Bàn luận

Cá tính-tự tính-vô tính và “vô loài” trong cái kính lúp/rọ nghệ thuật “mà thôi”, “cả thôi”!

SOI: Tóm lại đây là một bài viết về nghề, về đời, và có “đá xéo” SOI một tí ở đoạn cuối :-). Tác giả đưa ra một số phân loại mới đối với người làm nghệ thuật và người thưởng lãm nghệ thuật, tuy đọc loằng ngoằng đấy nhưng cũng thú vị. Mong các bạn không quá bắt bẻ câu chữ theo […]

Ý kiến - Thảo luận

23:08 Friday,23.1.2015

Đăng bởi:  LC

Bài này của Vũ Lâm thật là lý luận. Về cơ bản đây là cái móng quan điểm để hắn xây ngôi nhà phê bình, cho Mỹ thuật, trong cái nghiệp mài phím hắn theo đuổi. Tốn khá mây trắng và ...pin laptop đây he he

17:12 Sunday,28.12.2014

Đăng bởi:  Gia phạm

Quả là Vũ Lâm có cách "dạo chơi nghệ thuật" rất khoái! Nghệ sĩ hay nghệ thuật phải là độc nhất mới hay được. Cho nên "mây trắng" và cái vụ hạt sạn rơi vào máy phải xem như là một ÂN HUỆ CỦA TẠO HÓA đã ban cho kẻ này mà không cho kẻ khác. Hình như lịch sử nghệ thuật chưa bao giờ ghi tên một nhà "thông thái thông thường" nào. Mà nói thẳng ra thì cả nhà khoa học nữa. Chả lẽ là một "người thông thường" mà lại có thể sáng tạo sao?

18:15 Thursday,12.1.2012

Đăng bởi:  đười ươi đương đại

Đúng ra phải là Tính dục chứ không phải là Tình dục đâu Vũ Lâm. Tham khảo thêm Đỗ Lại Thúy hoặc xa hơn là S.Freud, Lâm nhé.

11:10 Thursday,12.1.2012

Đăng bởi:  khong so ma

Vũ Lâm nói chuyện về Nghệ Thuật có điểm hay ở chỗ anh gọi tên nghệ thuật là "Mây trắng". Nhưng dở ở chỗ anh cũng gọi đúng tên cho thứ Nghệ thuật không được hay lắm là "phân bón". Thế là có nhiều người chỉ coi vấn đề của Con Người là vấn đề cần lưu ý họ gọi tên con người... - VẬY VÀO TRANG SOI ĐỂ ĐỌC VÀ BÀN CHUYÊN NGHỆ THUẬT HAY BÀN CHUYỆN VỀ CON NGƯỜI ĐÂY! CÓ LẼ CẢ HAI: BÀN CHUYỆN NGHỆ THUẬT ĐẾN ĐOẠN KHÓ CHỊU TA BÀN CHUYỆN CON NGƯỜI RA SAO CHĂNG?

14:05 Monday,9.1.2012

Đăng bởi:  gọi Đông Phương Sóc bằng cụ

... đọc qua thấy tính "triết học cắt dán" còn gọi bác Nguyễn Huy Thiệp bằng sư phụ, còn logic liên tưởng "bình loạn đa năng" gọi chị Lê thị Liên Hoan bằng đại ca, mà có thấy "tư biện" gì đâu, nếu ai đang đội mũ đứng (ở ngoài đường) đọc (bằng máy tính bảng)thì cứ phải ngả mũ ra liên tục vì gặp nhiều người quen quá (!?). Thấy nhiều bác ở đây ngỏ lời khen, em chỉ dám đánh giá bác lâm râm này như người nhặt rác, xong lại tân kì biết khéo léo phân loại dán nhãn đâu là rác hữu cơ, đâu là rác vô cơ chìa ra cho bà con xứ Việt kém phát triển ta xem, mà thế này thì cần gì phải lên núi, cứ về thành phố "...sáng uống sâmbanh tối sữa bò" viết cho nó ớp-đết nhanh!

10:59 Monday,9.1.2012

Đăng bởi:  khong so ma

Bài viết này gây phấn chấn quá, anh Vũ Lâm. Xin anh nếu có thể cho biết thêm về xu hướng tư tưởng nào đó của Mỹ Thuật Việt Nam? Nếu có tư tưởng rõ nét thì có gần xu hướng lý thuyết hoặc triết lý nào của thế giới không ạ?

22:51 Sunday,8.1.2012

Đăng bởi:  Khong so ma

Vũ Lâm thật trông như thế nào chứ ???!!! RẤT MÁU !!! Đây rồi ! Đúng người máu nhất đây rồi . Mình cứ đỏ mắt chờ trông , Vũ Lâm đúng là một tay chơi biết đánh giá và thưởng thức .

21:43 Sunday,8.1.2012

Đăng bởi:  Ớt

Đọc Vũ Lâm nhận xét về tranh của Cun ning , Pi cát sô và Dem bờ răng mờ hoang mang quá , ai lại đi xem tranh thế bao giờ . Xem tranh không đơn giản bằng mắt mờ cần có "rung" có "tim" và cả "đầu" , người Việt mình hay có câu "nghĩ bụng" hay là Lâm xem tranh bằng bụng ?

21:31 Sunday,8.1.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Cháu lại vs chú Lâm 1 tí nữa:

4. Khi chú hăng tiết, thì phán rất "nhảm” (xin chú thứ lỗi): “Có những triết lý hay góp ý đôi khi rất sâu sắc nước đời, nhưng lại xen giữa lung tung beng những rác thải xả xì trét nhảm nhí. Tốt thì ít mà đểu láo thì nhiều. Tôi phát hiện có gì đó tương đồng giữa cái gọi là “bụi khí vô loài” này với các cái gọi là “comment ẩn danh” trên mạng xã hội sinh ra từ “nền dân chủ mạng”. Đó chính là một thứ “vô loài” trong nghệ thuật, và rất nhiều. Cái phần “vô loài” này nó không chịu trách nhiệm gì cả. Không đứng về thiện ác, cũng không hay và cũng không dở. Nhưng nó ít nhiều cũng tăng phần sinh khí sôi động cho đường dẫn tới sự quan tâm nghệ thuật. Ít ra nó cũng có tác dụng của một chất “PHÂN bón”. Đơn cử ví dụ với chính tôi. Nếu bài nào tôi viết được đăng ở SOI mà có ít comment thì tôi không mấy hứng viết tiếp. Nhưng bài nào có nhiều comment, kể cả comment rất chi là khó chịu, thì đâm ra lại có hứng mà viết tiếp (viết tiếp cái vấn đề nghệ thuật mình quan tâm chứ không phải cãi cọ với “PHÂN bón” nhé)….”

Chú Vũ Lâm ơi, chúng cháu tưởng chú ngược lên non cao thì gặp lạnh, mà lạnh thì thường là tĩnh tâm hơn dưới đồng bằng chớ?

Hay lạnh quá, đồng bào dân tộc thương CÁI-CAO-THỦ-KINH, cho nốc rượu quá ngưỡng, hỏa bốc nên chú “mắng” bạn đọc theo kiểu vi-tính thế?

Cháu nhớ ông cháu từng kể 1 nhà hiền triết có nói: “Nếu là PHÂN, tôi sẽ là BÃI PHÂN ném vào mặt quân VÔ LẠI”.

Thật ái ngại khi đã dùng “PHÂN” để vs chú. Nhưng như thế có khi còn ích hơn là tọng đường mật vào mồm nhau, chú nhỉ.

Bi kịch ghê gớm !!!

21:08 Sunday,8.1.2012

Đăng bởi:  bụi khí mạng

Đề nghị SOI mở thêm mục Tâm tình- Tâm sự- Thầm thì, hay "Chị Thanh Tâm" gì đó để xếp bài của chú Vũ Lâm vào đó cho thỏa đáng hề. Xem ra giới củ Nghệ nhà ta cũng lắm người cần xả xì trét hề. Muốn xả thì cũng phải có đúng chỗ mà xả chứ SOI ơi, báo mạng nào cũng có chỗ ý mà. Soi cứ lập đi cho trang web nhà ta thêm màu sắc đủ món, hề. Xem ra bài chú Vũ Lâm chuyển vào đó là vừa trúng hề. Bài của chú í viết "chí lí" quá hề, lại có tính "giáo dục" nữa hề. Chỉ tiếc là hơi ngắn, giá mà dài thêm vài trang nữa thì quá đã, hề.

17:19 Sunday,8.1.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Kính chú Vũ Lâm, CÁI-CAO-THỦ-KINH thâm-trầm mạn ngược.

Cháu VS Chú vài điều nhỏ tí (cháu nhái cái VS của chú 1 tí, cháu thích cái VS trong khi bày tỏ dân-điểm-không-phải-quan-điểm, chú nhá):

1. Chú bảo: “trong giới nhà văn, họa sĩ có sinh ra thần đồng được không? Xin thưa, MẶC NHIÊN là không có đâu. Đó là những kẻ phải “sục xuống bùn” thoát tung lên thành “máu và hoa” hay “bướm và hoa” gì đó. Phải ăn đòn đủ. Phải có đời sống, phải có kinh nghiệm sống…”

Mặc nhiên là nhầm đóa, Chú à!

Ai bảo các họa sĩ nhí “Aelita Andre - tài năng nghệ thuật trừu tượng của Australia - trước khi chưa đầy hai tuổi đã được giám đốc của một triển lãm tranh nổi tiếng ở Melbourne đồng ý mở triển lãm riêng” hoặc “Kieron Williamson…mới 7 tuổi đã có kĩ năng đáng kinh ngạc về xử lí ánh sáng, chọn tông màu, phối màu”….không phải thần đồng?

Ai bảo văn sĩ nhí “Adora Svitak bắt đầu đọc sách viết truyện làm thơ từ 3 tuổi rưỡi và có một trí tưởng tượng tuyệt vời. Mỗi năm bé viết hàng trăm truyện ngắn và bài thơ, mỗi ngày đọc từ 2 đến 3 cuốn sách, tốc độ đánh máy 70 từ /phút…” “7 tuổi đã làm nên hiện tượng trên văn đàn Mỹ với tác phẩm đầu tay Flying fingers ” không phải là thần đồng văn chương?

Các tí-hon-tài này cần zì phải zừ, cần zì câu zờ, cần zì theo thuyết làng ta "từ-từ-khoai-mới-nhừ"?


2. Chú phán: “William de Kooning vẽ đàn bà trông phát khiếp, như cái đống giấy bị vò nhàu. Picasso vẽ Những cô nàng Avignon khỏa thân đấy chứ, nhưng trông như mấy khúc củi đẽo dở, có ma nó thèm. Còn Rembrandt mới hài hước, vẽ Danaenhư một “củ khoai tây” béo xồ ấy, có sao? Chứ đâu có đẹp mọng mắt long lanh như những sự tích thần thoại Hy lạp được minh họa bằng tranh của các họa sĩ cổ điển tầm tầm vô vàn kể trong các bài học thứ Tư và Chủ nhật hàng tuần trên SOI đâu!...”

Lạc hậu đóa Chú ơi!

Vì răng cái cách “thẩm mỹ” (mà trong nhạc thì gọi rằng là “thẩm âm”) của Chú Vũ Lâm nó cổ-lỗ-xĩ thế nhề ? Chú vưỡn đương mê-mẩn-tần-ngần cái “chuẩn” lạc-thị-hậu của “chủ nghĩa DUY MĨ” đời “bà-cụ-Diễm” rùi.

3. Chú lại phán: “Lớp thanh niên bây giờ được kích thích “xài” đồ hiệu, gọi là “có phong cách”, “thể hiện cá tính”, stylist. Tôi thấy buồn cười hết sức, đông đảo các em đều mắc mưu của chủ nghĩa vật chất cả thôi, các em ạ. Con người có cá tính (nhấn mạnh: trong sự đối diện với tự tính nhé) chẳng hay hớm gì đâu. Chẳng qua chỉ là một thứ “máy hỏng” mà thôi…”

Núi-cao-mây-trắng ơi, thế kỉ 21 nay mà Chú thuyết về lối sống không cá-tính, sống và hành-quân đều bước theo kiểu chủ nghĩa “đồng phục”, răm-rắp-ngoan-nhi-đồng chăm-thằng-như-1-khuôn cả sao? Hơn nữa, nghệ sĩ trong nghệ thuật mà thiếu “cá tính” thì khá chi những con CÁ MÈ lên thớt?

Chú cổ xúi cho thứ chủ nghĩa “hồn nhiên”, vô tâm vô tính, bàng quan với đời? Chúng cháu đứa nào cả tin/ngố quá, mất đà phi theo lời-răn/rao đóa rùi hóa thành thứ con-chiên (tức là con-bị-nướng đó) của “chủ nghĩa ngây thộn” sao?

Não lòng ghê gớm !

Zù zì, từ mạn xuôi chúng cháu mong đợi mạn ngược gởi về phần sau của bài “cá tính” – “vô tính” với những “kiến-zải” về các phê-bình-za nhà ta nữa chớ, Chú quên mất họ trong bài này rồi chăng?

“MÂY TRẮNG” ghê gớm !!! (lại xin “mượn” í của Chú tí ạ).

12:23 Saturday,7.1.2012

Đăng bởi:  chinsu

Một bức tranh thiên nhiên hay quá. Đúng là ở rừng có khác, nhiều mây và núi, dây leo, vực đèo và bụi rậm quá, lam sơn chướng khí nhiều.
Hay.
Cố lên Vũ Lâm ơi,
Sắp bắt được Tây rồi.

10:23 Saturday,7.1.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Nghe ziang hồ mạn ngược đồn có CÁI-CAO-THỦ KINH đi núi thế nào té ngựa khiến ngọc thể cũng bị phạm đôi ba chỗ bi thương?

Chúng cháu xin gửi đến chú Vũ Lâm lời chúc phục hồi chức năng nhanh chóng - và do đó - tiếp tục mạnh giỏi ạ!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả