Đi & Ở

Phan Rang–Tháp Chàm: Bản sắc...
Lại vẫn là chuyện bản sắc

Phan Rang-Tháp Chàm, một đô thị xộc xệch như một khu tị nạn chạy dọc con đường quốc lộ bụi mù mịt. Cả một đô thị cũ chỉ có vườn hoa Yersin là đẹp nhất, vì có ba cây muồng mưa cổ thụ hàng trăm năm. Vườn hoa này nghe bảo do cựu tổng thống […]

Ý kiến - Thảo luận

14:14 Wednesday,5.4.2017

Đăng bởi:  Hoang Huong

Tôi rất thích bài này

7:17 Monday,9.11.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

bác Ja Alin
SOI là trang mở, bác muốn đăng gì thì đều rất hoan nghênh. Đặc biệt nếu bác có thông tin gì về văn hóa Chăm hiện nay ở Phan Rang thì rất quý, mình chỉ đi khảo sát qua qua, cũng chưa tìm được những chỗ thật độc đáo.

21:30 Sunday,8.11.2015

Đăng bởi:  Ja Alin

Tôi là dân Ninh Thuận và là người Chăm. Theo tinh thần của anh Phó Đức Tùng trong bài viết này. Nếu anh muốn tôi sẽ gửi bài lên trang này của anh, trang điểm thêm cho tinh thần của anh, một người xứng đáng được tôn trọng và có tầm nhìn thấu thị.

16:33 Thursday,23.10.2014

Đăng bởi:  trần ý dịu

Vài lần dự những buổi ra mắt sách hoặc sự kiện văn hóa có sự tham góp của anh Phó Đức Tùng. Vẫn biết anh có cách nói tưng tửng nhưng không nghĩ khi nhìn vào ngành du lịch cái cách nói tưng tửng ấy lại duyên đến thế. Còn những bạn phản đối bài viết này của anh, cho rằng đó là việc "Cưỡi ngựa xem hoa" hay biết gì mà chê bai thì tôi nghĩ các bạn đang nghĩ sai cho anh ấy. Cứ đọc kĩ, ngẫm nghĩ kĩ sẽ thấy đau và xót cho một vùng đất giàu tiềm năng, phong phú về huyền thoại như Phan Rang. Anh Tùng không mạt sát người dân, không mỉa mai lối sống đầy cơ cực, khó khăn của họ mà như "đay nghiến" cái đám làm qui hoạch, đám quan chức mổ xẻ, phá phách một vùng đất, một nền văn hóa. Và ở góc độ một người được phân công theo dõi mảng du lịch, tôi cho rằng, phần lớn khách đến một địa danh cũng đều chỉ trong khoảng từ 3 đến 7 ngày, họ không làm công tác nghiên cứu, sưu tầm và càng khó có thời gian lưu trú lâu. Vậy nên những gì họ được ngắm nghía và cảm nhận cũng sẽ chỉ được đến như anh Tùng mà thôi (Chỉ có điều không phải ai cũng mô tả tâm trạng ấy bằng câu từ được). Để đòi hỏi du khách ở lại lâu, thâm nhập sâu vào đời sống bản địa để mà cảm, để mà biết giá trị tốt đẹp của một nền văn hóa là điều khó. Cá nhân tôi rất mong những đồng nghiệp báo chí đưa bài viết này lên trang, để cái đám làm qui hoạch kém chuyên môn, đám quan chức chẳng biết gì ngoài việc nhắm mắt kí và nhận "phong thư" được một lần nhìn thẳng vào sự thật, để biết đau cho thế hệ sau. Một lần nữa xin cám ơn anh Phó Đức Tùng.

12:19 Thursday,8.5.2014

Đăng bởi:  Kay Nguyen

Comment của một bạn mình chuyển cho Soi
Bác này nói có cái đúng & có cái sai. Đúng ở đây vì bác là người du lịch cưỡi ngựa xem hoa nên những cảm nhận sơ khởi về một Phan Rang lộn xộn, thiếu qui hoạch, thiếu bản sắc là không có gì sai. Sai cũng là vì ở chỗ bác cưỡi ngựa xem hoa nên không cảm nhận được sâu cái vẻ đẹp nơi này, và có nhiều chỗ bác phán thôi rồi, dễ gây ngộ nhận cho người đọc, ví dụ như về gốm Bàu Trúc: gốm Bàu Trúc được biết đến là do kỹ thuật sản xuất độc đáo, tạo ra sản phẩm có những vệt cháy đen đặc trưng chứ không phải vì hình dạng sản phẩm, người ta có thể đưa những thiết kế hiện đại vào thì cũng có sao. Rồi chuyện làng Chăm bác đi kiếm không có thì thưa bác là gần ngay thị xã cũng có vài cái, nhưng cái làng Chăm xưa giờ nó vẫn vậy, nó là tập thể của những nhà đất, nhà rơm tuềnh toàng, người dân thì dơ bẩn lem luốc, nó không có cái kiến trúc hay cái văn hoá Chăm gì đó đập vào mặt du khách ngay lập tức đâu. Muốn xem văn hoá kiến trúc Chăm thì phải đợi đến Tết Kate lên cái Tháp Chàm mà nghía.
Khi xưa nhà mình từ Đà Lạt chuyển về Phan Rang, mình rất thất vọng, Thì nghĩ coi, từ một nơi nhìn đâu cũng thấy cây hoa cỏ lá núi đồi lãng mạn, người ăn nói khẽ khàng lịch sự (khi xưa thôi, hix), xuống một nơi vừa nắng vừa gió khô cằn sỏi đá cháy da, con người thì ăn nói cộc cằn với thổ ngữ quê rặc, sao mà không chán.
Nhưng mà càng ở lâu thì càng thấy những cái đẹp chân quê của nó. Đó có thể là con đường đê một bên là sông, một bên là những khu vườn nhỏ trồng tỏi hành; là những ngôi nhà nhỏ xưa cũ gợi nhớ về một cái thị xã nhỏ ven biển trước 75; là khu rừng Núi Chúa với những bụi cây lấp xấp dọc theo cung đường ngoằn ngoèo; là những rổ cá tươi cong ánh xà cừ có một cái mùi tanh thấm đẫm; là cái chợ có một nhịp âm thanh sống động khiến nó giống như một con người có sinh khí riêng; là những món ăn địa phương ngon lành mà mỗi lần đi xa về muốn ăn cho thoả chắc phải ở hết cả tuần; là cái ánh nắng mật ong chiều trải đều trên đồi cát; là vườn nho lúc lĩu trái trên con đường quê đầy cát.
Có một điều đau lòng: bộ máy chính quyền địa phương làm việc rất kém, và họ chỉ mong duy trì cái vị thế điạ phương nghèo nhất nước để năm nào cũng được ngân sách nhà nước rót xuỗng hỗ trợ. Du lịch phát triển tủn mủn, thiếu quy hoạch tổng thể, cảnh quan thiên nhiên chỉ thấy được khai thác mà không thấy bảo vệ. Thổ nhưỡng địa phương nơi này cho ra những sản phẩm nông nghiệp rất đặc biệt: tỏi, hành thơm phải biết và nho thì ko có chỗ nào khác ở VN trồng được, nhưng chả thấy được đầu tư R&D và marketing để phát triển. Thay vì vậy chúng tôi có một nhà máy điện hạt nhân vì có lẽ đây là tỉnh thành nghèo và ít dân, có xảy ra chuyện gì thì cũng ít thiêt hai; tuy rằng chắc các bác quên là nó bùm một phát thì đầu này đầu kia đất nước khỏi thông thương...
Định comment chút chút mà sao ra dài quá. Thôi dừng!

16:54 Tuesday,6.5.2014

Đăng bởi:  Sóng Nha trang

Gửi anh Tùng
!Văn hóa người bản địa thì nơi nào cũng mai một hết anh ạ. Chả cứ gì Phan rang mà ngay tại Làng cổ Đường Lâm - Hà nội bây giờ nếu không là du khách thích đi sáng sớm, về lúc chiều tối thì sao cảm nhận được cái văn hóa làng xã nơi đây.
Phan rang còn nhiều lắm anh, anh hãy đến một nơi đúc gốm để cảm nhận sức nóng (đừng vào Bàu trúc anh nhé), ra cảng cá Mỹ tân để cảm nhận hương biển, đến Phan Rang vào các dịp Lễ hội để cảm nhận không khí... rất rất nhiều cái còn tồn tại, hoặc chí ít có thể tái hiện lại nó để bảo tồn và phục vụ du lịch. Với hai ngày thì anh không thể biết gì được đâu, nếu anh là người qui hoạch du lịch thì hãy đi nhiều hơn nữa, hãy sống với người dân nơi đây để có đủ thời gian cảm nhận. Đừng hời hợt như mấy vị quan trên, đi đứng lớt phớt rồi về nói những điều...

15:04 Tuesday,6.5.2014

Đăng bởi:  DO Mai

Chào chú, cám ơn chú đã viết bài về vùng đất Ninh Thuận, một trong top những tỉnh nghèo nhất nước. Trong cuộc sống, mọi thứ đề có nhiều mặt và nhiều khía cạnh để nhìn, chú sống lâu chắc chú biết điều đó. Cháu không dám bàn luận về bài viết của chú, vì ai cũng khen nó chân thực và rất hay, nhưng nó hay hơn nếu như tác giả bài viết nhìn vùng đất này với cả tấm lòng của người con Ninh Thuận ở nhiều khía cạnh, chứ không phải một người khách qua đường soi mói những chuyện ít ỏi của nó.
Những bản sắc văn hóa dân tộc của người dân vùng dất này vẫn thế, nó đang trở mình, dù chậm hơn so với các tỉnh bạn, nhưng nó vẫn có những điều đáng để tự hào. Nó có thêm những điều mới lạ do con người chịu khó học hỏi và tiếp thu văn hóa, bên cạnh đó bản chất văn hóa hay ẩm thực truyền thống ở đây vẫn con rất đậm nét. Con người ta cũng hay. nếu ko phát triển thì bảo là lạc hậu, khi phát triển thì bảo là thay thay đổi bản sắc dân tộc. Phát triển thì cũng từng vùng quy hoạch chứ có phải tiên đâu mà quất tay 1 cái là tất cả đều đẹp dẽ như mơ.
Thử hỏi có ai muốn đói nghèo, có ai muốn bị ai khác chê bai... Ngay ở Vùng đất văn minh như ở Thành phố Hồ Chí Minh mà nó ra những khu ổ chuột cũng có hơn những ngôi nhà vùng quê này? và thử nhìn lên cao nữa, những ngôi nhà khang trang ở Thành phố Phan Rang có khác gì nhà cao tầng cao ốc ở Thành phố HCM mà con người chen chút nhau trong thang máy?
Những bức ảnh về Núi chúa, Vĩnh Hy chú lấy đâu ra mà xấu vậy, Chủ đã đi và ngắm tận nơi cái thiên đường ấy chưa mà  chê bai vậy?
Rất cám ơn vì bài viết trên để người dân Ninh Thuận biết mình phải cố gắng hơn như thế nào.

21:07 Monday,5.5.2014

Đăng bởi:  Nguyễn Ngô Viên

Xin kính gởi tác giả đôi điều muốn nói: Tôi là người con sinh ra trên mảnh đất Quảng Ngãi thân yêu, tuy chưa có dịp tới những dấu tích văn hóa Chăm còn sót lại trên địa bàn , nhưng từ nhỏ nghe Ba, Má, kể về những câu chuyện về " vàng đi ăn đêm"..., điều đó làm tôi đặt một câu hỏi tại sao lại có chuyện đó trên mảnh đất quê mình, mà mình là người kinh, những ngày tháng trời mưa vào tháng 10 có đúc bánh xèo ăn, sau khi đọc bài, tôi liên tưởng tới cái khuôn đúc bánh và , những vật liệu làm nên chiếc khuôn này theo nghỉ một cảm tính, gốm Chăm, những vật liệu mà sau khi đi làm ở trong trại nhà của tôi, có đào được vài mẫu tôi nghỉ sự hiện diện của nó không chỉ dưới lòng đất các nhà khảo cổ đã và đang cố nghiên cứu, và bên cuộc sống hàng ngày hiện hữu rất nhiều điều như giếng nước..., cảm ơn tác giả và lam giải quyết nhiều câu hỏi của tôi trong thời gian qua,

15:38 Wednesday,21.12.2011

Đăng bởi:  Mạnh Hà

Ý kiến của anh Phó Đức Tùng quả là chân tình và lịch lãm. Anh đi nhiều nơi,biết được nhiều thứ. Nhất là nghề của anh có điều kiện tiếp xúc với những vấn đề nổi cộm nhất của đời sống Việt Nam bây giờ: thiên nhiên, con người, di sản và cả cái cách tư duy của giới lãnh đạo và đầu tư ( theo kiểu tầu nhanh) đang hàng ngày hàng giờ chỉ muốn có nhanh thành tích và đầy túi. Cân bằng giữa phát triển và môi trường sống lẫn bảo tồn các giá trị truyền thống là cái đáng báo động nhất bây giờ. Phải có những bài viết thẳng thắn và trực diện như của anh thì may ra một số kẻ mới hết ngủ mê. Cách viết của anh rất hay, chân thực và hấp dẫn. Rất mong được đọc liên tục các bài viết của anh trên Soi.Cám ơn anh.

18:38 Tuesday,20.12.2011

Đăng bởi:  Phó Đức Tùng

Thấy một số bạn bức xúc quá vì bài viết, tôi nghĩ là cần phải giải trình đôi chút, có thể các bạn sẽ thông cảm.

Tôi vốn có việc phải suy nghĩ về giải pháp quy hoạch du lịch cho Phan Rang – Tháp Chàm nên cần đi thực địa và tìm tòi những tiềm năng có thể phát huy. Theo kiến thức lý thuyết của tôi, Phan Rang có 3 tài sản quý nhất: Đầu tiên và văn hóa Chăm, thứ hai là cồn cát bay, thứ ba là vùng Vĩnh Hy, Núi Chúa. Tôi hình dung với 3 đặc sản đó, cộng thêm những thứ khác như cừu bò, nho, táo, hành tỏi v.v. thì cũng dễ dàng tạo ra một vùng du lịch hấp dẫn. Nào ngờ vào đến nơi, gần như tất cả đã tan tành, vừa tiếc, vừa bế tắc nên tâm trạng bức xúc, lời văn không được hòa nhã. Mong các bạn thông cảm. Qua hai ngày khảo sát tuy gọi là cưỡi ngựa xem hoa, nhưng đó chính là cảm giác của đa số du khách, là những người sẽ chỉ có một vài ngày lướt qua, vì thế ấn tượng đó theo tôi vẫn có giá trị suy nghĩ trong quy họach nên mới bỏ công ghi lại.

Trước đây, tôi có một hình dung hết sức tôn kính về văn hoá Chăm. Từ những tháp chàm, đến những hiện vật trưng bày ở bảo tàng Chàm Đà Nẵng, đến những vùng văn hóa họ hàng như AngKor của Campuchia đều cho thấy, dân tộc này đã có thời kỳ vô cùng thịnh vượng, và năng lực tạo hình của họ thật đáng kính nể. Thêm vào đó, những tín ngưỡng, cấu trúc nhà của, làng mạc, y phục, đồ gốm, vật nuôi v.v. đều tạo với cảnh sắc vùng cồn cát, xương rồng khô cằn một sự đồng điệu, hài hòa. Những lời đồn về người Chăm sống biệt lập trong những ngôi làng, vẫn giữ gìn rất tốt bản sắc của họ khiến tôi đầy hy vọng về hình ảnh của những mảnh vương quốc Chămpa ngày nào. Nhưng đến nơi, quả là gần như không còn gì, chí ít là không còn gì có thể nhận biết đối với người ngoài. Người Chăm gần như không có trong thành phố mang tên Tháp Chàm. Ở những vùng làng hẻo lánh, họ cũng gần như không còn giữ được gì. Ngay một chuyên gia rất có ý thức về giá trị văn hóa Chăm như nghệ nhân gốm Thọ cũng không còn giữ được gì của người Chăm, không còn làm gốm truyền thống.

Tất nhiên người ta nghèo, phải mưu sinh, không giữ được truyền thống, là điều có thể thông cảm, mà không thông cảm cũng không làm gì được. Lỗi ở ai không thể biết, nhưng rõ ràng là rất tiếc, tiếc cho một di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất đậm nét, một cơ hội cho phát triển sau này mà nay chẳng còn gì. Tất nhiên sâu xa trong đời sống tâm linh, giao tiếp của người Chăm vẫn còn những nét truyền thống mà người ngoài không biết được, nhưng phải nói cấu trúc tổng thể tạo thành một xứ sở Chămpa đã bị phá vỡ không thể cứu vãn. Có khôi phục một vài điểm làng nghề, thổ cẩm, dàn dựng vài chương trình múa hát chẳng qua cũng là khiên cưỡng, không bền vững.

Còn hai di sản thiên nhiên kia, cồn cát đã bị đường ven biển phá, và sắp tới là nhà máy điện hạt nhân. Núi Chúa cũng có nhà máy điện hạt nhân. Mối hiểm họa thế nào, mất mát thế nào không cần phải giải thích, có lẽ ai cũng rõ, nhưng đa số đều coi là việc hiển nhiên. Những thứ khác như nho, táo, hành tỏi tuy cũng là sản vật địa phương, nhưng thực sự chưa tới tầm đặc sản, đủ để trở thành lý do thu hút du lịch, có chăng chỉ hỗ trợ thôi.

Tôi là người ít công phu hàm dưỡng nên bức xúc quá hóa cáu, khi viết không ngờ xúc phạm tới các bạn, rất xin lỗi, các bạn chửi sao tôi cũng vui lòng. Nhưng khi có bạn chửi là tôi có mắt như mù, không nhìn ra cái hay, cái đẹp của Phan Rang làm tôi nảy ra ý nghĩ, biết đâu nhân đây nhờ các bạn trên mạng góp ý, tìm ra được những tiềm năng đúng là chiến lược cho Phan Rang thì tôi cũng được thoát khỏi chỗ bí, vừa mở rộng nhãn giới mà công việc của tôi cũng có hướng giải quyết. Bạn nào có lòng chỉ giáo, tôi vô cùng cảm ơn.

15:47 Tuesday,20.12.2011

Đăng bởi:  Dũng Bắc

Hay quá. Lâu rồi mới đọc được một bài ký hay. Chứ truyền thống ký nước mình luôn luôn là "Một thoáng Phan Rang", "Hai thoáng Phan Thiết", toàn tả đồi cát mịn màng, cô gái địa phương dịu dàng, đôi bàn tay khéo léo, thổ cẩm tinh xảo, món ăn ngon tuyệt "thấm vào từng thớ lưỡi" :-)
Phan Rang mình đi rồi, mà nói chung đô thị nào nước mình cũng thế thôi, bị quy hoạch làm cho mất hết bản sắc. Còn bản sắc của dân địa phương thì cứ bị bào mòn, sản phẩm truyền thống không thể chống đỡ nổi với sự "tinh xảo" và đa dạng của hàng Tàu.
Có thêm nhà máy điện nguyên tử nữa thì Phan Rang kể như tiêu về mặt du lịch. Nhưng nghĩ cũng khổ, nếu không làm nhà máy điện nguyên tử thì lấy đâu ra điện với tình hình tiêu thụ điện thế này. Mà ở VN mình thì còn chỗ nào để làm nhà máy ấy nữa, ngoài Phan Rang có vẻ là nơi thích hợp nhât? (Chuyện này có bạn nào biết rõ hơn không giải thích hộ với).
Tiếc là lại làm nhà máy ở nơi có cảnh đẹp. Nhà nước nếu muốn sửa vẫn sửa được chứ nhỉ? Chứ không tội nghiệp Phan Rang quá!

14:02 Tuesday,20.12.2011

Đăng bởi:  Nam Minh

Một bài viết thật hay. Nó xuất phát từ nỗi đau của một người đi nhiều, biết nhiều và chứng kiến nhiều sự tàn phá đến ghê người đối với con người, môi trường và thiên nhiên. Tất cả những điều đó ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong những đô thị, vùng đất đang nhân danh nhiều thứ to tát để rồi tàn phá đến tận gốc rễ những gì tiền nhân đã để lại sau bao đời dành dụm. Người viết comment này đã từng được mời để góp ý cho một dự án khủng: làng văn hóa các dân tộc ở Đồng Mô. Với những lời lẽ to tát rặt điều tốt đẹp, nhưng đằng sau đó lại là một sự ngu xuẩn. Có lẽ cái làng đó sẽ là nơi khai tử nốt những gì được cho là còn bản sắc của các dân tộc. Các bạn bè tôi thường truyền cho nhau một vùng đất nào còn hay ho và giục nhau đến thăm: đi đi, đi liền đi, không vài hôm nữa nó phá mất.

10:26 Tuesday,20.12.2011

Đăng bởi:  PHAM QUOC TRUNG

Bài hay. Sao mà những cái phong cảnh được chụp lên thấy tiêu điều thế. kiểu gì chả có con kỳ nhông to bằng con cá sấu. Cái quảng trường rộng và cái nhà nhọn nhọn, cùng cái tượng đài đẹp quá, to quá. Chắc chỗ ấy sẽ để xây sân bay...Vũ trụ cho cùng hoành với điện hạt nhân.

21:45 Monday,19.12.2011

Đăng bởi:  A Little Sun Shine

Chả hiểu đây là bài viết kiểu gì nhỉ?! nghiên cứu tìm hiểu về bản sắc văn hóa kiểu gì nhỉ! nghe mà bực cả mình, đầu óc thì lùng bùng! Giọng điệu không thể đọc nổi!

Phan Rang - Tháp Chàm là nơi duy nhất có cộng đồng người Chăm sinh sống, cũng gống như các dân tộc ở những nơi xa xôi khác là nghèo và đang trên đường phát triển. Ai cũng mưu sinh, sống bảo tồn những gì vốn có và phát triển để theo kịp thời đại. Người chăm cũng không ngoại lệ, việc duy trì bản sắc văn hóa không phải chỉ người Chăm nói chung mà rất nhiều dân tộc đều mai một. Người Chăm giờ cũng đi tứ xứ ngược xuôi mưu sinh, hàng năm vẫn có tết Kate'để mọi người tụ họp thờ phượng tại Tháp Chàm! Thực tình mình không nghiên cứu về văn hóa Chăm Pa nhưng hiểu biết sơ sơ của mình là thế. Phan Rang là một đô thị mới phát triển đang bừa bãi lộn xộn là chuyện thường..... đi được hai ngày mà đã viết bài chê bài với giọng điệu như thế thì nói chuyện văn hóa nỗi gì ?! Nói chuyện văn hóa mà không tôn trọng văn hóa, không hiểu địa phương, không nhìn ra cái đẹp chân chất nơi mình tới thì nên chuyển nghề đi!

Phan Rang nổi tiếng về Nho, rượu nho.... và nhiều thứ khác, không nổi tiếng về du lịch nhưng biển hoang dã, người dân chân chất hồn hậu mặc dù khí hậu hơi khắc nghiệt nhưng vẫn có thứ để người đi qua có thể nhớ....

ôi bực mình quá, riêng cái tượng đài mình thấy đẹp... còn cái nhà xấu xí mà không dám tới gần ấy thì là bảo tàng Chăm thì phải! nhưng những chuyện này lại thuộc về quản lý văn hóa rồi! đọc bài viết điên quá!

Sorry SOI.

14:28 Monday,19.12.2011

Đăng bởi:  pikachu

sau hai ngày tìm hiểu văn hoá chăm mà tác giả đã chửi như vậy rồi, không hiểu nghiên cứu 1 năm thì thế nào nhỉ.....:)

14:27 Monday,19.12.2011

Đăng bởi:  NGUYỄN THƯỢNG HỶ

LÀ VẬT THỜ THIÊNG LIÊNG-LINGA và YONY-,BẠN KHÔNG NÊN NÓI BẬY NHƯ CÓ LÔNG ... CHÁN QUÁ

11:14 Monday,19.12.2011

Đăng bởi:  Tran Tuan

Các nhà "phê bình học" oi! Nếu các bác biết trân trọng những giá trị thật thì trước tiên các bác phải biết bình luận có văn hóa một chút. Chửi không có nghĩa là phải thật "dơ dáy" đâu.

9:55 Monday,19.12.2011

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Giọng văn chua chát mỉa mai của người viết tài tình quá. Bài viết cũng đề cập được không ít vấn đề. Đọc xong không chỉ thấy chua xót cho người Chăm mà thấy cả thảm cảnh của nhiều không gian văn hoá khác đang được "bảo tồn".
Tớ thích nhất đoạn nói về việc xẻ thịt thần thánh ra để làm du lịch, nghe đúng và đau.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả