Rất tiếc mình không thể đi xem triển lãm này nhưng xem những bức ảnh tranh mà soi đăng thì thấy hoạ sĩ này bây giờ vẽ hao hao tranh của hoạ sĩ Trần lưu Hậu .

9:10 Friday,9.9.2011

Đăng bởi:  admin

Nguyễn Hồng Sơn và Em-có-ý-kiến: Soi xin phép không đưa cmt của các bạn lên. Soi nghĩ hoặc là các bạn nên đi xem tranh, hoặc đợi triển lãm diễn ra rồi hãy có những phát biểu mang tính tiêu cực. Cha mẹ là điều mà không ai có thể thay đổi được và được thừa hưởng gen tài năng của cha mẹ là điều mà lịch sử nghệ thuật không bao giờ bỏ qua. Nguyễn Hồng Sơn, Em-có-ý-kiến nếu là nghệ sĩ chắc phải hiểu điều đó.

8:42 Friday,9.9.2011

Đăng bởi:  Duy Nguyen

Theo mình biết, các thiếu nữ trong tranh mặc trang phục của người Dao Đỏ chứ không phải người H'mông, Soi ạ! Ở Sapa, mình thấy người Dao Đỏ và người Dao đen là nhiều.
(Nếu mình nhớ nhầm thì xin lỗi trước vậy!)

8:11 Friday,9.9.2011

Đăng bởi:  HTX Toàn Lợi

Cũng muốn chúc mừng triển lãm một câu, chúc mừng sự phát triển của nghệ thuật Việt Nam thêm một câu. Nhưng nhìn tranh thấy xúc động quá nên không thốt lên được lời nào. Thôi không chúc nữa.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả