Gẫm & Bình

NHỮNG CON SỐ: Làm thế nào để phân biệt Chén và Đũa với Hạt Hướng Dương

(SOI: Bài này quả thực đi hơi lệch tiêu chí “giản dị, súc tích” mà Soi đang theo đuổi. Bản thân Soi đọc thấy rất dài dòng và cầu kỳ, không hay; Tuy nhiên đang dầu sôi lửa bỏng, Lê Võ Tuân muốn đăng để nói cho trọn ý, Soi xin đăng, nhưng mong các bạn sau […]

Ý kiến - Thảo luận

15:22 Monday,7.5.2012

Đăng bởi:  Võ Ngọc Sương

Xem tác phẩm này tôi tin chắc rằng đằng sau tên gọi của tác phẩm là một ẩn ý khác không tiện nói ra.Dành cho những vong hồn chưa siêu thoát vì bất cứ lý do gì!

21:22 Friday,30.12.2011

Đăng bởi:  HongAnh

Khổ thân Lê Võ Tuân quá nhỉ, mất công viết bài dài để phân minh một việc không mấy cần thiết:
Bát là bát, đũa là đũa, hạt hướng dương là hạt hướng dương. Về chất liệu, màu sắc, ấn tượng thị giác (ấn tượng thẩm mỹ) hoàn toàn khác nhau. Tạo ra được một ấn tượng thẩm mỹ mới không hề dễ. (bát - đũa ít nhất đã làm được việc này). Nếu như tác phẩm còn truyền tới người xem thông điệp- ý tưởng hay nữa thì khỏi phải nói.
Khổ nỗi, trong cuộc nói chuyện này rõ ràng lộ ra 3 phái: một phái,hình như không thật đồng cảm với 2 bạn Thanh- Hải (đố kỵ cá nhân chăng?- xin lỗi trước nếu tôi nói sai), một phái có vấn đề về cảm thụ thẩm mỹ hoặc vấn đề về thị giác (trong đó chắc chắn có weiaiai- nghe rất Tàu, có lẽ người ngoài ngành), phái cuối cùng- khá ít và yếu ớt, cố gắng công tâm với nghệ thuật và thông cảm với nỗi khó khăn vất vả của người làm lao động nghệ thuật, mặc dù vẫn biết thành công không hề dễ dàng.
Tôi hoan hô tác phẩm sắp đặt Bát-Đũa 1945 của 2 bạn Thanh- Hải.

12:48 Friday,30.12.2011

Đăng bởi:  Nick Nick Nick

Mình đọc xong mấy bài của Lê Võ Tuân, mình nghĩ là mấy curator của Venice Biennale hoặc Documenta chẳng khác chi những kẻ "ếch ngồi đáy giếng" hoặc đầy mình định kiến: VN chúng tôi có những nghệ sĩ giỏi thế, hoành vậy mà không mời, cứ đi tận đâu... Sự phê bình thực tâm là tốt, sự khen không thực ngôn là hại người, Nick tôi nghĩ vậy!

11:53 Friday,30.12.2011

Đăng bởi:  Lê Võ Tuân

Chào các bạn
Đầu tiên xin cảm ơn bạn Le Cong Hieu vì nhận xét bài này cũng không dở:-). Tôi chỉ đưa ra một hiện tượng xem tác phẩm mà tôi kinh nghiệm. Đối với nhiều người, thì bài viết này là không có ít bởi họ đã kinh qua rồi, quá biết rồi-nhưng theo tôi, thực tế chưa có ai nói, hoặc nói dưới một hình thức khác, những hình thức mà có thể đọc vào rất hay chẳng hạn-hehe.
Những bài viết của tôi về triển lãm Những con số là hoàn toàn tự thân, bạn ạ! Không có chuyện nhờ cậy gì ở đây. Theo tôi đứng trước những tác phẩm tốt, nên có những bài viết tốt( tôi không nói là bài viết của tôi đã làm được việc đó nhé)-đó cũng là điều cần thiết để cấu thành-thành công của tác phẩm… Bạn nhìn nhận lại năm nay mà xem, quay đi quẩn lại chỉ có một vài triển lãm tốt, những tác phẩm có sự đầu tư và tôn trọng công chúng như: Những con số, 12345678, Tò he-Lê Kinh Tài…Chúng ta nên công bằng với họ. Việc để công chúng nhìn nhận và đánh giá tác phẩm thì tất nhiên rồi, tuy nhiên công chúng của chúng ta rất ít bạn ơi- và vì nhiều lý do mà tôi đã nêu trong bài. Và hình như tôi cũng trả lời bạn chuyên gia chép tranh rồi thì phải:-)
Nhân tiện đây tôi cũng lưu ý một vài ý kiến phê bình tôi trong cách dùng chữ là không nên máy móc như thế: Các bạn nhìn lại ngôn ngữ Việt Nam mà xem, chúng ta đã từng kinh qua những “quốc ngữ” gì? Chữ quốc ngữ do ai sáng tạo nên!? Chẳng có gì là biên sai chổ đâu các bạn ạ, câu chữ nằm ở văn cảnh, và đôi khi tôi dùng chữ mà không cần nghĩa-tức là tôi muốn cái âm tiết đó phát ra nghĩa-và nó cũng đa nghĩa lắm các bạn ạ. Nếu các bạn cứ tách chữ ra mà phiên nghĩa, e rằng sẽ bứt rứt không yên:-) Tất nhiên rồi, những gì các bạn góp ý, tôi sẽ lưu ý và rất cảm ơn! ( Các bạn để ý chữ LƯU Ý tôi dùng nhé, đừng có tách ra mà phiên nghĩa nữa đó:-(!)
Về việc chụp ảnh, tôi không rành lắm! Và tôi nghĩ các bạn nên kiện các nhà máy chụp ảnh, vì công nghệ ngày càng cao-hình ảnh đẹp:-)) Theo tôi cũng nhờ công nghệ mà bây giờ chúng ta có thể chụp được toàn cảnh những tác phẩm có không không gian lớn, để có một cái nhìn tổng thể tác phẩm-và không sa đà vào chi tiết để rồi ghép nối với nhau.Tuy nhiên tôi thích xem tác phẩm thật hơn, đó là lý do tôi trở lại Huế. Mộc mạc, dung dị,mà hoành tráng! (Đó, tôi lại rơi vào trạng thái khen nữa rồi! Ai bảo các bạn chê làm chi!:-))
Cảm ơn các bạn rất nhiều

5:55 Friday,30.12.2011

Đăng bởi:  chuyên gia chép tranh

Ngày trước có câu "tư tưởng tác phẩm lớn hơn tư tưởng tác giả". Ngày nay thì thấy tư tưởng tác giả lớn hơn (nhiều) tư tưởng tác phẩm và tư tưởng nhà bình luận (ủng hộ)lớn hơn (nhiều) tư tưởng tác giả! So lại A với C thì thấy như ruồi với voi. Nhân đây lại nhớ đến cái bài viết của chị Tây nào đó ca ngợi triển lãm ở Hà nội hồi vừa rồi của 8 vị (có Minh Thành, Trương Tân, Quỳnh Giang...). Đúng như Tố Hữu (?) nói: "dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ" Ở đây là "dùng ngòi bút làm đòn xoay tác phẩm!"

23:59 Thursday,29.12.2011

Đăng bởi:  le cong hieu

NHỮNG CON SỐ: Làm thế nào để phân biệt Chén và Đũa với Hạt Hướng Dương là một bài viết không hay, không dở nhưng nghệ thuật thì hãy để cho công chúng tự cảm nhận. Tôi thấy anh em nhà họ Lê hay nhờ người viết bài để "biện hộ" quá. Dù anh có là nhà lý luận phê bình mỹ thuật hay là giám tuyển... nhưng không thể bằng công chúng yêu và đam mê nghệ thuật. Tôi cũng rất biết anh em nhà Thanh- Hải, nhiều lần đọc mạng và xem phim: Chạm tới biển có cả NSND Trần Văn Thủy. Chúc hai anh em Thanh- Hai có nhiều sáng tạo mới. Nếu cần liên lạc hãy gọi 0905126776

19:11 Thursday,29.12.2011

Đăng bởi:  weiaiai

cách phê bình "đong cua đếm số" như Lê Võ Tuân nói là một trong những chiêu phê bình của những cây bút lão nghề, đừng tưởng họ dốt nhé, ngược lại đó là phương cách hữu hiệu để vừa trực tiếp, vừa gián tiếp bày tỏ quan điểm của mình về tác phẩm, cụ thể ở đây là: Tác phẩm nông choèn choẹt.

18:49 Thursday,29.12.2011

Đăng bởi:  Thảo Nghi

à quên, bạn BIẾT CHỤP ẢNH đừng nói mình "quy chụp" vụ chụp ảnh này là sai nhé. Mình không nói sai hay đúng chi hết, chỉ nói chân thực hay không thôi. Và đây là ý kiến của mình, vậy thôi ạ.

18:47 Thursday,29.12.2011

Đăng bởi:  Thảo Nghi

Bạn BIẾT CHỤP ẢNH à! mình cũng không biết làm thế nào để chụp ảnh được "toàn bộ không gian triển lãm" vì mình không biết chụp ảnh. Nhưng mình thấy sự khác nhau quá mức giữa ảnh chụp tác phẩm khi sử dụng ống kính góc rộng và tác phẩm trong thực tế, hiệu ứng thị giác từ ảnh chụp tăng lên nhiều so với thực tế tác phẩm... nên mình nêu lên vậy thôi. Bạn biết chụp ảnh thật không vậy? Mình thấy cái nick của bạn vậy nên hỏi vậy:-)

16:59 Thursday,29.12.2011

Đăng bởi:  Lê Công Thiện

Tôi đã tới xem Những Con Số của Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải (các triển lãm trước tôi cũng hay tới xem đều).
Đúng là bên ngoài rất khác với trong hình. Tôi không thấy triển lãm này xấu. Tuy nhiên nó KHÔNG đẹp như những bức hình chụp với ống kính góc rộng mà bài viết đưa lên.
Ở bên ngoài tôi thấy tác phẩm mộc mạc hơn, không có long lanh như trong hình. Quy mô cũng nhỏ hơn. (Tôi thấy với ống kính này thì căn phòng dài hơn bình thường. Các bạn ngó mấy cái chén thì thấy, đã bị kéo dài thành... hình thoi).
Căn phòng triển lãm bên ngoài cũng không dài như vầy. Tôi nghĩ là không nhất thiết phải dùng ống góc rộng để lấy hết chiều dài căn phòng như bạn "Biết Chụp Ảnh" nói đâu.
Nhân đây tôi cũng phản ảnh một tình trạng là có lần tôi ở Huế đọc bài về triển lãm ngoài Hà Nội trên báo rất đẹp, khi đi công tác tranh thủ ghé qua xem thì than ôi không đẹp như trong hình, làm tôi thấy như là bị lừa.
Tôi nghĩ rằng không nên dùng ống góc rộng hay photoshop để chỉnh cho ảnh triển lãm đẹp lên. Có sao cứ để vậy thì tôn trọng người xem trên mạng hơn. Lạm dụng ống góc rộng cũng giống mấy chị nhà mình, 4 xịch rồi mà chụp hình ống kính lọc che hết mụn hết nếp nhăn, làm mấy anh Việt Kiều tưởng bở nhảy vô làm quen!

16:35 Thursday,29.12.2011

Đăng bởi:  BIẾT CHỤP ẢNH

Thân gởi bạn Thảo Nghi!
Vấn đề quy chụp của bạn về việc ống kính góc rộng khi chụp tác phẩm vậy là sai. Tôi xin hỏi bạn rằng nếu bạn biết chụp ảnh, hãy giải thích cho tôi làm cách nào để chụp được toàn bộ không gian trưng bày tác phẩm mà không cần chụp ống kính góc rộng?
Mong hồi âm của bạn.:))

15:37 Thursday,29.12.2011

Đăng bởi:  Thảo Nghi

Mình đọc bài này xong thấy không có gì bổ ích hơn so với những bài viết "xúc tiến danh vị" cho triển lãm này. Tạm gọi vậy vì cảm giác có sự "promotion" thái quá ở đây mà không biết dịch cái từ này trong ngữ cảnh này là gì. Thêm nữa, tại sao lại phải viện đến ống kính góc rộng khi chụp ảnh tác phẩm nghệ thuật nhỉ? Nghĩa là lại sáng tác trên sáng tác nữa à? Khi chụp ảnh một góc thiên nhiên với ống kính góc rộng, góc thiên nhiên đó đã được thay đổi hình ảnh rất nhiều. Vậy với một tác phẩm nghệ thuật, khi được chụp lại với ống kính góc rộng thì thay đổi đến cỡ nào? Và... có ai chụp lại ảnh tranh = ống kính này không nhỉ? Mình thấy không nhất thiết phải tìm mọi cách promote cho triển lãm này đến vậy, từ lời lẽ đến cả hình ảnh nữa. Mình ở Huế, đã xem triển lãm này và thấy từ thực tế trưng bày đến... hình ảnh góc rộng cách xa nhau quá, nhất là với ảnh Hai cái giường, không chân thực nữa.

11:35 Thursday,29.12.2011

Đăng bởi:  admin

Art Soi thân mến,
SOI cho rằng ai cũng có quyền khen chê một tác phẩm khi thấy nó hay hoặc dở.
Thế thì tốt nhất là cứ viết ra, nói ra, một cách độc lập kiểu nan hoa. Như thế người khác cũng sẽ được đọc, được nghe nhiều cách nhìn, cách bình luận, lý giải về CHÍNH tác phẩm.
Hơn là bình luận cách khen chê của nhau, rồi mắng nhau là hời hợt, ấu trĩ, ngoài ngành (không phải bài này nhé)... Vừa làm mất tập trung, vừa mất hòa khí.
Thế thôi bạn ạ.

11:07 Thursday,29.12.2011

Đăng bởi:  Art Soi

Chào Soi!
Tôi nghĩ rằng trang Soi là địa chỉ khá uy tín, một nơi để trao đổi, cập nhật những thông tin về nghệ thuật. Soi có quyền đăng hoặc từ chối bài của các tác giả gửi đến.
Đầu đề bài này Soi Viết :
"...nên khen, chê vào tác phẩm hơn là phê bình cái chê, cái khen của nhau..."
Tôi không đồng ý với quan điểm này của Soi vì các nhà phê bình nghệ thuật nên phê bình và trao đổi thẳng thắn với nhau về bài viết của họ với các tác phẩm, thông qua đó tạo cho độc giả có được cái nhìn đa chiều và định hướng được cách tiếp cận đúng với các tác phẩm của các nghệ sỹ.
Thân chào.

10:08 Thursday,29.12.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Chị Hiềniemic chỉ được cái nói đúng.

Theo Từ điển tiếng Việt - Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ (1992) định nghĩa:

CỨU CÁNH = Mục đích cuối cùng

Vậy là, nói tỉ dụ: [có người nói rằng] mục đích cao nhất của nghệ thuật thị giác [của anh/chị ấy] là làm/đạt tới cái khoái thú thị giác, thì làm/đạt tới cái khoái thú về mặt thị giác chính là cứu cánh của nghệ thuật thị giác [của anh/chị ấy].

Một sai lạc trầm trọng khác làng ta rất nhầm nhọt thường xuyên là dùng từ "YẾU ĐIỂM" khi nói về 1 điểm yếu của ai đó.

Thực ra: Yếu Điểm là Điểm Chính, Điểm Quan Trọng.

Cũng như "Yếu nhân" là VIP chớ đâu phải người sợ ra gió,

Cái zống chữ nghĩa Hán Việt loằng-ngoằng phết,

chị nhề!

9:31 Thursday,29.12.2011

Đăng bởi:  hieniemic

"Và trong nạn đói từ năm 1958-1961, Hạt Hướng Dương là thực phẩm cứu cánh, là san sẻ, là kỷ niệm của tác giả… "

Không phải là em rảnh rỗi hay vui sướng gì trong việc đi bắt giò người khác, nhưng mỗi lần thấy chữ "cứu cánh" biên sai chỗ, người em bứt rứt không yên.

Bắt chước Em-co-y-kien, buồn tiếng Việt ghê gớm.

8:30 Thursday,29.12.2011

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Sạch sẽ và bóng loáng quá!

Ý niệm tốt, mà trình bày quá ngưỡng cái zản zị của đề tài hóa ra làm lòa đi thị giác và cảm xúc người xem.

Tiếc ghê gớm!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả