Ở Đâu - Làm Gì

7. 10: Đi xem bộ sưu tập quý giá của Tira

  TRIỂN LÃM BỘ SƯU TẬP TRANH QUÝ CỦA ÔNG TIRA VANICHTHEERANOT Khai mạc: 18g ngày 7. 10. 2011Từ 7. 10 đến 14. 10. 2011Bảo tàng nghệ thuật TP.HCM97A Phó Đức Chính, P. Nguyễn Thái  Bình, Q.1, Tp.HCM   Các nghệ sĩ làm ra tác phẩm, nhưng lưu giữ nó lại là một việc khác […]

Ý kiến - Thảo luận

19:02 Thursday,13.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Anh Tuấn ơi, thế là bây chừ em biết bác Thượng vì sao lần này cẩn trọng xài chữ QUÝ GIÁ chứ không VÔ GIÁ nữa rùi.

Đó là vì bác Thượng biết tỏng ông Tira treo tranh Phương tương tên tranh Phái nên bác Thượng hãi quá nhưng có lẽ không muốn làm đau lòng ông Tira nên chưa tiện nói thẳng ra mà bác Thượng nghĩ chỉ cần dùng chữ QUÝ thay cho chữ VÔ là thượng sách bởi cách dùng từ vi tế thế thì ai tinh mà chả biết liền.

Cao kiến cao kiến!

18:00 Saturday,8.10.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Anh Tuấn

Gửi bạn Em-co-y-kien:
Về câu bạn nói "Sao bác Thượng ngại ngần chi mà không dùng 2 chữ "VÔ GIÁ" giống lần triển lãm trước của ông Tira hè?"... là không chính xác. Tên sách đó là do ông Tira - nhà sưu tập đặt. Năm ngoái khi thầy Thượng và tôi làm quyển sách đó cho ông Tira, thấy cái tên đó cũng hơi dài, nhưng vì tôn trọng ông ấy là nhà sưu tập và người đặt hàng viết sách, người ta cũng có quyền đặt tên theo ý mình. Không nên gán ghép từ "vô giá" cho thầy Thượng, và bạn cũng không nên có thái độ châm chọc như vậy khi chưa rõ nội dung bên trong.

17:52 Saturday,8.10.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Anh Tuấn

Gửi bạn Em-co-y-kien:
Đúng là ở Pháp có những lớp nghệ thuật như vậy (và một vài nước khác), ở đó giảng dạy mỹ thuật và hướng dẫn cách làm tranh cho những người yêu thích nghệ thuật mà không đủ điều kiện làm nghệ sỹ chuyên nghiệp (theo ý học chính quy, tốt nghiệp chính quy, có bằng và sống hoàn toàn bằng sáng tác nghệ thuật). Nếu mình nhớ không nhầm thì họa sỹ Nguyễn Cầm vẽ trừu tượng hiện đang sống ở Pháp cũng từng dạy thường xuyên cho một lớp như vậy. Với họa sỹ Phạm Viết Song mình chỉ muốn đính chính 1 chút để mọi người không hiểu nhầm bác ấy là họa sỹ Đông Dương, dù cùng thời và cũng từng học ở đó (không có ý đánh giá tài năng, chỉ là danh phận thôi). Họa sỹ Nguyễn Linh từng theo học bác Song cũng nói thầy Song cũng không thừa nhận mình là họa sỹ Đông Dương.

16:41 Saturday,8.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

ANh Tuấn ơi, chị em bảo cái hình thức "bàng thính" ("auditeur libre") bây chừ bên Pháp quốc vẫn còn duy trì, nghĩa là 1 kiểu khuyến khích mọi người tham dự các khóa học (già trẻ lớn bé), chỉ khác các sinh viên chính quy là họ không làm bài thi, không được thực hành tại trường, không có bằng cấp chứng chỉ.

Mà cụ Song đâu có chỉ học dự thính để luyện thi vào trường MTDD ạ? Hình như dù cụ không đỗ chính khóa, cụ đã học bàng thính cũng không dưới 1 khóa đâu ạ, từ 1935 đến 1939 cơ ạ.

16:20 Saturday,8.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...bộ sưu tập QUÝ GIÁ của Tira"

Sao bác Thượng ngại ngần chi mà không dùng 2 chữ "VÔ GIÁ" giống lần triển lãm trước của ông Tira hè?

Hay đận này chất lượng tranh không được như đận trước?

Zưng mờ ngó cái bìa sách, vẫn thấy in rõ rành thì là "những tác phẩm QUAN TRỌNG và VÔ GIÁ" cơ mà?

Lạ ghê gớm!

21:40 Friday,7.10.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Anh Tuấn

Gửi bạn Em-co-y-kien:

Họa sỹ Phạm Viết Song theo học trường Đông Dương ở hình thức "dự thính" như bạn nói. Lớp này chủ yếu do họa sỹ Nam Sơn hướng dẫn, và gần như có tính luyện thi hoặc một dạng dự bị đại học trước khi vào học chính quy. Sinh viên những lớp này có thể được học hết các quá trình làm tác phẩm, và các chất liệu, nhưng không thể so sánh với các lớp đại học được đào tạo chuyên sâu về sáng tác, ở đó tính tư duy và phát triển cá nhân cao hơn việc luyện tay nghề. Ông Song cũng không có bằng tốt nghiệp chính thức từ trường Đông Dương, do vậy không thể gọi là họa sỹ trường Đông Dương được.

15:36 Thursday,6.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...hai người thời đó căn bản tự học là Văn Giáo và Phạm Viết Song..."

Về cụ Văn Giáo thì em biết ít chứ cụ Song thì em biết là cụ được đào tạo nghiêm chỉnh ở trường Mỹ thuật Đông Dương ạ. Cụ Song theo học "bàng thính" (tự đóng tiền, học như sinh viên), cũng phải học tất cả các môn chẳng thua gì sinh viên chính quy thời Tây đâu ạ.

14:49 Thursday,6.10.2011

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn anh Nguyễn Anh Tuấn, Soi đã thêm tên tác giả vào như anh nói.

14:08 Thursday,6.10.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Anh Tuấn

Đây là bài viết giới thiệu triển lãm của nhà phê bình Phan Cẩm Thượng. Mong SOI đăng thêm tên tác giả. Cảm ơn.

11:01 Thursday,6.10.2011

Đăng bởi:  THÁI LAI ĐỨC TRẦN

Nhìn những bức tranh này mà liên tưởng đến những gia đình nghèo ở quê nhà trước đây, vì túng tiền nên phải bán những món đồ gốm, đồ đồng cổ quý giá của ông cha để lại. Thậm chí cả đồ thờ. Than ôi! Nhận thức chậm và nghèo túng làm cho con cháu vườn không nhà trống.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả