Gẫm & Bình

Triển lãm cực kitsch "Indonesian Eye” chẳng gây ấn tượng gì

  LONDON – Dạo quanh triển lãm Indonesian Eye (Con mắt Indonesia) diễn ra tại Saatchi Gallery, một câu hỏi lâu nay tôi vẫn hay tự hỏi bỗng nảy ra lại: liệu một nhà phê bình nghệ thuật phương Tây (chưa nói gì đến một đối tượng công chúng bình thường) có thể “hiểu” được […]

Ý kiến - Thảo luận

7:26 Friday,4.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Ừ trước một vấn đề thì mỗi người một quan điểm mà. Tính tớ đa nghi thì tớ nghĩ thế. Mà tớ nghĩ thế thì tớ nói thế. Phải viết thế nào cho đỡ giống "báo chí quốc doanh" đây.
Mà Em có ý kiến cũng nói, có khi bà/chị CôLin này dùng đám nghệ sĩ Indo lớ ngớ để thí tốt choảng nhau với nhà Saatchi cũng nên. Suy đoán của bạn ấy thế chẳng nhẽ cũng là "báo chí quốc doanh", không hợp để nói ở đây sao?

6:28 Friday,4.11.2011

Đăng bởi:  chuyên gia chép tranh

Nhất trí với em-có-ý-kiến. Còn câu này của Thông: "Bọn khoai Tây nó ít khi làm gì không mục đích. Bọn nó chê là có mưu đồ đấy". Nói về nghệ thuật mà giống hệt báo quốc doanh VN kiểu chống phương Tây, chống "diễn biến hòa bình" nhỉ?

22:42 Thursday,3.11.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN…KHÔNG HÒA TAN

Bất đồng về văn hóa, làm cho sự nhìn nhận thiếu tính chính xác đối với giá trị của nó cũng là điều dễ hiểu thôi.
Mà cũng chỉ có văn hóa mới không bị hòa tan, theo ý thức "hòa nhập nhưng không hòa tan"

11:40 Thursday,3.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Chết chết, anh Thông bức xúc mắng Tây kinh quá.

Mà đầu tiên chúng em phải cám ơn chị Như Mai với một thông tin sốt dẻo về nghệ thuật đương đại In-đô xuất zương sang xứ xở sương mờ.

Anh Thông ơi, chúng em rất thông cảm anh Thông, rất hiểu tâm lý người làng ta (ta cũng ghép luôn các bạn In-đô vào làng ta luôn cho nó hoành, cho nó đoàn kết Art-Asia-Link nhe), thấy bị chê là bực ra mặt cái đã.

Nhưng mà anh ơi, bình tĩnh tí ti nha, nghệ làng ta sa đà vào cuộc Âu hoá phải thông cảm tiếp với các bạn khoai Tây chớ, họ có cái cảm nhận riêng của họ chớ, nhất là cái nghệ thuật đương đại của làng Á ta rõ ràng bám theo lẽo đẽo những cái hậu hiện đại của họ, rõ rành cóp-py-pết của họ khá nhiều, khá lộ/lố, đúng không anh, mặc zù làng ta không hề hãi sợ làng Tây, nhưng thành thực mà nói cái đương đại làng ta bi zờ có khi là cái hậu đương đại của làng Tây từ đận thế kỷ trước xa lắc lơ cơ, anh nhỉ.

Mí lại trong cái triển lãm của các bạn In-đô thì bà/chị Cô-lin cũng thích vài người đoá chớ, nhất là "nghệ sĩ thực sự nổi bật: Angki Purbandono".

Để ăn chắc, tần mần vào mạng, em thấy xi-vi của bà/chị Cô-lin như vầy:

"Coline Milliard is an art writer based in London. UK Editor for Modern Painters and ARTINFO as well as London correspondent for art press, she is a regular contributor to Art Review and Art Monthly.She has also written for MAP, Artnet Magazine, Contemporary, Flash Art International, Untitled, Metropolis M, Frieze, Afterall Online, Numéro and Art in America. She holds MAs in Curating Contemporary Art (Royal College of Art) and Art History (Université Paris I Panthéon-Sorbonne). Coline Milliard is an executive member of AICA, International Association of Art Critics".

Ái zà, zù ít tin vào các bản TIỂU sử nhưng lại ĐẠI hoành-con-nhà-bà-tráng (nhất là các trích ngang tự khai cánh zai làng mình vưỡn hay biên rất oách đoá), phải nói là cái trích ngang của bà/chị Cô-lin khiến em zù nặng zạ cũng phải hiểu 1 điều: bà/chị Cô-lin không đến nỗi thất học hoặc làm 1 phê bình za tay ngang kiểu như "Người viết với hiểu biết số không.." mô, anh Thông à.

Mà có khi ở chiển lãm nì bà/chị Cô-lin còn muốn mắng cái sa sụt thẩm mỹ của nhà Saatchi?

Nghi ngờ ghê gớm!!!

9:41 Thursday,3.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Đúng là đi xem nghệ thuật, nhất là thứ nghệ thuật không nịnh mắt thì người xem cần phải có lượng kiến thức nhất định. Không biết người viết bài này là giáo sư tiến sĩ về nghệ thuật Tây hay không nhưng hiểu biết về Châu Á hay chí ít về Indonesia của ông/bà ta là con số không. Bởi thế những lời chê bai trở thành ấu trĩ ngu ngốc.
Ví dụ 1: Bruce Lee (Lý Tiểu Long), người thậm chí thay đổi cả tư duy phim võ thuật của Hollywood mà lại viết là Jackie Chan (Thành Long), người đại diện cho sự hợp tác giữa điện ảnh Đông - Tây thế hệ sau.
Ví dụ 2: Tôi đã xem nhiều phiên bản sắp đặt của tác giả "War of Java..." trong đó có tác phẩm lớn hơn bày ở Ossage Gallery, Singapore hai ba năm trước. Toàn bộ sắp đặt tạo không khí bức xúc, trấn áp của chiến tranh. Những nhạc cụ quân đội như trống, chiêng la thỉnh thoảng lại được máy móc gõ lên. Những nhân hình xếp hàng duyệt binh đôi khi được máy móc làm cử động như những bóng ma từ lịch sử sống lại... Người viết với hiểu biết số không và sự vô cảm.. cao độ đã tuôn ra những bình luận lố bịch.

Các bạn đọc Soi đang không hiểu sao tôi lại đi bàn chuyện của môt khoai Tây và dân Indonesia?

Bởi vì tôi hay nghĩ quàng sang chuyện mình. Thử nghĩ xem, một nhân vật như tác giả bài này, nhỡ đâu có tiếng, nhỡ đâu được nhiều người đọc thì đúng là các củ Nghệ Indonesia triển lãm ở Anh bị... dìm hàng có tổ chức rồi. Bọn khoai Tây nó ít khi làm gì không mục đích. Bọn nó chê là có mưu đồ đấy. Nếu nghệ Indonesia không thoát thì nghệ Việt nam cũng có may mắn hơn?
Trong một cuộc thảo luận về sự phát triển của nghệ thuật Indonesia tại Singapore Art Stage. Các chuyên gia nói rằng nghệ thuật Indonesia có yếu điểm do lịch sử để lại. Các nhà sưu tập trong nước của Indonesia quá hăng hái trong việc sưu tầm tác phẩm nội địa. Khiến tác phẩm nghệ thuật của Indonesia ít có đường ra với quốc tế (ra hết cũng chết mà không ra tị nào cũng chết). Nghệ sĩ Indonesia vì thế cũng lười đi triển lãm, đi trại, đi quảng bá văn hoá ra thế giới. Cho đến khi các tên tuổi nổi tiếng Indonesia bắt đầu được thế giới tìm đến thì giá đã quá cao. Cái duyên bị lỡ mất.
Việt Nam đang ở tình trạng ngược lại, nghệ sĩ tuy nghèo nhưng thỉnh thoảng bán được tranh cho nước ngoài với giá đô la nên vẫn tồn tại được. Tuy nhiên đơn giá cho mỗi tác phẩm (của hoạ sĩ trẻ) vì thế hơi cao (so với giá khu vực Đông Nam Á). Điều này giảm sức hấp dẫn tới người mua Việt, những người đang tò mò muốn mua nghệ thuật. Tất nhiên đây không phải lý do chính khiến họ không mua, quan trọng là cái trong đầu họ kìa? Bởi vậy việc giá cả tôi không thấy lo lắng lắm, thị trường rồi sẽ tự điều chỉnh. Cái lo về lâu về dài là giống Indonesia, nhỡ đâu các bố đại gia Việt tự nhiên chán bóng đá, hoa hậu, phi cơ chuyển sang săn lùng nghệ thuật, đẩy giá lên cao vống thì nghệ thuật Việt Nam lúc đó đã kịp bám rễ với quốc tế chưa. Các kênh quảng bá văn hoá phụ trợ như điện ảnh, du lịch ở Việt Nam thì vẫn lôm côm và rẻ tiền lắm, không làm sang nghệ thuật tạo hình lên được.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả