Bàn luận

Tức quá, người ta cứ nghĩ là SOI giỏi

Sau khi bài “Đương đại quá! Đương đại quá đi!” đăng lên, Soi nhận được phản hồi của bạn Thành. Hai bên trao đổi khá dài mà Soi ngẫm nghĩ lại thì thấy quả là bổ ích dọc ngang. Điều làm Soi thắc mắc nhiều nhất là: trước nghệ thuật đương đại, mọi người (xem) có bình […]

Ý kiến - Thảo luận

7:44 Wednesday,1.2.2017

Đăng bởi:  admin

WWW: Soi chỉnh lại rồi nhé, bạn xem lại còn chỗ nào sót không giúp Soi nhé. Cảm ơn WWW

4:01 Wednesday,1.2.2017

Đăng bởi:  www

Soi ơi link về bài gốc bị hỏng hay sao ấy ạ , mình click vào toàn thấy not found :(

18:27 Saturday,30.11.2013

Đăng bởi:  kyle pham

toi dong y voi anh Thanh,nhung~ dieu anh Thanh noi kha' sang' to?...nhung vi` SOI da~ khong hieu? lam' ve^` nhung~ gi` anh Thanh` neu' khong muon' noi la` hieu? hoi sai lac ve^` nhung~ gi` anh Thanh noi'.....danh rang thuong? thuc' nghe^. thuat. khong danh` rieng cho bat' cu' ai...tu` nguoi` nha` que cho den' nguoi`thanh thi. va cho bat' cu' ai.....!!!!...nguoi` nha` que se~ co' su. quan sat rieng cua? ho. ...nhung de^? viet' mot. bai` tuong` thuat. ve^` nhung~ lanh~ nghe^. thuat....thi` nguoi` nha` que that khong the^? lam` duoc....!!!...neu' bat' co^' gang' qua' thi` cung~ duoc. nhung se~ ....thuc. lam` cho nguoi` doc chi? cang` them ngo^. nhan.va kho' hieu?....noi chung khong nen lam` nhung~ gi` ngoai` kha? nang hieu? biet' cua? minh`....co' le~ do' dieu` cuoi' cung` ma` anh Thanh` muon' noi' va toi cung~ dong` y' nhu va^.y...!!!

14:24 Saturday,19.6.2010

Đăng bởi:  admin

Bạn Thành, nhân trong phần cmt của bài "Ồ sao không ai nói gì về múa" bạn nói người viết phải có sự cố gắng hết sức để truyền tải lại nội dung và ở đây bạn trách Soi ra về sớm... Soi nhận luôn là sức Soi chỉ có thế, cũng như sức chịu đựng của Soi đối với vở diễn chỉ có thế. Với Soi, thời gian sống trên đời là vô cùng quan trọng, Soi không uống thuốc trường sinh nên mỗi giây sống là một giây countdown, cái gì qua 45 phút không hay thì phải dứt, kể cả tình yêu, để dành thời gian còn sống những trải nghiệm khác. Soi tự thấy mình không ăn tiền của bất kỳ ai để mà phải có nghĩa vụ ngồi lại đến phút cuối một vở diễn mà Soi thấy là phần sau chỉ thừa thãi, để tường thuật vừa chân tơ kẽ tóc vừa hàn lâm đến mức người ấy không thèm đi xem mà vẫn như thấy diễn viên và nghệ thuật hiển hiện. Xin lỗi, bạn hãy xem trên U Tube đi và nói vào vở diễn, hơn là chúng ta cãi nhau về lý thuyết và đạo đức người viết tại đây.

14:12 Saturday,19.6.2010

Đăng bởi:  thành

Bạn Hà: Thành không được xem nên mới vào đọc xem hôm đó người ta diễn như thế nào. Hóa ra người viết bài này còn dám tự nhận là xem nửa chừng bỏ về.

Nếu bạn là người đọc thì bạn không thấy thất vọng à?

Chỉ vì muốn chất lượng bài viết của SOI được tốt hơn nên Thành mới góp ý.

Nói về tự do ngôn luận thì Thành xin nhắc là người đọc cũng được hưởng quyền này.

Xin nhắc lại là th kô chê ai ngu ngốc cả, chỉ chê vô trách nhiệm thôi.

0:38 Saturday,19.6.2010

Đăng bởi:  hoang

đúng là không biết tí gì thì vẫn có quyền nhận xét. Nhớ một lần được đãi một chén rượu thượng hạng, đắt ghê gớm, nhưng mình có biết tí gì về loại rượu đó đâu nên mặt mình nhăn như con khỉ. chủ nhà biết ý nhờ trợ lý lấy cho một ít rượu Vodka vốn được chủ nhà dùng chủ yếu để nấu ăn, mình phấn khởi ra mặt, cả bữa tiệc đó hân hoan với chai rượu rẻ tiền

18:05 Friday,18.6.2010

Đăng bởi:  Lê Hà

Cảm ơn chia sẻ của anh Trần Lương. Tôi rất đồng tình với anh rằng cảm nhận của một cá nhân trước một tác phẩm nghệ thuật hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ và trải nghiệm đời sống của cá nhân đó, và quan điểm của Soi (dù là một cá nhân hay một tổ chức) trước một tác phẩm nghệ thuật cũng cho thấy rất rõ trình độ và trải nghiệm của Soi (mà nếu tôi nhớ không nhầm Soi đã không dưới một lần tự nhận là mình dốt rồi mà, phải không Soi?).
Lý do mà tôi tham gia vào cuộc tranh luận này không phải vì tôi đồng tình hay không đồng tình với quan điểm của Soi về vở múa, mà là vì tôi bất bình với cách một số bạn đọc khác phản ứng trước nhận định của Soi.
Theo tôi, khi đọc một tờ báo (hay xem một trang web), người đọc phải hiểu rõ cái được đọc thể hiện ý kiến chủ quan của người viết (và rộng hơn có thể là của ban biên tập).
Người đọc có thể thấy người viết dốt quá, không thèm đọc nữa, nhưng không có quyền gì mà bảo người viết đừng có viết (trừ khi họ là trưởng ban tư tưởng văn hóa Trung ương). Tự do ngôn luận ở nước mình có nhiều nhặn gì đâu mà phải nhọc công vào cấm đoán nó ở một vài chỗ ít ỏi còn sót lại như ở Soi, như bạn Thành gì ấy?
Và nếu người đọc đủ tự tin để nói rằng người viết dốt thì cũng cần có tinh thần xây dựng (nhất là khi đên với một trang web tôn trọng các ý kiến khác với mình như Soi) và nhân cơ hội đóng góp chỉ giáo cho Soi (và các bạn đọc khác với trình độ còn lơ mơ như tôi) tại sao Soi ngu.
Còn cái cách bảo người ta là ngu quá im đi nhưng không cho người ta biết thế nào là khôn của bạn Thành hay cả cái cách chọn "im lặng và bảo rằng họ khác mình" như của bạn Ngọc theo tôi là hai cách đặc trưng của dân trí thức văn nghệ sĩ nhà mình, chẳng đóng góp được gì cho ai, chỉ tự sướng cái mồm và cái tôi của mình mà thôi.

Quay lại câu chuyện vở múa, tôi rất muốn được nghe ý kiến cá nhân của anh Trần Lương về vở múa này (nếu chưa xem anh có thể xem lại trên u tube, dù hiệu quả không thể bằng xem trực tiếp (nhưng cuộc tranh luận của chúng ta cũng đang là về hiệu quả dài lâu của một tác phẩm mà), và dù anh không phải là có chuyên môn về múa, nhưng tôi rất tin tưởng rằng với trình độ nghệ thuật và trải nghiệm đời sống phong phú của mình, anh có thể cho Soi và các bạn đọc Soi được nghe một cái nhìn mới và sâu sắc về vở múa nói riêng và múa đương đại nói chung.
Vì xét cho cùng, đến giờ phút này, sau suốt mấy ngày tranh luận ầm ầm trên Soi và không biết bao nhiêu lần mỏi mồm kêu gọi, tôi vẫn chẳng thấy có anh em văn nghệ sĩ hay trí thức nào cho nghe một cái nhìn khác về vở múa cả.
Thay vào đó, chỉ toàn là những tranh luận ồn ào về những khái niệm rất mơ hồ, mà theo tôi ở nước mình đã quá thừa những tranh luận như vậy rồi, tính từ phòng họp quốc hội trở xuống.
Đã mất công vào đến Soi, chắc anh em chúng ta nên bớt dần đi những trò vô bổ như thế, và tăng thêm cho Soi (và quan trọng là cho chúng ta) những trao đổi có giá trị hơn.

2:56 Friday,18.6.2010

Đăng bởi:  Tran Luong

- Dù sao những cuộc tranh luận như thế này là rất cởi mở, tươi tắn và đầy tinh thần dân chủ ! kể cả vụ tranh luận về Thắng-Thông !

- Tuy thế tôi thấy nó còn sơ khai ! Biết làm sao đây? khi toàn bộ những vấn đền các bạn mổ xẻ đều chưa hề được 1 hệ thống đào tạo hàn lâm nào ở Việt Nam giảng dạy hoặc nhắc đến, hay chí ít là có tư liệu thống kê cơ bản nào được phổ biến. Nói thế mới thấy là các bạn đã tự học quá nhiều rồi !

- Nghệ thuật và nghệ sĩ nói chung và cụ thể NT đương đại luôn hướng về xã hội và đại diện cho ít nhất 1 cá thể người. Lịch sử cho thấy tác phẩm tốt thường có thời gian khẳng định phẩm chất lâu dài, cần thời gian tư duy, soi chiếu và đúc kết. Tác phẩm càng tốt càng có đời sống xa về phía tương lai... Nhiều tác gỉa và tác phẩm vĩ đại đã là con ghẻ cô đơn ở thời họ sống... Chính Marcel Duchamp bị nhóm họa sĩ hiện đại ở Paris trong đó có Picasso bài xích cho là không biết vẽ, còn vận động để ông rút tranh khỏi triên lãm nhóm cho đỡ xấu mặt !!!

- Vậy với những môn nghệ thuật hàn lâm hay avant garde-cách tân đều cần sự tiếp cận từ cả 2 phía: 1/ Từ phía nghệ thuật và nghệ sĩ (sáng tác=>trình bày=> thảo luận).
2/ Và từ phía người xem (xem trực tiếp=> thu thập thông&tin học hỏi=>thảo luận)
Phía nghệ sĩ: ngoài tài năng còn cần: học, nghiên cứu, thu thập thông tin, quan sát mở rộng không ngừng đến lúc chết (có hàng triệu tài năng nhưng vĩnh viễn vô danh vì thiếu vế thứ 2!)
Phía người xem: cần được cập nhật có hệ thống tri thức về nghệ thuật, và có ý thức trau dồi thông tin thì mới có được quá trình thưởng thức và đánh giá nghệ thuật lành mạnh và minh triết (người ta thường dựa phần lớn vào hệ thống giáo dục chính thống ở các cấp độ để tiếp cận thứ tự kiến thức hàn lâm về nghệ thuật, sau đó mới lùa thêm thông tin cập nhật qua các kêng xã hội khác)

- Nói thế không phải tôi bỏ qua cảm giác (xúc) ban đầu (hay trực giác), điều này là không thể thiếu! Cảm xúc - trực giác sẽ đối thoại với nưả kia là kiến thức và thông tin đã được trau dồi cùng với phương pháp suy luận của mỗi cá nhân, để tìm ra (một cách khoa học) cảm xúc thẩm mỹ riêng của mình trước mỗi tác phẩm. Nếu chỉ tin vào cảm xúc trực giác thôi thì dễ nhận được nhiều cuộc tự lật đổ, và nhiều bước giác ngộ nho nhỏ như đi trong rừng rậm vậy !

- Vậy, nếu nói thế thì ngwời không có điều kiện tiếp cận, người bình dân không thưởng thức được thấu đáo các loại High Arts à ? CÓ, họ có ngũ quan và cảm nhận được phần nào đó với cơ địa của họ chứ! Nhưng thấu đáo thì KHÔNG ! Vì thế, họ đã có món văn hoá pop của mình: soap opera (phim ướt nhiều tập), nhạc sến, nhạc khẩu hiệu... tràn lan ở khắp nơi để viên mãn rồi !
- Tôi thấy mấy bạn có nhắc đến chữ "đúng" trong cảm giác tức thời khi thưởng thức nghệ thuật, Xin chia sẻ thêm là: cái "Đúng" tuy cảm thấy tức thời nhưng thực chất tuột ra trên nền tảng tri thức và kinh nghiệm vốn có của mỗi cá nhân khác nhau, hoặc mỗi giai đoạn, thời điểm khác nhau của 1 cá nhân. Vậy chất lượng và cấp độ "Đúng" sẽ khác nhau giữa các cá nhân hay các thời điểm khác nhau của 1 người.

- Tại sao ở xã hội ta : những môn nghệ thuật "quý tộc" như nhạc giao hưỏng, opera, ca trù, tuồng...muốn "xã hội hóa", muốn đông người xem, muốn thảo luận rộng rãi cũng chỉ có vài mống ngó tới ? Liệu có cần một quá trình "dùng" nó, cần nghiên cứu học hỏi về nó không nhỉ ?
Tôi ngợ cái sự không cần 10 năm để đánh giá chín chắn 1 tác phẩm nghệ thuật mà vẫn đúng của bạn Lê Hà chắc là những thứ như phim sau khi sản xuất 1,2 năm được gỉai thưởng quóc tế ngay, hoặc sách best seller... Nhưng thử nghĩ xem điều rất lạ là có những đạo diễn quan trọng nhất của nền điện ảnh thế giới lại chưa bao giờ được gỉai Oscar mà chi lúc sắp chết mới được gỉai thành tựu cả đời. Và ở các trung tâm văn hoá thế giới thì rạp nhỏ lại chiếu phim chất lượng nghệ thuật cao, còn rạp lớn thì chiếu phim "Hollywood". Vì thế mới có chuyện giới chuyên môn ở New York khi hỏi nhau "phim ấy thế nào?" nếu định nói sến hoặc Pop thì chỉ cần nói "Hollywood!"

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả