Gẫm & Bình

Bộ tranh TAY - Lần này tranh anh Thông giống tranh anh nào?

  GIẤC MƠ LẠTriển lãm của họa sĩ Phạm Huy Thông Tiệc cốc-tai khai mạc diễn ra lúc 18h30 ngày 10. 1. 2012Địa điểm: Văn Phòng Ernst & Young SingaporeOne Raffles Quay, Tháp Bắc,Tầng 18, Singapore   Vâng, cứ đến hẹn lại lên, đến kỳ ra mắt bộ tranh mới là tôi lại viết một […]

Ý kiến - Thảo luận

0:09 Sunday,22.3.2015

Đăng bởi:  ong Bắp

họa sĩ nên chuyển sang vẽ tranh biếm họa

8:53 Monday,19.5.2014

Đăng bởi:  Lều thị phóng

Tranh thuần không có yếu tố khoái khoái mà người xem rất cần (rung cảm), Gu , màu, tạo hình,và kể cả nội dung" đao to búa lớn", mọi điều có vẻ hợp với lý luận và cách nghĩ đương thời, có lẽ người vẽ là người thông minh và nhanh nhẹn. Hoạ sĩ cần đủ vừa kiến thức nhưng thường không cần nhiều tới nhanh nhẹn. Phương tây phân chia hai dòng rõ rệt:
- Bề mặt thường không có cái gì đáng nói nhưng họ thuyết phục người xem bang giải trình nhưng luận lý tư tưởng và tác động ít nhiều tới cộng đồng
- Tranh rất ổn,thường người vẽ không cần nói chi nhiều (nhóm hoạ sĩ này thường không qtrong bằng nhóm trên)
Rất tiếc tranh của bạn này không thuộc hai đối tượng trên, nên nó cứ mãi nhàng nhàng giống tí này giống tí kia. Trong khi đó cá nhân rất quan trọng.

18:51 Sunday,18.5.2014

Đăng bởi:  trân trọng viết

Hội họa không thể là minh họa.

0:23 Saturday,17.5.2014

Đăng bởi:  Em cóa ý kiến

Cực giống tranh anh Tàu này, hoang mang ghê gớm 
https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/t1.0-9/10245302_10154027410735206_4607080599257594937_n.jpg

9:32 Friday,2.11.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Thông thân mến,
Tôi nghĩ rằng viết (vẽ) cái gì, viết (vẽ) hay không là quyền bất khả xâm phạm của Thông. Người đọc (xem) có người thích, có người không thích. "Nghệ thuật" mà làm tất cả mọi người thích thì không phải nghệ thuật. Vì thế không có thứ nghệ thuật cho toàn dân. Do đó không cần phải mất năng lượng nhiều cho phấn khích hay phiền muộn về những lời khen hay chê. Thông vẽ như thế nào thì chính Thông là người cần hiểu rõ nhất. Và khi đã hiểu thì tức là đã thấy đường. Khi đã thấy đường thì đường mình mình đi. 
Giải thích chỉ có ích đối với những người trung lập. Bạn của Thông không cần lời giải thích của Thông, còn với những người ghen ghét Thông thì Thông có gỉải thích kiểu gì họ cũng không tin. 
Triển lãm của Thông đã được nhiều người nói đến, tức là họ không dửng dưng. Như thế phải coi đó là một thành công. Nếu chẳng ai buồn nói đến, kể cả chê, thì mới thật sự là tệ, bởi khi đó có nghĩa là có hay không cũng không có nghĩa gì.

7:27 Friday,2.11.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Anh Đăng và các bạn thân mến.
Cám ơn mọi người đã comment và góp ý.
Thật ra không nhiều người thích việc mỗi triển lãm tớ đều có loạt bài nói tranh mình trông giống ai, ảnh hưởng ai. Vì có lẽ theo ý chung của mọi người, viết như thế hơi máy móc hoặc như khôn ngoan "chặn họng", làm mọi người mất hết cảm hứng bàn tán, ném gạch đá. Tuy nhiên, là người sáng tác, tớ thấy đó là một trách nhiệm. Quan trọng hơn, thực ra cũng như những người sáng tác khác, tớ muốn được yên ổn làm việc, không thích mất thời gian về những tranh cãi bản quyền đâu. Hướng mọi người bàn về những khía cạnh khác của các tác phẩm thì thích hơn, tiết kiệm thời gian hơn.
Những phê bình của mọi người, tớ đều đọc hết, tuy không phải lúc nào cũng trả lời. Tuy không đẽo cày giữa đường, nhưng tớ sẽ suy ngẫm về những góp ý, phê bình có tinh thần xây dựng.
Xin cám ơn các bạn.

2:06 Friday,2.11.2012

Đăng bởi:  bạn dzung cn

cái anh Thông hê lô này buồn cưới nhỉ? có ai bắt anh phải phân trần giống với không giống đâu? anh mà giống được thì phúc đức cho cả  dân, cả họ nghệ sĩ ở việt nam này ý chứ! vì anh đưa những tranh tầm cỡ như thế, mà lại được như thế thì anh mới là được phúc đầu tiên. chúc anh thành công! còn tôi góp ý lần sau không phải dài dòng tiểu luận kiểu chuẩn bị tốt nghiệp đại học đâu, vì mọi người xem tranh anh là biết thôi mà. nhân đây cũng muốn nói thêm về cái phác thảo của anh tôi thấy còn có ý , duyên hơn mấy cái tranh anh triển lãm ở thomas. còn lại tranh của anh hơi bị kể lể. hệ thống lại từ thời kỳ ở trung tâm văn hóa pháp, đến đồng bào ở bùi gallery rồi vừa rồi là sài gòn. một loạt bị sơ, mấy cái gần đây còn đỡ hơn nhưng hơi lý trí thiếu xúc cảm trong đó hơi tiếc! màu dạo này tâm trạng nên hơi buồn đúng không? thôi cố lên! con đường còn dài ở phái trước. ok?

0:02 Thursday,1.11.2012

Đăng bởi:  Trần Quang Lu

Trình bày thì lên phường nhé bạn Thông! :D. Nói đùa thôi.
Về việc giống một vài chi tiết của họa sỹ này họa sỹ kia cũng chả sao. Lúc xem tranh thì quan trọng là xem họa sỹ đó vẽ thế nào thôi, sau đó mới đến thông điệp với tinh thần..v..vv...mà họa sỹ "giãi bày" hay "gửi" vào tranh qua lời giới thiệu hoặc phỏng vấn.
Cá nhân mình thì thấy hình họa của bạn Thông (hình như) không được chắc lắm. Nhìn bạn bóp hình ở cái Đồng Bào lần trước với cái Tay lần này mình cứ thấy buồn cười :D
 

23:46 Wednesday,31.10.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Hi Thông,
Tôi tặng Thông câu này của François-René de Chateaubriand (1768 - 1848) - người được coi là cụ tổ của trường phái Lãng Mạn trong văn học Pháp:
Nghệ sĩ có cá tính không phải là người không bao giờ bắt chước người khác, mà là người không ai khác bắt chước được.
Chúc Thông tiếp tục vẽ nhiều và tiếp tục thành công.

21:54 Wednesday,31.10.2012

Đăng bởi:  Nam Sơn

Tranh này xem giống như đọc bảng cửu chương vậy ! nghệ sỹ giờ khôn quá

13:34 Monday,13.2.2012

Đăng bởi:  ANH-CÓ-Ý-KIẾN

Chưa gì hoạ sỹ đã tự thú trước bình minh. Mà tôi nói thực chứ, hoạ sỹ dường như đã tính toán cả những khả năng khán giả sẽ phản ứng ra sao để đi tắt đón đầu. Cảnh giác là tốt, tỉnh táo là tốt, nhưng trong nghệ thuật mà cảnh giác quá đâm ra tác phẩm nó khô khan và cứng nhắc lắm.
Bản thân tranh của Thông cũng thế. Dễ hiểu vì nó đã minh hoạ đủ cả trên toan rồi. Khéo tay diễn tả, nhưng phải thêm cái đầu và cái cảm hơi rung rinh mới được
Vài lời với Thông, tế nhị ghê gớm nhỉ ????!!!!

19:54 Tuesday,31.1.2012

Đăng bởi:  văn bình

Đọc những lời "tự còm" trước của bạn Thông, tớ cứ thấy kỳ kỳ làm sao ấy. Sao bạn ấy phải vòng vo tính toán kỹ lưỡng khéo léo chu tất đến thế cho mệt. Tính cách này hình như cóc phải của dân Nghệ? Về tranh pháo, tớ thấy bộ "Đồng bào" của bạn Thông ảnh hưởng của pop Tàu khá nặng. Bộ tranh "Tay" này thì hơi có vẻ "biếm họa phóng to", ý thì có nhưng chắc vì tính toán nên có khô khan. Tuy nhiên, tinh thần làm việc đáng ca ngợi.

21:45 Monday,30.1.2012

Đăng bởi:  Phạm Hoàng Hà

Thích đoạn "Lời khen thì mình không học được gì thêm (chỉ thấy khoái trong lòng), Nhưng lời chê dù đúng hay sai thì ít nhiều cho ta bài học (dù ta không vui lắm). Thử tưởng tượng Ta là võ sĩ hạng nặng mà không có ai thèm “đấu” với Ta, thì ta có còn cơ hội chiến thắng và nổi tiếng không?"...
Ông bạn Thông có vẻ nói nhiều nhỉ, càng sợ bị ảnh hưởng thì lại càng ảnh hưởng (Picasso chép lại nguyên bố cục của một số bức tranh cổ điển, nhưng vẫn mang linh hồn của thời đại, vẫn không thể lẫn vào đâu được vẫn là tranh của Picasso). Là người cảm nhận, tôi thấy tranh Thông bì ảnh hưởng phong cách của Pop Tàu thời thượng nhưng lại lỗi thời nói chung là không giống người Việt vẽ...

11:37 Monday,30.1.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Đúng là anh Thông có chịu ảnh hưởng của chú Lê Quảng Hà, ít ra là ở cái TAY !

Nhớ trong tranh của chú Hà treo ở quán bar Factory ngõ Bảo Khánh có cái tay-ải-tay-ai (tay-ổng-tay-ông) vật vã chỉ thẳng vào mặt người xem, rất hãi và ấn tượng!

Hoan hô tinh thần tự-[thích]thú-trước-bình-minh rất đáng yêu và đáng nhân rộng của anh Thông!

11:07 Monday,30.1.2012

Đăng bởi:  Cliemart

Bạn Phạm Huy Thông có cần thiết phải tung chiêu "Ta tự đánh ta còn hơn để người ta đánh" không? Tôi đoán các họa sĩ sau triểnn lãm thường bị... soi mói, đâm thọc lắm nhỉ, nên bạn tung đòn trước cho chắc, kaka. Quả là bạn cẩn trọng quá, nghệ sĩ mà thận trọng quá cũng dễ giảm mất cảm xúc đó.
Có họa sĩ nào mà không có chất mơ mộng, ảo mộng, tưởng tượng và lắp, ghép?
Hình ảnh Con người có đầu Bò, Con người có đầu tay, v.v trên thực tế là không có, nhưng có trên tranh, do họa sĩ tưởng tượng… ghép lại từ những bộ phận rời khác nhau về loại, về cấu trúc, v.v. Những bộ phận rời rạc này (như bàn tay, thân người, đầu bò, v.v) là những cái có thật. Người đầu Tay thực tế không có, nhưng có con người, và có bàn tay. Người đầu bò thực tế không có, nhưng có con người, và con bò. Đây là năng khiếu quái dị của họa sĩ, (mà họa sĩ nào chẳng thích quái dị) cho nên việc "trùng ý tưởng" là chuyện… bình thường thôi.
Có lần đi thực tế ở một ngôi chùa, nghe một vị sư nói rằng: người họa sĩ có cái Tâm rất… loạn, muốn vẽ gì tùy thích, có thể vẽ ra… “lông Rùa, sừng Thỏ” – (tức con Rùa vốn không có lông, ta vẫn cứ vẽ long vào, Thỏ vốn không có sừng nhưng ta cắm sừng vào cho nó... oách), nhưng “vẽ vời” như thế mà “trang trí” cho đời thêm tốt thì cũng nên.
PHT vẽ Tay thay Đầu, tôi cũng có thể vẽ Tay thay đầu, thay trang phục khác, phản ánh một phương diện khác trong xả hội muôn mặt. Ví dụ, tôi vẽ những con người có đầu là bàn tay nhưng bàn tay này nó…dài hơn bàn tay bình thường, những cái “Tay” này nó “linh hoạt” như vòi con Voi, nó có thể… móc túi, móc thẻ tín dụng, rút ruột… công trình, đập phá nhà người hay đào tường khoét vách.v.v. Nếu chúng ta tự tin với ý đồ thể hiện của mình thì... chẳng phải lo ngại gì.
Lời khen thì mình không học được gì thêm (chỉ thấy khoái trong lòng), Nhưng lời chê dù đúng hay sai thì ít nhiều cho ta bài học (dù ta không vui lắm). Thử tưởng tượng Ta là võ sĩ hạng nặng mà không có ai thèm “đấu” với Ta, thì ta có còn cơ hội chiến thắng và nổi tiếng không?

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả