Bàn luận

Sàn Art gửi SOI

    Gửi SOI, Chúng tôi coi việc tranh của Nguyễn Thái Tuấn gợi nên nhiều câu hỏi quan trọng về mỹ thuật đương đại trong giới nghệ sỹ Việt Nam là một điều tốt. Sàn Art quyết định làm việc với Nguyễn Thái Tuấn bởi nhiều lý do. Trước tiên, trong suốt gần 5 […]

Ý kiến - Thảo luận

7:41 Sunday,25.12.2011

Đăng bởi:  phamtri

Theo quan điểm cá nhân tôi, nghệ thuật cũng như những phát minh khoa học... đều phát xuất từ những nền tảng căn bản, do đó tư duy ý tưởng để sáng tác, phát minh đều dựa vào "cái nền". Việc giống "Hao hao ngoại hình " là chuyện thường! Cái quan trọng là chủ đề tư tưởng.

13:43 Sunday,4.12.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Ủa, sao không đưa luôn chường hợp của cụ Lý làng ta liên đới bí ẩn với Rothko vào đây luôn hè?

Kiêng zè ghê gớm ???

3:06 Sunday,4.12.2011

Đăng bởi:  Giời Ơi

Đơn thuần mình thấy cả Nguyễn Thái Tuấn và Liên Trương đều có xuất phát điểm từ R.Magritte. Vấn đề ở chỗ ta thử tưởng tượng tranh của hai bạn này nếu như vẽ thêm đầu người vào thì cũng chẳng chết ai. Bức tranh vẫn nói lên điều họ định nói. Nghĩa là cái mà họ định truyền tải không đến mức phải "mất đầu". Nhưng chán nhất là điều họ định nói ấy rất cũ và nhiều người đã nói. Họa sĩ nước ta hay "ngắt ngọn" là vì thế. Không bao giờ tự đặt câu hỏi tại sao người ta vẽ như thế và cần phải như thế? Chỉ loáng thoáng thấy là ôm về làm ra một mớ. Hai họa sĩ này cũng không phải là những người tiên phong trong việc "mượn" thủ pháp đâu nhé. Còn có "họa sĩ" Nguyễn Đình Đăng trước đấy rồi. Nguyễn Đình Đăng mượn S.Dali để nói chuyện Việt Nam còn ngộ hơn thế nhiều.
Việc đòi hỏi họa sĩ Việt Nam tự tìm ra cho mình một con đường là quá khó. Bởi học hành, bởi tiếp xúc, bởi tay nghề v.v...nhưng không phải là bất khả. Những con đường nhỏ đi bằng đúng tâm hồn tình cảm của mình còn giá trị hơn nhiều những cóp nhặt to tát. Cái giả của sự cóp nhặt ở đây không chỉ là thủ pháp mà chính là giả tình cảm, giả nhận thức và giả phản ánh.

0:20 Sunday,4.12.2011

Đăng bởi:  Khong so ma

Tôi quan tâm Nghệ Thuật là ở cái phần Thuật bí ẩn và khó nắm bắt kia có gì thu hút tôi đến thế thôi ?! Thoạt đầu xem tranh của họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn tôi sung sướng nghĩ: có vậy chứ, có vậy mới làm cho mình gần với nghệ thuật chứ! Tôi cũng tính tới xem và xuống tiền sở hữu 1 bức chơi. Nhưng khi SOI cho đăng xem thêm tranh của cô Liên Trương luôn cùng tranh hoạ sĩ Nguyễn Thái Tuấn thì quả thật cảm xúc cuả tôi ê chề và chán nản. Cái vui còn lại về cảm xúc nghệ thuật của tôi ở cuộc này bị kẻ khôn ranh kia lấy chơi mất rồi. Thôi chả mong xem tranh của hoạ sĩ nổi tên nào nữa đâu. Tôi chờ họ gần chìm đã rồi tôi mới tính có tậu tranh họ hay là không vậy. Cảm ơn SOI cú đau này!

21:35 Saturday,3.12.2011

Đăng bởi:  mythuatolang

Nếu nói rằng Nguyễn Thái Tuấn nhái tranh của Liên Trương thì có lẽ nhái luôn cả họa sỹ Lê Quốc Việt. Và có thể sự việc này như là Một Vòng Tuần Hoàn chăng? Xin mời xem tranh khắc gỗ của Lê Quốc Việt tại Artvietnamgallery.com

15:51 Saturday,3.12.2011

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Ah ! Đây roài :
http://soi.com.vn/?p=47150
Các bạn vào đọc thêm nhé. Xin lỗi vì bài viết mình còn nhiều lỗi như sai chính tả và không dấu... các bạn thông cảm nhé :D

14:35 Saturday,3.12.2011

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Tôi có một vài suy nghĩ muốn chia sẻ sau khi đọc xong bài viết này:

Tôi được biết đến họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn lần đầu và xem những bức tranh anh được triển lãm tại Sàn Art qua thông tin mà Soi đưa lên. Ấn tượng ban đầu và đến giờ vẫn thế (những bức tranh này có giá trị và chúng tồn tại độc lập đối với tôi), rất thích thú vì tranh của anh đã gợi nên được rất nhiều cảm xúc, không gian thời gian rất ảo, một cái gì đó hoài niệm xưa cũ, day dứt khó tả…,đây là những tác phẩm đẹp và hoàn thiện.

Sự việc sẽ dừng lại ở mức như vậy như bao triển lãm khác tranh đẹp, bán được với giá cao, họa sĩ được nhiều người biết đến... Nhưng nó lại trở thành một hiện tượng, một vấn đề tranh luận sôi nổi về đề tài rất nóng hiện nay, đó là vấn nạn tranh nhái tranh - một vấn đề tồn tại hiển nhiên và đang là vấn nạn trong nền cơ chế thị trường, làm nản lòng những người tâm huyết. Khi một sản phẩm bán chạy như iphone hay ipad… cũng bị làm nhái, làm giả, vậy không chừa nghệ thuật ra và không loại trừ quốc gia nào, ở bất cứ đâu.

Từ mối quan tâm ban đầu đối với tác phẩm, chúng ta quay ra soi mói bới lông tìm vết, đưa ra những luận cứ để tranh phản biện nhằm chỉ trích hay bảo vệ …

Sự việc sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu chính họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn đứng ra nói về suy nghĩ và quá trình anh làm những tác phẩm này, có hay không sự ảnh hưởng; điều này cũng là bình thường trong sáng tác: có thể cùng hình ảnh hay sự kiện mỗi người có thể phát triển nó theo hướng đi của riêng mình.

Riêng tôi, khi nhìn hai bức tranh của Nguyễn Thái Tuấn và Liên Trương, tôi nghĩ chắc chắn anh có bị ảnh hưởng, có sự vay mượn trong yếu tố tạo hình "người không đầu” mà tôi nghĩ là người vô hình thì hợp hơn, nếu chỉ không đầu thì tay chân thân mình đâu? Nghĩ đến những tranh trước của Nguyễn Thái Tuấn thì chả có một sự liên hệ nào với hình ảnh này, trừ khi "ồ tìm ra rồi” trong tranh Liên Trương, hình ảnh những người vô hình này như một cái khóa giúp anh mở ra kho tàng trong chính con người anh mà anh tìm kiếm loay hoay bấy lâu nay.

Quay trở lại bài viết của Sàn Art gửi Soi nói cách đây 5 năm (tức 2008) Nguyễn Thái Tuấn đã trao đổi với Sàn Art nhiều ý tưởng, tôi nghĩ anh nói thật; từ đó đến nay là một khoảng thời gian, một quá trình kiên định làm việc ra sản phẩm đấy chứ. Việc tìm tòi có va đập, ảnh hưởng trong nghệ thuật là rất bình thường, quan trọng đang chứa cái gì trong đầu, là vàng hay là... cứt. Mở rộng một tý: có một bài của một nhà phê bình người nước ngoài mà Soi đã đưa lên, trong đó đại ý nói về sự vay mượn trong quá trình phát triển của nghệ sĩ, quan trọng cuối cùng anh ta có trả và nhân lên được cái vốn riêng mình hay không… (Tôi sẽ tìm lại và gửi đường link sau nhé.)

Vậy cuối cùng người hiểu rõ nhất chính là anh Nguyễn Thái Tuấn. Mọi chỉ trích hay bảo vệ cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu không có câu trả lời trực tiếp từ chính họa sĩ. Tất cả đều là những ý kiến bên ngoài đánh giá mà thôi.

Những sự cáo buộc là có cơ sở, có dẫn chứng cụ thể.

Việc Sàn Art so sánh với việc của Nguyễn Huy An tôi thấy là hoàn toàn khập khiễng… Cái này ai quan tâm tự tìm hiểu nhé.

Tổ chức một diễn đành tranh luận để là trong sạch là một ý tưởng hay và nên có hành động cụ thể chứ nói không mỏi mồm (mặc dù tôi nghĩ chả có một bộ luật nào đủ mạnh có thể ngăn được một tội ác cả ).

Hãy bắt đầu tìm hiểu hiểu tập tính sinh hoạt, cách thức phát triển môi trường sống của Nhái để tận diệt trừ hậu họa về sau.

Chúc thành công và quyết thắng.

13:29 Saturday,3.12.2011

Đăng bởi:  thợ vẽ Sài thành

"Lý do thứ ba, anh là nghệ sỹ tự học đang sáng tác theo khuôn khổ nghệ thuật đương đại quốc tế một cách có nhiều tư duy nghiền ngẫm". Uả? Bây giờ nghệ thuật đương đại có khuôn khổ à? Làm sao biết nó như thế nào để chui lọt dzô đây?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả