Nghệ sĩ Việt Nam

Chiều thứ tư ám ảnh
của Nguyễn Minh Quang

   Nhà thơ Dương Tường từng viết về Nguyễn Minh Quang như sau:  Tôi muốn gọi Nguyễn Minh Quang là người suy ngẫm hội họa. Không theo lối đã vạch sẵn của những người đi trước, cũng không quyết liệt đương đại như các bạn cùng lứa Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Quang Huy hay Nguyễn […]

Ý kiến - Thảo luận

8:35 Monday,21.6.2010

Đăng bởi:  admin

Trung (và Hoàng):

Soi nghĩ rằng cuộc tranh cãi trên của các bạn đã xuất phát sai ở một điểm: hiểu sai ý anh Đạt.
Tóm lại, Soi thì hiểu ý của anh Đạt là:
1/ nhà phê bình ngày nay không có trình độ bằng các curator,
2/ nhà phê bình ngày nay không hiểu nghệ sĩ bằng các curator.

Soi còn hiểu là:
1/ Anh Đạt không nói là “nghệ sĩ hiện đại không cần các nhà phê bình”,
2/ Anh Đạt chỉ nói, “nghệ sĩ hiện đại không quá lệ thuộc vào các nhà phê bình như trước nữa.” (vì nhà phê bình ngày nay tụt hậu).
Và nếu thầy Quân và Vũ Lâm mà cũng hiểu như thế thì có lẽ đã không có chuyện thầy Quân nhỏ nhẹ từ chối vai trò lâu nay mình vẫn làm, và anh Vũ Lâm đã không phải khẳng định vai trò của nhà phê bình. Họ sẽ đi vào bàn tiếp vậy thì nhà phê bình phải làm gì để nghệ sĩ vẫn thấy họ là có ích cho công việc.

Tuy nhiên, trong bối cảnh một cuộc tranh luận thì các bạn biết rồi, khó mà nghe kỹ được từng từ, và phân biệt ngay “không lệ thuộc” với “không cần” nó khác nhau một trời một vực.
Giờ đây ngồi trước văn bản thì nói thánh nói tướng thế, chứ tống vào một căn phòng hội thảo thì Soi cũng nghe lẫn lộn cả thôi.

7:31 Monday,21.6.2010

Đăng bởi:  hoang

Cách đây khá lâu, sau triển lãm (trâu Nguyên) tại gallery 39A Lý quốc Sư có một buổi tọa dàm về cuộc triển lãm đó. Buổi tọa đàm ban đầu xoay quanh vấn đề tượng của Nguyên nhưng không hiểu sao đến cuối buổi lại xoay quanh vấn đề quan hệ giữa nghệ sỹ với: 1/ nhà phê bình,
2/ các curator, có cả thầy Nguyễn Quân ngồi đó nhưng Đạt rồ hỗn hào nói là: nghệ sỹ hiện đại không quá lệ thuộc vào các nhà phê bình như trước nữa bời nhiều nguyên nhân. 1/ các nghệ sỹ đương đại hiện nay khi sáng tác hầu hết đều tự xây dựng cho riêng mình một cơ sở lý thuyết và quan niệm. 2/thông tin về art trên thế giời bây giờ quá dễ tiếp cận. 3/ các nghệ sỹ có nhiều cơ hội đi đến các trung tâm nghệ thuật lớn trên thế giới hơn (nhiều khi đi nhiều hơn cả các nhà phê bình lý luận). 4/trình độ học vấn và khả năng giao tiếp, học, đọc ngoại ngữ của nghệ sỹ hiện nay đã cải thiện hơn trước nhiều, trong khi đó các nhà phê bình nghệ thuật lại không có sự nỗ lực cần thiết hoặc nổi trội trong vấn đề này. Vấn dề trầm trọng nhất là các nhà phê bình chỉ có thể nhận xét các tác phẩm sau khi nó ra đời và được trình bầy, nhiều khi và với một vài nghệ sỹ rất ít triển lãm trong nước thì các nhà phê bình hoàn toàn không có thông tin đầy đủ, trong khi đó các curator gần gũi và nhiều khi song hành cùng với các nghệ sỹ, họ chịu trách nhiệm và họ gắn liền thành công và thất bại của các nghệ sỹ, chỉ riêng điều đó thôi đã tỏ ra tính ưu việt rồi. Sau khi Đạt rồ trình bày xong thầy Quân có nhỏ nhẹ: mình là nhà nghiên cứu, còn Vũ Lâm nói là: phê bình rất cần cho báo chí và tuyên truyền. câu chuyện này đã xảy ra khá lâu nhưng vẫn có thể có ít nhiều giá trị. Mong Soi góp ý thêm.

23:32 Sunday,20.6.2010

Đăng bởi:  Trung

Cách đây khá lâu, sau triển lãm (trâu Nguyên) tại gallery 39A Lý quốc Sư có một buổi tọa dàm về cuộc triển lãm đó. Buổi tọa đàm ban đầu xoay quanh vấn đề tượng của Nguyên nhưng không hiểu sao đến cuối buổi lại xoay quanh vấn đề quan hệ giữa nghệ sỹ với: 1/ nhà phê bình,
2/ các curator, có cả thầy Nguyễn Quân ngồi đó nhưng Đạt rồ hỗn hào nói là: nghệ sỹ hiện đại không quá lệ thuộc vào các nhà phê bình như trước nữa bời nhiều nguyên nhân. 1/ các nghệ sỹ đương đại hiện nay khi sáng tác hầu hết đều tự xây dựng cho riêng mình một cơ sở lý thuyết và quan niệm. 2/thông tin về art trên thế giời bây giờ quá dễ tiếp cận. 3/ các nghệ sỹ có nhiều cơ hội đi đến các trung tâm nghệ thuật lớn trên thế giới hơn (nhiều khi đi nhiều hơn cả các nhà phê bình lý luận). 4/trình độ học vấn và khả năng giao tiếp, học, đọc ngoại ngữ của nghệ sỹ hiện nay đã cải thiện hơn trước nhiều, trong khi đó các nhà phê bình nghệ thuật lại không có sự nỗ lực cần thiết hoặc nổi trội trong vấn đề này. Vấn dề trầm trọng nhất là các nhà phê bình chỉ có thể nhận xét các tác phẩm sau khi nó ra đời và được trình bầy, nhiều khi và với một vài nghệ sỹ rất ít triển lãm trong nước thì các nhà phê bình hoàn toàn không có thông tin đầy đủ, trong khi đó các curator gần gũi và nhiều khi song hành cùng với các nghệ sỹ, họ chịu trách nhiệm và họ gắn liền thành công và thất bại của các nghệ sỹ, chỉ riêng điều đó thôi đã tỏ ra tính ưu việt rồi. Sau khi Đạt rồ trình bày xong thầy Quân có nhỏ nhẹ: mình là nhà nghiên cứu, còn Vũ Lâm nói là: phê bình rất cần cho báo chí và tuyên truyền. câu chuyện này đã xảy ra khá lâu nhưng vẫn có thể có ít nhiều giá trị. Mong Soi góp ý thêm

23:19 Sunday,20.6.2010

Đăng bởi:  hoang

khổ quá Soi ơi!
bạn làm một trang Web chủ yếu về art
mà nhất là art đương đại mà bạn lại dùng chữ tranh đẹp quá nhiều vậy là sao? tìm chữ gì hay cụm khái niệm gì đó đúng và hay hơn cho anh em nghệ sỹ đương đại chúng tôi đỡ tủi!
còn việc phê bình như bài phê bình trên thì đúng như loanh quanh nói, thứ xịt nước hoa rẻ tiền này bây giờ đâu còn dọa ai nữa. Vai trò nhà phê bình trong mỹ thuật hiện đại đã không còn qun trọng với người làm nghệ nữa, nó chỉ cần thiết cho công chúng nói chung và các nhà báo thôi.

11:29 Sunday,13.6.2010

Đăng bởi:  admin

Loanh Quanh thân mến, thay vì phê bình... nhà phê bình, SOI nghĩ bạn nên tấn công vào... tranh kỹ hơn. Nhà phê bình biết đâu có cái lý của họ khi bảo là tranh đẹp (mà họ thấy thế thật đấy), ta cũng không cần phải thay đổi hay chỉ trích cái "lý" ấy và nói họ sáo rỗng hay hiểu biết mù mờ bạn ạ.
Bạn chỉ cần phân tích tranh xấu vì sao, cái gì khiến nó đi chênh vênh và chỉ trực ngã sang lãnh thổ hàng chợ, theo SOI, thế là xong, và sẽ rất nhiều người được hiểu thêm từ đấy.
Cảm ơn bạn trước.

11:06 Sunday,13.6.2010

Đăng bởi:  loanh quanh

Thôi thì một dòng tranh Decorative , nói chung thì bảo xấu thì oan, mà bảo đẹp thì ừ rằng đẹp; chứ cái kiểu nhang nhác thế này có đầy ở mấy gallery Hàng Gai,Tây vẫn mua đều, nếu nó xấu thì ma nó mua.
Nhưng chán nhất ở đây là lối phê bình vặn vẹo, một lối phê bình mà anh có thể dán lên bất cứ tác giả nào, mà nó có thể dùng đi dùng lại chả cần thay đổi trong nửa thế kỉ: mở đầu bao giờ cũng:"...là người suy ngẫm hội họa. Không theo lối đã vạch sẵn của những người đi trước..". Mà tôi cũng chả hiểu "..,cũng không quyết liệt đương đại như các bạn cùng lứa Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Quang Huy hay Nguyễn Văn Cường..." là sao?
Ở đây tôi đồ rằng nhà phê bình hiểu rất mù mờ về từ đương đại; nó làm liên tưởng tới từ action hơn thì phải.Thế rồi một loạt từ: chắt lọc cảm xúc, xuy ngẫm riêng, ộc trào cảm xúc... rồi nghệ sĩ xuất biểu...vv thật là sáo rỗng. Rồi gán ghép vào một thể loại tranh sơn mài mà đặc thù của chất liệu, kĩ thuật này là phải biết chờ đợi, tiết chế và có phần phải tính toán trước hiệu quả. Thế rồi đối lại, cũng một lời tự bạch sáo rỗng nữa của họa sĩ: để đối lại: "Không theo lối đã vạch sẵn của những người đi trước" thì:"Tôi muốn vẽ những trải nghiệm của mình, những gì tôi biết và thấy bằng chính mắt mình" và loanh quanh lại làm sang bằng câu:"Tôi muốn “biên tập” lại chút xíu: “… bằng con mắt tâm linh của chính mình.” Tranh của Quang, như tôi thấy, hàm chứa đầy băn khoăn về tồn tại."
Hơ hơ: cuối cùng thì vẫn "tâm linh" với "tồn tại". Oách sà lách. Làm nhà phê bình mỹ thuật Việt Nam dễ thật, thủ sẵn lọ nước hoa, tìm họa sỹ: xịt xịt. OK. Thế là thành tài năng đấy.

18:42 Friday,11.6.2010

Đăng bởi:  mixu

ca thi giong TRAN LUONG, con gia dinh thi la THANH CHUONG + LE THIET CUONG !!! Dung la am anh!

12:37 Friday,11.6.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Vòng Vòng Vèo Vèo, xếp đi xếp lại, túm lại là thầy đã hết võ rồi hả, thầy ơi!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả