Nghệ sĩ Việt Nam

Tin quá buồn cuối năm:
Cô HUỲNH BỘI TRÂN ra đi quá sớm

Nhà nghiên cứu mỹ thuật HUỲNH BỘI TRÂN, sinh ngày 9. 04. 1957 Tại Biên Hòa, đã qua đời lúc 3 giờ 45 chiều ngày 16. 01. 2012 (nhằm ngày 23 tháng chạp) tại Singapore, hưởng dương 55 tuổi Lễ nhập quan và hỏa táng vào lúc 3 giờ 45 chiều ngày 18 tháng 1 […]

Ý kiến - Thảo luận

17:51 Monday,16.4.2012

Đăng bởi:  Phạm Lưu Hạnh

Đã từng nghe Cô giảng!!! Cảm thụ được sự đam mê nghệ thuật được truyền từ Cô. Ấn tượng một phụ nữ kiêu kỳ mang nhiều nữ tính... Cô bước qua cuộc đời nhanh quá!!!. Chúc Cô hài lòng với những nguyên cứu mà Cô để lại, mong Cô bình yên nơi thiên đàng.

13:59 Thursday,2.2.2012

Đăng bởi:  Huỳnh Tấn Đạt

Tôi thật sự sửng sốt khi tình cờ đọc được tin cô Bội Trân qua đời trên trang "Mỹ Thuật Đồng Nai"...Tôi có diễm phúc học môn Lịch sử Mỹ Thuật do cô đảm trách suốt thời gian là Sinh Viên của trường CĐ Mỹ Thuật Trang Trí Đồng Nai. Cô là nhà nghiên cứu Mỹ thuật rất tinh tế... Xin chia buồn cùng gia đình cô.

11:38 Saturday,21.1.2012

Đăng bởi:  Đào Mai Trang

Thực sự là tôi không thể tin nổi chuyện này cho dù nó đã thực sự xảy ra. Tôi không có một cách liên lạc nào khác với người thân của cô để gửi lời chia buồn. Mong cô yên nghỉ nơi vĩnh hằng. Chắc chắn công việc của cô làm cho mỹ thuật Việt Nam sẽ có nhiều người kế tục.

16:44 Thursday,19.1.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Nghệ thuật tạo hình Việt Nam trong năm Tân Mão gặp nhiều mất mát, từ sự đóng cửa hoặc co cụm kinh doanh của một số Gallery vốn là chỗ dựa lưng cho nhiều họa sĩ, đến sự ra đi của những tên tuổi quan trọng… Những ngày gần đây, các họa sĩ trong nước gọi điện hỏi loanh quanh lẫn nhau về sự ra đi của cô Huỳnh Bội Trân. Tôi không nắm được nguồn tin chính thức nên rất hoang mang, trước khi rời Singapore chỉ kịp nghe thông báo về việc cô bị đột quỵ khi đang họp bàn lên kế hoạch cho một dự án nghiên cứu mỹ thuật sắp tiến hành ở Hà Nội.

Các cú điện thoại bạn bè hỏi chéo nhau ngày càng dồn dập, càng thấy tin xấu mà mình không muốn tin dường như là sự thực. Hôm nay đọc được thông báo đăng trên Soi, tôi mới dám thuyết phục mình vậy là cô Bội Trân đã đi thật rồi. Nhiều dự án nghiên cứu đang được cô tiến hành và rất nhiều dự án khác cần sự tham gia của cô.

Tôi là đứa sinh sau đẻ muộn nên mới được biết cô Bội Trân không lâu. Lần đầu tiên gặp cô là năm 2007 khi cô về nước trợ giúp các curator của Bảo tàng Nghệ thuật Singapore chọn họa sĩ cho triển lãm Post Đổi Mới. Cô Bội Trân làm việc cẩn trọng, bài viết có sự logic và tính tỉ mỉ của nghiên cứu khoa học. Gắn bó với mỹ thuật Việt Nam, nhưng cô Bội Trân giữ được khoảng cách đúng đắn của người làm nghiên cứu với đối tượng, tránh được cái bẫy cả nể dẫn đến phe cánh mà nhiều người làm phê bình trong nước tuy không muốn nhưng vẫn không tránh được.

Triển lãm Nam Bang do cô Bội Trân giám tuyển diễn ra ở Casula Power House cũng là một sự kiện gây dấu ấn. Triển lãm quy tụ nhiều nghệ sĩ Việt trong nước và hải ngoại. Bản thân cái tên Nam Bang cũng hàm chứa nhiều ý nghĩa. Nam Bang nghĩa đơn giản nhất là vùng đất ở phía Nam. Nhưng “Bang” trong tiếng Anh còn có nhiều ý nghĩa khác, chẳng hạn như là từ tượng thanh gợi tả tiếng nổ vọng về từ quá khứ khói lửa, hay gợi đến nghĩa chỉ một mảnh đất nhiều nắng lửa, luôn bị bóng ma chiến tranh giày vò ức hiếp. Triển lãm Nam Bang có nhiều tác phẩm nói về cuộc chiến đã qua, với một tư thế nhìn lại quá khứ để các nghệ sĩ hàn gắn hiện tại, nhưng bản thân triển lãm, trong quá trình tổ chức lại bị chính lòng hận thù chưa nguôi cản trở. Cô Bội Trân sau này đã kể với tôi về những căng thẳng khi đối đầu với đám đông biểu tình trước cửa triển lãm hay những đấu trí chính trị xung quanh đó. Vẫn còn đó trong lòng người Việt khắp năm châu sự hiểu lầm và sự tẩy chay từ những con người vốn xưa kia đã không cùng chiến tuyến. Triển lãm Nam Bang không liên quan đến tôi, nhưng những bài học kinh nghiệm tổ chức mà cô Bội Trân kể lại cho tôi thấy, ở bất cứ nơi nào, khi nghệ sĩ muốn cất lên tiếng nói chân thực, nghệ sĩ và những người tổ chức nghệ thuật không được ngại ngần đấu tranh với những rào cản. Đó là nguồn động viên để tôi làm công việc của mình.

Với nghệ sĩ trẻ (hay ít nhất là tôi), cô Bội Trân luôn dành sự động viên, khích lệ nhưng cũng đưa ra những phê bình sâu sắc. Sau hạnh ngộ gặp gỡ qua triển lãm Post Đổi Mới, tôi thường xuyên khoe cô những tác phẩm mới và nhận được sự động viên và phê bình của cô. Chính cô đã đưa ra cảnh báo tôi khi bộ tranh “Ghế Nhựa” đang tăng về số lượng mà không chuyển biến về chất lượng từ đó thức tỉnh tôi làm việc đúng đắn hơn.

Uy tín trong chuyên môn, cô Bội Trân đã được mời làm người đề cử các tác phẩm Việt Nam tham dự Giải thưởng Signature Art Prize tổ chức ở Singapore. Họa sĩ Bùi Công Khánh, một trong năm họa sĩ Việt Nam được cô đề cử đã được vào sâu đến vòng cuối và tác phẩm của anh hiện đang được bày trong Bảo tàng Nghệ thuật Singapore (SAM). Đó là vinh hạnh cho Bùi Công Khánh và cũng là vinh hạnh cho nghệ thuật Việt Nam.

Triển lãm Giấc Mơ Lạ, tôi rất hân hạnh được mời cô làm giám tuyển và viết catalog. Khai mạc vừa qua thì sáng hôm sau cô bị đột quỵ. Tôi mất liên lạc và bây giờ đã biết nghệ thuật Việt Nam đã mất cô.

Tôi không đủ tư cách và hiểu biết để viết nhiều hơn về cô Bội Trân, chỉ thấy rằng thời gian ít ỏi mà tôi được biết cô, tôi thấy nghệ thuật Việt Nam đã một phần nhờ bàn tay cô để đi ra với thế giới nhiều hơn, nghệ thuật của riêng tôi, nhờ sự phê bình của cô đã đến với công chúng rộng rãi hơn. Xin một vài lời bày tỏ lòng tiếc thương và chúc cô yên tâm an nghỉ ở cõi vĩnh hằng.

16:03 Thursday,19.1.2012

Đăng bởi:  Khong so ma

Hai ba năm nay Mỹ Thuật Việt nam chia Tay đột ngột với nhiều nguoi vẫn đang hay và còn trẻ trong giới ! Cầu chúc cho họ siêu thoát và đến những nơi đẹp đẽ ! Chúng tôi vẫn nhớ họ ở những điều hay để lại .

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả