Điện ảnh

Công chúa Mononoke: Lý do tại sao Miyazaki không (nên) nghỉ hưu

    Tiểu sử ngắn: Hayao Miyazaki sinh năm 1941, ở Tokyo. Cha của ông làm giám đốc của một xưởng sản xuất bánh lái máy bay, nên ông yêu máy bay từ nhỏ và thường vẽ cảnh bay lượn trong phim của mình. Ông khởi nghiệp tại hãng Toei Animation và bắt đầu nổi […]

Ý kiến - Thảo luận

21:07 Tuesday,19.5.2015

Đăng bởi:  Friends

Phim Wind Rise (Gió nổi) cũng rất hay

13:08 Thursday,6.9.2012

Đăng bởi:  Dương Đức Thịnh

Tui mới xem hôm 6-9-2012

14:21 Wednesday,1.8.2012

Đăng bởi:  phale

Bạn Thao nghĩ sao thì tùy bạn, mình chẳng cấm được :)

Mình nhớ rằng hồi 10 tuổi mình cũng giống như chihiro, bắt đầu nhận ra rằng thế giới này không hề đẹp như trong tưởng tượng. Người lớn làm chuyện khiến trẻ con sợ, trẻ con chẳng hiểu gì hết tại sao ngoài đời lại có kẻ giết người côn đồ, tại sao sông ngòi đầy rác, biển thì ô nhiễm, nhìn phát ói. Bố mẹ trở thành người xa lạ với con cái (có đứa bạn nói với Lê rằng bố nó chẳng khác gì heo, tối ngày chỉ biết đến ăn). Chihiro là một cô bé bị đẩy vào một thế giới bé không hiểu, trong đó thiện có, ác có, những thứ quái dị cũng có, và bé thành công không phải vì bé "thắng cái ác" mà vì bé tìm ra được sự thật và sống tốt (nhận ra rằng bố mẹ mình không phải là heo). Đây là bài học đẹp mà mình hiểu, còn bạn muốn hiều sao thì tùy ý bạn.

Disney, thì ngoài Bambi ra, mình thấy không có phim nào mình thật sự thích, đó là ý của mình. Miyazaki là một trong số những người hiểu được nỗi khổ của một đứa trẻ khi nó nhận ra rằng thế giới này không hoàn hảo và có nhiều cái xấu - như Chihiro phát khiếp khi phải làm việc trong nhà tắm và phục vụ mấy con "quái vật" - nhưng ông động viên rằng dù xã hội có xấu thế nào thì trẻ em vẫn tìm thấy được cái đẹp và tìm ra sự thật.

15:30 Tuesday,31.7.2012

Đăng bởi:  thach thao

Pha Lê ơi, theo mình mỗi phim đều có một đối tượng người xem nhất định. Khi mình 4-5 tuổi thì mình xem Voi Dumbo với Bambi cả ngàn lần. Trẻ con thì tin vào siêu nhân, thần tiên và những kết thúc có hậu. Mình không nghĩ mình bị "NHỒI SỌ" đâu Pha lê ạ.

Lần đầu tiên mình xem Spirited Away mình đã thực sự khiếp sợ khi thấy con quái vật không mặt ăn tất cả mọi thứ, hay bố mẹ biến thành heo, hay khi con quái vật gì vào phòng tắm hơi và nôn mửa ồng ộc ra... mình không thể hiểu cái gì đẹp ở đó cả. Riêng Totoro thì mình rất thích.

Bạn có thể khen Ghibli hết lời, nhưng so sánh với Disney như vậy thì hơi quá đáng. Mình nghĩ rằng họ cũng phải làm việc nghiêm túc không kém Ghibli của bạn, để làm ra những tác phẩm cho trẻ con.

21:00 Thursday,8.12.2011

Đăng bởi:  Mèo chết

Mỗi lần xem phim của Ghibli, mèo lại xem tới tận khi hàng chữ cuối cùng của phần credit chạy hết. Im lặng suy nghĩ lại (một tẹo) về những gì vừa xem, và thưởng thức âm nhạc tuyệt vời của Joe Hisaishi.

Mỗi khi nhắc tới một bộ phim nào đó của Ghibli, là lại nhớ tới bài nhạc nền của nó. Cứ như hình với bóng vậy, luôn đi kèm nhau.

Chị Pha Lê lần sau nếu có thể, hãy viết một bài về âm nhạc trong phim hoạt hình Ghibli nhé. :")

12:44 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  phale

Bạn Đạt ơi, nếu bạn ở Tp HCM thì Sàigòn Square trên Nam Kỳ Khởi Nghĩa hay mấy tiệm trên đường Huỳnh Thúc Kháng sẽ có bản TA (thậm chí một số còn có TV).

Nếu đĩa bạn có không phải đĩa gốc thì có thể lên mạng kiếm phụ đề rồi gắn nó vào, hoặc load lại bản mononoke trên mạng, vài trang web thậm chí còn có bản HD kèm phụ đề cho bạn download (miễn load xong đừng đem ra bán)

0:04 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  đinh công đạt

có bản tiếng Anh ko vậy ta? mua ở đâu đấy? mình có nguyên bộ nhưng chỉ có mỗi tiếng Nhật

22:20 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Chị ChiE bảo: "...hoành tráng ...phim...Disney hoặc Dreamworks....

...Họa sĩ của Disney siêu đẳng..."

Chẳng ngờ chỉ 1 câu chuyện hoạ sĩ Mỹ chôm chỉa í tưởng của các hoạ sĩ Nhật từ KIMBA THE WHITE LION để đôn thành siêu-nhái-phẩm THE LION KING đã làm chúng em chán-như-con-zán tư cách với lại nghệ-thuật-hoạt-hình-nhái của mấy nhái sĩ hoạt hình Mỹ ...

Hoan hô võ sĩ đạo !!!
Hoan hô nghệ thuật không nhái/đạo!!!

20:48 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  pha lê

Bạn Khanh anime ơi, mình có nói mình ghét Pixar đâu. Mình thấy vẽ cứng thì mình nói cứng thôi, chứ phim Pixar nào mình chẳng xem. Nemo cũng xem rồi và Ratatouille cũng xem rồi. Đạo diễn Brad Bird của Ratatouille từng làm một phim vẽ tay tên The Iron Giant, rất hay (Tuy ít người xem). Có chuyển sang 3-D hay 4-D thì tài năng của Brad Bird vẫn vậy, sao mà phủ nhận được. Chuyện vẽ cứng hay mềm là do mắt mỗi người. Có thể do mắt Lê mù, nhưng Lê thấy sao thì nói vậy chứ! Lê cũng yêu Pixar, có ghét đâu

18:51 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  Khanh anime

Phalê ơi, tôi không hiểu sao bạn có thể kết luận chắc nịch là phim 3D của pixar cứng ngắc. Bạn thích phim Nhật cứ việc thích nhưng có nhất thiết phải chê bai hồ đồ về pixar thế không? Mời bạn xem lại Đi tìm Nê mô và Ratatouille nhé. Tôi ngưỡng mộ Pixar.

11:59 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  pha lê

@ ChiE Lê thì không biết các họa sĩ 3-D làm gì, nhưng làm gì thì cũng đâu quan trọng, chủ yếu là phim làm ra rồi - bằng cách nào không cần biết - xem thấy cứng ngắc. Rango của Dreamswork lại cũng 3-D nhưng có cứng đâu. Phần khắc phục vụ chuyển động cứng Lê thấy Dreamswork làm tốt hơn, nhưng cốt truyện của DW thua Pixar nhiều lắm.

Lê chưa từng nói nước nào có nền hoạt hình hơn nước nào, Lê thấy mình không nghiên cứu cũng chẳng đại diện được cho nước nào cả, Lê chỉ nói hiện giờ chưa có đạo diễn nào qua được Miyazaki. Mỹ có nhiều tiền hơn nên nền công nghiệp phim (nói chung chứ chẳng phải hoạt hình) cực kỳ phát triển, làm được nhiều cái các nước khác không làm được. Nhưng không có đạo diễn nào hơn Miyazaki, cái này thì theo ý Lê. Nếu Miyazaki mất đi, Ghibli có thể chẳng được như vậy nữa

Pixar, theo Lê biết, chia nhóm ra làm phim thành đợt , kỳ này Brad Bird làm, kỳ sau Andrew Stanton làm, v.v... Còn Ghibli thì có mỗi Miyazaki và Isao Takahata là chính (Isao làm phim "Goshu the cellist", chính là phim về cậu bé mồ côi chơi đàn giỏi mà bạn nhắc đến, một số tiệm DVD ở VN có thể còn đĩa đấy). Trước đây Ghibli có Yoshifumi Kondon, nhưng làm được một phim (rất hay) thì bệnh chết. Ghibli hai năm ra được một phim thôi. Nhưng tính về chất lượng phim thì Miyazaki là một nghệ sĩ không ai vượt qua được. Lê thiên vị vì Lê bỏ ra 12 tiếng xem "Ponyo được sinh ra như thế nào?" chăng? Nhưng Lê thấy Miyazaki làm phim sâu sắc hơn các đạo diễn hiện nay (hoạt hình lẫn người đóng), thậm chí có gì đó giống với hai đạo diễn kinh điển của Nhật là Ozu và Kurosawa.

Ngoài Isao thì ngay cả ở Nhật cũng chưa có ai tới tầm của Miyazaki. Con trai Goro Miyazaki của ông làm phim không bằng. Lê hồi đó từng mong Satoshi Kon có thể theo chân Miyazaki, nhưng ông này cũng không may bệnh chết.

Nhưng nói gì thì nói, mình rất vui khi có thêm một bạn yêu phim hoạt hình. Trong các phim vẽ tay của Mỹ thì Lê rất thích The Iron Giant và When the wind blows. Pháp thì mới có The Illusionist cũng rất hay. Dù là ai đi nữa thì dòng phim này cần được khuyến khích. Lê cũng vui vì qua trao đổi này Lê cũng biết thêm về kỹ thuật làm phim họat hình :)

9:24 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  ChiE

@Pha Lê: Trong phim 3D người ta không gọi là “vẽ” bởi chuyển động của nhân vật có do họa sĩ vẽ ra đâu. Phần vẽ tay chỉ sử dụng trong khâu tạo hình nhân vật, storyboard (kịch bản phân cảnh) và layout (dàn cảnh) . Sau khi dựng nhân vật 3D (Character) dựa theo bản vẽ tay 2D, rồi dán texture (các chất liệu như da, vải quần áo, kim loại, gỗ…) lên bề mặt nhân vật. Tiếp theo họ sẽ làm xương cho các Characters đó.

Từ đây các Animators mới bắt đầu diễn động tác cho chúng, giống cách người ta điều khiển con rối vậy, chỉ khác bằng các lệnh trong máy tính thôi. Cuối cùng là các khâu hậu kỳ. Do vậy khi xem bộ phim 3D hoàn chỉnh, ta không hề thấy nét “vẽ” nào, trừ khi đó là bộ phim có Character 2D kết hợp BG 3D (và ngược lại).

Phim 3D có nhược điểm là mọi thứ nếu xử lý không tinh thì sẽ bị bóng bẩy, khô cứng, ít cảm xúc. Nhưng Pixar họ tự biết phải làm gì để khắc phục điều đó, và phim Up là một ví dụ hoàn chỉnh.

ChiE vẫn không thay đổi quan điểm của mình về phim Up, bởi đó là “gu” của ChiE, không phải vì nó được giải Oskar. Cũng giống Pha Lê, ChiE luôn xem bằng cảm nhận của mình. Lần thứ nhất xem như một khán giả bình thường, thả lỏng đầu óc để cảm nhận cho chính xác, lần thứ 2 thứ 3 ChiE mới “soi” kỹ về chuyên môn như BG, animation, kỹ xảo, âm thanh, nhịp phim hay thủ pháp của đạo diễn. Cậu bé trong phim Up không hề xinh trai nhưng càng xem “diễn” càng thấy đáng yêu và cá tính (nếu là phim Nhật, chắc cậu ta phải xinh trai ngất trời).

Mình không phủ nhận những ưu điểm của phim Nhật và đã liệt kê ở comment trước, nhất là khâu kịch bản của họ, bởi mọi người đều biết sức tưởng tượng của người Nhật là vô biên, họ sở trường với những câu chuyện ly kỳ trong thế giới ảo. Nền văn học của họ không hề thua kém quốc gia nào. (Chie từng xem 1 bộ phim Nhật cực hay nói về cậu bé mồ côi khiếm thị chơi đàn cổ rất giỏi, có nhiều đoạn khiến khán giả ai cũng rơi nước mắt vì xúc động, ChiE không nằm ngoài số đó). Nhưng nói như Pha Lê “Miyazaki có cái nhìn thâm thúy, vị tha, cũng như sâu sắc hơn hàng trăm đạo diễn “bom tấn” gộp lại” thì có lẽ hơi quá lời và “dìm hàng” phim Mỹ không chuẩn xác. Với Chie, một tác phẩm Perfect cần hội tụ đầy đủ các yếu tố. Đặc biệt với phim hoạt hình, thì ngoài phần ý tưởng, “HÌNH” còn cần đến một kỹ năng “HOẠT” hoàn hảo. Đó là điều khiến Nhật tạm thời phải đứng sau Mỹ và Pháp.

Thôi ChiE đi lùng mấy phim Nhật oách mà Pha Lê giới thiệu để xem cho kỹ đây :)

9:04 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  minh

@Long: giun không phải tà thần, mà là một loại tà khí thâm nhập vào các thần rừng làm họ biến thành tà thần. Như VN mình hay nói "lửa dục vọng" thì chắc ở đây là một hình tượng kiểu kiểu vậy, "giun giận dữ"?
Đây cũng là một triết lý: giận quá hóa điên. Thần giận con người phá rừng quá, trong lúc giận thì để cho giun tà khí xâm nhập và biến mình thành tà thần. Bài học này chắc người thường mình cũng cần học :-)
Ashitaka vừa bị trúng độc và vừa bị trúng lời nguyền của giun tà khí: ai trúng nó sẽ phải chết dần mòn trong giận dữ. Ashitaka từ đó phải kìm nén giận dữ, thù hận (nên mới sống được tới lúc hết phim!). Con hươu chỉ là một hình thái ban ngày của thần rừng (siêu thần rừng) chứ không ngang hàng với heo thần, sói thần Long à. Mình thích cảnh thần rừng biến từ hươu thành night walker, đẹp khủng khiếp Long nhỉ!

23:14 Friday,11.11.2011

Đăng bởi:  long

chị pha lê ơi, mấy con giun mà chị nói đó không phải là giun mà là "tà thần", kiểu như con heo thần giữ rừng đó nổi máu điên thì thành "tà thần", còn tại sao nổi điên thì em nghĩ chắc là do con người...
Ashitaka không bị nguyền rủa mà là bị trúng độc ạ. Thế là phải rời làng tìm thuốc giải độc, từ đó tình cờ gặp San và Eboshi, từ đó mới biết con hươu thần có khả năng trị bệnh :D

19:19 Friday,11.11.2011

Đăng bởi:  pha Lê

Bạn có ý kiến của bạn thì mình tôn trọng thôi :)

Mình thấy Pixar vẽ cứng ngắc, chứ không nói 3-D nào cũng vậy. Phim Rango của Dreamworks được vẽ rất mềm.

Chuyện Pixar có muớn bao nhiêu chuyên gia thì không liên quan gì đến sản phẩm cuối cùng cả. Ghibli cũng có chuyên gia đấy thôi. Kinh phí nhiều cũng chưa chắc phim sẽ hay. Mình thấy background của Disney không đẹp bằng (chuyển động thì rất Ok). Pixar thì có background tốt, nhưng vẽ cứng, mình thấy mấy con chó săn trong vút bay chạy không giống chó gì cả, cứ đơ đơ, chân trước chân sau nhấc lên giống rô-bốt

Dĩ nhiên thì hoành tráng nhất Nhận Bản chỉ có Ghibli thôi, phim truyền hình không bằng (nhưng đem so với những phim hoạt họa truyền hình trên Cartoon network thì vẫn hơn chán). Có điều, một số cốt truyện của anime truyền hình rất hay và cảm động không kém phim điện ảnh đâu. Thủy thủ mặt trăng nói làm gì, nhưng xxholic, azumanga daioh, noir, hay odocha v.v... cũng thâm thúy lắm chứ.

Nói chung thì mình thấy hoạt hình cần vẽ ra cái hồn của nhân vật và câu chuyện, như phim My Dog Tulip mới đây, theo gu của mình thì không phải là vẽ đẹp, nhưng nó ra được cái hồn của phim. Pixar đôi lúc bị kỹ thuật làm cứng quá nên tự nhiên đang xem phải khựng lại cau mày. Những phim đầu của Ghibli như Nausicaa và Laputa cũng bị phụ thuộc kỹ thuật, nhưng về sau thì khác. Khi Lê xem phim Ghibli sau này, Lê có cảm giác như mình quên mất là mình đang xem hoạt họa, còn Pixar thì chưa cho mình cảm giác này, có thể trong tương lai Pixar sẽ làm được điều đó

Nếu mình thích phim chỉ vì nó được Oscar thì nói làm gì. Pha Lê nói vậy chứ cũng bình dân lắm, phim nào thấy thích thì thích. Nghe chuyên gia hay nghe Oscar cũng là nghe một phần thôi, chủ yếu là lắng nghe con tim mình và ý kiến của chính mình. Một số phim không có giải cũng chẳng có tiếng, nằm trong xó nào đó, nhưng khi bới ra xem thì hay hơn khối cái Oscar. Lê cũng thấy năm 2008 diễn viên Angelina Jolie không xứng đáng được cái đề cử Oscar vai chính cho Changeling, vì có nhiều người xứng đáng hơn. Lê thích xem phim nên phim nào cũng xem, sau đó thấy hay thấy dở thì tự quyết định thôi. Tỷ như Lê thấy phim truyền hình Mỹ tuy có kinh phí nhưng đa số chán hơn truyền hình Úc, Anh, và Canada nhiều lắm. Thiên hạ hô hào ca tụng Gossip Girl, báo chí cũng khen, chứ Lê thì thấy Skins của Anh Quốc hay hơn nhiều

Về phần cốt truyện, theo Lê biết, cốt truyện của phim Vua sư tử là chôm từ phim hoạt hình Nhật Kimba the White Lion.

Disney và Ghibli cũng lấy truyện cổ tích ra làm phim, nhưng Ghibli làm hay hơn, theo ý kiến của Lê. Cái Nàng tiên cá của Disney lấy truyện Andersen ra làm thành kết thúc có hậu kiểu Hollywood, còn Ghibli cũng lấy nàng tiên cá nhưng làm phim theo suy nghĩ của mình, kết quả thì Ponyo có ý nghĩa hơn nhiều. Pixar thì có câu truyện rất hay, nhưng hơi bị "huỵch tẹt", nghĩa là bài học, ý nghĩa của phim bị phơi ra ngay trước mắt; còn phim của Miyazaki thì phải suy nghĩ một lúc mới hiểu hết được. Nhưng đó là gu của Lê :-)

17:48 Friday,11.11.2011

Đăng bởi:  ChiE

Cảm ơn Pha Lê rất nhiều vì đã giới thiệu cho mọi người một bộ phim hoạt hình đáng xem như vậy. Mình cũng là một fan của phim hoạt hình Nhật , tất nhiên chỉ với những phim nghệ thuật kiểu Spirited Away chứ không phải phim nhiều tập dạng “Thủy thủ mặt trăng” hay Supa Strikas (vì đó là dạng chuyển thể truyện tranh dành cho các em teen mà thôi, và được làm cực nhanh để liên tục chiếu trên truyền hình). Các nhà biên kịch của họ thì quả là tuyệt vời từ những câu chuyện ly kỳ trong thế giới ảo cho đến những bi kịch sâu sắc và cảm động, đầy tính nhân văn.

Có lần ChiE đã xem trực tiếp những bản vẽ tay của các Animators Nhật (tạm dịch là họa sĩ diễn xuất cho phim hoạt hình) với những nét vẽ cực mảnh, và mỗi hình đều chuẩn xác đẹp như truyện tranh Manga. Nếu các bạn biết để ra đời một bộ phim hoạt hình 10 phút, số giấy vẽ các họa sĩ cần dùng có thể chất cao quá đầu người, và cứ thế nhân lên với bộ phim 60 hoặc 90 phút để thấy công sức lao động của họa sĩ hoạt hình vất vả tới mức nào, như bác Miyazaki ngồi vẽ nhiều đến nỗi mắc chứng đau lưng, trong bài giới thiệu của Pha Lê.

Tuy nhiên Pha Lê ạ, ChiE không đồng ý với bạn ở đoạn này:

“Công chúa Mononoke sâu sắc hơn nhiều và hấp dẫn hơn nhiều so với những phim bom tấn hay nghệ thuật nhan nhản trên thị trường. Studio Ghibli vẽ lúc nào cũng chi tiết hơn Disney, và uyển chuyển hơn phim 3-D cứng ngắc của Pixar. Tôi rất thích Vút Bay, nhưng khi so sánh giữa sự chuyển động của thần sói trong “Mononoke” với đám chó săn trong “Vút bay”, thì thần sói được vẽ mềm hơn nhiều…”

Pha Lê viết “Studio Ghibli lúc nào cũng chi tiết hơn Disney” bạn đánh giá về công đoạn nào cơ ? Chi tiết ở bối cảnh phim (Background) hay về chuyển động nhân vật (Animation)?

Bối cảnh phim Công chúa Mononoke thì đúng là tuyệt vời rồi, nhưng bạn đã xem kỹ bối cảnh các phim như: Hoa Mộc Lan (Disney) hay Tên trộm thành El Dorado (The road to El Dorado) và hoàng tử Ai Cập (hai phim này của Dreamworks), hoặc Tiểu Mã Vương (phim này ChiE đặc biệt mê cách họ vẽ Background, màu đẹp và cực lãng mạn) chưa? .Vì Pha Lê gộp cả “phim bom tấn lẫn nghệ thuật” nhan nhản trên thị trường nên Chie lấy ví dụ những phim nổi tiếng luôn cho dễ so sánh. Còn nữa, một ví dụ dễ thấy nhất đó là Backrounds của phim Lion King (cũng của Disney nhé), bạn có thấy nó tệ hơn Mononoke về mặt chi tiết hay không?. Chắc chắn là không, nếu đó là nhận xét từ một họa sĩ, hoặc một người am hiểu về hội họa cỡ như Pha lê. Còn câu chuyện về tình cha con trong Lion King, bạn có thấy nó kém sâu sắc không?.

Về phần tạo hình nhân vật.

Nếu những nhân vật trong Hoa Mộc Lan hay Hoàng tử Ai Cập được tạo hình rất khoáng đạt, có đặc điểm riêng và rất “nghệ” (mặc dù các cô gái thoạt nhìn không xinh đẹp cho lắm, như cô gái Do Thái trong Hoàng tử Ai cập chẳng hạn), thì với phim Nhật, chúng ta lại gặp những khuôn mặt na ná nhau với đôi mắt rất to, mũi thẳng, miệng nhỏ xíu nhìn rất xinh (cả trai lẫn gái đều vậy). Các bạn có thể xem lại ảnh trên trong bài của Pha Lê, bức ảnh về Ebosi cùng các cô gái điếm, trông họ giống nhau như chị em ruột). Tuy đó cũng là một đặc tính riêng và gần như “thương hiệu” của hoạt hình Nhật, nhưng cá nhân Chie thấy điều này có vẻ gò sự sáng tạo của những Họa sĩ tạo hình nhân vật lại, và đó là lý do tại sao Chie thích phim hoạt hình Mỹ hơn.

Về chuyển động nhân vật.

Pha Lê cho rằng phim Mononoke “uyển chuyển hơn phim 3D cứng ngắc của Pixar” khiến ChiE hơi buồn cười.

Pixar là hãng phim số 1 thế giới về hoạt hình 3D, quy tụ những tay Animators xuất sắc tốt nghiệp từ các trường danh tiếng trên thế giới, và những bộ phim của họ đã chứng minh vị trí đứng đầu này. Trong Animation của Pixar, không có 1 giây nào nhân vật fix nguyên một cách vô nghĩa. Từ khuôn mặt, đôi mắt, hành động luôn được tính toán kỹ đến 1/24 của giây. Họ luôn biết cách dùng thủ pháp Exaggeration (tạm dịch là cường điệu, phóng đại) những chuyển động nhân vật, tạo nên sự linh hoạt cực kỳ thú vị và thích hợp với nhịp nhanh của hoạt hình.

Phim hoạt hình “chân chính” phải mang đặc tính như vậy.

“Up” vừa là một bộ phim bom tấn về thương mại, nhưng cũng là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc mang tính triết lý cao, gây nhiều cảm xúc cho người xem (Chie xem đi xem lại, không dưới 10 lần). Chẳng hề vô lý khi “Up” đạt giải Oskar cho phim hoạt hình hay nhất, vượt qua rất nhiều đối thủ nặng ký từ các hãng phim lớn khác.

Trong khi đó, phim hoạt hình Nhật 2D (vì ChiE đua theo Pha Lê so sánh giữa 2D và 3D, hơi khập khiễng tí nhưng không sao) và cả Mononoke đều mắc phải tình trạng chuyển động Fix quá nhiều và tận dụng Sự lặp lại động tác (trong hoạt hình hay gọi nôm na là các “xích”). Làm như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và kinh phí dành cho việc diễn động, vốn là công đoạn khó và quan trọng nhất trong sản xuất hoạt hình.

Ví dụ ở nhiều cảnh trong Mononoke, khi nhân vật đứng yên và nói, thì ta chỉ thấy miệng nhân vật mấp máy, đôi mắt hơi xao động, còn khuôn mặt và hình thể không có nhiều biểu cảm. Hoặc khi tay nhân vật giơ lên diễn tả, thì phần thân và đầu của nhân vật fix nguyên, tận dụng lại hình vẽ thân và đầu của đoạn giây trước. Trông rất cứng. Như kiểu họ “để dành” đất diễn cho các cảnh hoành tránh thì phải.

Điểm mạnh của hoạt hình Nhật luôn là nhân vật đẹp, bối cảnh tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ xíu khiến người xem cực “choáng’, nhưng Animation lại chính là điểm kém nhất của họ - theo đánh giá của giới Animator từ nhiều nước có nền hoạt hình phát triển, mà Chie từng may mắn được “phỏng vấn”.

Đoạn chuyển động của thần Sói trong Mononoke dù đã rất “ khủng” cũng không thể bằng những trường đoạn hoành tráng trong phim của Disney hoặc Dreamworks.

Đơn cử như cảnh hàng trăm con linh dương đầu bò lao từ trên núi xuống, khói bụi cuồn cuộn dữ dội, còn vua Sư tử cha liều lĩnh chạy ngược chúng, bị va phải đến bầm dập, xả thân cứu đứa con bé bỏng đang sợ sệt co rúm giữa ‘bão’ linh dương (cảnh này xúc động kinh điển). Họa sĩ của Disney siêu đẳng đến nỗi diễn được những góc quay như thể camera đặt dưới hàng ngàn đôi chân đang phi hùng hục của đàn Linh dương đầu bò.

Hoặc trong phim Tiểu Mã Vương, chúng ta thấy diễn xuất của đàn ngựa phi nước đại trên thảo nguyên mênh mông, những vó ngựa uyển chuyển, thân chúng chuyển động tinh tế như thấy sự rung lên của từng khối cơ bên trong, bờm được vẽ mềm như cảm được từng sợi mỏng tang bay trong gió…..

Rồi cảnh bão tuyết kinh hoàng tràn xuống, đổ ập chôn vùi rất rất đông binh lính giữa trận đánh trong Hoa Mộc Lan. Và nếu kể đến phim Mỹ, không thể không nhắc đến cảnh xe ngựa của hoàng tử Moses phi điên cuồng trên những giàn dáo, chạy trốn trước khi giàn dáo và tượng Pharaoh khổng lồ bị sập trong phim Hoàng tử Ai Cập của hãng Dreamworks - với kinh phí chừng 60 triệu USD.

“dân Mỹ cứ hay cho mình là “nhất” và hay so thành tích của người khác với thành tích của mình” (trích nhời Pha Lê)

Kết luận của Chie: hoạt hình Mỹ vẫn là số 1, Nhật đứng thứ 3, sau Pháp. Và trong điện ảnh, “dân Mỹ tự cho mình là nhất” hoàn toàn không phải sự kiêu ngạo phi lý.

P/S: Pha Lê đừng giận ChiE nhé, mỗi người có quan điểm và sở thích riêng. Chie chỉ muốn chia sẻ một chút suy nghĩ của mình về Animation. Dù sao mình vẫn khâm phục khối kiến thức của Pha Lê về lịch sử mỹ thuật, và đọc đều những bài học mà Pha Lê viết hàng tuần, chỉ không comment mà thôi. Chúc Pha Lê viết nhiều để ChiE có cái đọc :).

16:15 Friday,11.11.2011

Đăng bởi:  Pha Lê

Cảm ơn bạn em có ý kiến. Pha Lê cũng rất thích phim Totoro, xem đi xem lại cả tỷ lần, thậm chí còn mua sách và treo đầy hình trong phòng. Đây là phim kinh điển nên mình sẽ có bài trong thời gian sớm nhất

Mình không chắc là tất cả các phim hoạt hình đều có sức lay động, nhưng phim của Miyazaki thì đều rất hay và sâu sắc. Nhiều khi nó rất đơn giản nhưng óc quan sát của Miyazaki nhìn thấy những thứ mà không ai thấy. Ngay cả phim Totoro, được làm từ hồi năm 85 86, nhưng vẽ kỹ và đẹp đến nỗi những phim hoạt hình hoành tráng bây giờ cũng không sâu sắc bằng.

Xem xong Totoro là chỉ muốn vào rừng tìm con gì đó to to, nhiều lông, rồi nằm lên lòng ngủ bạn nhỉ? :)

15:59 Friday,11.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Em thích nhất phim chú mèo Totoro cũng của Hayao Miyazaki, 1 câu chuyện cảm động và có những hình ảnh chân thực rất xúc động...

Tại sao phim hoạt hình có sức lay động tình cảm hơn bao nhiêu so với phim xi-nê người đóng hè?

Một bí ẩn đến bi zờ em vẫn chưa tìm được lời zải...

Xin các anh chị cô chú bác chỉ záo ạ!

15:44 Friday,11.11.2011

Đăng bởi:  minh

Phim này mình phải xem đi xem lại nhiều lần. Thực sự là một tuyệt tác. Có những trường đoạn cực đẹp như: đoạn mở đầu khi con lợn rừng bị giun bám chạy vào rừng, đoạn hoàng tử đi vào khu rừng âm u, đoạn thần rừng xuất hiện dưới dạng con hưu rồi chuyển dạng thành night walker, đoạn thần rừng trả thù...
Nhìn hình tĩnh không diễn tả được hết đâu Em Có Ý Kiến à. Tiện thì mua đĩa về xem nhe, đẹp lắm...

15:32 Friday,11.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Không hiểu sao em thấy các khung hình ở đây vẫn nặng chất 3D của kỹ thuật vi-tính?

Có thể xem phim với chuỗi hình ảnh động liên tục lướt đi thì hay, nhưng nhìn từng khuôn hình tĩnh nom "đơ" quá, cứng quá, nuột quá thiếu cái gì đó gọi là "chân"...

Lấn cấn ghê gớm

14:37 Friday,11.11.2011

Đăng bởi:  bé Bo

Nghe kể hấp dẫn quá, tìm xem thôi!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả