Gẫm & Bình

Khai mạc MIỀN XÚC CẢM:
Nếu ở Sài Gòn, bạn PHẢI đến xem

  MIỀN XÚC CẢMTriển lãm các tác phẩm sáp của họa sĩ Lã Huy Khai mạc: 17h30 thứ  Bảy ngày 15. 10. 2011Từ 15. 10 đến 22. 10. 2011Tại Cactus Contemporary Art GallerySố 3/13 đường Quốc Hương, phường Thảo Điền, Q. 2, TP.HCM     Bạn có thể xem thêm về triển lãm “Đọng” tại đây. […]

Ý kiến - Thảo luận

14:49 Saturday,25.2.2012

Đăng bởi:  Phạm Duy Quang

Em rất ấn tượng với tác phẩm "Miền xúc cảm" của anh Lã Huy. Không biết khi nào anh sẽ mở triển lãm tiếp nhi? Bởi vì em dự tính làm 1 món quà để tặng cho người thân bằng sáp. Nên muốn được gặp anh Lã Huy để xin anh vài lời khuyên.

0:13 Wednesday,19.10.2011

Đăng bởi:  sài gòn

Sáp- nến ẩn dụ tình người và cái chết ?

Thông thường sáp làm nến, ngọn lửa bên trong rọi sáng bên ngoài, những hình vẽ sinh động như đèn kéo quân. Ngọn nến là biểu tượng của tình người ấm nóng. Giọt nến ví như giọt lệ nhớ của người thương. Ánh sáng sáp nến dẫn lối vào chốn vĩnh hằng. Sáp nến cũng là cái gì tang tóc, giả tạo và phù du. Mặt nạ người chết,sự đông cứng vô hồn, sự tạm bợ dễ tan chảy, sự huyễn hoặc làm mờ sự thật…

Lã Huy đã hạnh ngộ chất liệu độc đáo này và sử dụng nó như một ngôn ngữ tạo hình cá nhân độc đáo ở mức tài tình.

Những tờ báo cuốn trong sáp như món cuốn cho người đói thông tin. Những trang kinh Thánh, kinh Phật, kinh điển hay những trang in gì đó khó mà đọc được… những giáo điều sáo rỗng hay đức tin bền bỉ, kiến thức hay sự ngụy biện được khâm liệm trong sáp đục mờ. Những thông tin và kiến thức nuôi dưỡng vây bủa ta có thể là các món ăn tinh thần cũng có thể chỉ là các xác ướp, mà cũng có thể cháy thành ngọn lửa tái sinh, rọi sáng và sưởi ấm. Các liên tưởng rộng hẹp tùy ở người xem song trường suy tưởng là rất rộng gây nhiều hứng thú.

Những hình nhân có lẽ ở giữa hai đầu mút trên. Trong cái áo sáp-nến cải hoa văn thiên thần có cánh chắc chắn là một bé em cụ thể đáng yêu với tâm hồn tinh khiết , thiêng liêng như nguồn sáng từ thiên chúa. Một phần thân hình đồ sộ, chứa dựng, nâng nui, dung dưỡng của một người mẹ tương lai với váy áo và thân thể, ý niệm và xúc cảm, hy vọng và hoảng sợ, sự lung linh mong manh dễ tổn thương-rơi, gẫy, vỡ, tắt, tan chảy..- cái chết rình rập ngay sau lưng sự bất tử của ánh sáng! Vượt lên hẳn những bức tượng-sáp dễ thương khác hai tác phẩm này của Lã Huy đạt tới một thẩm mỹ mê hoặc người xem. Chúng làm ta thốt lên câu thơ của Hàn Mặc Tử: “Chàng ơi chàng sự lạ đêm qua/ Mùa xuân đến mà không ai biết cả.”

Phải chăng sứ mạng- nếu có- của nghệ sĩ-tác phẩm là nhận, biết và giúp ta cảm thụ được cái đẹp ở ngay đây, sát bên ta đây ‘mà không ai biết cả’?

Trong sinh hoạt nghệ thuật thiên về giải trí và gây sự như hiện nay, triển lãm của Lã Huy quả là một ‘sự lạ’ , rất quý báu."

Nguyễn Quân
Sài Gòn 8-9-2011

(Bài viết này của chú Quân, viết về sáp của Lã Huy khá hay và tinh tế)

22:02 Monday,17.10.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Tớ xin không có ý kiến thêm về triển lãm. Chỉ bàn luận râu ria một chút về thắc mắc của người viết tại sao không làm art talk luôn hôm khai mạc. Ở một vài triển lãm khác, cũng có vài người viết thắc mắc vấn đề này.
Theo tớ không nên làm art talk ngày khai mạc vì những lý do sau đây:
- dù triển lãm có được hoạ sĩ lên kế hoạch trước đó cả năm thì những ngày trước triển lãm đều là những ngày rất mệt vì việc vận chuyển và bày biện tranh tượng có rất nhiều thứ phát sinh. Túm lại là hoạ sĩ sẽ rất mệt, cả cơ bắp và đầu óc. Hôm khai mạc treo kịp xong tranh ngon lành, còn kịp tắm rửa là may. Thôi thì để hoạ sĩ thảnh thang cái đầu một tí, nhâm nhi chút rượu bia.
- triển lãm là lúc hoạ sĩ gặp gỡ bạn bè, có những người thậm chí rất lâu mới có cớ để gặp lại. Bên cạnh đó là cập rập các công tác PR với phóng viên báo đài.. Nếu có cái art talk thúc vào đít ngay sau lễ khai mạc, e rằng căng thẳng và trễ giờ.
- khai mạc là ngày tranh thủ chăm sóc khách hàng, lo chuyện bán chác. Ai chả thế,
- những người đến dự khai mạc không phải ai cũng muốn nghe art talk, vậy mà người ta ngồi đàm đạo mà mình cứ lượn lờ xem tranh kể cũng mất hứng. Thôi mời các bác muốn talk gì thì talk hôm khác.
- lịch làm việc của một triển lãm có quy mô "ở bển" không chỉ có ngày khai mạc và art talk không đâu. Có tới 4 buổi cơ:
1. buổi họp báo riêng để các nhà báo muốn vặn vẹo gì thì vặn vẹo. Cách nói với các nhà báo nhà chí cũng phải khác với cách nói với dân yêu nghệ trong art talk.
2. Buổi preview, tiệc thân mật, diễn ra trước khai mạc một ngày. Buổi này chỉ mời các sưu tập gia và các khách hàng tiềm năng. Mời kín đáo.
3. Khai mạc mời đông đảo công chúng và.. lại nhà báo. Đám truyền hình thường thích đến khai mạc hơn là buổi họp báo vì còn quay được người xem.
4. Buổi Art talk chém gió thường diễn ra sau đó vài hôm, để hoạ sĩ và gallery còn kịp hoàn hồn, tiền nong cũng đã đếm xong, chỉ còn việc rung đùi ngồi chém gió.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả