Thị trường

Vì sao Chuck Close và các nghệ sĩ khác kiện nhà đấu giá?

    Tháng trước, một nhóm nghệ sĩ trong đó có Chuck Close và Laddie John Dill đã cùng với người thừa kế của nghệ sĩ Robert Graham đệ đơn kiện chi nhánh Christie’s và Sotheby’s ở New York vì đã vi phạm Luật bản quyền bán lại. Tổ chức đại diện cho tài sản […]

Ý kiến - Thảo luận

10:40 Monday,28.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Tớ ứ thích quan điểm của Soi bởi một lẽ:

Các tác phẩm triệu đô bây giờ toàn là tiền qua tiền lại giữa các nhà buôn tranh, những tay đầu cơ. (trừ trường hợp duy nhất của tay hoạ sĩ giỏi PR Diament Hirst). Nghệ sĩ, người làm ra tác phẩm thì chỉ há mồm ra mà coi, chẳng được miếng nào. Mà tác phẩm nghệ thuật lại có cả hai loại giá trị, giá trị vật chất (toan, chất liệu, mầu vẽ, hình hài, mầu sắc...) và giá trị tinh thần (ý nghĩa, vai trò trong lịch sử mỹ thuật, tên tuổi tác giả..) nên không thể so sánh như các sản phẩm hàng hoá đơn thuần chỉ có giá trị sử dụng vật chất.

Nghệ sĩ không bán tác phẩm đi thì ai biết đến nghệ sĩ, không có tiền bán tranh thì lấy gì để vẽ tiếp. Tất nhiên nhân đây cũng nên nhắc các củ nghệ nên đừng nên bán hết, phải giữ lại một số bức tốt nhất định để mà làm lương hưu.

Ở Việt Nam thì đừng mong có luật này bởi lẽ: 1. Nhái Bang lù lù ra, ăn cắp trấn lột công sức của nghệ sĩ mà nhà nước còn chả bảo vệ nữa là mấy cái chuyện đòi tiền sau khi bán tranh.
2. Gallery không chuyên nghiệp, không thông báo cho nghệ sĩ tên tuổi người mua, mà có khi gallery cũng ứ thèm biết. Vậy thì sau này có tìm đằng trời.
3. Nghệ sĩ thì lười, lắm khi tác phẩm mình bán đi cũng chẳng thèm chụp lại ảnh lưu. Bán tranh rồi cũng chẳng thèm cho người mua biết thông tin về tranh, ý tưởng hay không ý tưởng.

Túm lại là sang Cali mà mơ. Hì

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả