Nghệ sĩ Việt Nam

Tầm nhìn 2030 cho mỹ thuật Việt Nam: 19 năm nữa ai người cười ta?

  21. 11. 2011 có lẽ là một ngày đáng nhớ với người yêu mỹ thuật như tôi, vì tôi được có mặt trong một chương trình rất quan trọng cho mỹ thuật Việt Nam: Hội thảo về “thực trạng mỹ thuật Việt Nam và mục tiêu quy hoạch phát triển ngành mỹ thuật đến […]

Ý kiến - Thảo luận

20:24 Friday,2.12.2011

Đăng bởi:  HỒNG SƠN – MONG CHỜ…

Nguyễn An ơi làm được hay không là nhờ vào các vị lãnh đạo quản lý nhà nước về mỹ thuật Việt Nam ta. Đấy rồi An xem, chúng cháu đang chờ tin thắng trận hàng ngày của các bác, các chú, các cô đây ạ.

12:55 Thursday,1.12.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN AN

không biết trong vòng 19 năm tới nền Mỹ Thuật Việt Nam sẽ phát triển đến đâu.Hy vọng sẽ có những bước đột phá lớn..
Những buổi hội thảo về một tầm nhìn mới là rất cần thiết.Đây không chỉ là chức trách của các vị lãnh đạo, mà còn là sứ mệnh của mỗi nghệ sỹ Việt vì sự nghiệp Mỹ thuật nước nhà.
Và một vấn đề nữa.????????tại sao những nghệ sỹ nước ngoài làm được mà mình lại không làm được.!!!Họ làm được thì chắc chắn mình cũng làm được.

13:16 Tuesday,29.11.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Sơn… 19 năm sau

Quy hoạch phát triển của ngành mỹ thuật trong những năm tới, hướng tới 5 mục tiêu của ngành là:

- Có nhiều tác phẩm, công trình mỹ thuật phục vụ đời sống nhân dân, nâng cao mức hưởng thụ về mỹ thuật cho nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Bảo tồn, gìn giữ và phát triển mỹ thuật truyền thống,
- Đào tạo và bồi dưỡng tài năng mỹ thuật,
- Giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực mỹ thuật,
- Xây dựng thị trường mỹ thuật trong nước phát triển bền vững.

19 năm sau, với cách làm của các bác các chú là:

Quy hoạch phát triển của ngành mỹ thuật trong những năm tới, hướng tới 5 mục tiêu của ngành là:
- Có nhiều tác phẩm, công trình mỹ thuật phục vụ đời sống nhân dân, nâng cao mức hưởng thụ về mỹ thuật cho nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Bảo tồn, gìn giữ và phát triển mỹ thuật truyền thống,
- Đào tạo và bồi dưỡng tài năng mỹ thuật,
- Giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực mỹ thuật,
- Xây dựng thị trường mỹ thuật trong nước phát triển bền vững.

19 năm sau.

12:01 Tuesday,29.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Anh Thông bảo: "...Quy hoach cho 19 năm tới cũng nên nghĩ tới họ để SỬ DỤNG vai trò... các HOẠ SĨ HẢI NGOẠI..."

Có những từ khi SỬ DỤNG cũng rất khó "tế vi", anh nhề?

- Nên chăng ta bảo là "PHÁT HUY vai trò..." ?

- Với lại cái tên "HOẠ SĨ HẢI NGOẠI" nghe ngại ngại thế nào ấy anh nhề. Nó phân biệt với "HOẠ SĨ QUỐC NỘI" chăng?

Nhưng vẫn còn đỡ hơn cái danh xưng "HOẠ SĨ VIỆT KIỀU", "HOẠ SĨ Ở BỂN", "HOẠ SĨ XA XỨ"...

Ngắc ngứ ghê gớm ...

8:45 Tuesday,29.11.2011

Đăng bởi:  Hùng Lee

Bác Nguyễn Đỗ Bảo "chém gió" kinh nhỉ!!!

8:43 Tuesday,29.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Comment rồi đọc lại thấy mình cũng phiến diện. Quên tịt mất vai trò của một nhóm hoạ sĩ như Đinh Q Lê, Tiffany Chung, Brian Đoàn...
Khi khảo sát về thực trạng mỹ thuật cũng nên bàn tới họ bởi họ cũng là người Việt, cũng hoạt động ở cả Việt Nam, tạo ảnh hưởng nhất định đến thực hành mỹ thuật trong nước. Quy hoach cho 19 năm tới cũng nên nghĩ tới họ để sử dụng vai trò của họ. Trong lúc các hoạ sĩ trong nước đang loay hoay học cách ra với thế giới thì các hoạ sĩ hải ngoại trên là những người làm mẫu, những cầu nối đáng học theo. Không biết trong hội thảo có ai nhắc đến họ không?

8:16 Tuesday,29.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Giá Trị Thực ơi. Nếu đề cập theo góc nhìn của bạn thì thực ra vấn đề "lu mờ" hay "không lu mờ" chỉ là cách dùng từ ngữ thôi. Đương nhiên thế hệ Tân, Thắm, Nhi... có thành công nữa nữa thì tên tuổi của các vị Sáng, Vân, Trí vẫn sừng sững ở đó, nằm mãi trong lịch sử mỹ thuật. Thực ra tớ ở cùng phe với bạn mà bạn không biết. Trong comment của tớ, tớ dùng từ "lu mờ" trong ngoặc kép để mỉa mai lối tư duy và cách dùng từ của cô Nguyễn Hải Yến.
Tham luận kiểu gì mà sụt sùi khóc lóc quá khứ, mà lại chẳng đưa ra được ý kiến gì hữu ích cho "quy hoạch" tương lai.
Cô Yến nói nên dựng một bộ thâm sử cho Mỹ thuật Việt Nam. Không biết cái món thâm sử của cô có dám vinh danh những nhân vật như Tạ Tị không? Có dám giải thích vì sao Nguyễn Trung lại phải tạm từ bỏ trừu tượng một thời gian không? Có kể về hoàn cảnh những bức trừu tượng của Bùi Xuân Phái không? Có những tên tuổi như Trương Tân, Trần Lương, Đào Anh Khánh không? Có Bùi Thanh Phương, Phương Quốc Trí không?... Hay chỉ vẫn rón rén vô thưởng vô phạt như những trang sử mỹ thuật phiến diện mà chúng ta vẫn đọc, vẫn học và tai hại thay vẫn trích dẫn từ đó, những trang sử "từ cổ đến kim" nhưng chỉ đề cập đến thế hệ cô Yến rồi dừng?
Tôi thấy trong hội thảo này thương nhất là anh Vi Kiến Thành, mở hội thảo ra không ai thèm đến, lại phải căng tai nghe những chuyện cũ xì kiểu "chán chẳng buồn nói".
Vui nhất là bác Trần Khánh Chương, bác thấy hội thảo cho tương lai mà toàn người già đi bàn bạc nên bác mới chua một câu hay như vậy. Vote cho bác một phiếu.

8:14 Tuesday,29.11.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

“…Hội thảo về “THỰC TRẠNG mỹ thuật Việt Nam và MỤC TIÊU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ngành mỹ thuật đến năm 2020 và TẦM NHÌN đến năm 2030”

- Theo lịch của BTC, hội thảo bắt đầu từ 8h30. Nhưng lúc đó vẫn khá vắng, chỉ chừng mươi người. Khoảng 15 phút sau, hội thảo đông hơn chút, ông Vi Kiến Thành lên mở đầu…
- tiệc nhẹ…
- Đến 12h kém 15, ông Vi Kiến Thành đứng lên tuyên bố kết thúc…”

Zời ạ,
Hội thảo TẦM NHÌN mà nhõn có 3 tiếng kể cả thì zờ xơi TIỆC NHẸ
Chẳng hiểu hội thảo QUỐC GIA nào mà NGẮN thế nhỉ?
Hay NGHỆ THUẬT làng mình NGẮN, chẳng có zì để bàn?
Hay TẦM NHÌN NGẮN quá nên chỉ cần 3 tiếng kể cả zờ xơi TIỆC NHẸ … đã hết chiện?

2:16 Tuesday,29.11.2011

Đăng bởi:  giá trị thực

Mình lại muốn chia sẻ với thông về quan điểm này nhé: mình nghĩ không bao giò và sẽ mãi mãi không bao giờ có 1 thế hệ nào làm lu mờ thế hệ nào được... nghệ thuật đều được dánh giá qua từng thời kì... mà mình thiết nghĩ - cái thế hệ mà thông nói đó có mà còn chạy dài so với thế hệ các cụ nhà ta: SÁNG- VÂN-TRÍ.. còn thế hệ mình và Thông lại càng không thể làm lu mờ được các thế hệ như Thông nói là:Trương Tân, Đinh Ý Nhi, Đinh Thị Thắm Poong , .. bởi vì tôi thấy rất dở ở thế hệ 7x và 8x này tôi cảm thấy chúng ta đánh mất mình, bị đuổi theo trào lưu pop KHỰA quá...

23:22 Monday,28.11.2011

Đăng bởi:  CHANG SHU SO BAN

Có lẽ hội thảo tới nếu có thì nên tổ chức ở Hàn quốc để đối món Kim Chi với múa rối và ẩm thực bún nem của Việt Nam.
Không hiểu hội thảo bàn thế thì để làm gì khi cô/chị Nguyễn Duyên chụp ảnh chỉ nhõn mấy vị đăng đàn phát biểu toàn đầu râu tóc nhuộm, nhưng hăng chém gió ào ào ra ngoài cả. Chả thấy tầm nhìn và quy hoạch phát "chiển" đâu cả mà chỉ thấy "nước mắt" và bức xúc. Đề nghị nếu có những lần sau thì nên mời các vị đầu râu tóc bạc khác, để mỗi cụ một lần hưởng "tầm nhìn" một tí. Còn chuyện mỹ thuật để sau tính, các cụ bàn vào các cụ càng thêm bức xúc thì....

22:24 Monday,28.11.2011

Đăng bởi:  babie

Chán chả buồn...nói. (may ra, chỉ buồn...viết ^^)

20:56 Monday,28.11.2011

Đăng bởi:  lele

Nghệ thuật là một sân chơi sáng tạo, mỹ thuật truyền thống của mình mang tình chất tuyên truyền cổ động vì hoàn cảnh đất nước chiến tranh nó khác. Chúng ta nên trân trọng con đường nghệ thuật mà mỗi người nghệ sĩ lựa chọn. Tôi thấy nhiều nghệ sỹ trẻ tốt nghiệp Yết Kiêu vẽ tốt nhưng kiến thức về triết học, mỹ học lại yếu, cái này là lỗi của đào tạo, còn sv nttw thì thật thảm hại...
Tôi không đồng ý với cô Yến khi nói ẩm thực, rối nước là nhà quê, bởi cái thứ "nhà quê " đó giàu chất triết lí lắm, chúng ta dẫu sao cũng nên tự hào. Việc học lịch sử mỹ thuật của chúng ta đúng là không chất lượng thật, Yết Kiêu không biết sao nhưng nhạc họa thì đúng là bi kịch, tôi không hiểu sao người ta không phân nghành lí luận làm 2 khoa để rồi lại tuyển thạc sĩ lịch sử mỹ thuật cho cả đối tượng học mỹ thuật, chỉ tổ làm đầu cơ cho mấy người không biết vẽ thi vào lấy cái bằng cao học, những người thực sự yêu thích thì ít lắm (mà yêu họ cũng có thể tự học). Tôi quen bà chị học nghệ thuật tw lấy được cái bằng giỏi thế là thi cao học lịch sử mỹ thuật mà có biết gì đâu (nói nặng lời là rỗng tếch). Môn học này tôi nghĩ cũng rất quan trọng, không thể bỏ qua được.

15:23 Monday,28.11.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Hí hí, chúng cháu đang ngày đêm lao động, trau dồi để mong càng sớm càng tốt làm "lu mờ" các bác các chú đây ạ. Mà thực ra chúng cháu không mong trực tiếp làm "lu mờ" các bác các chú đâu ạ. Chúng cháu rất mừng khi được thấy những anh chị Trương Tân, Trần Lương, Đinh Quân, Trịnh Tuân, Đinh Ý Nhi, Đinh thị Thắm Poong , Đào Anh Khánh... đã làm xong cái nhiệm vụ phủ nhận thế hệ trước từ lâu rồi ạ. Bọn cháu thì đang rắp tâm làm "lu mờ" các anh chị ấy đây ạ. Giang hồ lớp sóng sau xô lớp sóng trước. Cháu tưởng là nếu hậu sinh khả uý thì càng phải đáng mừng chứ ạ, sao cô Yến lại sót xa thế ạ?
Triển lãm cấp nhà nước ở nước ngoài thì khó lắm ạ, bao nhiêu thứ tốn kém mà hiệu quả thì liệu được là bao. Lại còn triển lãm ở đâu, ai cho mình triển lãm. Nghệ thuật hàn lâm thì mình lạc hậu, mà nghệ thuật tuyên truyền đặc sản cổ lỗ thì dân họ ứ thích đâu ạ.
Cháu nhớ triển lãm quy mô nhất về nghệ thuật Việt Nam có thể nhắc đến là Post Đổi Mới năm 2008 ở Bảo tàng Singapore kết hợp (được sự đồng thuận) từ chính phủ mình. Đó là một triển lãm tốt, các curator của Sing mất khoảng 2 năm nghiên cứu tuyển chọn và chi cơ man nào là tiền. Mình không làm được như họ đâu ạ.
Cháu xin đóng góp thêm ý kiến này ạ: chính phủ Mỹ một chương trình gọi là "Art in the Embassy". Chương trình này có một quỹ tác phẩm nghệ thuật lớn được các nghệ sĩ cho mượn hoặc chính phủ sưu tập (mà nghệ thuật xịn đấy ạ, chứ ứ phải tranh tuyên truyền toàn cờ mỹ, chú Sam hay đại bàng đâu ạ). Các vị đại sứ của Mỹ khi được cử đi nước nào làm việc thì được quyền trọn trong quỹ tranh đó các tác phẩm mà họ muốn bày ở dinh thự của mình ở nước sở tại. Tất cả việc chuyển tác phẩm mang đi mang về có nhà nước chi. Việc bày tác phẩm dạng đỉnh đó là cách nâng cao quyền lực mềm của đại sứ Mỹ đối với các khách khứa đến chơi thăm dinh thự đại sứ. Không biết cô Yến có biết đến chương trình này không ạ? Việt Nam nếu muốn làm thì nên học làm việc này trước khi cố đấm bày "triển lãm cấp nhà nước". Vừa tốn kém, vừa ngắn hạn mà không xác định được trước đối tượng người xem.

15:09 Monday,28.11.2011

Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Sơn… khó chữa

Vạch ra để đấy có phải là chứng bệnh khó chữa nhất ở Việt Nam, ấy là chứng "quan lưu".

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả