Ở Đâu - Làm Gì

1,2,3,4,5,6,7,8: Cuộc ra quân tổng lực?

    1,2,3,4,5,6,7,8Triển lãm của 8 nghệ sĩ đương đại Việt Nam Khai mạc:  18h30, thứ Bảy, 3 tháng 12Từ 4. 12. 2011 đến 15. 1. 2012Bui Gallery23 Ngô Văn Sở, Hà Nội   Thường vào mùa thu và đông, Hà Nội và Sài Gòn rất lắm triển lãm… Xét về lượng thì Hà Nội […]

Ý kiến - Thảo luận

6:41 Friday,9.12.2011

Đăng bởi:  Công dân lỗi thời

Khen rằng: em_có_ý_KIÊN (kiến)
Sức chung, tâm huyết lâu bền bắt NHAI (nhái)
Dẫu là to, nhỏ cũng PHAI (phải)
Tóm cho mau khiến nghi hoài, sẽ THÂY ! (thấy)
Nhưng mà, hỏi bắt được MÂY (mấy)
Thế nên huyết áp, dâng đầy khí THÊ (thê)
Ra quân, ngày chẳng đẹp ĐE (đẽ)
"Tóm, hơn bỏ sót" nên đè bắt TROI (trói)

Những là, gạn đục ai ơi
Nhớ soi cho kỹ, khéo thời ái oan...!!!




LO GHÊ GỚM............................!!!

11:09 Thursday,8.12.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Em đề nghị các anh chị và đặc biệt là nữ đồng chí CÔNG AN PHƯỜNG (nhưng-mà-tốt) cần bình tĩnh khi tranh biện với đồng bào đồng chí ạ, nếu không bỗng zưng sa vào âm mưu chia rẽ nội bộ của địch. Trong zờ phút đau thương này khi làng nghệ ta bị Nhái Bang lũng đoạn, chúng ta cần hết sức yêu thương đùm bọc nhau, và cùng nhau nghiên cứu lại cẩm nang quý "Ngăn chặn âm mưu “tự diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực diệt Nhái" do đồng chí Dương Trung Dung (không-phải-Trung-Quốc) chu cấp.

Tiện đây, em xin bá cáo với nữ đồng chí CÔNG AN PHƯỜNG (nhưng-mà-tốt) là cần hết sức cảnh zác: hiện nay có 1 bộ phận người Nhái đang có ý định ra hoạt động công khai, chúng đang truyền tay nhau 1 mẫu đơn như sau (cóp-nhái từ Đơn xin hành nghề Xoa-bóp ạ); và kính đề nghị AN NINH VĂN HÓA PHƯỜNG kiên quyết không chứng thực để chúng được cấp chứng chỉ hành nghề ạ.

Nội zung của tài liệu "Mẫu đơn xin hành nghề" tội-lỗi đó như sau:

ĐƠN ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ NHÁI

Kính gửi: Hội Nhái Nghệ Phẩm

Tôi tên là: Ễnh văn Ương
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ chuyên ngành Nhái tranh tượng
Hiện thường trú tại: Phố Thái Học phường Đồng Khởi, Hà Nhì
Cơ quan hiện tại: Mật xưởng ĐỐNG-RƠM
Hiện tại tôi chưa đăng ký hành nghề Họa sĩ Mậu dịch và chưa đăng ký cán sự chuyên trách chuyên môn cho bất kì cơ sở gallery hay cửa hàng tranh Nhái nào. Sau khi nghiên cứu Dự Luật Nhái hàng, Pháp Lệnh hành nghề Nghệ Nhái, các văn bản hướng dẫn về hành nghề nhái tranh cóp tượng trên thị trường láo nháo, và học hỏi bạn bè đồng sự đã thành đạt, tôi mạnh dạn làm đơn này xin đăng ký hành nghề với chức danh Chuyên gia Nhái nghệ phẩm, cụ thể như sau:
- Địa điểm hành nghề: Lò tranh LÉN-LÚT (phường Bờ-Hồ)
- Thuộc tổ chức: Hiệp-Hội-Cung-Ứng-Tranh-Tượng-Y-Như-Thật
Tôi xin gửi kèm theo đơn này:
1. Bản sao hợp pháp giấy chứng nhận chuyên môn, các chứng chỉ đào tạo chuyên ngành Nhái do Đại Họa Nhái Tổ Sư cấp, có chữ ký xịn và dấu mộc xịn.
2. Giấy khám sức khỏe (loại 3A dành cho vận động viên bơi lặn quốc tế).
3. Sơ yếu lý lịch (có chứng thực của Tổ trưởng Khu ao chuôm Làng Lội).
4. Hợp đồng lao động với chủ gallery và chủ cơ sở kinh doanh hàng Nhái (trước đây đã hoặc đang hợp tác).
5. Bảng kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị gia công hàng Nhái (đạt chỉ tiêu ISO-2011).
6. Bảng kê khai tổ chức nhân sự của cơ sở hành nghề Nhái (dự kiến sẽ thu nhận Chuyên gia Nhái nghệ phẩm).
7. Hồ sơ của các nhân viên Nhái khác (dự kiến sẽ hành nghề cùng Chuyên gia Nhái nghệ phẩm).

Tôi xin cam đoan xịn sẽ thực hiện đúng các quy định của Hội Nhái Nghệ Phẩm về việc hành nghề Nhái tranh tượng và các quy định khác có liên quan tới đạo đức tác phong tinh thần hy sinh hết mình và sinh hoạt cực kỳ lành mạnh của Nhái sĩ trong bản Hội.

Làng Lội, ngày…tháng…năm…
Người làm đơn (ký)

1:12 Thursday,8.12.2011

Đăng bởi:  CÔNG AN PHƯỜNG

chào ĐẶNG QUÂN.
Bạn có vẻ đanh đá nhỉ. Bạn không đọc kĩ cmt của tôi sao, tôi nói tôi không khẳng định nên tôi mới cần sự chia sẻ của mọi người, còn xin lỗi bạn vẽ cỏ cây hoa lá hàng tỷ người làm không phải chỉ anh DƯƠNG đâu bạn, mà vẽ trước năm 2000, 2001 rất rất nhiều năm đó bạn à. Tôi thấy tinh thần và không khí trong tranh của 2 người có phần giống nhau nên tôi mới cần sự chia sẻ của mọi người... làm gì mà đanh đá thế...còn nếu chỉ nói về thị giác thì (thị giác thôi nhé, không bàn về câu chuyện cá nhân của mỗi tác phẩm) thì anh DƯƠNG nhìn cũng "giông giống) với họa sĩ Henri Rousseau. còn bàn về NHÂN CÁCH thì ra chỗ khác bàn bạn nhé, không liên quan.
Còn bạn nói về anh Dương như đúng rùi ý nhỉ, cứ ngỡ như là....

21:46 Wednesday,7.12.2011

Đăng bởi:  Ly Ly

Chào các anh chị trên SOI.
Em là một người khán giả, hay vào xem nghệ thuật Việt Nam, nhưng thấy trên trang SOI này buồn nhất là những comment mang tính triệt hạ và luôn ác tâm hạ thấp nhân cách các nghệ sỹ, dù có khi những người này chưa hiểu rõ ngọn ngành đời tư cũng như quá trình làm việc của các nghệ sỹ Việt Nam. Em nghĩ nghệ sỹ là những người có cái tâm nhất, nhạy cảm nhất, trong sáng nhất. Nhưng một số anh chị trên đây lại thể hiện một tấm lòng đầy cay đắng và đố kỵ với những thành công của nhiều đồng nghiệp khác. Em biết chép tranh là một nghề, ăn cắp tranh ý tưởng mới là không tốt, nhưng nếu người ta ăn cắp, hãy để lương tâm người ta tự soi xét và tự trả giá. Nghệ thuật làm chúng ta đẹp lên, chứ không phải sự cay nghiệt làm chúng ta trong sáng hơn. Là một du học sinh, em mạn phép có ý kiến của mình, mong mọi người chỉ giáo cho em những ý kiến còn chưa đúng. Em thích tranh chị Giang từ năm 2005, em thấy chị Giang rất độc lập. Anh Dương cũng vẽ hoa lá từ khi còn là sinh viên. Những hoạ sỹ khác, em chưa biết nhiều, nhưng em nghĩ công việc của họ cũng có những câu chuyện riêng, và việc những anh chị nhăm nhăm đòi ánh sáng cho tranh thật với tranh giả cũng chẳng nói lên là các anh chị có tâm với nghệ thuật đâu. Em nghĩ cái lòng yêu nghệ thuật, là nếu là nghệ sỹ thì chăm chỉ làm việc độc lập, như các bạn Tây bên này lúc nào cũng chỉ một mình lao động. Nếu là công chúng yêu nghệ thuật, thì hãy học và tìm hiểu về nghệ sỹ trước khi nói về họ. Người Việt mình em thấy hay đố kỵ, thấy ai có tiền thì ghen ghét, ai có danh thì thèm muốn và hay hạ thấp người ta. Bố em thường nói 3 người làm chung thì nên việc lớn hơn 1 người, nhưng 3 người Việt làm chung lại phá hoại tất cả.
Không biết ý các anh chị thế nào, chứ em thấy lên báo mạng mà anh chị hỉ hả đua nhau soi xét cái tranh này thật, cái ý kia giả, nó giống như hình ảnh người nông dân đang đấu tố giai cấp địa chủ, mang tính địa phương và vùi dập nhân tài Việt Nam lắm ạ, dù khi em ở bên Pháp này, những nhân tài chúng em biết lại chỉ là những người mà các anh chị mang ra đấu tố mà thôi. Cảm ơn ai đã đọc vài dòng tâm sự của em.

20:43 Wednesday,7.12.2011

Đăng bởi:  Đặng Quân

Gửi Công An Phường, em nghĩ bạn là một người tâm địa đa nghi và chỉ thích soi xét lỗi thiên hạ mà chắc không nhìn lưng mình bao giờ chăng? Bạn có bao giờ tìm hiểu người khác trước khi nói về người ta không, nếu bạn không làm điều ấy thì có lẽ bạn biến mình thành người không có kiến thức và hạ thấp nhân cách mình rồi. Nếu bạn xem anh Dương vẽ khi anh ấy làm bài tốt nghiệp (em nhớ là khoảng 2001, 2000 gì đó) anh ấy đã vẽ cỏ cây hoa lá rồi. Và ngày ấy Tuan Mami còn chưa học mỹ thuật cơ. Bản thân anh Dương không xét nét người khác thì thôi, bạn tự cho mình có nhân cách gì khi chỉ nhăm nhăm nghĩ mình là giám khảo phê bình khi mà kiến thức của bạn về người ta còn chỉ mù mờ? Hãy nhìn vào gáy mình trước khi nhìn vào gáy người khác.

19:53 Wednesday,7.12.2011

Đăng bởi:  thợ vẽ Sài thành

Nhớ khi xưa, Trương Tân vẽ hình rất Tây… bỗng đổi thay thành Nhựt
Thiệt đúng là mang tính toàn cầu... buồn rầu ghê gớm…

10:38 Wednesday,7.12.2011

Đăng bởi:  ChiE

Mình nghĩ bạn Công An Phường hơi đa nghi rồi. Phong trào diệt Nhái thì mình ủng hộ nhưng nếu quá mức độ thì sẽ biến thành sàn “đấu tố”, hoặc theo kiểu “hòm thư phát giác tội phạm” (rất chi là hình sự). Điều đó khiến các họa sĩ phần nào thui chột sức sáng tạo, sự dấn thân cho nghệ thuật, bởi luôn canh cánh những sáng tạo của mình một ngày nào đó sẽ bị lôi lên “sàn” mổ xẻ. Và mặc dù đã “Gúc” cẩn thận đến mấy, thì thế nào cũng có một vài chi tiết trùng hợp với họa sĩ nước ngoài. Rồi bị mắng mỏ tơi bời như một tên ăn cắp. Lúc ấy, dù có bị oan thực sự thì danh dự cũng đã tổn hại quá nhiều. Vì thế mình luôn mong các bạn thận trọng, cân nhắc kỹ hơn trong việc kết tội ai đó, bởi sự trùng lặp ý tưởng vẫn xảy ra hàng giây hàng phút trên thế giới này.

Trường hợp của Quỳnh Giang, mình cho rằng cô ấy không bắt chước Seungyea Park. Như mọi người đều biết, chuyện ghép đầu người với thân các loài vật khác (hoặc ngược lại) là một hình tượng rất được ưa dùng trong nghệ thuật. Từ tượng Nhân sư Ai Cập cho đến Nhân mã trong tranh Phục Hưng và sau này còn được dùng đi dùng lại rất nhiều lần bởi các họa sĩ khắp thế giới. Từ 200X (khi còn là sinh viên) Quỳnh Giang đã làm mô típ này (hồi đó trong tranh Chie cũng đã ghép thân người, hoặc đầu người với đủ các loài có cánh, hoặc cho cá nằm trong lồng chim…v…v… kiểu siêu thực. Mà hồi đó sinh viên hầu như không tiếp xúc với internet và cực kỳ thiếu thông tin về nghệ thuật thế giới). Sau này trong cuộc triển lãm toàn gỗ khắc tại L’espace năm 2007, Quỳnh Giang tiếp tục làm một bản gỗ khắc hình đầu người thân cá có tên “Mẹ bơi trong nước”. Vì thế tượng “Nó đến” lần này không thể là bản copy của Seungyea Park được, vì nó đã có một quá trình dài được chứng thực.

Trong Festival MT trẻ lần này, ngay trong tờ giấy mời, ta cũng thấy hình đầu người mình chim trong tranh của Thảo Ngọc, một điều hết sức bình thường. Hoặc trong loạt tranh của Seungyea Park cũng có vài bức vẽ các bàn tay mọc tua tủa ra từ trên đầu nhân vật, ta có nên vội vàng la toáng lên rằng bạn Phạm Huy Thông copy về bộ Đồng bào?. Chỉ vì nhìn thấy tranh của Seungyea Park mà sau này tất cả các họa sĩ VN phải tránh không được : 1 – cấm vẽ tay mọc trên đầu. 2 - cấm ghép thân người với các loài vật. 3 – cấm vẽ người 3 mắt. 4 – cấm cho nhân vật đội vương miện. 5 – cấm cho nhân vật đội túi giấy. 6- cấm vẽ nhân vật nhiều tay hoặc đeo mặt nạ trẻ con…v..v… Đấy là mới bị cấm trong “vùng” của Seungyea Park thôi nhé, còn liệt kê thêm các “vùng cấm bay” của hàng nghìn họa sĩ nổi tiếng khác, chắc họa sĩ Việt Nam phải vứt bút mà đi làm thiết kế cho nó lành.

Nói vui một chút, biết đâu ở Hàn Quốc, Seungyea Park lại đang bị “tố” là mượn hình tượng của ngài XYZ nào đó bên Châu Âu?. Quả thật ranh giới giữa Sự trùng lặp ý tưởng và Nhái rất mong manh, nhưng cũng không quá khó để phân biệt. Điều này đòi hỏi một sự tinh tế trong nhận thức nghệ thuật, sự thấu hiểu về ngôn ngữ tạo hình, và cần cả những trái tim hướng thiện của các đồng nghiệp đang ẩn danh kia nữa. Chính các bạn cũng là nghệ sĩ cơ mà, các bạn có chắc được rằng sự sáng tạo của mình là Độc nhất vô nhị trên đời, hoàn toàn không bị trùng lặp hay không?. Muốn biết thì chỉ có một cách, đó là… hỏi Chúa :).

2:03 Wednesday,7.12.2011

Đăng bởi:  CÔNG AN PHƯỜNG

tôi không đồng ý kiến với bạn ECYK 2. Bởi vì khi SƠN nói là những tranh khác rất thường thì phải phân tích (mặc dù tôi cũng không thích tất cả những tác phẩm triển lãm này). Nếu Sơn phân tích thì tôi cũng chia sẻ quan điểm nghệ thuật của tôi về triển lãm này... Tôi mới phát hiện ra nhưng chưa dám khẳng định có hai nhân vật gần giống NHÁI rồi(chưa dám khẳng định nhé). Đó là LÍ TRẦN QUỲNH GIANG - tượng "Nó đến" rất giống với cách đặt vấn đề với Seungyea Park (bức vẽ mình cá đầu người) trong facebook của PHIMVIET (NGUYÊN HƯNG).. Còn bức "MỰC" của Dương Gái tuy không giống về ý tưởng nhưng tôi lại thấy hơi thở trong tranh của TUẤN MÁ MÌ - không biết ai ảnh hưởng ai nhỉ... mong các bạn cùng chia sẻ nhé...

23:07 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  Em có ý kiến 2

Nói tóm lại nội dung của bức tranh, cách biểu hiện của triển lãm mình thấy quan trọng hơn, các bạn đang mổ xẻ những tình tiết rất nhỏ nhặt và vụn vặt, chỉ có ý kiến bảo tranh đợt này cũng thường của Hồng Sơn còn ý nghĩa, các Cmt của các bạn còn lại rất lan man và không hề bàn đến thẩm mĩ của triển lãm... Triển lãm tuy nhiều họa sĩ tham gia, nhưng toàn do chơi với nhau mà làm... Tôi xin đánh giá triển lãm là không hay, và chưa thực sự thuyết phục. Tôi thấy chất lượng không hề cao như tên tuổi các nghệ sĩ!!!

22:06 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Coi lá bài tổ tôm thang thang ở đây nè:
XXX bảo:

Hàng dưới cùng, hình đầu tiên từ phải:
http://www.nucuoiviet.org/wp-content/uploads/2011/07/11.gif

Ngó cái nào!

CHỜI ơi!

Anh Trương Tân vẽ con bài Thang thật rùi.

Bùi (-gallery-) Ngùi ghê gớm !

21:10 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"Cũng có tài liệu nói rằng Tổ Tôm xuất phát từ Nhật Bản..." - Trịnh Minh Tiến

"Cũng có tài liệu nói rằng Tổ NHÁI xuất phát từ Nhạt-Bẩn..." - Tira Phương

20:57 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  XXX

Coi lá bài tổ tôm thang thang ở đây nè:

Hàng dưới cùng, hình đầu tiên từ phải:
http://www.nucuoiviet.org/wp-content/uploads/2011/07/11.gif

Hình thứ hai từ trái:
http://s220.photobucket.com/albums/dd119/lythienhuonghn/?action=view&current=7ongtre.jpg

20:42 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  HỒNG SƠN – A.N…

Đúng như A.N nhận định, mạch chảy văn hóa dân gian của Phương Đông rất gần nhau, chỉ khác nhau ở chỗ: người Việt xưa nay vẫn yêu cách tạo hình đơn giản bằng mảng bẹt nét to, mộc mạc dân dã hơn.

20:32 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  T.Đang

Không biết các bạn khen bức tranh "Thang thang" của anh Trương Tân là đẹp. Mình không biết là đẹp ở điểm nào, các anh chị nào có thể cho mình biết được không?
Riêng mình thấy tác phẩm nêu trên về bố cục thì... "lỏng lẻo",cách tạo hình thì "bùng nhùng", màu sắc không gì mới lạ. Tên tác phẩm thì thật... "đánh đố" người xem.
Không biết anh Trương Tân vẽ tác phẩm này có vội vã quá không, chứ những tác phẩm trước đây anh triển lãm ở nước ngoài mình thấy đẹp và lạ lẫm.

20:30 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  HỒNG SƠN GỬI …

Em Có Ý Kiến và Trịnh Minh Tiến hiểu về Tổ tôm hơn Sơn, cho nên Thợ Vẽ Sài Thành nên hỏi các bạn ấy, Sơn không hiểu sâu về Tổ tôm, Sơn chỉ cảm nhận bằng tạo hình với vốn hiểu biết ít ỏi của mình mà nói lên như vậy, tất nhiên Sơn sinh ra ở ngành Đồ họa, hiểu về khắc gỗ, hay là ngôn ngữ tạo hình gần với Sơn cho nên Sơn cảm thấy đẹp cả về hình thức biểu đạt cũng như về cấu tứ, ý... của tác phẩm. Phải chăng những lá bài đã qua bàn tay của ông cha ta đã khắc in ra.

17:50 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Kiến zải của bác Trịnh Minh Tiến cũng có lý hè.

Zưng mờ chả hiểu sao em không tin là anh Trương Tân lại mê tổ tôm hay các kiểu bài bạc đâu. Cho nên, em vẫn ngả theo ý anh Tân xài tiếng Mỹ để nói tới cái "X" kia ạ.

A, vẫn cám ơn bác Tiến về 1 nguồn thông tin lý thú về Tổ Tôm Diễn Ca có nhiều câu hay phết:

Đa tình khổ bởi tin chàng
Nuôi con có chị thang thang một mình (quân Thang thang của anh Tân?)

Cô tiên trông rõ là xinh
Thẹn thùng che mặt cho anh mủi lòng (quân Nhất văn)

Giữa đường múa võ luyện công
Giống như châu chấu ngoài đồng làng ta (quân Nhất vạn)

Tăng trọng ăn lắm thế à
Là anh béo nhất đùn ra mất quần (quân Nhất sách)

Nghe đồn cậu ấy siêu nhân
Sao hè đội mũ quàng khăn thế này (quân Nhị văn)

Tuổi xuân chẳng được mấy ngày
Nhị đào bẻ quách trao tay nhân tình (quân Nhị vạn)

Trống bỏi quyến yến mê oanh
Chồn chân, lưng khọm biến thành cụ non (quân Nhị sách)

Tưởng gì một gã du côn
Thọt chân làm mất cá tôm của làng (quân Tam văn)

Vân vân và vân vân...

13:38 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Tổ Tôm là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người dân Việt Nam, hiện nay chỉ thấy được chơi ở Việt Nam). Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "Tụ Tam" nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách. Trong các ngày lễ, Tết, Tổ Tôm thường được nam giới và người già chơi vì nó có một số luật khá khó, nhiều nước biến hoá, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi. Tổ Tôm không phổ biến và bình dân bằng trò chơi Tam Cúc. Do Tổ Tôm khá khó nên người xưa có câu ca dao đề cao Tổ Tôm, nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử:
Làm trai biết đánh Tổ Tôm
Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều
Cũng có tài liệu nói rằng Tổ Tôm xuất phát từ Nhật Bản do các hình vẽ đều là hình vẽ theo kiểu của Nhật, theo lối tranh mộc bản (mokuhan) đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc kimono thời Edo (trước khi Nhật hoàng Minh Trị lên ngôi và trị vì 1868-1912), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép, trái đào, thành, thuyền cũng là những hình ảnh rất Nhật[1].Nguồn :http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_t%C3%B4m
Thang thang là tên của 1 quân đặc biệt ah!
Cứ cái gì không bít em tra Gúcgồ cho nhanh.

13:18 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Câu chuyện nàng Thang Thang?

Do họa sĩ Trương Tân kể hay do Bui Gallery kể? Có thiệt vậy chăng?

Có nhẽ, họa sĩ Trương Tân dùng từ "thang thang" kiểu Mỹ, như vầy (có 3 nghĩa theo "từ điển":

nghĩa 1: thang thang

An unknown variable 'x'

Ví dụ: Well thang thang is like ya know, when you, uh, you know, thang thang.

Nghĩa 2: thang thang

An attraction so strong that it is unable to be expressed, above and beyond swagger; you are unable to keep your eyes and/or hands off this person whenever they are around.

Ví dụ: Girl,it's somethin bout Demetrious he got that thang thang!!

Nghĩa 3: thang thang

A penis of a small child

Ví dụ: That boys thang thang is hanging out.


Túm lại: phải chăng cái tít "Thang Thang" trong tranh Trương Tân thực chất vẫn là cái ảm ảnh ẩn ức của "X" (tính dục?) được đánh đố sang tiếng Mỹ, mà tại sao phải vòng vèo thế, anh Tân ơi, Bui Gallery ời. Nghệ thuật thị giác cần gì đánh đố bằng cái tít lạ, nhề?

13:01 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  A.N

Cám ơn Hồng Sơn nhé. Mình không có nhiều ý kiến vì không xem trực tiếp. Nhưng dù có giống Việt hay không mình vẫn thích bức tranh này. Giống Việt hay không mình thấy không quan trọng. Như Gaugin vẽ Taihiti, rất Taihiti! Nếu anh Tân mà vẽ phụ nữ Nhật thì mình thấy cũng không sao, thợ vẽ Sài Gòn nhỉ?:-)

12:23 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  thợ vẽ Sài thành

@Hồng Sơn. Nhờ họa sĩ chỉ giùm tranh của Trương Tân, Việt ở chỗ nào? Hình bà mẹ trong tranh chắc cú mặc kimono kiểu nông dân Nhật Bổn rồi. Còn tên tranh là Thang Thang nghe rất Chệt, người Việt mình liệu có ai gọi con điệp âm như dzậy không? Còn nói là tranh gần với Đông Hồ nghe càng không ổn, tán rất tào lao... Ai mà chẳng biết rằng tranh khắc dân gian các nước Đông Á khá gần nhau nhưng nếu bảo Trương Tân gần Đông Hồ thì hơi liều đấy.

11:53 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  HỒNG SƠN – NGHE VÀ XEM…

A.N ơi! Bạn cũng biết là nghệ thuật tạo hình mà diễn giải bằng văn học là không trúng rồi, đúng không?

Với cá nhân Hồng Sơn thấy thích cái "thang thang" của anh Tân hơn cả, rất nhiều yếu tố mà ta xem và cảm nhận là hay, gần với truyền thống, trang khác gỗ Đông Hồ của người Việt Nam. Với cái tranh "Thang Thang" đó xem qua ảnh có cảm giác là hơi giống tranh khắc gỗ nhật bản bởi anh dùng tỷ lệ màu trắng nhiều nên người xem qua ảnh có cảm giác đó, nhưng đến xem tranh thật thì có khác hơn khi anh sử dụng chất tổng hợp làm nền diễn chất cho tranh, cái tài của anh là dùng những khoảng trống lớn nhưng không hề thừa, nếu như cắt một vệt nhỏ như cái ảnh trên thì thấy không ổn cho lắm. Hồng Sơn khuyên ai đó chụp ảnh tranh của người ta mà cúp như trên là hỏng tranh và không theo được ý đồ của tác giả rồi.

11:19 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  A.N

Hs Hồng Sơn ơi, tranh anh Tân mình cũng rất thích nhưng không hiểu nó Việt ở chỗ nào? Chỉ giáo giúp :-)

11:17 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  Admin

SOI đã sửa rồi. Cảm ơn bạn Trang Chu nhé.

11:09 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  HỒNG SƠN – NGHE VÀ XEM,,,

Hồng Sơn chúc mừng anh Tân Trương nhé, tranh của anh đẹp và rất Việt.

Còn lại các anh và các bạn khác không có gì thích thú, ấy là chưa nói là quá thường, quá lối mòn, đường mòn Hồ Chí Minh ạ ạ ạ.

11:05 Tuesday,6.12.2011

Đăng bởi:  Trang_Chu

Thân gửi Admin của Soi. Tôi thấy một bức ảnh trong bài viết này bị sai tên của người được chụp trong ảnh. Bức thứ 15 từ tiêu đề bài viết trở xuống: Đây là anh Dũng - Phóng viên báo Tuổi trẻ (bạn bè thường gọi là Dũng "sốt rét") chứ không phải là Họa sĩ Trần Trọng Vũ. Soi có thể kiểm tra lại được không?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả