Nghệ sĩ Việt Nam

Tại Sàn Art: Không thiếu vắng mà tràn đầy

  SỰ THIẾU VẮNG TRÀN ĐẦYTriển lãm cá nhân của Nguyễn Thái Tuấn Khai mạc: 18g thứ Năm 10. 11. 2011Từ 10. 11 đến 15. 12. 2011Tại Sàn Art, số 3 Mê Linh, Quận Bình Thạnh, TP. HCM   Buổi khai mạc triển lãm tại Sàn Art thật đầm ấm, vui vẻ. Ta có, Tây […]

Ý kiến - Thảo luận

9:29 Wednesday,16.11.2011

Đăng bởi:  Phước Thọ

Cmt của Lý Chuồn Chuồn hay, xin post lại đây cho bà con đọc:
*
Tôi xin tự giới thiệu, tôi là người mới chú ý đến tranh Việt Nam từ vài năm nay, và cũng mới biết SOI qua một anh bạn, nhân ngày chủ nhật trời mưa tại một quán cafe ở quận 13. Tôi vào Soi giữa lúc ầm ỉ chuyện Phái-Phương. Sau đó vì thấy thiên hạ dùng Soi để chửi nhau quá nên cũng hơi mệt, tạm xa Soi.

Nay vào lại, tôi nghe mấy đại họa gia và quý phê bình gia râm ran về chuyện tranh của Nguyễn Thái Tuấn giống tranh của cô Liên Trương, mà qua hình ảnh đối chứng thì thấy cà hai dều vẽ không đầu cả, vậy thì theo con mắt của người mới biết xem tranh như tôi, tôi thấy hai họa sĩ vẽ giống nhau, cũng trong phòng có bàn ghế, cũng quần áo kẻ Tây, người Ta, vậy thì đơn giàn mà suy ra ai vẽ sau là bắt chước người vẽ trước, vì trên thế giới nầy thiếu gì thứ đề vẽ, chứ đâu phải chỉ có bàn ghế và không đầu v..v.. giống nhau như vậy mới nói lên được ý tưởng của họa sĩ, mà là theo Hoàng Ngọc Tuấn, tranh ẩn chứa một ý nghĩa chính trị sâu sắc mới ghê chứ! Vậy thì nếu không vẽ như tranh Liên Trương thì Nguyễn Thái Tuấn không biết dùng hình tượng gì khác để nói lên quan điểm hoặc chính kiến của mình sao? Nguyễn Thái Tuấn đã bị đàn anh coi thường quá. Mà phàm đã là một nghệ sĩ thực thụ (theo tôi nghĩ) thì họ là những người rất tự trọng, nên không dể gì chịu vẽ theo tranh của người khác.

Nhưng rất tiếc là quãng thời gian qua, tôi thấy chuyện họa sĩ Việt Nam cho ra đời những đứa con lai nhiều quá. Mà giai đoạn gần đây thì con lai chệt khá nhiều. Biết rằng trong hội họa, muốn có một con đường riêng không dễ, nhưng không phải vì vậy mà cứ bê của người ta làm cái của mình. Hay là họa sĩ Việt Nam chỉ cần vẽ sao để bán được tranh mà thôi?

Trở lại chuyện tranh Nguyễn Thái Tuấn, có vài người nhảy vào bênh vực không công, nhưng có mục đích.

Hoàng Ngọc Tuấn, theo sự hiểu biết của tôi, là một người có thật, phong độ và tài hoa. Hoàng Ngọc Tuấn hơn ai hết hiểu tranh Thái Tuấn ẩn chứa đậm nét màu sắc chính trị, vì Nguyễn Thái Tuấn là sản phẩm do nhóm Tiền Vệ nặn ra và nuôi dưỡng. Thái Tuấn đã được nhóm nầy sắp đặt đầy đủ điều kiện để sang Úc ở mấy tháng để vẽ, vẽ xong thì những Việt Kiều nầy đã mua phần lớn tranh của Nguyễn Thái Tuấn. Sau thời gian ở Úc và hấp thu đầy đủ tinh thần của các chính trị gia salon, trở về Việt Nam, Tuấn đã thay đổi hoàn toàn bút pháp mà suốt hơn 10 năm Tuấn đã trung thành theo đuổi. Vì vậy nên Tuấn phải được bảo vệ bởi những người đã nặn ra Tuấn. Vậy có ai còn thắc mắc gì về Thái Tuấn và Hoàng Ngọc Tuấn nữa không? Nếu ngược lại may mắn tranh của Nguyễn Thái Tuấn được đem ra triển lãm trước thì Nguyễn Thái Tuấn và các đồng chí của Nguyễn Thái Tuấn hẳn đã cười khảy và ồn ào, lao nhao rằng con bé nào nhái tranh Nguyễn Thái Tuấn, đánh bỏ bu nó đi cho nó chừa, phải không Lý Đợi?

Nếu còn có chút tự trọng, Nguyễn Thái Tuấn nên thu hồi loạt tranh nầy về, và vẽ cái khác hoành tráng hơn, bằng cái gì của mình có, đừng a dua theo các lý sự cùn mà bảo rằng chúng nó la ó ghê quá vì chúng nó thấy tôi bán được tranh nên chúng nó ganh tị, nên nhớ rằng ở Việt Nam, tôi biết rất nhiều triệu phú dollar do bán tranh mà có thấy ai ganh tị với họ đâu? Nguyễn Thái Tuấn nên tôn trọng những ý kiến phản hồi của dư luận làm cho mình được tốt hơn,và đừng làm công cụ cho một phe phái nào. Một Mỹ Lệ Thi còn đó vì đi ngược lại ý đồ của thế lực quá khích mà người ta sẳn sàng làm áp lực để cô nầy mất việc làm, đồng nghĩa là mất đất sống ở xứ lạ quê người. Những ông chính trị gia salon nầy, thân dài vai rộng đã hợp lực để đánh te tua một phụ nữ đang nuôi con dại, thật là một chiến thắng vô cùng vẻ vang.

Chuyện tranh nhái ở Việt Nam đã tràn lan, vì vậy nên tôi đã từng chứng kiến tranh Việt Nam bị các nhà chuyên môn thẩm định tranh của thế giới không quan tâm như đã quan tâm và ưu ái tranh của các họa sĩ cùng thời trong khu vực.Vậy để chữa trị căn bệnh nhái trầm kha nầy, tôi nghĩ các bạn phải mạnh tay chữa trị bằng cách lấy độc trị độc, dù biết là đau,nhưng các bạn cứ phang mạnh tay vào nếu phát hiện Đại Họa Gia nào nhái tranh của người khác, có như vậy các họa sĩ ta mới chịu động não mà tìm một lối đi cho mình. Và không nên biện minh bởi một ý nghĩa cao siêu nào cả, theo kiểu tôi vẽ giống nó nhưng tôi có ý tưởng cao siêu hơn nó v… v…

Chuyện các họa sỉ ảnh hưởng phong cách của các họa sĩ đi trước thì không hiếm, nhưng chuyện thấy tranh của người nầy vẽ như vậy bán được khá nhiều thì người kia cũng nhái theo để bán thì tồi tệ quá, người tự trọng không ai làm như vậy.

Lý Chuồn Chuồn Mùa Thu Paris

10:42 Tuesday,15.11.2011

Đăng bởi:  SAO THẾ NHỈ???

Hi- @HÀ LINH: "vĩnh hằng và bất biến" chính là muốn diễn giải cái "motif phổ quát "của anh Tuấn Ngọc (theo cảm giác của tôi) nhưng mà làm bạn rất khó chịu (theo cảm giác của bạn)!!! So-ry nha , dù sao Soi đã mời khách thì ai cũng như ai thôi, chỗ công cộng không có quyền sở thích riêng theo ý mình, hehe , còn nữa, trong comment cho bài này tôi chỉ dùng duy nhất một nick thôi, nếu lên mạng mà cứ bận tâm tới thằng kia ngoài đời thật là ai thì căng thẳng lắm không thư giãn được đâu. Nhân đây tôi cũng nói luôn với bạn và anh Tuấn Ngọc - tôi là người xem tranh, cảm quan cá nhân và tầm tri thức ở mức nào thì bình luận như thế - cam đoan không hề có ác ý hay tư thù gì để tung hoả mù hay đánh hội đồng (ặc ặc! tư duy rất rất "chụp mũ"), vì tôi có quen biết gì anh Tuấn Thái đâu!!!

9:07 Tuesday,15.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Đan Phượng

Cảm ơn Soi đã thêm giúp các đề mục mà mình lỡ không ghi vào.

Phiền Soi bổ sung 2 chữ mà mình ghi thiếu trong ý 2 giúp mình: "- Anh Tuấn rõ ràng tranh luận vào vấn đề: “Có hay không?”" Thành: - Anh Tuấn rõ ràng tranh luận vào vấn đề: “Có sao chép hay không?”

Cảm ơn Soi nhiều.
Đan Phượng.

0:00 Tuesday,15.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Đan Phượng

Trao đổi lại về những ý kiến của Hoàng Lan:
1. "Anh Hoàng Ngọc Tuấn lúc nào cũng mắng người khác, nào là thiếu hiểu biết, xấu bụng, trẻ con, không rành hội họa."
- Mình thấy anh Tuấn nói câu đó 1 lần, và mình cho rằng đó là quan điểm của cá nhân anh ấy và anh ấy đang chứng minh cho quan điểm của mình, nếu bạn cảm thấy nó giống như một lời mắng, thì có lẽ cảm giác của mình và bạn khác nhau.

2. "Anh Hoàng Ngọc Tuấn thay vì cãi vào vấn đề thì lại bàn về danh tính. Viện cớ phải có danh tính mới đối thoại?"
- Bạn thấy anh Tuấn vẫn đang đối thoại với bạn Em có ý kiến đó chứ?, đâu phải “viện cớ phải có danh tính mới đối thoại?”. Anh ấy chỉ đề nghị một cuộc đối thoại giữa 2 người chính danh thôi. Nhưng có lẽ là điều đó là bất khả thi với bạn Em có ý kiến.
- Anh Tuấn rõ ràng tranh luận vào vấn đề: “Có sao chép hay không?” đó chứ bạn. Và lý lẽ của anh ấy là: “hình tượng 'người không đầu' không phải là một sáng kiến nguyên thủy của bất cứ họa sĩ nào cả, mà là một motif phổ quát mà bất cứ họa sĩ nào cũng có thể sử dụng. Vấn đề là bút pháp. Mỗi bút pháp khác nhau có thể đem đến cho hình tượng 'người không đầu' một nội dung diễn tả khác nhau.” Một trong những ví dụ đó là những tác phẩm vẽ hoa hướng dương.
- Phản biện của bạn Em có ý kiến dựa vào:
+ Sự so sánh giữa Bùi Xuân Phái và Bùi Thanh Phương để nói về sự sao chép. Thứ nhất là việc chép y hệt tranh của Phái để bán là một việc khác với việc xem xét 2 bức vẽ có một vài yếu tố giống nhau. Bạn Em có ý kiến đem việc nọ để chứng minh cho việc kia là đánh bùn sang ao.
+ So sánh với bức “Mona Lisa nhìn đùi gà” tưởng tượng của bạn ấy , tiếc là ví dụ này tự thân nó đã phản bác lại ý kiến của bạn ấy, vì đó thực sự là hai bức khác hoàn toàn nhau.

3. "Bạn Em có ý kiến không cần biết anh Tuấn là ai vẫn có thể đối thoại đến nơi đến chốn."
+ Bạn ấy hoàn toàn có thể biết anh Hoàng Ngọc Tuấn là ai.
+ Bạn ECYK chỉ một mực cho rằng tranh của Thái Tuấn và Liên Trương giống nhau. Còn anh HNT cho rằng không thể nhìn sự giống nhau ở một vài chi tiết mà khẳng định là giống nhau và chứng minh cho lập luận của mình. Chẳng lẽ bạn thấy rằng như thế là anh Hoàng Ngọc Tuấn đang đối thoại không đến nơi đến chốn?

4. "Ngoài ra tôi muốn hỏi Đan Phượng thế nào là ngôn ngữ xấc láo? Viết "d" thành "z" là xấc láo? Hay viết "d" là "d" nhưng mắng người khác "dốt" là xấc láo?"
- Về việc mắng, mình đã nói trên. Tức là khái niệm về văn hóa tranh luận của bạn và tôi hoàn toàn khác nhau, và vì thế, tôi không cố công để bạn hiểu về thái độ nghiêm túc cần thiết trong tranh luận hay anh HN-Tuấn có tôn trọng người đọc hay không. Bởi tôi e rằng việc đó là vô vọng.

Cá nhân tôi có nhận thấy những điểm giống nhau và khác nhau giữa tranh của Thái Tuấn và Liên Trương. Và tôi đồng tình với quan điểm của anh NHT cho rằng: không phải sự giống nhau nào cũng có nghĩa là sự sao chép. Tôi đồng tình nhưng chưa thừa nhận. Và tôi chờ đợi bài phản biện của anh HNT là vì thế.
Cảm ơn bạn.

23:55 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  Thái Tử Ấn

Em có điều này rất tò mò muốn hỏi (đặc biệt là hỏi tác giả đã công bố giá tranh Thái Tuấn trên Soi):

1. Làm cách nào mà Sàn Art bán được tranh nhái đến $12000 thế ạ?!
2. Mà có biết ai đã bỏ khoản tiền lớn thế để mua tranh nhái trong tình hình kinh tế Việt Nam thế này không ạ?
3. Nếu biết người mua phải tranh nhái thì chúng ta có trách nhiệm phải làm điều gì nhân danh những người yêu nghệ thuật đích thực không ạ?

Em chợt thiển nghĩ ra thế nên bèn mang hỏi quý diễn đàn thôi. Mong nhận được chỉ giáo thêm.

23:01 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  Hà Linh

Tôi có cảm giác nhiều người ở đây chỉ là một người ẩn dưới nhiều nick khác nhau để mở trận liên hoàn, sử dụng đầy đủ những thủ thuật từ đánh biển người đến tung hỏa mù. Anh Hoàng Ngọc Tuấn chưa bao giờ nói tới việc chứng minh nghệ thuật "vĩnh hằng và bất biến", nhưng lại có người vẫn bịa ra để làm lạc hướng hay làm rối vấn đề. Nếu diễn đàn này muốn giữ giá trị thì nên tránh để xảy ra tình trạng này. Độc giả đọc vào thấy rất khó chịu.

22:51 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Nguyễn Hoàng Phưong Lan ơi: Thực ra anh Hoàng Ngọc Tuấn viết bài đăng Tiền Vệ hay đăng Soi thì đều được mà. Bà con ta kéo nhau sang đấy coi. Bao giờ anh Ngọc Tuấn có bài thì đăng một đường link sang bên này cho bà con biết nhé.
Nhân vụ này thấy chột dạ, may là ngày xưa triển lãm xong, tớ viết luôn bài về tranh tớ giống tranh ai, ảnh hưởng ai cho thẳng thắn. Có người bảo thế là chặn họng thiên hạ, Nhưng mà chặn được vẫn hơn. Mong các hoạ sĩ cùng rút kinh nghiệm.

22:47 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  Hưng

Hiện tượng sử dụng tác phẩm của người khác một cách có dụng ý nhằm mục đích tăng tính thuyết phục, châm biếm đả phá, lật đổ một thần tượng, gây sốc… cũng là một cách mà nghệ sĩ trên thế giới vẫn làm, nhưng trường hợp của Tuấn không phải như vậy. Người trong giới dễ thấy tranh của Tuấn rất giống tranh của Trương không chỉ vấn đề xây dựng nhân vật mà cả bối cảnh trong tranh, khác chăng là thay đổi hình thức đồ vật,… một tranh đàn ông vẽ còn một tranh đàn bà vẽ. Nghệ thuật thiếu sự trung thực chỉ vô nghĩa!

22:32 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  tuyệt vời

Nguyễn Hoàng Phương Lan nói: "Cá nhân tôi thấy tranh họa sĩ Thái Tuấn đã có ý tưởng giống với ý tưởng tạo hình của Liên Trương. Đấy là điều cốt lõi. Nếu do xem tranh Liên Trương mà khiến anh Thái Tuấn nảy ra series này thì thiết nghĩ anh Tuấn cũng nên nói một dòng xuất xứ của cảm hứng. Còn nếu tự nhiên trong đầu nảy sinh ý tưởng ấy thì đành phải nghĩ là do tư tưởng lớn gặp nhau thôi vậy.
Tuy nhiên cho đến phút này không nghe họa sĩ Thái Tuấn nói gì thì tôi thiên về hướng anh đã mượn tạo hình của Liên Trương"

COMMENT SẮC SẢO TUYỆT VỜI... VOTE CHO COMMENT NÀY

22:29 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  SAO THẾ NHỈ???

... thấy mọi người cãi nhau vui quá- nhào vô - comment tiếp:
Xem đi xem lại thấy dòng tranh Interior và dòng tranh Untitled có khi ý tưởng là của 2 người - những bức series 1 ý tưởng có tư duy triết học, rất mạch lạc và dường như có ánh sáng khoa học (mặc dù mô tả một không gian u tối và ám ảnh) (tôi đánh giá tầm ý tưởng sáng tạo cỡ các bạn Khựa trở lên!). Sang đến loại thứ 2 lại trở về một khúc ca trì trệ, (thật phản ánh rõ ràng phong cách Vietnamese?!). Nói thật là bây giờ anh Tuấn Thái chưa dám phát biểu gì trên Soi, còn anh Tuấn Ngọc thì đang đi tìm tư liệu để viết bài chứng minh nghê thuật là "vĩnh hằng và bất biến" - vậy bà con cứ cắn răng chờ đợi đến tuần sau đi, biết đâu sẽ có cái hay hơn để học hỏi.
Lưu ý trong khi chờ ECYK phải bình tĩnh, không được vọng động, để bảo đảm danh hiệu "sinh viên Yết Kiêu" không phải là Chí Phèo:)!!!

22:11 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Hoàng Phương Lan

Đan Phượng: Tôi theo dõi từ đầu cuộc tranh luận thì thấy:
- Anh Hoàng Ngọc Tuấn lúc nào cũng mắng người khác, nào là thiếu hiểu biết, xấu bụng, trẻ con, không rành hội họa.
- Bạn Em có ý kiến tuy đùa nhưng chưa bao giờ mắng anh Tuấn câu nào tương tự
- Anh Hoàng Ngọc Tuấn thay vì cãi vào vấn đề thì lại bàn về danh tính. Viện cớ phải có danh tính mới đối thoại?
- Bạn Em có ý kiến không cần biết anh Tuấn là ai vẫn có thể đối thoại đến nơi đến chốn.
Ngoài ra tôi muốn hỏi Đan Phượng thế nào là ngôn ngữ xấc láo? Viết "d" thành "z" là xấc láo? Hay viết "d" là "d" nhưng mắng người khác "dốt" là xấc láo?
- Thêm nữa anh Hoàng Ngọc Tuấn không coi trọng người đọc của Soi. Anh nói có hàng ngàn ví dụ người không đầu, nhưng hỏi anh ví dụ nào thì anh bảo để anh viết bài cho... Tiền Vệ!
Cá nhân tôi thấy tranh họa sĩ Thái Tuấn đã có ý tưởng giống với ý tưởng tạo hình của Liên Trương. Đấy là điều cốt lõi. Nếu do xem tranh Liên Trương mà khiến anh Thái Tuấn nảy ra series này thì thiết nghĩ anh Tuấn cũng nên nói một dòng xuất xứ của cảm hứng. Còn nếu tự nhiên trong đầu nảy sinh ý tưởng ấy thì đành phải nghĩ là do tư tưởng lớn gặp nhau thôi vậy.
Tuy nhiên cho đến phút này không nghe họa sĩ Thái Tuấn nói gì thì tôi thiên về hướng anh đã mượn tạo hình của Liên Trương hơn.

21:49 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Đan Phượng

Hay nhỉ,
- Một người có danh tính đàng hoàng và tất cả mọi người đều biết - Một kẻ giấu mặt, chưa bao giờ tiết lộ profile nhưng lại rất nhiệt tình soi xét những điều "hứa hẹn xấu xa" của người khác.
- Một người nói năng có văn hóa, nghiêm túc và tôn trọng độc giả - một kẻ nói năng kiểu trà đá vỉa hè, từ ngữ theo lối nhảm nhí, thiếu tôn trọng người đọc, thái độ lấc xấc.
- Một học giả - và một "chí phèo" thời hiện đại.

Nói thực là rất ngưỡng mộ anh Hoàng Ngọc Tuấn có kiên nhẫn đối thoại với kiểu người này.
Cảm ơn vì những ý kiến của anh.
Chờ đợi đọc bài viết của anh trên Tiền vệ.

20:27 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  Hoàng Ngọc-Tuấn

Nói với "Em-co-y-kien":

1/ Tôi đã trả lời bạn về cái dự định vẽ tranh Mona Lisa nhìn đùi gà của bạn, nhưng bạn đã... giả lờ đi.

2/ Hãy đón đọc một bài viết của tôi trên Tiền Vệ về những bức tranh vẽ người không đầu ở trong nhà và ở ngoài nhà của rất nhiều hoạ sĩ trên thế giới. Có lẽ bài sẽ đăng vào tuần tới.

3/ Môi trường sinh hoạt hội hoạ là một môi trường văn hoá, vì thế các ý kiến trao đổi nên đàng hoàng, khách quan, công bình, thì mới thú vị và bổ ích.

20:20 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...Lối xem tranh theo kiểu hễ thấy có những hình tượng tương tự thì kết luận ngay rằng đó là "sao chép", thì không phải của những người rành hội hoạ. Đó là lối xem tranh theo cách của trẻ con. Hay là lối xem tranh theo cách của những "người lớn" mà xấu bụng...."

Em/cháu xin thưa lại với anh/chú Ngọc-Tuấn là nhõn riêng ca Thái-Tuấn em/cháu thấy hơi-bị-giống-quá tới mức ngờ rằng "tí toáy" ý và hình của tranh chị Liên Trương (hơn nữa cả cái thời điểm 2007 đồng chí Thái-Tuấn "phát lộ" tư tưởng zùng người-không-đầu" cũng rất đáng ngợ) chứ các ca khác em/cháu đâu có zám hồ đồ kết luận là nhái chị Liên Trương ạ?

Còn cái cảm nhận "hơi-bị-zống-quá" thì đâu cứ vin là trẻ con (non tuổi) hay người lớn "xấu bụng" (ý của anh/chú Ngọc-Tuấn ạ) thì mắc mà cháu xin thưa rằng phàm đã là người học vẽ xem tranh từ bé tí 4-5 tuổi ta (mí lại còn tai vạ hơn nữa là sinh ra nhằm nhà có nghề vẽ vời za truyền nữa, hu hu...tội quá...) thì cái việc nhìn ra ai nhái ai đâu có zì khó, anh/chú Ngọc-Tuấn có đồng ý thế không...mí lại như ý các thầy Yết Kiêu vẫn zạy bảo thì đó là cái "cảm nhận tinh" hay là linh tính mách bảo của người trong nghề, người trong làng đoá ạ.

Tai vạ ghê gớm!!!

20:08 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Cảm ơn anh Hoàng Ngọc Tuấn đã đưa ra một zí zụ hay tiệt chần: cũng hoa hướng zương trên bàn thì được, sao người cụt đầu thì không được.
Anh Hoàng Ngọc Tuấn ơi, em cứ nghĩ vậy nì:
Vẽ hoa hướng zương trên bàn thì em cũng hổng zám nói zống đâu anh.
Chứ nếu các họa đều vẽ hoa hướng zương cụt đầu thì em cũng được quyền thắc mắc về tính nhái chứ phải hông anh?

Cùng vẽ người trong nhà: được
Cùng vẽ người cụt đầu trong nhà: phải coi lại anh Tuấn ơi.

Cụt hứng ghê gớm!

20:05 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  QUÁ THUYỀT PHỤC

TÔI 1 LẦN NỮA LIKE COMMENT CỦA E-C-Y-K:(19:05 Monday,14.11.2011 )THUYẾT PHỤC....

19:56 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  Hoàng Ngọc-Tuấn

Nói với "Em-co-y-kien":

1/ Tôi là Hoàng Ngọc-Tuấn, tên thật, và bạn có thể vào link này để xem tất cả thông tin về tôi:
http://tienve.org/home/authors/viewAuthors.do?action=show&authorId=1

2/ Nếu bạn vẽ Mona Lisa giận dữ nhìn một cái đùi gà, thì bức tranh đó hoàn toàn là của bạn. Xin chúc mừng.

3/ Năm 1919, Marcel Duchamp đã vẽ thêm bộ ria vào bức Mona Lisa, và viết mấy chữ "L.H.O.O.Q.". Đó là một tác phẩm độc đáo của Marcel Duchamp.

=============================

Nói với "thợ vẽ Sài thành":

Vincent Van Gogh vẽ tranh hoa hướng dương trên bàn.
http://www.posterrevolution.com/gallery/item.cfm?ID=643284

Claude Monet cũng vẽ tranh hoa hướng dương trên bàn.
http://www.posterrevolution.com/poster.cfm/claude-monet-tournesols-art-print-poster-24x31

Nhưng không thể vì thế mà nói rằng Monet "sao chép" tranh của Van Gogh.

Sau này, vô số hoạ sĩ cũng vẽ những bức tranh hoa hướng dương trên bàn, nhưng cũng không vì thế mà nói rằng họ đã "sao chép" tranh của Van Gogh hay Monet.

Ví dụ:
Laurie Pace vẽ tranh hoa hướng dương trên bàn:
http://thefivegraces.blogspot.com/2011/02/sunflowers-on-table-sunflower-oil.html

Hyacinth Manning vẽ tranh hoa hướng dương trên bàn:
http://www.visualphotos.com/image/1x6770632/sunflowers_on_table_with_decorative_cloth_2005

Dee Beard Dean vẽ tranh hoa hướng dương trên bàn:
http://johnbeardcollection.com/stilllifegallery/index_3.html

Karen-Lee, Kendall Kessler, Istvan Steve Boros, John Williams... vẽ tranh hoa hướng dương trên bàn:
http://fineartamerica.com/art/all/sunflowers+on+table/posters

Lối xem tranh theo kiểu hễ thấy có những hình tượng tương tự thì kết luận ngay rằng đó là "sao chép", thì không phải của những người rành hội hoạ. Đó là lối xem tranh theo cách của trẻ con. Hay là lối xem tranh theo cách của những "người lớn" mà xấu bụng.

19:25 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Thưa anh Hoàng Ngọc Tuấn:
1.em tên là Hoàng Tuấn Ngọc. Anh có biết em không? Hay em phải là họa sĩ tên tuổi anh mới coi Hoàng Tuấn Ngọc là một cái tên? Em xin phép khi đã xưng tên là Hoàng Tuấn Ngọc rồi thì những ý kiến sau là công tâm trung thực nhé anh:

2. Zù zì thì zì, em vẫn thấy anh Thái Tuấn chôm chỉa tranh chị Liên Trương ạ. Tiếc ghê gớm vì anh Thái Tuấn có tài thực sự mà vì sao lại sinh ra ý định ấy. Mà chôm ý tưởng của phụ nữ mới ghê chứ!

3. Nếu bây zờ em vẽ Mona Lisa nhưng zận zữ nhìn một cái đùi gà và bảo đây là thông điệp ẩm thực "chống zầu mỡ" (tức là khác xa thông điệp của bác Da Vinci) thì anh có nói đây là bức tranh zo em, tự em, không phụ thuộc, không bắt chước bác Da Vinci không?

4. Mong anh trả lời em ghê gớm. Nhân đây em cũng không biết anh Hoàng Ngọc Tuấn là tên thật hay tên zả ạ. Hồ nghi gớm ghê!

19:05 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  thợ vẽ Sài thành

Ái ngại ghê gớm... khi Hoàng Ngọc Tuấn cho rằng tranh của Thái Tuấn khác Liên Trương vì mang thông điệp chính trị? Nhiều người vẽ không đầu, không thân nhưng giống nhau từ ý tứ bố cục với không gian nội thất thì có lẽ ... không nhiều.

18:55 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Em có ý kiến trong comment lúc 18:20 có chút hồ đồ rồi. Bút pháp của Phương và Phái giống nhau chứ không khác nhau, tinh thần giống nhau và cái không khí phả ra từ tranh cũng tựa nhau. Vì vậy bạn nhại bạn Hoàng Ngọc Tuấn như thế là không chuẩn.
Tớ thấy tranh anh Thái Tuấn và tranh chị Trương Liên đem đến hai món ăn khác nhau cho tâm hồn. Không khí trong tranh cũng khác. Tranh anh Tuấn có cái bức bối đặc thù, lột tả đời sống chính trị phi dân chủ ở.. Namibia (vì toàn người có cổ và chân tay đen). Tranh chị Liên có cái tài tình ở chỗ chỉ nhờ quần áo mà nói lên sự đa dạng trong đời sống các nhân vật. Đây là lần đầu tiên tớ biết đến tranh chị Liên, nhưng thấy rất thú vị khi nhìn mỗi bức tranh mà đoán xem đây là gia đình da trắng, kia là gia đình Mỹ gốc Phi, gốc Á. Mục đích của anh Tuấn và chị Liên khi làm nghệ thuật cũng hoàn toàn khác nhau. (tất nhiên cũng phải nói rằng mục đích của Phương và BX Phái khi đụng đến bút vẽ cũng ..hoàn toàn khác nhau).
Về việc sử dụng quần áo không người, tớ cần phải suy nghĩ thêm một chút. Chưa muốn đưa ra ý kiến vì sợ hồ đồ. Nhưng Em Có Ý Kiến nghĩ sao nếu biết năm 2001, Phạm Huy Thông cũng đã vẽ quần áo không người (dù hơi khác). Tiếc là comment thì không đính hình vào được.
Cám ơn ban Hoàng Ngọc Tuấn đã đưa ra ý kiến trái chiều với đa phần ý kiến ở đây. Thế là có cái để bàn luận.

18:47 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  Hoàng Ngọc-Tuấn

Để đáp lại bạn ký tên "Em-co-y-kien", tôi thiển nghĩ, tối thiểu bạn cũng có thể nhận ra những sự khác biệt rõ rệt giữa bút pháp của Nguyễn Thái Tuấn và Liên Trương.

Ngoài ra, tất cả những dimensions trong tranh của 2 người đều khác hoàn toàn. Đặc biệt là sự khác biệt về ý tưởng. Tranh của Liên Trương biểu lộ những ý tưởng về văn hoá, ngược lại, tranh của Nguyễn Thái Tuấn biểu lộ những thông điệp mang tính chính trị.

Nhân tiện, cũng xin đề nghị bạn "Em-co-y-kien" nên lấy tên thật để đối thoại cho đàng hoàng và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình một cách công khai, đường đường chính chính.

Khi phê phán ai, ta hãy công khai xuất hiện mà phê phán, chứ đừng núp sau một cái tên giả, một bức màn, hay một mặt nạ để phê phán. E rằng thiếu công tâm và trung thực.

18:20 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Em/cháu kính xin anh/chú Hoàng Ngọc-Tuấn cho phép thử vận đoạn biện hộ cho ca Thái Tuấn vào ca Bùi Thanh Phương và em/cháu xin thưa trước rất công khai chăm phần chăm không dấu diếm với độc giả rằng thì là đoạn văn dưới đây là đoạn văn em đã CHÔM NHÁI 99,99% từ câu văn đến ý tưởng của anh/chú/ông Hoàng Ngoc-Tuấn đã đăng trên Soi ạ:

- Hình tượng "phố cổ nhà cũ " là một hình tượng vô cùng phổ biến trong hội họa từ xưa tới nay. Ý kiến cho rằng hình tượng "phố cổ nhà cũ" là sáng tạo của Bùi Xuân Phái là một ý kiến thiếu hiểu biết.

Chúng ta có thể tìm thấy hình tượng "phố cổ nhà cũ" trong hàng ngàn tác phẩm hội họa từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây. Tôi có thể kể ra cho các bạn hàng trăm tên tuổi họa sĩ từ xưa đến nay đã vẽ "phố cổ nhà cũ".

Vì thế, hình tượng "phố cổ nhà cũ" không thể được xem là một sáng kiến nguyên thủy của bất cứ họa sĩ nào cả.

Có thể nói, hình tượng "phố cổ nhà cũ" là một motif phổ quát mà bất cứ họa sĩ nào cũng có thể sử dụng. Vấn đề là bút pháp. Mỗi bút pháp khác nhau có thể đem đến cho hình tượng "phố cổ nhà cũ" một nội dung diễn tả khác nhau.

Sự khác biệt giữa tranh của Bùi Thanh Phương và tranh của Bùi Xuân Phái rất là rõ rệt.

Phải rất thiếu hiểu biết, hay với ác ý, thì mới cho rằng tranh của Phương "sao chép" lại tranh của Phái....

--

Đọc đi đọc lại...vẫn thấy ái ngại ghê gớm!!!

17:45 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  Hoàng Ngọc-Tuấn

Hình tượng "người không đầu" là một hình tượng vô cùng phổ biến trong hội họa từ thời cổ đại đến nay. Ý kiến cho rằng hình tượng "người không đầu" là sáng tạo của Liên Trương là một ý kiến thiếu hiểu biết.

Chúng ta có thể tìm thấy hình tượng "người không đầu" trong hàng ngàn tác phẩm hội họa từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây. Tôi có thể kể ra cho các bạn hàng trăm tên tuổi họa sĩ từ xưa đến nay đã vẽ "người không đầu".

Vì thế, hình tượng "người không đầu" không thể được xem là một sáng kiến nguyên thủy của bất cứ họa sĩ nào cả.

Có thể nói, hình tượng "người không đầu" là một motif phổ quát mà bất cứ họa sĩ nào cũng có thể sử dụng. Vấn đề là bút pháp. Mỗi bút pháp khác nhau có thể đem đến cho hình tượng "người không đầu" một nội dung diễn tả khác nhau.

Sự khác biệt giữa tranh của Liên Trương và tranh của Nguyễn Thái Tuấn rất là rõ rệt.

Phải rất thiếu hiểu biết, hay với ác ý, thì mới cho rằng tranh của Nguyễn Thái Tuấn "sao chép" lại tranh của Liên Trương.

17:08 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Gửi Thuỷ Vy. Gửi Soi
Tớ xin không bàn về tranh anh Thái Tuấn (vì việc đó tớ còn phải suy nghĩ thêm), chỉ xin bàn với hai bạn về comment của bạn Thuy Vy.
Chả là mọi người đang bàn với Soi về việc lập một "chợ" giao dịch tác phẩm trên Soi để những người mon men đến thú sưu tập có thêm luồng thông tin. Về ý tưởng: Mọi người đăng tranh lên, đăng giá tranh, điện thoại, email để khách nào thích thì tự liên lạc. Sẽ không có comment để tránh việc ném hoa hay ném đá. Tớ đồng ý với việc này. Nhưng lỡ một ngày nào đó có một anh Thông X nào đó vẽ tranh giống anh khác đăng tranh lên thì bà con ý kiến vào đâu. Giả sử anh Thông X đó đúng là nhái thật thì sau đó Soi sẽ xử lý thế nào? Hạ tranh xuống à. Mà nhiều vụ nhái từ trước đến giờ nhiều khi không thể nào có kết luận sau cùng.
Theo bạn Thuý Vy, việc lập "chợ" có ổn không? Có ý kiến gì phản biện không? Mong có thêm đóng góp của bạn.
Xin nhắc lại lần nữa, việc bàn bạc này không liên quan gì đến việc anh Thái Tuấn.

15:11 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  Thuy Vy

Đâu nhất thiết tác phẩm triển lãm ở Sàn Art là tác phẩm hay, tác phẩm bán được nhiều tiền (12.000USD) so với mặt bằng chung ở Việt Nam đâu hẳn là tác phẩm có giá trị. Điều này ai có hiểu biết về nghệ thuật đều hiểu rõ. Vô tình Soi trở thành kẻ lăng xê cho tranh nhái. Giá như Soi đừng đá động gì đến giá bán của tranh (vì tranh loại gì cũng có khả năng bán được tiền, tiền nhiều hay ít còn do tiếp thị của kẻ bán và nhận thức của đối tượng mua) thì cả diễn đàn sẽ không tốn công comment cho những loại tranh không nghệ thuật như thế này. Hết đạo nhạc, đạo ý tưởng rồi đến đạo tranh!!! Haiz...

8:59 Monday,14.11.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Sơn… rất mong anh Thái tuấn chia sẻ,,,

Với nhiều thắc mắc và băn khoăn đối với tranh của anh Thái Tuấn, rất mong được sự chia sẻ của anh đối với đọc giả của Soi, với những người đã từng kính nể anh, xin anh có những lời chia sẻ cùng bạn đọc.
Rất mong!

15:32 Sunday,13.11.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Sơn gửi Học Mà Như Vô…

Thêm 1 ý:
Với tranh của Thái Tuấn coi như là dòng tranh salon, cho dù có kết hợp ý tưởng, nhưng ý tưởng thì các bạn đã biết rồi, có cần thiết tôi phải nói thêm đâu.

15:21 Sunday,13.11.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Sơn gửi Học Mà Như Vô…

Các bạn đọc sẽ hiểu những gì chúng ta đang làm, và lời nói của chúng ta cần phải có trách nhiệm với chính mình, biết tôn trọng bản thân là điều tối thiểu khi ta nói chuyện cùng nhau. Với cách xưng hô của bạn Học Mà Như... trên, tôi thấy bạn chưa biết tôn trọng chính bạn, vậy càng không biết tôn trọng người khác. Với đối tượng kiểu này không xứng đáng để được tiếp chuyện cùng tôi. Xin bạn cho đọc giả được biết tên, thật đủ sự thuyết phục tôi sẽ tiếp chuyện bạn tiếp, nếu không tôi sẽ không tiếp chuyện bạn nữa sau cmt này.

13:57 Sunday,13.11.2011

Đăng bởi:  học mà như vô…

Sơn nói: "Nhân có sự liên quan của Moi Móc Ra- Học Nữa Đi, tôi giải thích một chút về sự dòng tranh salon là khái niệm của một dòng tranh dễ xem, thường dùng làm trang trí phòng khách, cấu tứ tương đối ăn nhập với những bộ salon phòng khách, ai cũng hiểu, với đề tài nào cũng vậy, như tĩnh vật, hay phong cảnh, hay nhân vật, hay chân dung, hay động vật cũng vậy,..vv... mà vẽ theo lối salon thì ta gọi đó là dòng tranh salon, chứ không riêng gì ở đề tài phong cảnh hay tĩnh vật. Với đề tài phong cảnh hay tĩnh vật mà tôi nói trên là sự khôn ngoan của Nguyễn Thái tuấn lựa chọn đề tài mà thôi, chắc là với mục đích dễ bán."
DẠ BẨM CỤ- cụ nói về tranh THÁI TUẤN như vậy thì con vái cụ cả nón...

11:37 Sunday,13.11.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Sơn gửi Moi Móc Ra và Học Nữa Đi…

MOI MÓC RA xin hỏi Soi 3 ý?
1. Nguyễn Hồng Sơn là người của Soi, chuyên "bình loạn" trái chiều để làm cho trang soi có những tranh luận hòng làm trang của mình ngày càng "hot" ???
2. Nguyễn Hồng Sơn là nhà "phê bình láu cá" ?
3. Nguyễn Hồng Sơn là một họa sĩ "ba phải" ???

NGUYỄN HỒNG SƠN trả lời hộ Soi:
Ý 1:
Là sự cảm nhận của mọi người đối với S.
Với cá nhân tôi, tôi muốn là người của tất cả các bạn yêu nghệ thuật, đặc biệt là bạn đọc của Soi. Nhưng điều đó thật là không thể được, bởi con người phải có đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, luật pháp làm khuôn mẫu, là cần thiết đối với một trang web như trang Soi của chúng ta.
Ý2:
Nguyễn Hồng Sơn là một họa sĩ, làm những việc mang lại niềm vui cho mọi người " Mang lại niềm vui cho mọi người là hạnh phúc lớn nhất của tôi".
Ý 3:
Nhân danh Nguyễn Hồng Sơn tôi xin trả lời bạn: Bạn chưa đọc kỹ 2 cmt của tôi, vì thế bạn hiểu sai ý của tôi.
Giải thích một chút nhé, "Cổ thì tớ cũng thích": Nguyễn Thái Tuấn dùng những vật dụng đồ cổ làm đối tượng nghiên cứu và sáng tác trong những bức tranh trên của anh, vì lý do đồng sở thích đó mà tôi nói rằng "Cổ thì tớ cũng thích".

Nhân có sự liên quan của Moi Móc Ra- Học Nữa Đi, tôi giải thích một chút về sự : Dòng tranh salon là khái niệm của một dòng tranh dễ xem, thường dùng làm trang trí phòng khách, cấu tứ tương đối ăn nhập với những bộ salon phòng khách, ai cũng hiểu, với đề tài nào cũng vậy, như tĩnh vật, hay phong cảnh, hay nhân vật, hay chân dung, hay động vật cũng vậy,..vv... mà vẽ theo lối salon thì ta gọi đó là dòng tranh salon, chứ không riêng gì ở đề tài phong cảnh hay tĩnh vật. Với đề tài phong cảnh hay tĩnh vật mà tôi nói trên là sự khôn ngoan của Nguyễn Thái tuấn lựa chọn đề tài mà thôi, chắc là với mục đích dễ bán.

Cám ơn các bạn đã khuyên tôi học nữa đi: Tôi hứa với các bạn rằng tôi sẽ học suốt đời, chứ không tự đắc như bạn học nữa đi coi như mình đã đủ kiến thức rồi không phải học nữa, thật là buồn.

11:14 Sunday,13.11.2011

Đăng bởi:  ngvansao

Có lần mình được nghe một bác họa sĩ lão thành chia sẻ:Họa sĩ không chỉ vẽ đẹp với màu sắc, đường nét, mà còn cần có "đầu óc sáng và chân thật" biết tìm lối mới; nói theo ngôn ngữ táo bạo của các thiền sư là: Không nên nhai lại những đờm giải của người khác ( ý nói là không dùng lại những gì mà ng khác đã có hay đã bỏ đi). Mong sao các nghệ sĩ Việt có lối đi riêng trên những.."bàn chân Việt" của chính mình.

10:13 Sunday,13.11.2011

Đăng bởi:  N.Thường

Mình xem tranh của anh Thái Tuấn lòng rất nể phục vì ý tưởng mới lạ. Nhưng sau khi đọc bài: " Nhân bàn tranh Thái Tuấn, giới thiệu tranh Liên Trương", nên được xem vài bức tranh của chị Liên Trương (sáng tác vào những năm trước 2011) thì thật quá...ngỡ ngàng. sao ý tưởng giống nhau quá(cũng là những con người..."tàng hình"), tuy màu áo của những nhân vật trong tranh có khác. Mình không biết quý anh chị giới mỹ thuật gọi là gì khi tranh các họa sĩ thể hiện lên tranh cùng ý tưởng gần như giống nhau?

9:14 Sunday,13.11.2011

Đăng bởi:  pikachu

:) Giải thích jì chứ, trong trường hợp gần giống còn giải thích được, nhưng trường hợp này giống 98% rồi mà. Có lẽ đây cũng là một bài học cho nhiều nghệ sỹ cũng như các nhà quản lý nghệ thuật và những giới sưu tầm nghệ thuật. Hy vọng sẽ có những bông hoa đẹp trong nghệ thuật nước nhà.

3:30 Sunday,13.11.2011

Đăng bởi:  GIẢI THÍCH ĐI..

RẤT MUỐN THÁI TUẤN GIẢI THÍCH VỀ TRƯỜNG HỢP NÀY...

23:13 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  beo nguyen

hình chụp như lắng đọng và thoát khỏi khung thời gian, hay thật <3

23:12 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  beo nguyen

hâm mộ bạn chụp hình, nhiều hình chụp đẹp ngỡ ngàng, còn đẹp hơn cả tranh.

21:36 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  tài tình

Phải công nhận Sàn Art đợt này bán tranh cho Thái Tuấn tốt thật đấy, giá lại cao nữa chứ. Không biết các đại gia sưu tập mà biết sự thật về ĐẠI NHÁI này thì thế nào đây nhỉ. Toàn các bậc đàn anh yêu nghề mà thế này thì làm sao đàn em nó tôn trọng.

20:22 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  xin hỏi

xin hỏi chị ZOE và anh DINH QUY LE, anh chị nghĩ thế nào khi chọn 1 hs " NHÁI ĐẦU ĐÀN" làm triển lãm solo thế này...

20:18 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  admin

Hay thật đấy Moi Móc Gia: cứ ai vào Soi nhiều, để lại nhiều bình luận, bài viết trên Soi (dưới cùng một tên) thì y như rằng bị kết luận là người của Soi, sau đó gán thêm một số động cơ và "phẩm chất" để cho "xứng" với Soi :-)

Sơn là Sơn và Sơn có ý kiến của bạn ấy, lúc thế này lúc thế khác cũng là của bạn ấy, Soi không can thiệp và biên tập. Cũng như bạn không là "người của Soi" nên Soi sẽ không biên tập cho nó "thuần giọng".

Thế nếu là "người của Soi" thì sao? Bí mật. Hãy thành người của Soi đi rồi bạn sẽ biết :-))

20:18 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  HỌC NỮA ĐI

Anh Hồng Sơn ơi: Anh nói "Dòng tranh salon từ xưa đến nay vẫn là một thể loại dễ bán, với những đề tài phong cảnh hay tĩnh vật là chủ yếu. Tranh của anh Nguyễn Thái Tuấn là thuộc thể loại này.
Đề tài phong cảnh hay tĩnh vật không có gì khác nhau... nó cũng chỉ là chất liệu để họa sĩ có cái cớ làm đề tài để sáng tác, chứ ko phải nó bị coi là salon đâu, (mà chưa kể salon nó có cái giá trị nhất định của nó). Tranh của anh Tuấn tôi không thích nhưng nó không phải loại salon bình thường dễ dãi... Bạn hãy thử vẽ một tranh tĩnh vật mà đánh dấu tên tuổi bạn đi xem nó có dễ không nha. Hãy đọc kĩ lại về artdecor lừng lẫy đi...

20:06 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  buồn quá

ngoài việc ăn cắp ý tưởng của nữ hs LIÊN TRƯƠNG, nếu các bạn để ý kĩ THÁI TUẤN ảnh hưởng rất nặng KHÔNG GIAN của HOPPER... QUÁ BUỒN

20:06 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  MOI MÓC GIA.

Đây là một comment của Nguyễn Hồng Sơn trong bài " Sự thiếu vắng tràn đầy: "Chưa xem tổng thể cuộc triển lãm này nên chưa biết thế nào, nếu ta "xem một cái tranh độc lập như cái "Interior 1", 2011, sơn dầu trên canvas, 120 x 150cm trên thì ta cảm nhận được sự tĩnh lặng, hay, những vật dụng đồ khá cổ, mà cổ thì tớ cũng thích."
Và đây là cmt mới nhất của Sơn cũng về triển lãm này sau khi tranh người ta bán được : "Dòng tranh salon từ xưa đến nay vẫn là một thể loại dễ bán, với những đề tài phong cảnh hay tĩnh vật là chủ yếu. Tranh của anh Nguyễn Thái Tuấn là thuộc thể loại này. Không mới, thậm chí là vay mượn nhiều yếu tố tạo hình, nhưng dễ xem, nịnh mắt, âu đó cũng là một con đường trở nên giầu có."
Với 2 cmt trái chiều như trên, có đôi điều tôi muốn hỏi Soi :
1. Nguyễn Hồng Sơn là người của Soi, chuyên "bình loạn" trái chiều để làm cho trang soi có những tranh luận hòng làm trang của mình ngày càng "hot" ???
2. Nguyễn Hồng Sơn là nhà "phê bình láu cá" ?
3. Nguyễn Hồng Sơn là một họa sĩ "ba phải" ???
Mong Soi và "ganh tị sĩ" trả lời giùm.

19:20 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Sơn… salon, vay mượn, giầu có,,,

Dòng tranh salon từ xưa đến nay vẫn là một thể loại dễ bán, với những đề tài phong cảnh hay tĩnh vật là chủ yếu. Tranh của anh Nguyễn Thái Tuấn là thuộc thể loại này. Không mới, thậm chí là vay mượn nhiều yếu tố tạo hình, nhưng dễ xem, nịnh mắt, âu đó cũng là một con đường trở nên giầu có.

17:57 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  pikachu

Các pác ơi! Không biết có phải trùng ý tưởng hay không vào xem của Liên Trương công nhận là giống 100%. Hai tư tưởng lớn gặp nhau rồi.

16:15 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

EM cũng có cùng cảm nghĩ loạt tranh người-không-đầu của anh Tuấn hơi-bị-giống loạt tranh "family" của chị Liên Trương.

Trước năm 2007 rõ ràng hoạ sĩ Nguyễn Thái Tuấn vẽ tranh rất khác, thường là có những người nông-zân với những con chuột to đùng.

Đùng cái, đến năm 2007, anh Tuấn bắt đầu có loạt tranh Black Painting với những bộ quần áo không đầu, lúc đầu là các bộ quần áo dài (Black Painting Số 4), rồi...dần xuất hiện những bộ quần áo đại cán, đồng phục...rợn người, rất ấn tượng...

Nhưng nữ hoạ sĩ Liên Trương đãởa lò loạt tranh người-không-đầu từ năm 2005 mất rồi, đó là loạt tranh Family Sitting...và chắc hẳn anh Tuấn không thể không biết nữ sĩ Liên Trương vì từ năm 2007 (một trùng lặp lạ kỳ với năm ra đời Black Painting của anh Tuấn) chị bắt đầu về Sài Gòn bày tác phẩm...

Thế là anh ơi:

Tin đâu như sét đánh ngang
Đang từ yêu kính chuyển sang ngợ ngờ...

Bơ phò ghê gớm!!!

15:51 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  SAO THẾ NHỈ???

Xem tranh xong cứ tự hỏi, sao thế nhỉ...ý tưởng 2011 sao trùng hoàn toàn với tranh của Lientruong2006 thế nhỉ? Căn phòng với những người vô hình, chỉ là thay quần áo tây sang quần áo ta, bàn ghế tây sang bàn ghế ta? Như thế có gọi là sáng tạo không hay gọi là - "chuyển ngữ" sang Made in Vietnam? ... Dù sao làm lại giống hệt ý tưởng của người khác thì gọi là "Đạo tranh"?!

11:01 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  sinhvienmythuat

tuy có những bài viết nói đến sự hoài niệm, phế tích... nhưng xem xong, tôi nhận thấy trong đó sự cơn đơn không thể chia sẻ giữa những con người trong một mái nhà.
hoặc có sự trùng hợp gữa chủ đề và cái tôi cá nhân của tác giả.
ám ảnh nhất là nhất là hai bức “Interior 2”và "Evening"
đang khi xem và thả mình theo dòng suy tưởng chủ quan, tôi tự nhủ "có lẽ chỉ cần một chữ ĐẦY, là đủ"
và sau khi xem từng bức, tôi lại xem thêm nhiều lần một cách tổng quan 2-3-4 bức một lần. khi ấy, những bức tranh nhỏ hơn về các vật dụng lại trở thành một sợi dây liên kết xuyên suốt toàn bộ tác phẩm trong đợt triển lãm. và từ đấy, sự cực đoan được đẩy lên đến cao độ.
khá hay, khi những bức tranh nhỏ được treo ở góc khuất.
những bức tranh được mua quá nhanh thực sự là tạo nên một sự ngạc nhiên thú vị cho người xem (không có ý định mua)

10:41 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  sd

Is this too much of coincidence?

http://www.lientruong.com/Portfolio/familysittings/familysittings1.html

10:35 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  thanh_meocon

Con Khỉ nhận xét chưa đúng. Mà phải là: Nhìn loạt tranh này mang phong cách của hoạ sĩ Tây Ban... EDUARDO URCULO, đặc biệt là ảnh hưởng nặng ở bức UNTITNED.

9:57 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  Con Khỉ XHCN

Xin chúc mừng anh Thái Tuấn. Anh và tinh thần trong tranh của anh rất Việt Nam - điều mà các họa sỹ trẻ cần phải học hỏi. Thành công trong cuộc triển lãm của anh thật là xứng đáng...

9:26 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  EM-CO-Y-KIEN

Những bức tranh có các nhân vật không đầu ám ảnh hơn nhiều các tĩnh vật áo-mũ-gậy-khăn.

Sự cố nào với bức số 10? Kiểm duyệt?

Nhiệt liệt bất bình!!!

9:07 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn Trần Hoàng Sơn, Soi đã sửa vào bài rồi.

9:01 Saturday,12.11.2011

Đăng bởi:  Trần Hoàng Sơn

Họa sĩ Đỗ Hoàng Tường (ngoài cùng, bên trái), cô Zoe, nhà báo Nguyễn Trọng Chức, họa sĩ Thái Tuấn, và người còn lại là hoạ sỹ Đỗ Xuân Tịnh

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả