Nghệ sĩ Việt Nam

26. 12: KHÔNG CÓ GÌ MỚI DƯỚI ÁNH MẶT TRỜI: Khi thế hệ trẻ ngủ ngồi

KHÔNG CÓ GÌ MỚI DƯỚI ÁNH MẶT TRỜITriển lãm cá nhân của họa sĩ Vũ Đức Trung Khai mạc: 5h30 ngày thứ Hai 26. 12. 2011Từ 26. 12. 2011 đến 9. 1. 2012Trung tâm mỹ thuật đương đại- Hội MTVN 621 Đê La Thành (17 đường Thành Công), Hà Nội   Rất tâm đắc với […]

Ý kiến - Thảo luận

12:16 Saturday,31.12.2011

Đăng bởi:  ANH-CÓ-Ý-KIẾN

Một triển lãm buồn tẻ và nhạt nhẽo. ở Trung có sự vội vã, hấp tấp, rồi ngây ngô nửa mùa, thêm chút hình thể yếu ớt... Tổng hoà ra cái triển lãm này
Nhạt và Nhẽo ghê gớm í

0:20 Tuesday,27.12.2011

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

@all: Không yêu xin đừng nói lời cay đắng híc híc

14:38 Monday,26.12.2011

Đăng bởi:  hiếu béo

Chúc mừng họa sĩ. Vẽ hình yếu lại giống Tàu. Hình yếu vẽ giống Tàu thế sao không vẽ sơn mài cho nó hình yếu giống ta mà lại ra thằng Tàu... ha... ha

1:47 Monday,26.12.2011

Đăng bởi:  CÔNG AN PHƯỜNG

VŨ ĐỨC TRUNG à - Tôi có 1 vài lời chân tình với bạn thế này...
Khi xem những bức tranh của bạn, tôi thấy hơi thở của POP KHỰA rõ quá, ngoài ra bạn phải tu luyện lại TẠO HÌNH - NGHỀ NGHIỆP nữa đi - bạn vẽ yếu quá... một tác phẩm thành công nó cần rất nhiều yếu tố, không chỉ đơn thuần "dọa ma" đâu.... chân thành chia sẻ...

0:10 Monday,26.12.2011

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Chúc mừng anh Trung với triển lãm cá nhân lần thứ 2! Từ sơn mài trừu tượng sang acrylic với pop art là một sự thay đổi về nhận thức từ cách nhìn đến phương pháp thể hiện. Chúc anh thành công và kiên tâm với con đường mà mình chọn.

23:28 Sunday,25.12.2011

Đăng bởi:  HỒNG SƠN – CƯỜI BUỒN…

nhân bản hay coppy chính mình, đây là một cách tư duy của những người thợ chép tranh yếu về kỹ năng sử dụng chất liệu, sao mà nói những lời to tát nghe buồn cười quá.

18:57 Sunday,25.12.2011

Đăng bởi:  Trịnh Xuân Đỉn

Cậu Trung này vẽ sơn mài đâu có trừu tượng gì. Chủ yếu cậu ý vẽ phong cảnh mà, nhưng hình yếu quá, nên phải lấy những cái lợi thế về bề mặt sơn mài, chồng lớp và mầu để che lấp những lỗi về tả, bố cục và hình rồi thì tự nhiên thành biểu hiện trừu tượng.

Còn những phần "vẽ" khác của cậu này tôi cũng có để ý. Thấy cái gì cậu làm cũng có vẻ vội vàng, kể cả ý niệm, Trung vẫn chưa nghĩ cho chín, chưa lường hết được các tình huống tương tác của ý niệm.

Thực ra, để ý niệm được sắc nhọn, đa chiều, có độ sâu, với cách thức thể hiện trên bề mặt 2D chất liệu truyền thống (sơn dầu, acrylic... không phải digital) thì người vẽ phải có kỹ năng tốt hơn nhiều, hình phải có độ căng no và "gợi cảm" nhất định, lúc đấy, sẽ đặt người xem vào cái thế lưỡng-nan, cái băn khoăn với độ hấp dẫn của hình và các ý tưởng. Như bạn gì ở nước Anh chuyên vẽ bửn trên tường chả hạn.

Đừng khinh thường "Hình" kể cả khi ta chơi conceptual-Art.

17:23 Sunday,25.12.2011

Đăng bởi:  Vũ Quốc Hưng

@Cunghe: Sau này nếu bán được hết số tranh kia thì những triển lãm như lần này ắt sẽ vào hồ sơ và người mua sẽ biết rằng họa sĩ từng vẽ như thế. Không phải lo.
Lo là không bán được bức nào mới khổ đây không lẽ treo hết trên tường nhà mà chất đống trong studio thì cũng oải lắm.
Phải đi xem tận nơi nhưng vẽ thế này quá chán đúng là tự nhái mình. Vẽ bằng nét vẽ của thợ chép tranh mà lại mượn cái tên to đùng làm tên triển lãm.

16:36 Sunday,25.12.2011

Đăng bởi:  cunghe

Mình xem qua 5 bức trên thì quả đúng như Nguyệt Nguyễn đã viết: "Tất cả phản ánh tâm lý chán nản, trì trệ, lặp lại và buồn tẻ có thể dễ dàng bắt gặp ở con người trong xã hội hiện tại và cụ thể là trong một bộ phận giới trẻ."
Mình tự nhiên lo... bao đồng là nếu 5 bức tranh trên được 5 người mua, thì biết đâu vài chục năm sau (và hs Vũ Đức Trung lúc này nỗi tiếng thế giới), ắt 4 trong 5 bức tranh này có thể bị xem là...tranh giả. Và chắc có một cuộc tranh luận, tranh cãi, tranh đấu kỳ thú lắm. haha

14:39 Sunday,25.12.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Em xin có 2 í kiến:

1- Bác Nguyệt Nguyễn và anh Đức Trung vẫn lại nhầm-nhọt-vì-mê-trồng-trọt rùi. Câu trích "Không có gì mới dưới mặt trời" đâu phải của Um-béc-tô (lần trước bác Lý Đợi cũng nhầm câu này của Kinh Vệ Đà). Câu nì có gốc từ kinh thánh của người Do Thái ạ.

2. Anh Đức Trung ra cả xê-ri này thì cũng là học An-đi Oa-hôn vẽ xê-ri Mao hay Ma-ri-lin Môn-rô, nhưng các tranh của anh nó như là nhân bản vô tính, ít lao động quá, nhất là phối màu chả thay đổi zì, chúng em e rằng xem sẽ rất buồn ạ. Nếu loạt tranh nhân bản này anh định phản ánh cái trì trệ thì có khi lại phản tác zụng, vì chúng em thấy ở anh đúng là đang có trì trệ thật.

Khật khừ ghê gớm.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả