Gẫm & Bình

Đương đại quá! Quá đương đại đi!

  Ngay sau buổi tối hào hứng với 3 cây hài cây nhà lá vườn (không vì thế mà kém “pro”) tại 46 An Dương, với tinh thần sinh hoạt văn hóa tinh thần phơi phới, SOI tôi thẳng tiến Nhà hát Lớn Tràng Tiền vào tối thứ Sáu ngày 04. 06 để thưởng thức […]

Ý kiến - Thảo luận

11:21 Sunday,10.12.2017

Đăng bởi:  Gió Phương Nam

Tôi không hề thấy lạ khi đọc bài viết này của SOI. Đó cũng là tiếng nói chung của hàng triệu khán giả Việt nam, khán giả đơn thuần chứa không phải một người có chuyên môn. Trước tiên, đối với múa dân tộc, có được bao nhiêu phần trăm khán giả xem múa mà hiểu được tác phẩm múa nói gì? on số đó khá thấp, ngươi ta chỉ quen thưởng thức kiểu nhìn đội hính ngay ngắn, động tác đồng đều, quần áo rực rỡ, sân khấu hoành tráng, lộng lẫy và tất cả những yếu tố bổ trợ đó được lạm dụng một cách kinh khủng. Còn thói quen tư duy một tác phẩm múa thì thật sự hiếm ở khán giả Việt nam. Sau đó, khi xem một tác phẩm múa dân tộc, dạng mà người ta có thể tư duy dễ hơn vì đó là những vận động quen thuộc, phù hợp bản sắc, thuần phong mỹ tục và tập quán, mà còn không thể hiểu và cảm xúc với nó thì làm sao có thể cảm nhận, hiểu rồi đến thích một tác phẩm đương đại? Bởi vì muốn hiểu một tác phẩm đương đại, trước hết , cần lắm là phải hiểu văn hóa của họ, đặc thù thẫm mỹ trong biểu tượng hành vi của thì mới phần nào hiểu được từng tạo hình, từng chuổi vận động và nội dung của tác phẩm. Vì chúng ta không thể mang tâm lí và bản sắc văn hóa Việt trong suy nghĩ và làm thước đo để đi xem một tác phẩm của một nền văn hóa có nhiều nét đối lập và khá mới mẽ - đang dò dẫm "dáng hình" của mình . Và qua đó, từ lâu rồi, tôi rút ra một kết luận : Ngành múa ở Việt nam, về biên đạo, hãy cẩn trọng trong từng chuổi luật động của tác phẩm để từng tổ hợp thật sự có thông điệp (hiện tương "quơ"  đẹp cho đầy đoạn nhạc là con dao hai lưỡi đang đẩy ngành múa xa dần khán giả).  Ngoài tra, các bạn không nên chỉ bằng thực hành biểu diễn mà ngành này hiện tại cần có nhiều lắm những người làm lí luận thực sự, chúng ta cần đưa đến cho khán giả tri thức về múa nhiều và rộng hơn, không thể giao khoán nó cho các bạn phóng viên vì các bạn ấy không phải chuyên ngành mà chỉ ở góc độ của người lấy thông tin. Mong lắm dân trí về múa được nâng cao từ sự điều chỉnh trong hoạt động quản lí hay dự dự án dài hơi mà có tâm có tầm.

21:54 Wednesday,16.6.2010

Đăng bởi:  admin

Thành ơi tôi đưa cuộc thảo luận này lên trang chủ rồi. Nếu để liền mạch thì có ý kiến gì bạn cứ ghi ở bài này, xong tôi cắt và dán vào bài kia tiếp nhé. Cảm ơn bạn đã vào đọc và góp ý cho Soi (thà đọc mà ghét còn hơn là không thèm vào:-)))

21:08 Wednesday,16.6.2010

Đăng bởi:  admin

Vâng, vâng, bạn Thành, bạn nói rất đúng, nhưng SOI tôi không có chủ trương phải đi giải thích hộ tác phẩm hay nặn óc, vặn tim gan để thấy tác phẩm hay. Theo cách bạn nói thì có vẻ như chỉ dân trí thức mới được đi xem và viết về nghệ thuật (nhất là đương đại) ấy nhỉ. Nếu tôi mù chữ, không đọc được tài liệu, tôi chỉ đi xem thôi rồi về tôi đọc cho cháu nó chép lại, thế có được phép không bạn Thành? Bài viết về nghệ thuật, theo tôi hiểu, có quyền có nhiều mức độ: tường thuật đơn sơ, phê bình chuyên môn, phê bình chuyên môn + nêu giải pháp (giống nghị quyết nhỉ :-). SOI tôi ở mức độ thô sơ nhất: THẤY DỞ LÀ NÓI DỞ. Còn vì sao dở thì SOI nhớ mình đã nói rồi cơ mà, sao lại phải viện đến lý lịch nghệ thuật, nguồn gốc ra đời, ý nghĩa cốt lõi... đăng trong brochure hay tài liệu trên Internet mà giải thích. Cái đó để những nhà chuyên môn và trí thức hơn SOI đi bạn ơi (mà các vị ấy đâu cả rồi?). SOI cũng nhớ là trên tiêu đề không hề ghi: "SOI: cơ quan ngôn luận của múa đương đại", cho nên thấy mình không có lỗi gì khi không chịu phát ngôn cho nó xứng tầm học thuật của những người được phép xem múa đương đại. Cái này SOI còn phải học nhiều. Học cho đến khi thấy cái tác phẩm đương đại nào của nước ngoài đến nước ta cũng phải là rất hay rất đẹp, còn nếu xấu thì phải biết tự đấm ngực rủa lỗi tại (SOI) tôi.

20:36 Wednesday,16.6.2010

Đăng bởi:  thành

Có lẽ tôi nói không đủ rõ ràng lắm. Xin nói lại là tôi đề cập đến chuyện *viết*.

Quan điểm của tôi là: khi viết về một sự kiện nào đó (múa đương đại là một ví dụ), người viết nên có một sự chuẩn bị, tìm hỉểu kỹ càng. Viết về muá đương đại, nên biết về muá đương đại, lịch sử của nó, ngôn ngữ, các dòng chính dòng phụ của nó vv. và vv.

Trên cái nền đó bạn có thể giải thích cho người đọc cái hay cái dở của sự kiện.

Cũng nên giải thích được chuyện tại sao nghệ sỹ múa lại chọn những điệu múa như thế.

Bạn muốn thưởng thức nghệ thuật cho cá nhân mình bằng cách nào là quyền của bạn, tất nhiên rồi. Nhưng viết lách cũng có những đòi hỏi riêng của nó phải không ạ?

20:01 Wednesday,16.6.2010

Đăng bởi:  admin

À, bạn không đi xem thì chúng ta cũng khó có ngôn ngữ chung mà nói rồi. Thật là tiếc. Còn về bài viết, SOI e rằng bạn đang đọc theo cách "múa truyền thống" :-), nghĩa là nếu SOI bảo chắc tôi ngu thật rồi, không hiểu đương đại là gì rồi (nên mới không thấy hay) thì bạn sẽ bảo, nếu ngu, nếu không hiểu thì đừng viết nữa :-), mà quên đi mục đích chính cuối cùng của SOI là: KHÔNG THẤY HAY. Soi cũng như nhiều người thôi, nghĩa là xem một tác phẩm, một chương trình mà hiểu cái nền tảng của nó thì bao giờ cũng hay hơn. Nhưng bao giờ SOI cũng muốn để cái đầu mình không bị những thông tin kia chi phối trước khi tự mình xem bằng mắt, nghe bằng tai (vì các vị đưa ra nguồn thông tin kia cũng người trần mắt thịt như bạn và SOI thôi mà), nên không phải đọc cả chồng tài liệu rồi đến xem theo kiểu "đối chiếu". Nghệ thuật đương đại, SOI nghĩ, đủ kiêu hãnh để chúng ta không phải làm như thế. Nó cũng muốn chúng ta xem nó, thật trong veo, nếu thấy thích, thấy hay thì tìm hiểu và rồi yêu nó hơn, phải không bạn?

19:46 Wednesday,16.6.2010

Đăng bởi:  thành

Tôi có nói là phải đối xử với muá đương đại một cách đặc biệt đâu.

Tôi cũng không đề cập đến việc xem muá đương đại, mà là chất lượng bài viết đó về buổi muá đương đại đó.

Rất tiếc là hôm đó không đi xem được nên cũng không biết hay dở như thế nào, muốn góp ý chút xíu về việc viết thôi.

Tuy vậy tôi không đồng ý với việc SOI cho rằng nghệ thuật không cần lý trí để thấy hay. Xem nghệ thuật cũng phải có sự chuẩn bị nhất định chứ nhỉ, chứ chưa nói đến việc bình luận...

Nói hay, dở là một chuyện, lý giải tại sao hay hoặc dở là chuyện khác.

18:58 Wednesday,16.6.2010

Đăng bởi:  admin

Bạn Thành ơi, múa đương đại thì cũng phải được đối xử bình đẳng như những thể loại múa khác chứ nhỉ, nghĩa là xem trực tiếp bằng mắt với tấm lòng hoàn toàn trong trắng, chứ đâu phải nâng đỡ bằng cách đọc tài liệu trước, lặp lại ba lần trước khi vào nhà hát: "Xem đương đại. Xem đương đại. Xem đương đại". Rồi ngồi vào ghế vận tiếp tinh thần mà niệm thêm ba lần nữa: "Biên đạo tây nổi tiếng. Biên đạo tây nổi tiếng. Biên đạo tây nổi tiếng." Nghệ thuật, nếu cứ phải dùng lý trí rồi mới thấy hay, thì cũng không khác gì phải thay đổi quan niệm cởi truồng với mặc quần rồi mới chiêm ngưỡng nhà vua được bạn ạ. Nếu bạn thấy vở múa này hay, bạn có thể viết bài về nó, SOI sẵn sàng đưa lên ngay không nghĩ ngợi. Phải có cái gì đó hay (mà SOI không nhìn ra) thì người ta mới nổi tiếng thế chứ nhỉ!

18:02 Wednesday,16.6.2010

Đăng bởi:  thành

Tôi không hiểu tại sao SOI lại viết là không hiểu múa đương đại. Không hiểu thì viết làm gì? Đã phải viết thì phải tìm hiểu trước, thu thập thông tin, ít ra là về tác giả (vũ công, biên đạo múa), đi hỏi những người hiểu biết hơn... rồi hãy viết chứ nhỉ.

17:51 Friday,11.6.2010

Đăng bởi:  admin

Vâng, hy vọng thế, nhưng trước nhất thì SOI nghĩ, phải thật thà cái đã, đầu tiên là với chính mình. SOI tôi đi xem thấy không hay thì nói là không hay thôi, không lù mù những tính từ chung chung được. Cũng mong chờ những người thấy nó hay phân tích lại giúp xem nó hay ở đâu, sáng tạo ở đâu. Cảm ơn Neo đã gửi đường link nhé.

17:39 Friday,11.6.2010

Đăng bởi:  neo

mình thì thấy buổi biểu diễn này quá hay. Những chi tiết của toàn bộ tác phẩm mang đến rất nhiều cảm xúc và bất ngờ cho người xem. Tiếc một điều là các bạn Việt Nam nhà mình thì chỉ có ngồi nhắn tin điện thoại và chụp ảnh flash ảnh hưởng đến những người xung quanh, đến thì muộn, để rồi chưa hết buổi đã lục đục kéo nhau về. Nghệ thuật đương đại khó tiêu hóa là điều tất nhiên, nhưng chính vì thế nó đòi hỏi ở người xem cả sự kiên nhẫn nữa.
Tặng bạn câu này: "Sự sáng tạo luôn làm đảo lộn trật tự của quá khứ để mở cửa tới tương lai và sự đổi thay." - P.Andrey. Hy vọng khi bạn xem lại Maybe Forever lần thứ hai bạn sẽ nghĩ khác.http://www.youtube.com/watch?v=HCE74TFlnoM

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả