Gẫm & Bình

Statement một đàng, tác phẩm làm một nẻo

(SOI: Đây là cmt cho bài “Phía Đông có Dị Bản rực rỡ“. Đây cũng là vấn đề khá “nóng”, Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi. Tên bài do Soi đặt.)   Đọc statement của Nguyễn Thành Trung và Lại Thanh Dũng và gần đây có một vài cuộc […]

Ý kiến - Thảo luận

15:13 Thursday,27.10.2011

Đăng bởi:  ngo luc

tôi thấy bạn giống như mấy ông thày trong trường lúc nào cung la lối lên cái này cũ quá không mới nhưng lại dạy một cái giáo trình cách đây vài thế kỷ và nhận xét mọi truyện trên lăng kính quan niệm của vài trăm năm về trước ... và khi thấy bất kỳ ai làm cái gì khác họ thì luôn luôn mở cái băng nhai đi nhai lại một cách" vô ý thức là cái này tây nó làm rồi
bạn có biết rằng cái đánh giá về cũ mới theo kiểu của bạn nó diễn ra trên lăng kính của mấy thế kỷ trước không ? nếu không biết thì tìm hiểu kỹ rồi hãy nói nhé chứ cứ ụt ịt như vậy chán lắm haiizz!!!

15:07 Thursday,27.10.2011

Đăng bởi:  ngô lực

- Em có ý kiến nói
Tỉ dụ: như đại ca Mai Duy Minh khi xưa chơi tác phẩm đầu zài tóc xõa thì làng ta biết anh đã có chất nghệ rùi, nhưng nay anh Minh chơi tiếp quả xờ-tát-mần bằng cú húi trụi thùi lụi thì "bỗng nhiên tá hỏa" lộ quả thủ chuốt đỉnh cực lạ và làng ta lại càng hiểu là đại ca vừa rất nghệ sĩ mà cũng rất "ngầu đầu hải tặc", phải không ạ.
xờ...tát...mần, mần răng phải zải thích hay nói về chiển lãm hay tác phẩm ở chiển lãm, nó chỉ cần là "lời tuyên" của nghệ sĩ, thế là đủ để bà con có 1 chút thông tin hiểu thêm về chính bản thân nghệ sĩ (có thể xờ-tát-mần của họa sĩ là bài thơ, thì ta biết họa sĩ còn là thi sĩ, nếu xờ-tát-mần là hịch, ta biết thêm họa sĩ ngoài tài vẽ còn là hịch sĩ, nếu xờ-tát-mần trừu tượng làm ta hoang mang, thì ta biết họa sĩ đang hoang mang 1 cách rất chi là...trừu tượng.

Chớ mà làng ta hẹp lòng bắt/đòi họa sĩ còn phải là nhà xờ-tát-mần sĩ oách-xà-lách nữa (mà em cũng chưa tỏ 1 cái xờ-tát-mần oách-xà-lách có cần không nữa) thì e là làng ta cầu toàn quá chăng?

hihi đồng ý với bạn luôn nếu làm theo kiểu đó thì bạn sẽ có con đường rất chi là êm dịu và dễ chịu và hầu như các củ nghệ củ gừng Việt Nam đều làm như thế… Tại sao ??
1. Là tránh được trường hợp bút sa gà chết, thà rằng không viết về tác phẩm thì chẳng ai bắt bẻ được không dại gì để lộ cái ngu của mình ra, muốn hiểu sao thì hiểu khen hay thì tao vỗ tay, chê dở thì tao không thèm chấp, đánh bài lờ đi cho xong chuyện, tranh của tao đã đạt tới cảnh giới bất khả tư nghị nên lời khen chê của chúng bay chỉ làm cho tao thêm nổi tiếng vì thiên hạ chỉ nghe từ miệng tụi mày chê tao chứ tao đâu nói gì … rõ ràng là ghen ăn ghét ở nên mới làm thế ,có ngon thì làm đi, làm như vậy vừa được tiếng là cao đạo vừa che đi cái dốt của mình hay quá còn gì
2. Tránh được các cơ quan kiểm duyệt... tôi có nói gì đâu nào?? Tại người xem mỗi người một ý không thể cấm họ suy luận lung tung nếu ai đó suy luận bậy đó là do họ, chẳng liên can gì đến tôi không biết không có tội..., còn nếu được triển lãm và kiểm duyệt không phát hiện ra thì được tiếng đấu tranh ngầm từ bên trong thay đổi cái gốc rễ chứ ai lại đi hồ đồ cực đoan như mấy thằng đồ tể.. làm như vậy thì chính thống cũng ưu ái mà giang hồ cũng nể cả.
3. Triển lãm về chất độc màu da cam nhưng đọc statement thì khán giả lại biết thông tin họa sĩ mới tậu được con xe cổ rất sành điệu... rồi nhà báo đến phỏng vấn về việc họa sĩ lấy vợ là hoa hậu để đưa lên ngôi sao.net... còn một số người từ đầu đến cuối đứng ở bàn tiệc ăn uống rồi nói chuyện về buôn bán bất động sản, bàn tán về chuyện tào lao và uống beer, ăn thịt và kết luận họa sĩ là một người làm thơ giỏi nhất trong trường mỹ thuật dẫu sao cũng có tiếng là giỏi nhất tốt lắm rồi còn gi ...!!

5. có quan trọng gì đâu nghĩ ngợi làm gì cho mệt đời là hư không tất cả chỉ là ảo giác nghĩ nhiều thì cũng có thay đổi được gì đâu dân ta còn lạc hậu lắm làm sao mà thay đổi được ….thôi ta cứ nôm na là cha mách qué cho hợp với lệ làng và thong dong ung dung tự tại đi qua cuộc đời cho nó sướng bản thân sân si làm gì cho mệt xác .. mình thấy buồn là buồn mình thấy nó vui là vui quan trọng nhất là do mình…bức xúc và minh bạch làm gì cho nó tổn thọ (copy trong sách thiền …triết nửa mùa chương lý luận đà điểu ..pha chút AQ chính truyện )
6. khoai tây là một thứ văn hóa rởm tao vừa mới học về bài của ban tuyên giáo về sự dãy chết của chủ nghĩa tư bản, tất cả sự duy lý đều là những giáo điều khô cứng, trong sự phát triển có tiềm tàng mầm mống của sự đổ vỡ ... nên thằng nào sính ngoại mà cứ ‘sờ tét mần” bắt làng phải suy nghĩ đối chứng mệt quá … một hồi bực mình làng cho mấy thằng chí phèo ra nó sử thì chúng bay chỉ có nước mà tiêu đời con ạ.

Tóm lại là có quá nhiều thứ lợi khi mình ỡm ờ nửa đùa nửa thật vàng thau lẫn lộn. .. (cái chính yếu luôn nằm ở giữa .. copy ranh ngôn .. hihi

2:17 Thursday,27.10.2011

Đăng bởi:  ù út ịt

ngô lực nói:"ụt ịt ơi ! bạn có vẻ như là đắc ý khi phát hiện ra một điều rất lớn về manzoni gọi cứt là tác phẩm, nhưng nói như cách bạn hiểu về câu của tôi thì có lẽ không chỉ cục cứt tây nó làm rồi đâu mà là tất cả những gì tôi nói trên đã có người làm hết rồi, đắc ý làm gì với chuyện xưa như trái đất ấy"
nói 1 lần nữa rồi thôi (câu này mượn của nguyễn xuân hoàng) tôi thấy bạn CÙN vãi cả NGÔ rồi đấy. Không có lửa làm sao có khói, không có ĐẤT làm sao có NGÔ:"NHƯ CÁCH BẠN HIỂU VỀ CÂU NÓI CỦA TÔI thì có lẽ không chỉ cục cứt tây nó ...." bạn đọc lại lời nói đầu tiên của bạn đi
"Trong khi những đề tài gần gũi tác động trực tiếp đến đời sống con người, đến xã hội, những bức xúc, những bất công hàng ngày nhan nhản diễn ra trước mặt thì lại ngoảnh mặt làm ngơ, cho rằng là giải trí tầm thường, gây hấn phá bĩnh …" thế câu này hàm ý gì đây Lực ơi, chính từ câu này của bạn tôi với bạn mới cmt lại với nhau 1 số vấn đề, nói như thế có khác gì người ta không thích làm những vấn đề như bạn nghĩ thì bạn bảo họ làm ngơ, vui nhỉ.
còn vẫn từ câu nói ù út it của bạn " Bạn biết không chúng tôi chẳng làm cái gì của Tây nó làm cả" thì tôi mới cmt lại với bạn chuyện tây nó cũng làm rồi (còn thực tế cuộc sống quanh ta nó chính là cảm hứng cho nghệ sĩ, chuyện trùng nhau về motif, hay concept là chuyện bình thường) đừng gào mồm lên như thế...
còn cái chuyện các thầy cô giáo là chuyện ngoài lề không liên liên quan, tôi không thích bàn tán. còn thế nào là mới hay không mới mà bạn còn không biết thì tôi vái ba vái anh Ngô nha. dẫu biết cái mới vô cùng khó nhưng không phải thế mà không thể không có nỗ lực mỗi người. tại sao các trường phái theo thời gian cứ lần lượt ra đời, và tại sao lại có cha đẻ của trường phái nọ trường phái kia, nó có cả 1 tiến trình nhất định... nếu bạn có tiến trình riêng của bạn được mọi người công nhận thì tôi chúc mừng thành tâm.
p/s: à quên, bạn có tiến trình ý chứ: CHỦ SAO TRANH-BODY ART- KCBT- CHÊ MÒN MỸ THUẬT.... CHÚC MỪNG... CÁM ƠN VÀ ĐÂY CHÍNH LÀ CMT CUỐI CỦA TÔI VỚI "ngô" nhé....bye

15:50 Wednesday,26.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

@ Ngô Lực: "..nếu chỉ hiểu tâm hồn thì tác phẩm chẳng phải là tâm hồn của nghệ sĩ đó sao ?? ko lẽ tâm hồn cũng cần phải chú thích..."

Zạ đúng, tác phẩm phán ánh tâm hồn nghệ sĩ, nhưng cũng chỉ phiến ziện, em nghĩ thế. Nếu được hiển thêm các góc cạnh bí ẩn khác của tâm hồn người nghệ sĩ qua xờ-tát-mần thì càng quý chớ sao? Phản ánh, phản chiếu tất nhiên là hoàn toàn khác với zải thích chớ ạ.

Tỉ dụ: như đại ca Mai Duy Minh khi xưa chơi tác phẩm đầu zài tóc xõa thì làng ta biết anh đã có chất nghệ rùi, nhưng nay anh Minh chơi tiếp quả xờ-tát-mần bằng cú húi trụi thùi lụi thì "bỗng nhiên tá hỏa" lộ quả thủ chuốt đỉnh cực lạ và làng ta lại càng hiểu là đại ca vừa rất nghệ sĩ mà cũng rất "ngầu đầu hải tặc", phải không ạ.

Thế thì ta thêm yêu thêm quý nghệ sĩ mà không nỡ bắt bẻ xờ-tát-mần, phải không ạ.

15:28 Wednesday,26.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Anh/chú Ngô Lực à, ý em là có thể xờ-tát-mần là xờ...tát...mần, mần răng phải zải thích hay nói về chiển lãm hay tác phẩm ở chiển lãm, nó chỉ cần là "lời tuyên" của nghệ sĩ, thế là đủ để bà con có 1 chút thông tin hiểu thêm về chính bản thân nghệ sĩ (có thể xờ-tát-mần của họa sĩ là bài thơ, thì ta biết họa sĩ còn là thi sĩ, nếu xờ-tát-mần là hịch, ta biết thêm họa sĩ ngoài tài vẽ còn là hịch sĩ, nếu xờ-tát-mần trừu tượng làm ta hoang mang, thì ta biết họa sĩ đang hoang mang 1 cách rất chi là...trừu tượng.

Chớ mà làng ta hẹp lòng bắt/đòi họa sĩ còn phải là nhà xờ-tát-mần sĩ oách-xà-lách nữa (mà em cũng chưa tỏ 1 cái xờ-tát-mần oách-xà-lách có cần không nữa) thì e là làng ta cầu toàn quá chăng?

Ban-căng ghê gớm.

14:17 Wednesday,26.10.2011

Đăng bởi:  ngo luc

hihi em có ý kiến mình vẫn không hiểu được ý của bạn rằng dính tới triển lãm cũng được ko dính cũng chẳng sao vậy thì viết statemant làm quái gì ..?.nếu chỉ hiểu tâm hồn thì tác phẩm chẳng phải là tâm hồn của nghệ sĩ đó sao ?? ko lẽ tâm hồn cũng cần phải chú thích àhh ;-)

12:53 Wednesday,26.10.2011

Đăng bởi:  ngo luc

ụt ịt ơi ! bạn có vẻ như là đắc ý khi phát hiện ra một điều rất lớn về manzoni gọi cứt là tác phẩm nhưng nói như cách bạn hiểu về câu của tôi thì có lẽ không chỉ cục cứt tây nó làm rồi đâu mà là tất cả những gì tôi nói trên đã có người làm hết rồi đắc ý làm gì với chuyện xưa như trái đất ấy ...có điều tôi thấy bạn giống như mấy ông thày trong trường lúc nào cung la lối lên cái này cũ quá không mới nhưng lại dạy một cái giáo trình cách đây vài thế kỷ và nhận xét mọi truyện trên lăng kính quan niệm của vài trăm năm về trước ... và khi thấy bất kỳ ai làm cái gì khác họ thì luôn luôn mở cái băng nhai đi nhai lại một cách" vô ý thức là cái này tây nó làm rồi "tôi không muốn tranh luận với bạn về như nào là cũ như nào là mới vì có lẽ đề tài này quá lớn nếu muốn bạn có thể viết một bài cho mạch lạc thế nào là cũ là mới rồi chúng ta bàn tiếp ...tôi nghĩ nó sẽ bổ ích cho bạn và cho cả tôi và mọi người ...chứ bạn đừng có cái kiểu cứ mở miệng ra là bật cái băng "cái này tây no làm rồi "nghe nó cứ chuôi chuối làm sao ấy ...!

2:31 Wednesday,26.10.2011

Đăng bởi:  ù út ịt

HI BẠN ngô lực:
Bạn nói:
"Bạn biết không chúng tôi chẳng làm cái gì của Tây nó làm cả, chúng tôi chỉ làm những việc gần gũi đời thường... như mắm ruốc, cục phân, giải trí, gây sự, khoancbtong rút hầm cầu, bức xúc những chuyện hàng ngày như hít thở không khí trong lành, tự do, dân chủ ... cái mà bạn hoàn toàn không thích..."
Xin lỗi Ngô Lực nhé, đến "CỨT" là thứ bạn tưởng là tây nó không làm thì bạn nhầm hoàn toàn rồi, hay cái thứ XÀ BẦN nó cũng làm hết rồi (bài Thông helô giới thiệu trên Soi đấy). Cái gì nó cũng làm hết rồi xin thưa với bác Lực ạ. Chứ không phải như bạn tuyên bố đâu: "Bạn biết không chúng tôi chẳng làm cái gì của Tây nó làm cả!" (Tôi paste nguyên câu của bạn đó, không bạn lại nói tôi đọc không kĩ). Có chăng câu chuyện " CỨT" của bạn nó khác "CỨT" Của tây mả thôi. Nếu bạn cần bằng chứng TÂY nó làm CỨT RỒI thì cứ nói nhé, tôi sẽ gửi Soi... Còn bàn về vấn đề miệt thị bạn không nhận hoặc tôi hiểu nhầm bạn thì xin miễn bàn nữa vì văn nói khác văn viết chia sẻ với nhau nó cũng khó. Còn vấn đề artdecor xin thưa với bạn tôi chán chả buồn tranh luận với bạn đâu. ok- vui ghê

23:07 Tuesday,25.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Về xờ-tết-mần, em nghĩ cũng không nên quy chụp đó là bài zới thiệu hay "phím" cho khán zả hay khách hàng tiềm năng.

Đơn zản, đó chỉ là tâm tư/ý tưởng làm nghệ thuật, sáng tác vào 1 thời điểm tức thời thôi, zính đến chiển lãm càng tốt, không cũng chẳng sao, nhưng cũng làm cho khán zả công chúng hiểu thêm phần nào tâm hồn người nghệ sĩ ạ.

20:28 Tuesday,25.10.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...chắc phải tệ như kiểu các triển lãm cúng CỤ..."

Cụ là cụ nào?

Đề nghị anh Thông không zùng thuật ngữ chiển lãm "CŨNG CỤ" nữa. Xưa rồi lượm ơi

Thuật ngữ này bây zừ gọi là chiển lãm "CÚNG HỘI" ạ.

Đề nghị nghiêm túc kiểm điểm và ớp-đết.

Chết thật, các anh các chú mải đi Tây nhiều quá đôi khi hơi bị lạc hậu tình hình mùa màng quê nhà tươi tốt thế nào.

Tự hào ghê gớm.

12:09 Tuesday,25.10.2011

Đăng bởi:  ngo luc

bạn vua tranh chép ơi dạo này chép tranh hết ăn roài ...ít người mua tranh chép lắm bây giờ họ chuyển sang mua chữ ký và tranh nhái vậy nên nghề nhái và nghề nhân bản như gà đẻ trứng hàng loạt đang rất ăn khách , chỉ có điều chịu khó đưa cái uy tín và chữ ký của mình ra chút thì bán có giá liền có mất gì đâu nào vì rằng đời họa sĩ một là bán tranh cho bảo tàng và nhà sưu tập hai là bán tranh cho khách hàng thông thường , chờ bảo tàng thì chết đói nên chỉ có đường bán cho doanh nhân đại gia những người yêu nghệ thuật qua lời nhà phê bình ...vậy nên mấu chốt là nhà phê bình các họa sĩ muốn bán được phải nhờ nhà phê bình ca tụng chính vì vậy từ chép tranh thấy tụi nhái thành công nhờ nhà phê bình nên có ý định muốn làm nhà phê bình và bạn cứ tin đi trong tương lai tôi sẽ phê bình làm sao cho tất cả những người trong xưởng chép tranh của tôi thành họa sĩ nổi tiếng hết ... chờ xem nhé ban...;-)

11:49 Tuesday,25.10.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Nào, bênh bạn Ngô Lực một tí nào. Không phải vì sợ bạn Lực oánh hội đồng khi tớ vào Sài Gòn nên quay ra nịnh Ngô Lực đâu, đơn giản vì lần này tớ có cùng một số quan điểm với Ngô Lực về vấn đề statement thôi:
1. Trước tiên phải nói đến chất lượng của hai triển lãm ở Huế thực ra không tệ nếu nhìn qua ảnh internet. Bởi khi đọc hai cái statement tù mù kia, tớ tưởng tượng ra tác phẩm của hai nghệ sĩ này chắc phải tệ lắm, chắc phải tệ như kiểu các triển lãm cúng cụ mà Hội hay tổ chức nơi các tác phẩm hổ lốn của các tác giả không biết mình vẽ để làm gì bày chung với nhau. (các statement của các triển lãm dạng đó cũng tù mù như thế mà).
Tớ thích tác phẩm sắp đặt của nghệ sĩ Lại Thanh Dũng nhất.
Những chuyện còn lại như Ngô Lực nói về tranh mang tính decor, trừu tượng lai với siêu thực..v.v.. tớ nghĩ Ngô Lực nói cũng có phần đúng đấy chứ. Về mặt thị giác thì đúng thế. Tất nhiên phải nhìn thấy ở đây một số nỗ lực làm khác đi của hai nghệ sĩ. Chẳng hạn như tác giả Nguyễn Thành Trung chọn làm trên gương thì phải, còn tác giả Lại Thanh Dũng bọc tác phẩm vào nylon... Hai tác giả này muốn tìm kiếm cách thể hiện khác (tuy không mới hẳn, trên đời này dường như chẳng còn cách gì gọi là hoàn toàn mới cả).
Chỉ tiếc là trong statement, hai tác giả tốn rất nhiều công sức cho những ngôn từ vô nghĩa mà chẳng cho khán giả biết gì về những thử nghiệm "mới" này. Không biết nhìn ra (hoặc nói ra) thế mạnh, điểm khác biệt của mình, xu hướng của mình, chính hai tác giả sẽ thiệt thòi lắm.
2. Việc thứ hai là tớ muốn nói về comment phản ứng với Ngô Lực của bạn Ù Út Ịt và bạn Mít Tờ Sú.Tớ biết bạn cáu và tự ái với bạn Ngô Lực. Nhưng như những tranh cãi "muôn thuở" mà chúng ta thấy trên Soi, sao lúc nào người bị phê bình cũng quay ra bới móc công việc của đối thủ. Cá nhân tớ không thích cách làm nghệ thuật của KCBT. Nhưng chuyện đó thì liên quan gì đến tranh cãi lần này. Bạn Ù Út Ịt nên tập trung vào bảo vệ hai tác giả Huế (nếu bạn muốn thế) bằng cách phủ định những quan điểm của Ngô Lực hơn là quay ra bới móc nhau. Tranh luận như thế mới bớt lòng vòng, loằng ngoằng.

11:36 Tuesday,25.10.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN HÉ LỘ

Hé lộ những điều tốt đẹp, ở sự năng nổ làm việc của các bạn.

11:33 Tuesday,25.10.2011

Đăng bởi:  ngo luc

hihi, bạn mit to SÚ, tôi nghĩ bạn đặt câu hỏi thú vị đấy nhưng tôi đề nghị bạn bỏ cha cái ông nghệ sĩ nổi tiếng thế giới mà bạn biết trên Soi đi.. Nếu là bạn khi bạn đi ngang qua một bảo tàng nghệ thuật trước cổng bảo tàng đó có ghi một statemant như sau "Ở nơi đây có những tác phẩm cực kỳ tâm huyết có những tác phẩm mang cảm giác mong manh tinh khiết... hứa hẹn đưa ta vào ranh giới thẩm mỹ mê hoặc người xem..." nhưng khi mà bạn vào trong thì hỡi ôi bạn nhận được một cảm giác hoàn toàn ngược lại nhat nhẽo, và bạn thầm chửi rủa rằng chỉ có thằng khùng mới nói đây là những tác phẩm thẩm mỹ mê hoặc hay mong manh tinh khiết...! nhưng dù sao tất cả cảm nhận của mọi người không ai giống ai là điều đương nhiên nhưng lúc đó bạn mới thầm tiếc rằng giá như không có cái của nợ statemant kia thì bạn đã tự do suy tưởng tác phẩm theo cách của bạn và không bị cảm giác bị lừa, hoặc nếu tác giả thật sự hiểu được thế mạnh của tác phẩm của mình ở đâu...) thì sẽ biết cách viết như nao cho phần thông điệp đến với người xem một cách tự do nhất và tối đa nhất... (nhấn mạnh cái câu nếu thật sự hiểu được thế mạnh của tác phẩm của mình ở đâu...) vậy nên là khi xem một tác phẩm đương đại thì bạn đừng bao giờ tin vào cảm nhận của nhà phê bình nhất là những người lấy thơ ra để bình về ý niệm thị giác... mà bạn phải tự đến xem và tự là nhà phê bình... và điều duy nhất có thể phê bình đúng đắn là bạn dựa vào statemant và cảm nhận tác phẩm... Xin lỗi nếu điều tôi nói có gì sai và thiếu mong bạn bổ xung thêm chứ vấn đề này không chỉ một vài dòng có thể giải thích đủ được.

11:08 Tuesday,25.10.2011

Đăng bởi:  Ong cả thủ

Đọc statement ong cả thủ
Đến xem triển lãm thủ hết ong

10:55 Tuesday,25.10.2011

Đăng bởi:  VUA TRANH CHÉP

Xin chào nghệ sỹ Ngô Lực!
Trước tiên xin tự giới thiệu tôi là một họa sỹ bình thường nhưng rất thần tượng anh.
1) Về vấn đề làm kinh tế mở phòng bán tranh chép ngày xưa của anh rất thành công.
2) Sau khi có tiền anh chuyển sang Body painting cũng rất nổi.
3) Bây giờ anh lại trở thành phê bình nghệ thuật cũng rất xuất sắc đặc biệt là bài viết này.

Một lần nữa tôi kính trọng và bái phục anh. Mấy năm vừa rồi tôi cũng lén lút đi theo con đường của anh, và bây giờ tôi cũng đã có ít kinh phí tôi ước mơ làm được nghệ thuật Đương Đại, chí ít cũng gần được bằng anh.
Xin cám ơn về bài viết của anh, làm cho tôi mở ra rất nhiều điều về vấn đề ngôn ngữ.

10:43 Tuesday,25.10.2011

Đăng bởi:  ngo luc

"Khi xem tác phẩm tôi chỉ thấy những chân dung được thể hiện theo lối bán trừu tượng nửa siêu thực rất bình thường, pha thêm chút trang trí décor – cách mà các hoạ sĩ bán tranh thường hay làm với cái khung gỗ rất đẹp, màu sắc ngọt ngào tinh khiết – những bức tranh gợi cho tôi cái cảm giác có thể mua nó về sẽ rất phù hợp những ngôi nhà sang trọng, những khách sạn."
"Tôi thật sự rất ghét - nói thẳng rất bực mình với thái độ ăn nói kiểu "ờ út ịt" như thế này. Xin hỏi bạn: thế cứ vẽ "duy mỹ" là decor sao, cứ màu sắc ngọt ngào là decor sao, mà decor là xấu sao? tôi thấy bạn nói có vẻ miệt thị lối tranh này quá...."

Bạn ù ịt ơi !!! bạn đọc lại đoạn trên của tôi viết đi không có một ý nào có vẻ miệt thị tranh decor cả. Bạn có biết rằng những nghệ sĩ theo đuổi trường phái art decor đã góp phần thay đổi thẩm mỹ thế giới, tôi chỉ trả nó về đúng vị trí của nó thôi, mà không nhầm thì đó là lời khen thì đúng hơn, vì tranh của mình mà có đại gia mua về là hãnh diện lắm chứ, có nhiều họa sĩ hãnh diện bán tranh bạc tỉ đó thôi... Chắc bạn ù ịt nên mới vội vàng nổi nóng um xùm lên vậy!!

"Tất cả những thứ bạn đang làm không có gì mới lạ, đừng tưởng là đổi mới, xưa rồi, Tây họ làm hết rồi bạn ơi..." haha, câu này nghe quen quá (nhũng não toàn tập...) bạn biết không chúng tôi chẳng làm cái gì của Tây nó làm cả, chúng tôi chỉ làm những việc gần gũi đời thường... như mắm ruốc, cục phân, giải trí, gây sự, khoancbtong rút hầm cầu, bức xúc những chuyện hàng ngày như hít thở không khí trong lành, tự do, dân chủ ... cái mà bạn hoàn toàn không thích... (tùy bạn bạn có quyền vì bạn vẫn còn nhiều thứ khác ngoài thứ đó để làm vd như treo ngược tâm hồn lên cành cây chẳng han... nói chung là tùy cứ sống và ko ảnh hưởng đến bố con thằng nào) nhưng tôi rất ngạc nhiên là làm sao bạn có thể nói những việc trên tụi tây có thể làm thay chúng ta được ?? Cái cách mà bạn nói tôi thấy bạn tiếp cận vấn đề hoàn toàn mang tính hình thức ở một góc độ nào đó tư duy này rất phản động, có lẽ chính vì cách tiếp cận hình thức đó làm cho bạn nghĩ rằng những gì hào nhoáng bề ngoài là tư duy DUY MỸ... và chắc chắn điều này chứng minh bạn chẳng hiểu biết gì về DUY MỸ cả...
P/S:ahh ! Mà nếu ví những điều hủ lậu như là nước thì có đôi khi cũng phải hắt đổ những nước bẩn ấy đi để thay vào một nguồn nước mới trong sạch và tươi trẻ hơn... Tôi vẫn tự đổ cho chính mình hoài... hy vọng nếu bạn có cũng nên làm thế... sẽ tăng văn hóa chứ ko giảm đâu... !!

9:39 Tuesday,25.10.2011

Đăng bởi:  Mít tờ SÚ

Nghệ sỹ Ngô Lực cho em hỏi 1 câu thôi nhé.
Không biết các nghệ sỹ đương đại nổi tiếng trên thế giới mà em được đọc trên Soi họ có căng thẳng về Statement không nhể???

1:44 Tuesday,25.10.2011

Đăng bởi:  ù út ịt

Chào Ngô Lực, tôi thấy bài bạn viết có vẻ bạn rất bức xúc về SỜ TẾT MẦN của anh chàng họa sĩ người Huế này- bạn nói nhiều điều rất đúng, nhưng có một số vấn đề tôi không đồng tình với bạn tí nào bạn Ngô Lực ạ.
Bạn viết: "Khi xem tác phẩm tôi chỉ thấy những chân dung được thể hiện theo lối bán trừu tượng nửa siêu thực rất bình thường, pha thêm chút trang trí décor – cách mà các hoạ sĩ bán tranh thường hay làm với cái khung gỗ rất đẹp, màu sắc ngọt ngào tinh khiết – những bức tranh gợi cho tôi cái cảm giác có thể mua nó về sẽ rất phù hợp những ngôi nhà sang trọng, những khách sạn."
Tôi thật sự rất ghét- nói thẳng rất bực mình với thái độ ăn nói kiểu "ờ út ịt" như thế này. Xin hỏi bạn: thế cứ vẽ "duy mỹ" là decor sao, cứ màu sắc ngọt ngào là decor sao, mà decor là xấu sao? tôi thấy bạn nói có vẻ miệt thị lối tranh này quá. Xin nói 1 điều với bạn rằng, tất cả những thứ bạn đang làm không có gì mới lạ, đừng tưởng là đổi mới, xưa rồi, Tây họ làm hết rồi bạn ơi. (Tôi còn khẳng định luôn, mặc dù chưa nhìn thấy tranh của Ngô Lực, tôi dám nói thẳng bạn còn không vẽ nổi DUY MỸ nữa cơ! Vì sao tôi nói vậy? Vì tôi nhìn vào công việc bạn làm trong KHOAN CAT BE TONG đó, một người suy nghĩ như vậy thì tranh cũng đến thế mà thôi!)
Vấn đề thứ 2: Bạn nói: "Trong khi những đề tài gần gũi tác động trực tiếp đến đời sống con người, đến xã hội, những bức xúc, những bất công hàng ngày nhan nhản diễn ra trước mặt thì lại ngoảnh mặt làm ngơ, cho rằng là giải trí tầm thường, gây hấn phá bĩnh ….Có lẽ với tôi tất cả những kiểu suy nghĩ trên mới là DỊ BẢN – một DỊ BẢN mà không có một quốc gia nào trên thế giới có được."
1 LẦN NỮA CHẮC NHIỀU NGƯỜI CŨNG NHŨN NÃO (mượn câu này của bạn) với suy nghĩ này của bạn. Con đường nghệ thuật (quan điểm nghệ thuật nó khác nhau) nó rất mở, không ai giống ai, tôi không giống bạn, bạn không giống họ, họ không giống ... ai đó là chuyện bình thường. Tôi nói thẳng tôi không thích cái đề tài mà bạn gọi là gần gũi đó thì sao - có sao không - hay là không đương đại nhỉ (hài quá). Một lần nữa đừng chê người ta cái kiểu hắt nước đổ đi như thế, góp ý cũng phải có văn hóa. Tôi rất thích câu này của anh họa sĩ Hoàng già có cmt trong bài IM -OM: IM ĐI MÀ LÀM VIỆC- ĐỪNG CÓ LÀM OM LÊN (lại mượn một lần nữa). thanks

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả