Gẫm & Bình

Thêm một bênh vực cho Nguyễn Thái Tuấn

  Một người bạn sau khi đọc những thị phi về tranh Nguyễn Thái Tuấn trên Soi, đã chụp bìa sách gởi email cho tôi với chú thích như sau: “Hôm qua tình cờ thấy trong đống sách cũ của N.T.V. có cuốn in bìa với tranh này của họa sĩ Ed Lindlof, xuất bản […]

Ý kiến - Thảo luận

2:21 Friday,16.12.2011

Đăng bởi:  Kinh Lôi

Hoàn toàn đồng ý với phát biểu của bạn Minh Đức!

22:14 Thursday,15.12.2011

Đăng bởi:  Minh Đức

Tôi xin phép được nói ngay ở đầu cmt này: tôi không bàn việc tranh Nguyễn Thái Tuấn giống hay không giống tranh Liên Trương, cũng như không bàn về động cơ giống – nếu có.

Tôi muốn bàn về lập luận của Lý Đợi khi viết bài “Thêm một bênh vực cho Nguyễn Thái Tuấn” – mà tôi gọi là thứ lập luận thảo khấu.

Dân thảo khấu, đọc truyện xem phim chúng ta đều biết, hay lập luận chúng ông không làm gì sai cả vì ông cướp của nhà giàu, mà nhà giàu là bọn bóc lột nhà nghèo.

“Cướp của cướp = không cướp của ai.”

Lập luận này đã quay trở về sống động và lù lù trong bài của Lý Đợi, ngày hôm nay, trên một diễn đàn về mỹ thuật, tức một bộ môn đề cao tính sáng tạo cá nhân vào hàng bậc nhất.

Liên Trương, theo ý của Lý Đợi, dù anh không nói thẳng thừng ra, là bắt chước, là nhái Ed Lindlof.

Cái hình ấy tôi cũng đồng ý với Lý Đợi là rất giống tranh Liên Trương, hoặc nói cho chính xác hơn là tranh Liên Trương giống y cái hình ấy.

Nhưng như thế thì liên quan gì đến Nguyễn Thái Tuấn hả anh Lý Đợi?

Sao Liên Trương nhái Ed Lindlof thì Nguyễn Thái Tuấn lại trở thành trong sạch?

Nếu Ed Lindlof bắt chước một ông nào khác nữa thì Liên Trương cũng sẽ thành trong sạch tiếp?

Anh Lý Đợi còn mỉa mai: “Nếu cứ theo kiểu của một số ‘thưởng ngoạn viên’ của Soi, thì họ lại tiếp tục quay ngược và cho tranh Liên Trương là ‘hàng nhái’ của họa sĩ này, rồi cái vòng cứ mãi luẩn quẩn…”

Khui ra cả ổ nhái là sự luẩn quẩn đáng sợ sao anh Lý Đợi?

Cá nhân tôi thì thấy cần rõ ràng việc nào ra việc nấy. A nhái B, B nhái C, C nhái D, D nhái E… thì tất cả vẫn là nhái thôi, trừ A là kẻ sáng tạo đầu tiên, chứ không nên bào chữa bằng lập luận kiểu thảo khấu, vừa buồn cười, vừa cùn.

Mong rằng tinh thần chống nhái của anh Lý Đợi mãi mãi được sắc bén như đã từng có trong vụ Tira, đừng để những lập luận thế kia làm chúng tôi thất vọng.

0:57 Thursday,15.12.2011

Đăng bởi:  CÔNG AN PHƯỜNG

ỚT ơi, nửa đầu người ta cũng làm nhiều lắm rùi, mà xuất phát điểm đều không phải VỊT NGAN chúng ta....

23:59 Wednesday,14.12.2011

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

@Ớt: Nói chuyện vui với bạn một tý nhé. Qua việc này mình thấy học được cách tổ chức sự kiện và gây được sự chú ý của giới văn nghệ sĩ dù có người vô tình hay cố tình hì hì :D. Dù không gây đình đám với thế giới nhưng xôn xao xóm làng cũng là chuyện hấp dẫn rồi. Đến Từ Bi Hồng còn bị "Nhái" nói chi đến Bùi Xuân Phái nhỉ? Dù gì có sự kiện để nói, để tranh luận chứ. Không thì chán chết. Ít ra còn hy vọng.
Đúng rồi tiền là sự thật, ai chả quan tâm đến tiền, thích nhiều tiền... Nếu có tiền bạn có muốn mua tranh của một trong hai họa sĩ này không? Nếu có tiền tôi muốn mua mỗi người một bức. Thật đấy nhé :D Để ghi dấu sự kiện này. Đôi khi mua tranh không phải mua hình vẽ trong tranh mà mua những câu chuyện xung quanh những bức tranh đấy nhỉ :D Như tranh đấu giá từ thiện ý...ý...ý...
Trích: "Trước đây có cái phim "Kỵ sĩ không đầu" chắc cũng phải bắt chước đâu đâu để phải tìm ra nguyên nhân sao".
Đúng với những ai quan tâm và muốn tìm hiểu về bộ phim này. Họ đều yêu thích và muốn tìm hiểu nó dù là nhân vật trong mơ hay tưởng tượng, có thật hay hư cấu... nó "không tự nhiên sinh ra". Tác giả của nó là ai?, nhân vật chính trong phim?, ai là đạo diễn...? Bạn quan tâm đến điều gì bạn có muốn tìm hiểu về nó không?
Yên tâm là sự ầm ĩ sẽ có thời gian lắng lại, vấn đề còn ai muốn khơi lại lúc này hay lúc khác nữa không như mình với bạn ngay lúc này đây này."Rỗi hơi nhỉ" hi hi.
Từ chuyện này mình cũng giống như bạn mở thêm được bao ý tưởng và phát triển từ người "Vô hình" và nhớ cảm ơn hai anh chị Liên Trương và Nguyễn Thái Tuấn nhé và nhớ trích dẫn nguồn gốc: nhân sự kiện này bạn Ớt nghĩ đến hình tượng người nửa đầu cho đàng hoàng để "tri ân người có công khai sáng nhé"!
Vậy có sự kiện có bình loạn tốt hay không tốt? Mình nghĩ học được điều gì qua những tranh luận ở trên mới quan trọng phải không? Không thì coi như quan tâm một tý vào nói đôi câu ba điều cho vui vẻ rồi thôi nhỉ :D

22:27 Wednesday,14.12.2011

Đăng bởi:  Ớt

Thực ra có đầu hoặc không đầu cụng chả có gì quan trọng sất, thực ra tranh của Liên trương và Ng thái Tuấn có phải là những tác phẩm tác phẩm gây đình đám giới mĩ thuật thế giới đâu, chả qua là triển lãm bán được một số cái "nhiều nghìn" mới ra nhều chiện thế nài. Trước đây có cái phim "Kỵ sĩ không đầu" chắc cụng phải bắt trước đâu đâu để phải tìm ra nguyên nhân sao. Túm lại là chiện không đâu mà ầm ĩ thế. Thiết nghĩ cứ để xem rồi "không đầu" tiến xa đến đâu. Tới đây ai vẽ nửa đầu có khi lạ...

21:21 Wednesday,14.12.2011

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Cám ơn anh! Không viết không biết mình sai :D Biết sai thì sẽ nhớ mà sửa hi hi

21:07 Wednesday,14.12.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Một thông tin mới bổ ích. Cám ơn anh Lý Đợi.
Ông em Trịnh Minh Tiến ơi. Viết sai chính tả rồi nhé: "Bàng Quan" là thái độ lánh đời, bất cần, không quan tâm. Còn "Bàng Quang" là bọng chứa nước đái. Chỉ có "thái độ bàng quan" thôi, chứ "thái độ bàng quang" là cái thái độ nước đái gì vậy cà. Lêu lêu ông em.

20:19 Wednesday,14.12.2011

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Tôi thì vẫn giữ nguyên cách nhìn nhận của mình :
"Sự việc sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu chính họa sĩ Nguyễn Thái Tuấn đứng ra nói về suy nghĩ và quá trình anh làm những tác phẩm này, có hay không sự ảnh hưởng; điều này cũng là bình thường trong sáng tác: có thể cùng hình ảnh hay sự kiện mỗi người có thể phát triển nó theo hướng đi của riêng mình.

Riêng tôi: khi nhìn hai bức tranh của Nguyễn Thái Tuấn và Liên Trương, tôi nghĩ chắc chắn anh có bị ảnh hưởng, có sự vay mượn trong yếu tố tạo hình “người không đầu” mà tôi nghĩ là người vô hình thì hợp hơn, nếu chỉ không đầu thì tay chân thân mình đâu? Nghĩ đến những tranh trước của Nguyễn Thái Tuấn thì chả có một sự liên hệ nào với hình ảnh này, trừ khi “ồ tìm ra rồi” trong tranh Liên Trương, hình ảnh những người vô hình này như một cái khóa giúp anh mở ra kho tàng trong chính con người anh mà anh tìm kiếm loay hoay bấy lâu nay."
Việc tìm thêm những hình tượng người không đầu cũng không làm cho vấn đề tốt hơn bản thân tôi thì thấy những chứng minh của anh Lý Đợi hay Nguyễn Đình Đăng đưa ra thực sự không đủ thỏa mãn tôi và như anh Ngô Lực có nói :
"tôi sẽ có rất nhiều câu hỏi đại loại rằng
dự án "Sự thiếu vắng tràn đầy" này nó giống như mượn hình tượng không đầu để kể một câu chuyện mang tính lịch sử, câu truyện này hấp dẫn anh ở điều gì? Điều gì làm cho anh nghĩ rằng nó hấp dẫn, có rất nhiều hình tượng khác để nói truyền tải câu chuyện của anh sao anh lại chọn hình tượng không đầu để ghi chép nhật ký nghệ thuật của anh? Có thực sự cần thiết khi bắt buộc phải dùng hình tượng không đầu để kể câu chuyện của anh không? Hay đó chỉ đơn thuần là một nỗi ám ảnh ở anh? Cái mà anh muốn gợi ra điều gì ở loạt tác phẩm này...?
Có một số bức trùng với những tác phẩm trong không gian nội thất của Liên Trương gây lên sự tranh cãi nếu là anh biết trước những bức tranh này anh có làm khác đi không? Hay là anh cảm thấy rằng quan trong là chuỗi câu chuyện của anh phải được thể hiện như vậy?
Sau những rắc rối này anh nghĩ là cần triệt để và mạnh mẽ hơn với dự án không đầu hay là anh cảm thấy không cần khai thác tiếp nữa mà bắt đầu tìm hình tượng khác?
Có lẽ còn quá nhiều câu hỏi thú vị mà cần sự đối thoại từ nghệ sĩ, tôi nghĩ điều ấy là điều cần thiết để mở ra một nhãn quan mới một cách tiếp cận nghệ thuật mới sôi động và đa dạng hơn. Tôi nghĩ rằng anh Tuấn phải mạnh dạn để bàn thẳng về vấn đề này, tôi hy vọng ở sự quyết liệt từ câu trả lời của anh giống như anh đã từng vẽ những bức tranh đầy màu của tâm trạng màu của xã hội nơi chúng ta đang sống, về phần cá nhân tôi thì tôi vẫn luôn ủng hộ cách suy nghĩ và đặt vấn đề trong tranh của anh!!"
Tôi nghĩ việc Sanart đứng ra tổ chức một cuộc chủ đề về "Nhái hay không Nhái..." hoặc nói chuyện với nghệ sĩ Nguyễn Thái Tuấn về vấn đề này sẽ tốt hơn và có nhiều sự hấp dẫn gay cấn...Thành sự kiện nổi bật trong năm khá ổn hi hi.
Còn về việc anh Nguyễn Thái Tuấn im lặng. Cá nhân tôi chỉ nghĩ được hai điều :
Một là sự việc rồi sẽ đi vào quên lãng như bao vụ scandan rùng beng khác,thời gian sẽ chôn vùi tất cả.Còn các nghệ sĩ khác bàng quang hay tự an phận coi như đó không phải việc của mình mà không cần lên tiếng ủng hộ hoặc phản đối.Hội họa Việt Nam không khá lên được chỉ được vậy, đến thế,nói ra không khéo bị chửi, ăn đòn oan nên không lên tiếng. Coi đó là một bài học, một miếng võ để dùng lại cho mình lúc cần hì hì hoặc tránh xa kẻo mang tiếng thị phi, búa rìu dư luận he he...
Hai là anh Tuấn muốn để tác phẩm nói nên tất cả, đây cũng là quan điểm của nhiều nghệ sĩ: câu trả lời dành cho người xem,tác phẩm nói lên tất cả người xem tự cảm nhận và đánh giá tốt xấu ai yêu cứ yêu ai ghét cứ ghét tôi chịu.
Nhưng với em, em thích nhiều người yêu hơn người ghét nên em sẽ chia sẻ thổ lộ hi hi:D. Ai yêu cũng muốn biết tại sao mình yêu vì cái gì mà yêu chứ, mới đầu đến bằng tình yêu mù quáng kết thúc bằng tình yêu tính toán mừ phải không anh ? :b
Và tôi nghĩ sự việc cũng nên dừng lại ở đây vì đã có câu trả lời của anh Tuấn rồi :Trích lại lần nữa: "Câu trả lời của anh Nguyễn Thái Tuấn thế này: anh không biết Liên Trương là ai, chưa từng xem tác phẩm của người đó. Anh vẫn chờ ý kiến (nếu có) về chuyện này của các nhà phê bình, nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam. Riêng anh, anh luôn lắng nghe mọi ý kiến và không có ý kiến gì lại quanh chuyện này" dù tôi nghĩ có nhiều người còn chưa thỏa mãn giống như tôi như anh Lí Đợi hay Nguyễn Đình Đăng và cố chứng minh mặc dù nó chẳng đi đến đâu cả..., nó đã ám thị trong đầu mỗi người quan tâm đến chủ đề này rồi ai yêu cũng đã yêu và bảo vệ người mình yêu còn ai ghét chỉ thêm ghét hơn thui hãy để thời gian trôi hay tình ơi xin ngủ yên nhé.
Họa sĩ hay nghệ sĩ đều là những người có cái nhìn sâu sắc, biết đánh giá,có cảm nhận tinh tế sẽ tự gạn đục khơi trong cho mình. Để tinh anh nhận ra tốt xấu thật giả ....
Chúc các họa sĩ luôn vui và làm hiệc hiệu quả, ngày càng có nhiều tác phẩm "đẹp"

16:17 Wednesday,14.12.2011

Đăng bởi:  Tịch Ru

Cảm ơn bạn Tich Z... lần sau mình sẽ chú ý hơn.

15:13 Wednesday,14.12.2011

Đăng bởi:  Tich Z

@ Tich Ru:

Herbet George Orwell (1866 - 1946) hay H.G. Orwell, bạn nhé.

Khi trích dẫn tên người ngoại quốc như người châu Âu, Mỹ, v.v. thì cái họ của người ta (last name, ở đây là Orwell) là quan trọng, chứ không phải là first name hay middle name đâu nhé.

Khổ thân bà Natalia Kraevskaya - vợ cố hoạ sĩ Vũ Dân Tân - thường xuyên được báo chí lề phải "ưu ái" gọi bằng first name Natasha!

Cũng vậy trường Mỹ thuật Đông Dương là do cụ V. Tardieu hay Victor Tardieu sáng lập chứ không phải cụ Victor nhé.

14:11 Wednesday,14.12.2011

Đăng bởi:  Tịch Ru

Thưa bạn Chẫu Chuộc, Công An Phường. Mình không biết conment của bạn có ý phúng dụ gì không, nhưng đọc conment của các bạn tôi thấy không bằng lòng với cái thái độ anti đồ nội như vậy. Bản thân tôi ngay từ đầu đánh giá chả ai sao chép của ai cả. Mỗi người nếu nhìn rõ thì đều có tiếng nói riêng. Còn nếu đặt điều như các bạn thì mấy ông trên đều đạo "người vô hình" của Herbert George hết. Đồng ý với bạn Pikachu. Thời gian là thước đo quan trọng nhất. Tốt nhất là để xem 50 năm nữa còn ai nhắc đến tranh Liên Trương, Thái Tuấn không. Nếu còn thì đó là nghệ thuật đích thực. Còn hai bạn Công An nhân dân và Chẫu Chuộc thì cũng nên nhập thêm 1 QUỐC TỊCH nữa đi cho đỡ xấu hổ :))

13:58 Wednesday,14.12.2011

Đăng bởi:  CÔNG AN PHƯỜNG

Ôi, Liên Trương, ôi Thái Tuấn... chả nhẽ Việt Nam mãi là Việt Nam... buồn quá... tôi ko tin là LIÊN TRƯƠNG TRONG SẠCH NỮA RỒI... BUỒN NHƯ CON CHUỒN CHUỒN

10:43 Wednesday,14.12.2011

Đăng bởi:  pikachu

Trong nghệ thuật tự thân nó sẽ có quá trình tự đào thải. Nếu nó có thực sự hay thực sự tốt đẹp nó sẽ tồn tại.

10:06 Wednesday,14.12.2011

Đăng bởi:  chẫu chuộc

Liên trương là họa sĩ ở tây, chắc không ăn cắp bắt chiếc như họa sĩ nước mình đâu, trong vụ này Liên Trương vô tình giống còn Thái Tuấn là NHÁI.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả