Điện ảnh

Phim ngoài rạp: HOTBOY NỔI LOẠN - Ta cứ khóc, cứ cởi và người cứ cười

  Tóm tắt phim: Một chàng trai (Lam – Lương Mạnh Hải đóng) bị người tình biến thành đĩ đực. Rồi cặp này lừa thêm một chàng nữa (Hồ Vĩnh Khoa đóng). Nhưng lần này Lam yêu chàng này thật tình. Phần còn lại của phim là chàng này khuyên Lam bỏ nghề và Lam […]

Ý kiến - Thảo luận

18:06 Monday,11.6.2012

Đăng bởi:  Đậu Ngọc Huy

Mình xem phim này rồi. xem một mình và xem ở nhà. Ko biết mọi người xem ở rạp thế nào nhưng cá nhân mình thấy bộ phim có ý nghĩa. Mô tả được cuộc đời thực của giới gay, gái... Ít nhất là phim đã cho mình thấy được một góc khác của những chàng gay. Là người xem thì mình nghi đây là một phim Việt đáng xem. Còn về bài viết thì giọng điệu bỡn cợt, ko tập trung vào đánh giá nội dung cụ thể. Chẳng có cái định hướng rõ ràng nào. Rồi kết thúc lại viết cái này cho khán giả....
Ps: Chả hiểu tác giả định nói cái gì

13:06 Friday,28.10.2011

Đăng bởi:  Quang Minh

@Hoa Lan: thưa bác, cháu thì chưa xem phim này. Ở đây cháu chỉ dám nhận xét về riêng bài phê bình này thôi, Phê bình điện ảnh là phê bình một bộ phim, một bộ phim thì có rất nhiều thứ. Góc quay, ánh sáng, âm nhạc và cốt truyện. Bài phê bình ở trên thì thể hiện được điều gì ngoài những câu bỡn cợt về cốt truyện của phim. Phê bình như vậy là rất thiếu sót và sai hẳn với chỉ tiêu, được đăng lên đây nữa thì quá buồn cười. Những kiểu phê bình này có lẽ chỉ nên viết lên blog cá nhân cho nhau đọc thì tốt hơn. Đạo diễn nào thì cũng có ý tưởng riêng của họ, cách làm phim riêng của họ. Chúng ta cũng không có cớ gì mà bày đặt hay xét đoán. Còn nói về thị hiệu của khán giả VN, lâu nay đã bị mài mòn bởi những bộ phim ăn tiền của Hollywood rồi. Bởi vậy cháu mới nói cái bài phê bình này chỉ để pha trò cười là vậy đó. Cực kì thiếu tính chuyên nghiệp.

10:41 Monday,24.10.2011

Đăng bởi:  hoa lan

Khán giả nào hả bạn Quang Minh? Trong đó có bạn không? Có vẻ như bạn cùng suy nghĩ giống các đọa diễn Việt Nam là ngụy biện sự dốt của mình bằng cách đổ lỗi cho khán giả không hiểu nên phải làm dở thế.

0:07 Monday,24.10.2011

Đăng bởi:  Quang Minh

đúng là phim làm cho khán giả, viết bình luận về phim cũng chỉ để cho vui và pha trò cười.

3:12 Sunday,23.10.2011

Đăng bởi:  Hoang Lan

ối giời, Bin Le ơi, người ta viết giễu thế mà đọc không hiểu à? Công nhận, bạn đọc trình độ càng ngày càng kém.

22:47 Saturday,22.10.2011

Đăng bởi:  quynhg

hài wa~ đi xem film chẳng cười nổi mà sao thấy người ta cười ghê wa~ đọc bài này cũng chỉ có thể cười giống người ta thế thôi...

17:09 Saturday,22.10.2011

Đăng bởi:  Bin Le

Mình thấy bạn này phê bình film cứ như dưới con mắt của những đứa con gái tuổi teen ngồi cười từ đầu đến cuối trong rạp chiếu film vậy! Khi mà xã hội vẫn còn đó quá nhiều con người dám cười thẳng vào tình yêu chân chính chỉ vì hai người yêu nhau là đồng tính, cười trên màn ngã giá, đốt phông lông của một cô gái đứng đường thì thật đáng lo cho cái văn hóa xã hội vì không hiểu được thông điệp nhân văn của bộ film, làm ảnh hưởng đến những khán giả thấy được sự đồng cảm, sự nhìn nhận nghiêm túc về nạn mại dâm nam và nữ đang diễn ra trong lòng Sài Gòn nhộn nhịp mà bộ film muốn nói. Không xem film bằng con mắt của xã hội bạn sẽ chẳng nhận được bất cứ điều gì khác bạn mong đợi từ bộ phim đâu!

16:58 Saturday,22.10.2011

Đăng bởi:  Đông Ngạc

Người viết bài này chê hết cỡ thì cũng như các bài PR cho phim khen hết cỡ thôi! Ai cũng có lý do để khen và chê. Sao lại cứ phải khuyến khích khi bản thân thấy không có gì đáng khuyến khích?
Mình cho rằng ai khen cứ khen, ai chê cứ chê, người xem sẽ đọc cả hai thứ và quyết định.
Nghệ thuật Việt Nam được khen suốt rồi, không khá được. Cứ khen một tí là phổng mũi, kiêu căng.
Tôi chưa xem phim này nhưng đọc cả bài phê bình với phần cmt của Ruồi Thích Mật thì càng thấy muốn đi xem thử.
Hay cả hai bài đều là thuộc chiến dịch PR cho phim này đấy? Hehe :-)))

16:12 Saturday,22.10.2011

Đăng bởi:  Ruồi thích mật

SAO CỨ PHẢI LÀ CHÊ?

Đọc các bài phê bình nghệ thuật của giới trí thức Việt Nam, tôi cứ thấy buồn buồn. Cảm giác giống như nhìn 1 đứa trẻ vừa thấp bé vừa ngốc nghếch bị tất cả thầy cô và chúng bạn xúm vào chế giễu nhược điểm của nó. Có thể nó kém cỏi thật nhưng liệu có một ai đó nhìn thấy trong nó cũng có những mầm mống của cái đẹp, cái tốt hay không? Nếu là đứa trẻ ấy, tôi sẽ phục và cảm kích biết chừng nào trước một lời khích lệ thiện chí và đúng đắn. (Hồi nhỏ tôi từng bị bố mẹ chê xối xả và tôi nhớ như in lần được khen đầu tiên đã làm tôi ngỡ ngàng sung sướng thế nào.)
Tôi nghe một người nước ngoài bình phẩm rằng ở Việt Nam, động đến xin phép cái gì, ai cũng có thể nói NO rất dễ dàng mà không ai dõng dạc tuyên bố YES được cả. Hình như từ chối và phủ nhận thì an toàn hơn mở cửa và khích lệ cho người khác rất nhiều? Hay vì lí do gì khác nữa?

Tôi ước gì những nhà phê bình thông minh như bạn Bình Minh, đem sự thông minh ấy để nhìn ra 1 điểm gì đó đáng khen trong phim “Hotboy…” mà khích lệ người ta, thay vì chê nó một cách sướng miệng như vậy. Mình đã giỏi hơn người khác thì một lời khen (đúng đắn) của mình càng gây cảm kích hơn cho người nhận. Nhất là với nghệ sĩ thì chê chẳng bao giờ kích thích sáng tạo cả mà chỉ làm thui chột cảm hứng mà thôi.

Tôi nghĩ phê bình có 2 loại, phê để góp ý thật sự và phê để bộc lộ cái Tôi của người phê bình. Ở loại thứ 2, đôi khi người ta có thể nói những điều họ không thực sự nghĩ về bộ phim, điều quan trọng là tìm cách diễn tả khiến người phê bình hiện ra duyên dáng, thông minh, sắc sảo nhất.
Tôi nghĩ cách bình phim của bạn Bình Minh với “Hotboy nổi loạn” thuộc loại thứ 2. Ví dụ, tôi không tin bạn sẽ thực sự đi xem bộ phim vì 3 lí do như nêu ở đầu bài, nhưng bạn chọn lối viết tưng tửng, đọc thật có ý vị tự trào, và nó mở đầu cho văn phong châm biếm, đôi khi ngoa dụ… xuyên suốt cả bài này.
Tuy nhiên, có những độc giả thật thà sẽ tin điều bạn nói, những ý châm biếm của bạn là thật, và ngoảnh mặt với bộ phim (mà theo ý tôi là) đáng đi xem này.
Chẳng ai ép buộc được nhà phê bình phải đi theo hướng nào. Cho nên tôi chỉ cầu ước là giá như người ta nói YES nhiều hơn để mở đường cho một không khí khác của phê bình và nghệ thuật nước nhà.

Tôi cũng cảm thấy hơi bất mãn với kết thúc bi quan của bộ phim Hotboy nổi loạn. Nhưng nghĩ lại, tôi đâm nể đạo diễn đã tạo cho tôi sự bất mãn đó. Tôi bất mãn vì tôi đã chấp nhận tình yêu của 2 nhân vật chính và thầm mong họ hạnh phúc hơn nhưng hóa ra không được. Trước khi xem phim này, dù cố gắng tỏ ra bình đẳng giới hết sức, tôi cũng không chắc khi nhìn 2 anh gay công khai âu yếm, tình tứ với nhau thì mình không âm thầm… nổi da gà. Thế mà xem phim, tôi thấy đồng cảm với tình yêu đồng tính ấy, thấy cảm xúc của họ cũng tự nhiên và đáng trân trọng như ở bất cứ giới tính nào. Chỉ trong 90 phút mà có thể đánh đổ một định kiến đã ăn sâu trong tâm khảm để chuyển hóa nó thành một cảm xúc tự nhiên như thế, tôi nghĩ điều đó đã là quá giỏi.

12:22 Saturday,22.10.2011

Đăng bởi:  Le Tu

Cám ơn đạo diễn NQD. Mình bị bệnh (nặng) là ít xem phim, chỉ thích đọc bình phim. Thành thử với mình, phim đạt là phim khơi (khiêu?!) được bài bình phim đọc sướng. Phim anh rất đạt anh Dũng ạ!

12:01 Saturday,22.10.2011

Đăng bởi:  bôi sĩ: Trần Đức Quyền

Nhìn thấy chàng khờ ngồi cạnh chú vịt lại nhớ câu chuyện: Có một anh nông dân ra thành phố bán vịt, bán đến tối thì được một món tiền khá, song vẫn thừa một con vịt đực. (vịt đực tiếng kêu rất bé).Tự khao mình một vé vào rạp xem phim,anh ta giấu con vịt vào đũng quần. khi ngồi xem phim vô tình thế nào lại ngồi cạnh cô gái đang ăn bỏng ngô. Chú vịt đói quá liền thò đầu vươn cổ ra sục mỏ vào bàn tay cô gái đang cầm bỏng ngô.Cô gái ngạc nhiên thấy sao có loại "chim" nào mà lại thích ăn bỏng ngô trên tay phụ nữ.khiếp wá.

9:02 Saturday,22.10.2011

Đăng bởi:  MUỐI

Bình Minh viết: "thậm chí là lúc diễn viên đang cố gắng ràn rụa nước mắt trên màn ảnh kia tôi cũng thấy họ cười nghiêng ngả. Ra về, ai cũng được cười, như thế có nghĩa là anh một phim giải trí thành công rồi."
Tôi không thích điều này, vì khán giả khóc cùng số phận và cười cùng với nhân vật mình mới thích, khi diễn viên khóc mà khán giả cười đó không phải là khóc!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả