Nghệ sĩ Việt Nam

DỊ BẢN tại Huế - Ối, ối, statement!

  DỊ BẢNTriển lãm tranh của Nguyễn Thành Trung Khai mạc: 16h30 Chủ nhật ngày 23. 10. 2011Từ 23. 10 đến 23. 11. 2011Tại: New Space Arts Foundation (N.S.A.F.)Làng nghề Huế – trung tâm văn hóa Phương NamTầng 2 Số 15 Lê Lợi, TP. Huế * trên cuốn nhật ký phẳng của một thế giới […]

Ý kiến - Thảo luận

14:55 Tuesday,25.10.2011

Đăng bởi:  Diên Vĩ

Rối mù đui. Về đọc Dị bản của Keng cho dễ hiểu vậy!

0:20 Tuesday,25.10.2011

Đăng bởi:  ngo luc

Đọc statement của Nguyễn Thành Trung và Lại Thanh Dũng và gần đây có một vài cuộc triển lãm của các đại hoạ sĩ, tôi có một cảm giác chung cực kỳ khó hiểu, và điều tệ hại nhất là sau khi đọc và xem tác phẩm thì hoàn toàn không hiểu; không hiểu không phải là điều gì đó ghê gớm mà không hiểu vì tác giả viết một đằng làm tác phẩm một nẻo.

1.
Trong statement của Nguyễn Thành Trung chỉ trong chưa đầy nửa trang a4 mà tác giả đã nhồi nhét cả thế giới vào, trong thế giới đó được Trung nhìn theo góc nhìn hầm bà lằng của đủ mọi loại quan điểm triết học, cộng với giọng điệu như đang lên đồng pha chút âm hưởng tự sự, với những từ rất Trịnh, đại loại như ảo giác lưỡng cực... mục ruỗng héo mòn giấc mơ…như cánh cửa bật tung vào ý niệm... hối hả hỗn loạn niềm tin mai một .vv... Đọc xong quáng gà thật nhưng cũng cố gắng hy vọng để chờ đợi cái thế giới hỗn mang mà bạn sẽ thể hiện ở tác phẩm thế nào, nhưng thật ngạc nhiên...

Khi xem tác phẩm tôi chỉ thấy những chân dung được thể hiện theo lối bán trừu tượng nửa siêu thực rất bình thường, pha thêm chút trang trí décor - cách mà các hoạ sĩ bán tranh thường hay làm với cái khung gỗ rất đẹp, màu sắc ngọt ngào tinh khiết - những bức tranh gợi cho tôi cái cảm giác có thể mua nó về sẽ rất phù hợp những ngôi nhà sang trọng, những khách sạn. Tôi không thấy sự hỗn mang mục ruỗng gì cả, tôi không thấy cái gì là “Dị bản” cả…Ngạc nhiên hơn khi cái tên của tranh như Dear Eva, Dương bản, đọc xong nghĩ hoài mà nhũn não; nhũn não không phải là điều gì ghê gớm mà nhũn não vì không thể nào liên kết được giữa statement và những bức tranh.

2 .
Nếu coi statement như một lời quảng cáo hoặc giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm, nếu nhiệm vụ của statement giúp đọc vào người ta hiểu được sự hấp dẫn của tác phẩm, đồng thời thể hiên được phần nào ý niệm tác phẩm muốn khơi gợi, hay nó có thể chỉ ra được điều gì làm cho tác phẩm trở nên hấp dẫn và đặc biệt, hoặc là một cánh cửa để cho mọi người bước vào tác phẩm một cách đầy gợi mở đa chiều…, thì statement của Nguyễn Thành Trung không chừa chỗ nào cho khán giả cảm nhận tác phẩm, với một loạt liên thanh những ngôn từ rối rắm và áp đặt, có xu hướng gà bài cho khán giả, bắt khán giả hiểu theo cảm nhận của mình trong khi sự thể hiện tác phầm với ý niệm anh ta viết còn cách nhau cả ngàn cây số!!!

Cách này rất nhiều nghệ sĩ Việt Nam mắc phải, nào là đạt tới cảnh giới của siêu thức, vô thức…, nào là những vết vỡ vụn của thời gian, nào là hạnh ngộ chất liệu…, nào là thế giới góc khuất sâu thẳm tâm hồn …, ồn ào lao nhao lên với những từ khủng, cứ như thể là một tao nhân mặc khách đắc đạo hết lượt. Những từ ngữ như thế chỉ cần lên mạng copy vài cuốn sách thiền, dăm ba cái triết lý ba xu vụn vặt bỏ vào là xong, và vẽ tranh thì cứ vẽ, sắp đặt thì cứ sắp, rồi viết vài từ miễn là khó hiểu, mà bức bất quá thì đặt là Không đề 1, Không đề 2, đến Không đề n ,

Cái cách suy nghĩ ấy chỉ tạo ra đám trưởng giả lừa mị suốt ngày khệnh khạng vuốt râu trầm ngâm mắt nhìn xa xăm và tự sướng với nhau rằng những gì người ta khó hiểu là những gì cao cấp, rằng thiên hạ ngu dốt không hiểu được tao… Phản động hơn là có những nghệ sĩ cố tình đặt ra những tên của tác phẩm mà ngay chính nghệ sĩ ấy cũng không hiểu hết; không hiểu nó mới huyền bí, không hiểu nó mới sang, hay là việc làm thì có tí tẹo nhưng diễn giải thì mang tầm cỡ thế giới, giống như là cầm cái búa tạ mà đập chết con ruồi vậy
Trong khi những đề tài gần gũi tác động trực tiếp đến đời sống con người, đến xã hội, những bức xúc, những bất công hàng ngày nhan nhản diễn ra trước mặt thì lại ngoảnh mặt làm ngơ, cho rằng là giải trí tầm thường, gây hấn phá bĩnh ….Có lẽ với tôi tất cả những kiểu suy nghĩ trên mới là DỊ BẢN - một DỊ BẢN mà không có một quốc gia nào trên thế giới có được .

19:18 Sunday,23.10.2011

Đăng bởi:  PHƯỢNG ĐẠI TẨU

Ngu đương đại@ theo anh như thế nào là statement của họa sỹ chuyên nghiệp?
Nếu anh biết xin hãy chỉ cho những nghệ sỹ như chúng tôi biết cách viết stetament không tù mù, rối rắm...
Xin cám ơn.

19:08 Sunday,23.10.2011

Đăng bởi:  Hiển đại ca

Kính thưa anh Ngô Lực!
Tại sao anh phải thốt lên câu đó trong lúc những sự kiện mà"KHOAN CẮT BÊ TÔNG" của anh làm tôi thấy như MẮM RUỐC.......................
Kính mong anh khoan đã CHẾT. Chúc vui vẻ hehehe....

23:21 Saturday,22.10.2011

Đăng bởi:  ngo luc

Chết mất thôi ;-)

21:18 Saturday,22.10.2011

Đăng bởi:  ngu đương đại

Đây không phải cách viết statement của họa sĩ chuyên nghiệp. Nó vừa tù mù,rối rắm, vừa không cung cấp chìa khóa để thăm dò tác phẩm. Dạo này N.S.A.F có nhiều statement kiểu thế quá.

13:08 Saturday,22.10.2011

Đăng bởi:  luongtran

Non sông đẹp thế! Quá khứ lộng lẫy thế! Âm hồn nhiều thế thì viết văn vẽ tranh làm nhạc “như Trịnh” thế là đúng rồi! Chê cái gì! Có giỏi thì vào đây mà làm nghệ thuột!

10:47 Saturday,22.10.2011

Đăng bởi:  Art Soi

Em-co-y-kien ơi !
Mình thống nhất với các ý kiến của bạn về vấn đề thiết kế Poster cho triển lãm rất giống xi-nê.
Cám ơn Em-co-y-kien đã phát hiện ra điều này :)...hehe

10:36 Saturday,22.10.2011

Đăng bởi:  YÊU

Không tận dụng được công nghệ hiện đại là người lạc hậu...
Không cảm nhận được vẻ đẹp văn minh là người yếm thế...
Không nắm chắc cuộc sống chính mình là người thất bại?!
... liệu có nhầm Dị là Hủ không???

9:53 Saturday,22.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Em không zám bình luận nội zung bài xờ-tết-mần, chỉ cảm zác đó là bài thơ siêu thực.

Nhưng là zân họa, em thấy cái pốt-tơ anh nào đì-zai giống bên xi-nê quá, mới nhìn cứ tưởng tờ quảng cáo phim ở rạp Me-ga-phát-xần.

Quân mình zân hội họa, làm đì-zai phải oách tí để các cô các chị các em gái bên xi-nê nể tí chớ.

Bật bờ ghê gớm.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả