Gẫm & Bình

Bí mật bật mí: Mỹ thuật hiện đại từng là vũ khí của CIA

  Tình báo Mỹ dùng những nghệ sĩ như Pollock và de Kooning trong Chiến tranh lạnh ra sao? Trong hàng thập kỷ giới nghệ thuật vẫn xem chuyện này là một kiểu tin đồn hay trò đùa gì đó, nhưng giờ đây mọi thứ đã được xác nhận. Cục Tình báo Mỹ CIA từng […]

Ý kiến - Thảo luận

13:35 Thursday,14.3.2013

Đăng bởi:  cao thanh son

Các bạn đọc bài này có nghĩ đến những "Giải ánh mắt trẻ" của Philip Moris; L'Espace; Viện Goeth... ở Việt Nam không... đã bao nhiêu bạn hãnh diện được tài trợ trưng bày... ở đó? Chắc các bạn đều hiểu cả nhưng được làm nghệ thuật đỡ tốn kém, lại trưng ở những nơi sang trọng, đắt tiền (cái này Nghị quyết TW5 hô to mà chả có gì) thì các nghệ nhà ta đều "mackeno". 

21:00 Wednesday,1.2.2012

Đăng bởi:  nguyen sinh hung

theo tớ điều này có thật khi ngoại trưởng Mỹ tuyên bố mỗi đồng đo la chuyển ra nước ngoài đều có mục đích chính trị rõ ràng...nhưng mấy HS có ai biết đc chỉ cần vài cái giải của PhilipMoris là NT đương đại VN bây giờ ...hỏng

15:37 Wednesday,1.2.2012

Đăng bởi:  bảo thủ

vì vậy cái gọi là mỹ thuật đương đại đang làm một thứ giống tranh cổ động,lãng quên bản chất thực của hội họa là vẽ thực tâm những gì mình nhìn thấy.

20:10 Thursday,26.1.2012

Đăng bởi:  Doctor Zhivago

Tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago" của nhà văn Boris Pasternak, từng bị cấm xuất bản tại Liên Xô khi nó vừa được viết xong.

Nhờ CIA bí mật can thiệp, cuốn tiểu thuyết này đã được xuất bản tại phương Tây mà đến bản thân Pasternak cũng không hay biết. Kết quả là Pasternak được đề cử giải Nobel văn chương và được tặng giải này năm 1958, nhưng chính quyền Liên Xô đã buộc ông phải từ chối giải thưởng.

Nhưng cũng nhờ ông được tặng giải Nobel mà chính quyền Liên Xô đã phải ngừng kế hoạch bỏ tù ông.

Như vậy, chính sự can thiệp của CIA đã cứu một nhà văn vĩ đại của Nga và một tác phẩm văn học vĩ đại của nhân loại.

12:57 Thursday,26.1.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Thêm 1 zả thiết nữa (quắn nì thì hơi mơ tưởng tí):

Biết đâu, có những nhân viên công lực trong chính quyền (Mỹ) thực sự là những người am hiểu nghệ thuật và là những người bạn chân thành của các nghệ sĩ AbEx.

Và họ cũng "tương kế tịu kế", vừa lên được kế hoạch ủng hộ - khuếch trương nghệ thuật (avant-garde) của những người bạn mình, mà chẳng làm zì trái với lương tâm họ khi sử dụng tiền của chính phủ (Mỹ) vào việc phát triển nghệ thuật AbEx, lại đúng hướng của chính phủ (?).

Như thế là 1 mũi tên bắn trúng 2 đích.

Nếu ở ta có tổ chức AIC nào đó giúp đỡ phối kết hợp với họa sĩ Việt "đánh" giặc phương Bắc (nhưng chớ sỏ mũi nghệ sĩ bằng chỉ thị và mệnh lệnh, làng ta chúa ghét kiểu nớ) bằng nghệ thuật thì nghệ sĩ làng ta tiếc gì mà không hưởng ứng?

Cao hứng ghê gớm...

12:44 Thursday,26.1.2012

Đăng bởi:  Minh Đức

Phàm ở đời, cái gì có hay, có giỏi, có đẹp thì người ta mới lợi dụng nó.
Người có đẹp thì mới bị người ta lợi dụng làm mỹ nhân kế.
Nhà khoa học có giỏi thì mới bị lợi dụng làm bom H, bom A
Trường phái mỹ thuật có hay thì CIA mới lợi dụng làm bài đánh bóng hình ảnh tự do của nước Mỹ.

Vấn để không phải ở kẻ lợi dụng, mà là ở phẩm chất của những thứ được lợi dụng.
Phải thế nào mới được lợi dụng chứ!
Có buồn không khi chẳng ai lợi dụng ta, trường phái của ta, nghệ thuật của ta?

Làm chính trị mà không biết lợi dụng tất cả những thứ hay ho xung quanh để củng cố nước cờ của mình thì nói làm gì.
Trong bài này, mấu chốt là những thành viên của CIA toàn dân siêu phàm, biết nhận ra cái gì là hay, là đẹp mà lợi dụng.
Đọc mà thán phục kẻ làm ra cái để người lợi dụng, và kẻ có con mắt xanh biết lợi dụng cái mà người khác làm ra.

Chẳng có gì để cay đắng thân phận nghệ sĩ con tốt, con xe gì ở đây hết.

Cảm ơn chị Như Mai tìm được bài hay quá và dịch cũng quá hay.

12:26 Thursday,26.1.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Bình tĩnh nhìn nhận: nghệ thuật luôn luôn không thể là một hoạt động tự trị tuyệt đối. Nó là sản phẩm của con người, của thời đại, nên chắc chắn sẽ là thứ chịu ảnh hưởng (tốt-xấu) của mọi cá nhân (nếu có khả năng) và thiết chế.

Điều đó có gì mà phải thất vọng, mà chúng ta nên nhận chân rằng nghệ sĩ cũng chỉ là phần tử nhỏ bé trong xã hội mà thôi, không có gì quá "khủng",

nhưng:

- Một khi chúng ta sống và sáng tạo có mục tiêu và cái đích chân chính (cứ giả thiết là chân chính theo tâm của chúng ta), những phần tử và thể chế muốn lợi dụng nghệ sĩ vì mục đích xấu thì cũng khó.

- Còn họ - giả thiết là chung hướng và mục tiêu của chúng ta - thì há chi mà nghệ sĩ từ chối không cùng đồng hành với họ?

Trong bài trên có đoạn viết "thực sự mọi thứ đều được giữ khoảng cách vì phần lớn các nghệ sĩ này đều không phục chính quyền, và đương nhiên chẳng coi CIA ra gì...", điều này chứng tỏ các nghệ sĩ vẫn có sự độc lập rất cao. Còn những ảnh hưởng (hay lợi dụng ngầm) của chính quyền (Mỹ) có lẽ đã phát huy tác dụng chỉ khi họ đã chẳng (vì chính sách) mà trắng trợn nắn bóp hay chỉ huy nghệ sĩ phải làm thế nọ, thế kia...

Cũng là bài học...thấm thía ghê gớm

10:44 Thursday,26.1.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Một tin hết sức bất ngờ. Tớ tự hỏi đó là chuyện quá khứ nên giờ mới công khai, thế liệu hiện giờ có những vụ "tài trợ" ngầm như thế đang diễn ra không? Có thể lắm chứ. Hoạ sĩ cứ mơ đi nào.
Liên quan đến vụ này, tớ lại nghi nghi vụ hình ảnh ông khựa Mao được các nghệ khựa Tàu sử dụng rất phóng túng. Nghe có vẻ không hợp với lối kìm kẹp ở Tàu lắm. Hình như có một cuộc đấu trí giữa chính quyền khựa và nghệ khựa trong vụ này. Bước đầu chính quyền thả cửa cho nghệ sĩ dùng hình ảnh Mao, nghệ sĩ hân hoan nhào lên, sản xuất ra đủ loại Mao vặn vẹo này nọ. Thế nhưng nghệ sĩ (số đông) là đám dễ tha hoá nhất, chuyển oạch từ đấu tranh sang thương mại, thế là chính quyền khựa được một đội ngũ thợ vẽ thợ nặn tình nguyện quảng cáo cho sự "cởi mở, vị tha" của chính quyền, thậm chí quảng cáo luôn cho cả Mao nữa. Thế mới biết, nghệ sĩ lúc nào cũng tưởng mình khôn, hoá ra toàn làm con Tốt. Hic
(bạn nào hiểu hơn về vụ này cho tớ chút ý kiến nhé).

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả