Bàn luận

Đầu tôi, đầu cô, đầu chúng ta

    … Quay trở lại với những bức tranh của Nguyễn Thái Tuấn và của Liên Trương. Nếu trong những bức tranh của Liên Trương, họa sỹ đã dùng motif “không đầu, không da thịt”, đặt trong không gian nội thất, dùng màu sắc lột tả được sự nhàm chán, vô hồn của “đời […]

Ý kiến - Thảo luận

8:06 Thursday,17.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bên Hội Nhà Văn ra thông báo cám ơn anh Lê Võ Tuân, rất cảm kích và hân hoan khi anh chọn hội hoạ làm sự nghiệp lâu dài. (trêu anh Tuân tí, anh đừng giận nha).

2:13 Thursday,17.11.2011

Đăng bởi:  Lê Võ Tuân

Căn phòng thì có, nhưng toàn bóng gió
Thơ Lê Võ Tuân 2011
(Nhân vụ tranh luận này,tự nhiên tôi có hứng làm một bài thơ, mọi người đừng la nha) cảm ơn rất nhiều!)

Qua theo dõi căn phòng vừa qua:
Qủa thật tôi thấy mọi thứ rất quả!
Thật thì tôi thấy hai người vẽ “người không đầu”, rỗng tan hoang, hai con đường, hai quá trình, hai con người thật.
Hình, không, tượng, gian…lập ý,lập ngôn, lập ngông, bằng những câu chuyện rỗng thân hình.
Họ gặp nhau, là vì họ.

Khi đã ăn vụng, thì miệng sẽ lem luốc đôi khi.
Nhưng câu chuyện này: không lem luốc, mặc dầu không thấy đầu đâu cả, rất nhưng.
Khác thì rất khác.
Giống thì rất giống.
Họ gặp nhau, là vì họ.

Song sinh là có người ra trước ra sau, em xong thì anh mới song.
Họ gặp nhau, là vì họ.

Tài thì cả hai ngườ vẽ “người không đầu”nào cũng tài.
Vì đầu không, rụt đầu, bay đầu cũng vì…
Họ gặp nhau, là vì họ.

Hội họa có nhiệm vụ rất khác với Văn Học, dù cả hai đều có hội.
Tạo hình thị tại “tưởng tạo” hình hóa không gian bằng đường nét và mầu sắc sáng tạo.
Văn học thị tại “Cốt Tượng” hình hóa không gian bằng câu chuyện sáng tạo.
Chính trị là câu chuyện có ở quán cà phê hẻm phụ lẫn đường chính.
Đời sống là những cống rãnh quanh co từ đời.
Bút, thì hai người vẽ “người không đầu” nào cũng dùng bút.
Gặp nhau không nói nên lời, khi thể xác đã biến đi đâu mất khi gặp.
Ngại ngùng, cũng vì ngại.
Họ gặp nhau, là vì họ.

Rồi, thì khác nhau rồi, giống nhau cũng rồi! hai người vẽ “người không đầu” này không biết có nhìn thấy nhau rồi!?
Chỉ còn lại vài bộ quần áo nhởn nhơ trong phòng đơn, chỉ.

Có một điều chắc chắn, cả hai người vẽ“người không đầu” này đều nhìn thấy những người rỗng tan hoang từ trước, có!
Vài chục năm nữa, họ sẽ là giá trị ghi lại lịch sữ, bởi vài bộ áo quần nhởn nhơ, một vài…
Ngại ngùng, cũng vì ngại.
Họ gặp nhau, cũng vì họ.

23:26 Wednesday,16.11.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Hoài Phương

Thiệt tình là series Black Painting của Nguyễn Thái Tuấn lần đầu triển lãm ở Sàn Art với khoảng trên dưới 10 bức thì thấy ok. Nhưng giờ nghe Lý Đợi nói có đến cả trăm bức rồi thì thấy ngao ngán quá. Hẳn là anh Nguyễn Thái Tuấn lại bị bệnh copy tranh mình ra để bán như nhiều bác "thợ vẽ" nhà ta vẫn làm...!

22:46 Wednesday,16.11.2011

Đăng bởi:  HA HA

Phạm Huy Thông nói: "Nhìn đợt cãi nhau này tớ ớn phết, tại vì hôm qua nhìn lại tranh tớ thấy hình như tớ cũng đang vẽ người... không đầu. Quả này lúc trình làng thoải mái mà bị ném đá."
HA HA... MÌNH VOTE CÂU NÀY

19:54 Wednesday,16.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Đầu tôi, đầu cô, đầu chúng ta

Đầu đinh đầu đất đầu lâu la
Cũng đều từ cổ nó mọc ra
Vuông tròn méo mó đều đầu cả
Nào phải thủ đô mới gọi là...

Nào phải thủ đô mới gọi là
Đầu đàn đầu lĩnh đại đầu ma
Cốt giữ cho ngon - đừng tự hạ
Khi đã trảm ngang - ắt băng hà!

19:53 Wednesday,16.11.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Sơn – LY…(Khoảng cách)

"Và đến đây, quay trở lại việc ồn ào khi mọi người tranh cãi nhau sự giống nhau giữa tranh của Liên Trương và Nguyễn Thái Tuấn – cả hai đều đặt những người không đầu, không da thịt trong bối cảnh nội thất. Tôi không cho rằng Nguyễn Thái Tuấn cố tình thuổng ý tưởng tranh của Liên Trương, bởi với một họa sỹ, điều đó còn vất vả và căng thẳng hơn nhiều lần vẽ ra những thứ mình thực sự tin tưởng. Nhưng có lẽ vì Thái Tuấn chưa đi được đến tận cùng của ngôn ngữ hội họa để ý tưởng biến thành của chính anh, nên khi so với tranh Liên Trương, người ta có cảm giác anh phải đi mượn."

Đúng vậy, Nguyễn Thái Tuấn vẽ chưa đủ độ nâng tầm để trở thành của riêng anh, ta tạm gọi là [LY]- (khoảng cách). Là một khái niệm trong pop art, pop art cần thiết nhất điều này. Kế thừa khác hẳn với cóp pi, hay vay mượn.

18:05 Wednesday,16.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Ơ đang cãi nhau sôi nổi mà bạn N.Thường tự nhiên bảo thôi. Thôi thì chưa nhưng có lẽ bà con ta nên nghỉ giải lao một tí để chờ anh Hoàng Ngọc Tuấn đăng bài anh ấy đã hứa viết lên Tiền Vệ. Lúc đó bà con sẽ có thêm hứng khởi để.. cãi nhau tiếp.
Tớ nghĩ cãi nhau, tranh luận là tốt cho sự phát triển chung. Vì nghệ thuật và các quan điểm nghệ thuật nên đa dạng. Miễn là đừng chửi bậy nói tục hay làm những động tác phi tranh luận là được.
Nhìn đợt cãi nhau này tớ ớn phết, tại vì hôm qua nhìn lại tranh tớ thấy hình như tớ cũng đang vẽ người... không đầu. Quả này lúc trình làng thoải mái mà bị ném đá.
Tớ đồng ý với cảm nhận của tác giả khi so sánh giữa series Tranh Đen và những tranh vẽ được triển lãm lần này. Tớ thích series Tranh Đen vì nó "đời" hơn, nó "động" hơn. Tất nhiên là mỗi người một khẩu vị mà.

17:49 Wednesday,16.11.2011

Đăng bởi:  N.Thường

"Sự cố" hs Nguyễn Thái Tuấn có một số tranh vẽ "trùng hợp" với tranh của chị Liên Trương đã gây ra không ít tranh cãi với nhiều ý kiến nhận định trái chiều nhau qua những bài viết và comments trên trang Soi này. Mình nghĩ là chúng ta nên dừng ở đây. Mục đích của những ý kiến không ngoài việc xây dựng, làm sáng tỏ việc đúng/ sai, tốt/ xấu,v.v... để hội họa Việt Nam ngày một tươi mới và giới họa sĩ càng được quý trọng hơn. Tự bản thân tôi, thì sự việc trên (dù tốt hay xấu)cũng là một bài học hay.
Xin cảm ơn SOI đã tạo sân chơi thật bổ ích cho giới nghệ sĩ và mọi người yêu mến nghệ thuật.

16:54 Wednesday,16.11.2011

Đăng bởi:  pikachu

:) nhìn tranh cứ tưởng một người vẽ. Công tâm mà nói nhìn tranh của Liên Trương ảnh hơn một tý. Tranh Nguyễn Thái Tuấn nhìn tĩnh hơn một chút, có vẻ ra chất vẽ hơn. Không gian trong tranh Thái Tuấn mang tính gợi nhiều hơn. Chỉ tiếc là ra đời sau tranh của Liên Trương...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả