Soi học

Bài học Chủ nhật: Athena thông minh nhờ chui từ đầu cha ra?

Chúng ta đã bàn khá nhiều về 12 vị thần tối cao của đỉnh Olympia, nhưng vị thần thông minh nhất, Athena (tên La Mã: Minerva), thì lại chưa đả động đến. Đúng là phạm thượng. Lần này xin có một bài giới thiệu sơ về Athena. * Trước khi bàn về sự chào đời […]

Ý kiến - Thảo luận

21:09 Sunday,8.1.2017

Đăng bởi:  Ngocanh

Xin lỗi bác Jorae Jinner, lần sau cháu sẽ không mắc sai lầm như thế nữa.

17:59 Friday,6.1.2017

Đăng bởi:  Lê Hà 2

Tôi nghĩ các bạn cứ nên để Jorae Jinner phát biểu. Thời này mà còn tìm được người đọc Thần thoại Hy lạp rồi thắc mắc là hiếm lắm, quý lắm :-)
A tê mít nói có điều đúng, Jorae nên tiếp thu: tích Hy lạp có nhiều bản chứ không chỉ có một nguồn duy nhất. Những điều này Pha Lê cũng đã nói rõ trong các bài.

17:01 Friday,6.1.2017

Đăng bởi:  A-tê-mít

Theo tôi thì mọi người đừng nên quan tâm đến những gì Jorae Jinner nói.
Thứ nhất, nếu có theo dõi comment trong các bài viết về thần thoại Hy Lạp của Pha Lê và Gigi trước giờ thì sẽ dễ nhận ra rằng bạn Jorae này và bạn N.H.Q là một người thôi, vì cách nói năng như nhau. Bạn này chỉ chăm chăm đưa ý kiến của mình về những thông tin bạn biết (mà tôi thấy chủ yếu là từ trên mạng, sách thần thoại Hy Lạp được tổng hợp và dịch ra tiếng Việt hoặc các kiểu truyện tranh liên quan, vì bạn này chẳng quan tâm hay biết gì về Ovid, Apollodorus hay Herodotus). Bạn này cũng bỏ ngoài tai khi Pha Lê nói rằng thần thoại Hy Lạp có nhiều bản khác nhau dù Pha Lê chắc cũng đã nói đi nói lại chục lần. Ngoài ra, bạn luôn lẫn lộn giữa trang Soi và tác giả viết bài (dù cũng đã được nhắc nhở). Thể loại đàn gảy tai trâu thế này thì tôi nghĩ tốt nhất thôi không gảy cho trâu nghe nữa.
Thứ hai, bạn Jorae / H.Q này rất có khả năng là một dạng internet troll. Những người này thích chọc tức, khiêu khích hay bới móc gây rối trên các trang mạng. Họ luôn tìm cách lôi kéo sự chú ý và muốn người khác tranh cãi với mình. Thế nên khi nick N.H.Q comment mãi sau không ai trả lời thì bạn này tạo nick mới và tiếp tục luận điệu cũ để comment nhằm tìm kiếm tranh luận tiếp. Thế nên, ta không nên để tâm hay phản ứng gì thì sẽ là cách đối phó tốt nhất.
Nhân đây, cũng xin cảm ơn Pha Lê và Gigi về loạt bài viết thần thoại Hy Lạp rất bổ ích.

11:31 Friday,6.1.2017

Đăng bởi:  Hermet

@Jorae Jinner: bạn có thể cho mình xin địa chỉ của bạn để mình gửi chút muối iod cho bạn được không? Hay bạn bị quạt nó rơi vào đầu? Tôi thấy Pha Lê đã viết rất rõ trong bài, cũng như đã giải đáp khá cặn kẽ cho bạn về các tình tiết liên quan đến tích cổ Hy Lạp mà bạn thắc mắc, vậy mà bạn cứ bẻ hành bẻ tỏi như thể là chỉ có mình bạn biết đâu là sự thật ở cái thuở hồng hoang của nhân loại vậy!
Mình chỉ đơn giản hỏi bạn một câu: bạn lấy gì để đảm bảo rằng "vì Hera thấy Hephaestus từ nhỏ đã xấu xí nên không muốn nuôi, bả đá vèo Hephaestus từ Olympus xuống hẻm núi nên Hephaestus mới bị thọt chân" như bạn nói là điều duy nhất đúng khi nói về chuyện này? Bà Hera bà ấy thì thầm vào tai bạn à?
Những trưởng hợp như bạn, người đời người ta nói gọn một câu: "Rách chuyện!"

23:57 Thursday,5.1.2017

Đăng bởi:  phale

@Jorae Jinner: Bạn có làm sao không nhỉ? Mình đã bảo vụ Hera tự đẻ nên Hep què là một bản, bản khác nói khác. "Vì thế bài cũng thắc mắc là Pindar đọc tích nào để phán Hep chẻ sọ Zeus. Bản phổ biến thì bảo do ghen với Zeus "tự đẻ" (gọi là thế) Athena nên bà Hera cũng "tự đẻ", nhưng vì đàn bà tự đẻ không có hơi đàn ông nên Hep bị tật, thân hình không trọn vẹn. Tức theo bản đấy, sau khi Zeus sinh Athena thì Hera mới tức tối sinh Hep. Bản ít phổ biến hơn thì nói Hep què do bị quăng xuống đảo Lemnos."


Bản của bạn nói chỉ là một bản, bạn có bằng chứng nào bảo đấy là "chân lý", là "chỉ bản của bạn nói mới là đúng" không mà bạn đi cãi là Hep không phải bị què từ mới chào đời. Làm gì có bằng chứng nào cho chuyện người Hy Lạp hồi xưa chỉ nghe theo một bản tích trong khi ghi chép của từng vùng để lại rất nhiều bản khác nhau. Có bản nói Hep không bị què lúc sinh, nhưng có bản nói sinh ra đã què thì mình đề đàng hoàng rõ ràng. Hay là mình gửi bức thư có câu "Tích Hy Lạp có nhiều bản" đến địa chỉ nhà bạn nhỉ? Bạn treo lên ngắm để lâu lâu khỏi đi cãi vụ này nữa.

Mà bạn cũng lạ, kéo Soi vào đổ oan cho Soi xong rồi chẳng nói chẳng rằng gì về việc nhầm, lại tiếp tục đi cãi tiếp về những điều bạn quả quyết là chỉ có một và chỉ mình mình đúng.

22:14 Thursday,5.1.2017

Đăng bởi:  Jorae Jinner

"Đàn bà tự đẻ, không có hơi đàn ông nên thân hình không trọn vẹn" á ? Đúng là Hera tự đẻ Hephaestus nhưng không phải Hephaestus bị thọt chân ngay từ mới ra đời, mà là vì Hera thấy Hephaestus từ nhỏ đã xấu xí nên không muốn nuôi, bả đá vèo Hephaestus từ Olympus xuống hẻm núi nên Hephaestus mới bị thọt chân. Chứ nếu như Phale nói: đàn bà tự đẻ mà con sinh ra có thân hình không trọn vẹn, đâu chỉ có mình Hera tự đẻ Hephaestus? Thần đất mẹ Gaia cũng tự đẻ ra thần bầu trời Uranus đấy thôi (sau đó lấy Uranus làm chồng rồi đẻ ra giống thần Titans), mà Uranus có dị tật gì đâu?

18:31 Wednesday,4.1.2017

Đăng bởi:  phale

@Jorae Jinner:"Đọc là biết rõ ràng Soi nghĩ Hera là vợ cả của Zeus còn gì". Bạn nói thế chả oan cho Soi quá xá. Trên bài đề rõ là có nhiều bản, bản nói nọ bản nói kia chứ mình chưa thấy Soi tự đứng ra nhận là tin bản nào. Với bài này mình viết thì có gì nói là mình tin, chứ Soi chỉ đăng lại mà.

Chép lại bài "Bản thứ nhất, theo nhà thơ Homer, khá chung chung, buồn tẻ và vô trách nhiệm; ông phán Athena là con gái Zeus, không có mẹ.

Bản thứ hai, do Hesiod kể, thì phổ biến hơn: Zeus, sau khi lên ngôi vua, lấy một nữ thần thuộc giống Titan tên Metis làm vợ (có nghĩa Hera không phải vợ đầu tiên của ông này, nhưng tích Hy Lạp vốn có lắm bản lộn xộn thế đó)"

Tức Soi (hay bản thân mình) có nói Hera là vợ cả đâu, bản nói A bản nói B thì mình thuật lại như vậy, chứ mình phán Hera là vợ cả 100% ở chỗ nào nhỉ? Europa cũng có bản tích bảo là Zeus chỉ hiếp chứ đâu có cưới làm vợ, hiếp rồi bỏ đó để cái đất ấy thành châu Âu. Bài về Europa cũng nói rồi. Thì vì tích nhiều bản, như sách Phúc âm của đạo Chúa cũng tới 4 bản, thành ra bản nọ xọ bản kia. Cái này lâu lâu cứ phải đính chính lại.

Vì thế bài cũng thắc mắc là Pindar đọc tích nào để phán Hep chẻ sọ Zeus. Bản phổ biến thì bảo do ghen với Zeus "tự đẻ" (gọi là thế) Athena nên bà Hera cũng "tự đẻ", nhưng vì đàn bà tự đẻ không có hơi đàn ông nên Hep bị tật, thân hình không trọn vẹn. Tức theo bản đấy, sau khi Zeus sinh Athena thì Hera mới tức tối sinh Hep. Bản ít phổ biến hơn thì nói Hep què do bị quăng xuống đảo Lemnos. Nó nhiều bản vậy nên mới thắc mắc là ông Pindar nghe tích nào, bản nào để rồi phán như thế. Tích này thực ra là chuyện chứ có thật đâu thành thử người nọ cũng nghe kể từ người khác thôi hà :) Một số bản còn không nói Hep dùng búa chẻ đầu mà Zeus chỉ tự đẻ thôi.

Vụ Athena mặc áo giáp cũng chỉ có Apollodorus là bồi thêm (bài cũng viết rồi), thiên hạ sau này thấy hay nên nhớ chi tiết đó, chứ không phải tất tật tích nào về sự chào đời của Athena cũng có áo giáp.

14:04 Wednesday,4.1.2017

Đăng bởi:  Jorae Jinner

Ngocanh cũng nên đọc lại cái phần đóng mở ngoặc (Chẳng hiểu Pindar ... Rõ rắc rối) đi. Ngoc đã đọc hết bài chưa mà phán Jorae không đọc kĩ? Jorae chỉ giải thích vấn đề trong ngoặc thôi, cái mà Soi thắc mắc vì sao ông Pindar viết Hephaestus bổ đầu Zeus cho Athena chui ra trong khi Hera (mẹ Hephaestus) là vợ sau của Zeus ấy.
Lại cả đoạn trong ngoặc này nữa : (có nghĩa Hera không phải vợ đầu tiên của ông này, nhưng tích Hy Lạp có lắm bản lộn xộn), đọc là biết rõ ràng Soi nghĩ Hera là vợ cả của Zeus còn gì ? Hera chỉ là vợ thứ thôi, không biết là thứ mấy vì Zeus cưới Hera sau cả Europe.
Với lại đề nghị Ngocanh viết đúng tên : Jorae, không phải Jorea.

11:35 Monday,2.1.2017

Đăng bởi:  Ngocanh

Cháu còn nhỏ tuổi lắm nên cháu xin phép gọi mọi người trên Soi là bác ạ. Cháu thấy cái comment của bác Jorea có vẻ không giống như bác đã đọc cẩn thận bài viết của cô Pha Lê gì cả, đọc title rồi viết ra thôi. Những cái bác nói trong bài đều viết cả rồi.

20:58 Sunday,1.1.2017

Đăng bởi:  Jorae Jinner

Về vụ tại sao Hephaestus lại bổ đầu Zeus cho Athena chào đời trong khi Zeus lấy Metis trước Hera mà Soi nói, vụ này đâu có khó giải thích ? Zeus nuốt Metis xong rồi lấy Hera lúc Metis chưa đẻ ra Athena trong đầu Zeus, lúc ấy Hera sẽ đẻ Hephaestus, Hephaestus là đứa con lớn nhất của Zeus với Hera mà. Khi Hephaestus lớn lên thì Athena trong đầu Zeus cũng lớn lên (hai chị em này có thể suýt soát tuổi nhau), và khi Hephaestus bổ đầu Zeus để Athena ra thì nàng ấy cũng đã trưởng thành rồi (thì mới mặc vừa được áo giáp mà "mẹ" Metis làm cho chứ, Athena chả mặc giáp đội mũ cầm giáo đầy đủ mà phóng vút ra khỏi đầu thần Zeus còn gì.).
Với lại có lẽ nếu không kể về Athena thì có khi Soi sẽ nghĩ Hera là vợ cả của Zeus mất đúng không ? Jorae nói cho Soi biết nhé : Metis là nữ thần trí tuệ, thuộc dòng dõi Titans, bà là con gái của thần đại dương Okeanos và nữ thần Thetis đó (Thetis này là nữ thần biển nguyên thủy, không phải tiên biển Thetis mẹ Achilles đâu, vì nàng tiên biển này rất lâu sau mới xuất hiện); Zeus với Metis cưới nhau khi Hera còn nằm trong bụng Cronus cơ (bị Cronus nuốt khi mới ra đời ý), nhờ có Metis mà Zeus mới cứu được các anh chị mình ra khỏi bụng Cronus. Không đời nào Hera là vợ cả của Zeus đâu nhé, chẳng qua Hera hay ở trên Olympus, gần gũi với thần Zeus mà cứ khi nào Zeus đi léng phéng là Hera nổi máu ghen, nên dễ khiến người ta tưởng là vợ cả thôi, thường ghen tuông bao giờ cũng xảy ra ở vợ cả.

15:55 Saturday,27.2.2016

Đăng bởi:  nguyễn tấn tài

Phidias là họa sỹ nổi tiếng sống vào những năm 430 TCN. Ông tạo nên pho tượng Athesna nổi tiếng.

19:48 Friday,22.3.2013

Đăng bởi:  dilettant

Vậy là xinh đẹp + thông minh + thiện chiến + sư phạm = ế chồng? Cũng có thể là không có "anh" nào đứng đến gót chân nàng. Đây là vị thần duy nhất có tên là Asia! Lại luôn mang một con Cú, vậy mà chưa thấy dân Đại Cồ vơ vào nhỉ? (Cồ = Cú).
Hồi bé dilettant (U60) cũng thích chuyện một người đàn bà được đẻ ra từ đầu đàn ông, dù lên đến lớp 10 (xin lỗi, sự thật bao giờ cũng đắng) vẫn chưa biết người ta đẻ ra từ chỗ nào... Xin thứ lỗi. 

23:34 Monday,12.9.2011

Đăng bởi:  hieniemic

Xin lỗi Soi vì spam nhé. Vài ngày sau Soi xóa mấy cái còm men này cũng được. Nhưng mà có lẽ Em-co-y-kien nhầm em với ai rồi. Em là học sinh phổ thông mới vào đại học mà. Em học Hóa học. Em là con trai ạ. :D Em không đùa đâu đấy.

17:16 Monday,12.9.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

@hieniemic: dù "đính chính cái là em là con trai" nhưng chị làm sao "núp" được em!

Đi triển lãm, chỉ liếc qua tranh pháo mà em còn biết được người vẽ là zai hay gái nữa là...

Hà hà hà :->

Chúc chị Trung Thu vui vẻ (không gặp bánh nướng nhân Tàu) nhá!

15:53 Monday,12.9.2011

Đăng bởi:  hieniemic

Cảm ơn Em-co-y-kien. Em đính chính cái là em là con trai ạ. :D

10:49 Monday,12.9.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Em xin bổ xung thêm cùng chị hieniemic:

Theo thông tin từ trang web Bảo tàng Anh Quốc thì:

Trán tường (pediment) là một đặc điểm phổ biến trong kiến trúc Hy Lạp cổ đại. Chúng thường có hình tam giác và “ngồi” trên đỉnh của các tòa nhà cũng như các ngôi đền. Chúng được có hình trang trí là các tác phẩm điêu khắc hoặc phù điêu, phản ánh mục đích của tòa nhà hay ngôi đền.

Trán tường trên lối vào chính của Bảo tàng Anh Quốc được xây dựng vào những năm 1850, được trang trí với các tác phẩm điêu khắc minh họa cho những gì du khách [hồi thế kỷ mười chín] sẽ được nhìn thấy bên trong bảo tàng.

Tòa nhà chính của Bảo tàng Anh Quốc được kiến trúc sư Robert Smirke thiết kế vào năm 1823 theo phong cách phục hưng Hy Lạp. Nó mô phỏng kiến trúc Hy Lạp cổ đại, do đó, tòa nhà có các đặc điểm như có trán tường và các cột lớn.

Tác giả của các tác phẩm điêu khắc trên trán tường là nhà điêu khắc Sir Richard Westmacott với chủ đề: “Sự Phát triển của Văn minh” (The Progress of Civilisation).

Toàn bộ trán tường có 15 nhân vật. Sát rìa ngoài cùng trái là pho tượng thể hiện hình ảnh sự ra đời của con người từ một tảng đá, một con người mông muội chưa biết gì. Tiến dần sang phải, cong người được gặp Nữ thần Khai sáng, người đang cầm ngọn đèn kiến thức. Từ đây, con người học được những kỹ năng cơ bản, chẳng hạn như trồng trọt và thuần dưỡng động vật (thể hiện bằng hai nhân vật: người làm ruộng và người chăn gia súc).

Bước tiếp theo trong sự tiến bộ của nền văn minh, con người mở rộng kiến thức và sự hiểu biết của mình. Tám nhân vật tiếp theo đại diện cho các đối tượng/bộ môn mà con người tiếp tục phải học tập. Tính từ trái sang phải, lần lượt là những pho tượng đại diện cho các bộ môn này: kiến trúc, điêu khắc, hội họa (nhân vật cầm pallette), khoa học (Athena?), toán học, kịch nghệ, âm nhạc, thơ ca, và nhân vật cuối cùng, là con người có giáo dục. Sau khi mở rộng kiến thức của mình, con người bây giờ có thể thống trị thế giới xung quanh (mà đại diện là sư tử và voi).

Link: http://www.britishmuseum.org/the_museum/history_and_the_building/architecture/south_pediment.aspx

Nhân tiện, em xin hỏi thêm chị Pha-Lê là nhân vật đứng giữa, tượng trưng cho Thần Khoa học, có phải là nữ thần Athena không ạ?

8:48 Monday,12.9.2011

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn Hieniemic, Soi sẽ cố gắng có được bài về Prometheus như bạn nói nhé.

16:25 Sunday,11.9.2011

Đăng bởi:  hieniemic

@Phạm Huy Thông: Theo như em biết thì đó chỉ là các bức tượng tượng trưng cho các ngành sau (từ trái qua):
1. Bạn ngồi ngoài cùng không biết là gì vì ko thấy hết.
2. Điêu khắc (cầm búa)
2. Hội họa (cầm palette)
3. Athena
4. Toán học (hoặc thiên văn học)
5. Kịch (cầm cái mặt nạ)
6. Âm nhạc (cầm đàn lyre).
Nguồn: http://www.victorianweb.org/art/architecture/london/42b.html

Bổ sung, có nhiều nguồn ghi không phải Hephaetos lấy búa đập đầu Zeus mà ghi Prometheus mới là cái ông đập đầu (chắc là nghi ngờ về tính chân thực của Pindar như Pha Lê nói). Đọc sách "Nghệ thuật và Vật lý" của Leonard Shlain sẽ thấy ông phân tích rất hay về Athena và đặc biệt là ông diễn giải vai trò rất lớn của Prometheus trong thần thoại Hy Lạp, liên quan đến các vấn đề không chỉ về nghệ thuật mà còn về cách tư duy của nền văn minh phương Tây. Chắc khi nào được, Soi nên có một bài về Prometheus.

Riêng về phần Athena. Em đọc được rằng Athena từ khi ra đời đã là một vị thần trưởng thành. Có 2 vị thần được miêu tả là khi ra đời đã trưởng thành mà không thông qua giai đoạn trẻ thơ, đó là Aphrodite và Athena. Sắc dục thì phải người lớn mới có. Trí tuệ thì cũng thế.

8:49 Sunday,11.9.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bên cạnh tượng Athena ỏ bảo tàng Anh Quốc có một vị thần nào đó tay trái cầm palette và tay phải cầm.. côn. Ai biết đó là thần gì không. Có liên quan gì đến vẽ vời không nhỉ?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả