Nghệ sĩ thế giới

"Nghi án" dùng máy ảnh của Johannes Vermeer

Gọi những bức tranh của danh họa Vermeer người Hà Lan “như ảnh chụp” là đã bỏ lỡ những dòng cảm xúc ào ạt chảy dưới bề mặt trong veo của chúng.   Liệu danh họa Hà Lan của thế kỉ 17, Johannes Vermeer, có sử dụng chiếc máy ảnh hộp (camera obscura) – một […]

Ý kiến - Thảo luận

7:07 Tuesday,15.11.2011

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn Hieniemic rất nhiều. Soi đã đưa thêm phần bổ sung của bạn vào bài để những người đọc sau được đọc luôn.
Về ảnh, nếu để ảnh quá to thì chẳng mấy chốc Soi sợ sẽ bị đầy, mở ra rất chậm Hieniemic ạ.
Cũng không hiểu tại sao mà các trang của Tây hình xem to thế mà chiếm chẳng bao nhiêu chỗ. Mong Hieniemic và bạn đọc nào trên Soi biết cách xử lý hình sao cho: to nhất, tốt nhất, nhẹ nhất thì chỉ cho Soi luôn. Có gì cứ viết cho Soi về soihouse nhé, Soi sẽ thực tập ngay.
Cảm ơn Hieiemic lần nữa.

1:50 Tuesday,15.11.2011

Đăng bởi:  Hieniemic

Em thấy bài viết tuy bàn về khía cạnh cảm xúc trong tranh Vermeer rất hay nhưng thiếu đi phần phân tích tại sao tranh của Vermeer lại dẫn đến ý kiến cho rằng ông dùng camera obscura.

Theo Steadman (2001), có 3 yếu tố chính trong tranh Vermeer khiến người ta nghĩ rằng ông dùng camera obscura trong khi vẽ. (1) Màu sắc và đường nét trong tranh bị nhoà và trộn lẫn vào nhau vì ánh sáng khi đi qua thủy tinh hay giấy dầu trên bàn vẽ (họa sĩ đặt tranh lên bàn vẽ này để hứng hình ảnh từ camera obscura mà vẽ theo) bị tán sắc. (2) Nhiều phần của bức tranh lọt ra ngoài tiêu cự nên bị nhòe. (3) Có những đốm sáng kiểu bokeh (chữ bokeh là của em vì em không biết dịch globules of halation ra tiếng Việt thế nào cho hay nên dùng luôn khái niệm bokeh trong nhiếp ảnh).

Về cái số 1, Steadman cũng nhận xét luôn rằng nó không thể hiện rõ nét lắm việc Vermeer có xài camera obscura hay không vì tranh của nhiều họa sĩ khác cũng có hiện tượng hòa màu này, có thể do vẽ chồng hoặc bề mặt vẽ bị trầy xước.

Đối với cái số 2, ông cũng chép lại quan sát của Daniel Fink về bức The Milkmaid của Vermeer để làm ví dụ. Fink (1971) biên rằng trong khi bức tường đằng sau cô gái hiện ra rất rõ nét, với các vết đinh cũng như lớp vữa trát không đều thì cái làn bánh mì đặt trên bàn gần mắt người xem lại mờ mờ ảo ảo.

Về cái số 3, có thể thấy rõ cái đốm sáng kiểu nhiếp ảnh này trên chiếc váy nhung của cô gái trong bức tranh Girl with a Red Hat (phần lộ ra ánh sáng) hay trên khăn quấn đầu của bức họa siêu nổi tiếng Girl with the Pearl Earring.

Ngoài ra, tranh của Vermeer còn có những bức có góc nhìn khá rộng hoặc sâu, ngoài bức View of Delft trên ra còn có bức The Music Lesson có góc nhìn rất sâu và cao. Người ta cho rằng Vermeer phải có dụng cụ hỗ trợ quang học thì mới quan sát được tường tận như thế.

Em chỉ viết lại được vài ý như thế thôi, bởi vì nói về vấn đề camera obscura của Vermeer, nhiều nhà nghiên cứu đã phải viết cả cuốn sách. :D

Em cũng có góp ý với SOI tí nhé, không biết có phải lý do kỹ thuật hay lý do gì mà tranh trên trang của SOI nó cứ bé bé thế nào ấy, ấn vào mở cửa sổ khác vẫn bé, khó lòng cho em (và có lẽ nhiều bạn khác) soi vào kỹ các ngóc ngách của tranh. Em để ý thấy trên wiki có nhiều file ảnh cỡ lớn xem rất đã. Có khi SOI nên lấy nguồn ảnh từ wiki về, hay nếu vì lý do kỹ thuật không upload được lên host thì chắc nên để link cho mọi người ấn vào để xem tranh to cho sướng mắt.

Em chưa tận mắt thấy tranh Vermeer bao giờ nhưng có lần vớ được 1 quyển sách tranh Vermeer to chảng ở thư viện bên Anh, nhìn bức Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai mà choáng váng tâm hồn. Xem tranh to lúc nào cũng sướng hơn xem tranh be bé SOI ạ, mặc dù xem trên máy tính thì cũng chả sướng bằng xem bên ngoài, nhưng dẫu sao có vẫn hơn không.

Cảm ơn SOI nhé!

9:34 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...Bức View of Delft (Cảnh quan của Delft)..."

nếu không có những nhân vật bé tí nằm ở rìa góc trái của bức tranh hẳn đây sẽ chỉ là 1 "ảnh phong cảnh" có bố cục đẹp, sáng sủa.

Vài dáng người nhỏ bé xuất hiện, cho dù họ dường như bất động... vẫn khiến cho bầu không khí xao động hẳn lên, phả cái tình quê thì thầm vào một mênh mang mây nước...

Cám ơn Véc-me, cám ơn chị Ngọc Trà ạ!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả