Soi học

Bài học Chủ nhật: Vòng nguyệt quế của Apollo - Tại ghét đàn ông hay tại "thằng" Cupid?

Trái với những biểu tượng “sẵn có” như con đại bàng của Zeus, con công của Hera, con cú của Athena; vòng nguyệt quế mà Apollo hay đội trên đầu có gắn liền với tích hẳn hoi.   Tích này về số phận (có lẽ hẩm hiu) của nàng Daphne, trước khi vào bài (cũng […]

Ý kiến - Thảo luận

21:42 Sunday,12.11.2023

Đăng bởi:  admin

@ Duy: Có đó bạn. Đó là bài: "Bài học Chủ nhật: Hermes – Thần của ngoại giao, nhưng lại hay nói dối"

20:03 Sunday,12.11.2023

Đăng bởi:  Duy

có truyện nào về Hermes không ạ

11:49 Sunday,7.5.2017

Đăng bởi:  Ong bắp

Mục nay hay cực, đề nghị ra đều

0:45 Sunday,13.9.2015

Đăng bởi:  phale

@Phutai1984: Mình thấy cơ bản thì đã giới thiệu được các vị thần quan trọng, có luôn cả tích dài phổ biến. Nên giờ đang chờ tài liệu về thêm, được thì làm tiếp tích nhưng dưới dạng khác chẳng hạn. Bạn chịu khó chờ nhé, mình phân loại, nghiên cứu xong sách vở thì mình làm tiếp.

23:18 Saturday,12.9.2015

Đăng bởi:  Phutai1984

Mục này đang hay sao tự dưng không thấy bài mới nữa nhỉ

21:28 Thursday,30.4.2015

Đăng bởi:  Pha Lê

@Hạnh Quyên Nguyễn: .
Nếu mình nhớ không lầm, bản về đàn lia mà bạn kể là bản của nhà thơ Apollodorus. Nhà thơ Pausanias cũng nhắc tới bản này nhưng thoáng qua chứ không chi tiết như Apollodorus. Rất ít họa sỹ vẽ tranh bản 50 con bò nên mình không kể. Theo mình thì Apollodorus hay Ovid đều đáng nghi như nhau :))) nên đành kể tích nào có nhiều tranh hơn
Sau này nếu bạn thấy bản của ông nào thú vị, thì bạn bổ sung kiểu "Theo Apollodorus thì tích diễn ra hơi khác, như thế này..." thì mình sẽ tìm hình minh họa nếu có, và nhờ Soi bổ sung vào cuối bài, để người đọc tham khảo thêm. Tốt nhất là có tên tác giả của bản ấy cho mọi thứ rõ ràng, người muốn tham khảo không bị rối, còn không có hoặc chỉ có link internet hay nguồn từ sách tổng hợp cũng ok.

19:44 Thursday,30.4.2015

Đăng bởi:  Hạnh Quyên Nguyễn

Ông Ovid nói thế chứ Soi tin làm gì ? Apollo có lấy gỗ của cây nguyệt quế làm đàn lia đâu ? Lúc Apollo đang hứa hôn với Koronis (công chúa hạ giới) thì thần Hermes (bấy giờ chưa lớn, vẫn còn là trẻ con) ranh ma lấy trộm 50 con bò trong đàn bò của Apollo rồi giết đi 2 con trong số 50 con ấy để làm lễ cúng tế thần Zeus rồi lấy da bò căng lên mai rùa, lấy hai chiếc sừng bò cắm lên mai rùa, lấy ruột bò làm dây căng giữa đôi sừng đấy để làm đàn lia. Rồi thần Apollo phát hiện thấy mất 50 con bò, bắt Hermes trả thì cậu chàng trả có 48 con rồi nộp luôn đàn lia cho Apollo. Từ đấy Apollo mới có biểu tượng là đàn lia.

17:30 Tuesday,2.4.2013

Đăng bởi:  phale

@ Nina: Lá nguyệt quế tươi thơm hơn khô rất nhiều, lại có vị ngọt nên dùng nấu ăn thì thích lắm, nhưng lá này kén, muốn tươi thì phải tùy mùa tùy chỗ nên đa số người ta xài lá khô. Nấu lá nguyệt quế tươi thì nấu một chút rồi phải vớt ra, nếu không món ăn sẽ đắng. Còn lá khô thì bạn hầm lâu mấy tiếng (như hầm cà-ri) vẫn không sao cả. 


Dùng mấy cây này thử độ ô nhiễm được :)) vùng nào ô nhiễm thì lá cây nguyệt quế tươi sẽ không thơm tẹo nào 

15:58 Tuesday,2.4.2013

Đăng bởi:  Nina

Hình như người ta chỉ dùng lá nguyệt quế khô làm gia vị thôi, chứ lá tươi thì mình không biết.

19:57 Wednesday,23.1.2013

Đăng bởi:  Mở Ngoặc

Cái tích này cũng thâm thúy nhỉ. Thắng và thua cùng ở trong một cái vòng nguyệt quế!!! Apollo đuổi hụt hơi như thế mà không được gì, là thua rồi. Nhưng dù Daphne có biến thành gì thì chàng vẫn yêu, một tình yêu vượt qua vật chất đến thế là thắng quá rồi còn gì!!! Trọn trao nguyệt quế ở Olympic như thế là ổn. Vì thắng thua cũng chỉ là tương đối thôi. Người thắng kỳ này cũng có thể sẽ là nguời thua kỳ sau, hoặc ở một mặt khác... Nên vòng nguyệt quế cũng có thể là một biểu tượng răn đe ngầm đối với người thắng cuộc: coi chừng nhé, lên đỉnh Olympia rồi có thể sẽ là... chỉ đi xuống thôi đấy. Đừng sa vào tự mãn. Cố lên nhé! ;-)

12:34 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  pha lê

@ Huy thông. Cái này thật tình Lê không rõ lắm. Lê biết rằng về sau, số lượng những người thờ thần Apollo vượt những thần khác, Apollo giống một "ngôi sao show biz" hiện giờ, và giống như một biểu tượng của vinh quang. Tuy Zeus là chủ xị của cuộc thi Olympic nhưng Apollo là thần của nghệ thuật và thể thao, nên có lẽ người ta lấy vòng nguyệt quế đội cho người chiến thắng tại Olympic và cái tục này lan ra từ đó

Nhiều dân Hy Lạp cho rằng việc Apollo rượt Daphne đến mức biến thành cây là một "thành tích" (?). Các biểu hiện tình cảm thời xưa hơi khác người.

Nhưng Lê thì nghi lý do chính người Hy Lạp cổ chọn nguyệt quế là vì cây này rất khỏe và vẫn mọc tốt vào mùa đông, rất ấn tượng khi tuyết phủ đầy mà nguyệt quế vẫn xanh tốt (bởi vậy nên Thiên Chúa giáo cũng dùng). Nó là biểu tượng của sức mạnh, chưa kể nó có thể uốn cong được và không đâm chích như cây thông. Nếu Olympic được tổ chức vào mùa lạnh thì chỉ có thể lấy nguyệt quế đội chứ cây khác đã héo mất tiêu. Hồi xưa vàng đồng kẽm chì là những thứ đắt đỏ, ngay cả quân đội cũng không phải ai cũng được cầm kiếm sắt thoải mái như trong phim Hollywood bây giờ, nên làm vương miện đội cho người chiến thắng là điều xa xỉ, cuối cùng chỉ có nguyệt quế là vừa đẹp vừa rẻ, thời tiết nào cũng mọc um tùm

9:54 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Tra trên wiki thì thấy Nguyệt Quế có lá dùng làm gia vị. Người Hy Lạp xưa thường tặng những vòng Nguyệt Quế cho người thắng giải các cuộc thi này nọ. Vậy ra tất cả đều liên quan đến cái dạ dày, tức là thắng giải thì phải đi khao, trong lúc chờ đồ nhậu thì quờ tay lên đầu là có lá Nguyệt Quế nhấm nháp, giống như dân ta có lá Diếp Cá hay lá Mơ vậy. Ha ha
Chắc Pha Lê có cách giải thích hay hơn tớ.

9:47 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Pha Lê ơi. Tớ tò mò tại sao các nhân vật trần thế sau này hay chọn vòng Nguyệt Quế làm biểu tượng cho sự vinh quang. (Cezar chẳng hạn, nhiều quốc huy cũng có vòng nguyệt quế). Sao không chọn vương miện của các vị thần khác mà lại chọn vòng Nguyệt Quế của Apollo khi mà vòng này xuất phát từ một chuyện rất sến và rất "bất minh".

16:36 Sunday,13.11.2011

Đăng bởi:  Hip

Ôi, đau ruột với chàng Apollo quá :-))))))). Chạy theo tình yêu khiến con người ta phát khiếp đến nỗi biến thành cây mà vẫn còn hí hởn hái cành nguyệt quế giắt lên đầu. Tưởng tích về cành nguyệt quế phải thơ mộng lắm, hóa ra bùn cười chết đi được. Cám ơn Pha Lê kể chuyện rất dí dỏm và hay.

9:30 Sunday,13.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...Không hiểu sao các họa sĩ cứ thích vẽ mấy ông thần sông theo kiểu râu ria bùm xùm, cầm bình nước ngồi thẫn thờ, trông chẳng khác gì mấy tay bợm nhậu, vừa chán vừa thiếu sinh khí..."?

Bởi vì các thần sông đã biết kiểu zì đến thế kỉ 20 rồi 21 các sông ngòi trên trái đất sẽ hoá sông đen sông thối như Tô Lịch Nhuệ Giang nên các thần ủ zột kiểu như "...từ-đó-em-buồn"...

Buồn ghê gớm!!!

9:18 Sunday,13.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...Apollo...mái tóc vàng...Daphne...mọc rễ....chàng quỳ gối ôm Daphne...thiết tha..."

Úi za, đọc tới chỗ nì em mới hiểu vì răng các bác các cụ Đại-Za nhà ta không mua tranh pháo chỉ khoái mua Bon-sai cây kiểng để ngày ngày ngồi bẻ cành tỉa lá ôm gốc cây kia làm zì...

Si đì ghê gớm!!!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả