Gẫm & Bình

Nghệ thuật đương đại Việt Nam có (còn) gì để nói?
Bài 1: Xu hướng hiện tại

(SOI: Không phải là một nhà phê bình nghệ thuật, nên chẳng thể là “chuyên gia” gì, nhưng Laurent Colin luôn quan tâm một cách sâu sắc đến Nghệ thuật Việt Nam (quá khứ và hiện tại) từ năm 1992, với tư cách của một “a-ma-tơ”, chẳng có gì đe dọa lợi ích cá nhân […]

Ý kiến - Thảo luận

7:11 Friday,22.5.2020

Đăng bởi:  Quan tho

Chính xác

8:46 Monday,9.3.2015

Đăng bởi:  doduc

Dongngan Doduc Colin này, nghệ thuật là tiếng nói cuả thời đại, Đây là giai đoạn thời đại bung bét thì nghệ thuật nó sao thì đã rõ. Đành rằng nghệ thuật nào cũng có tính hình thức, đặc biệt tạo hình cái đó cao hơn các bộ môn nghệ thuất khác nên dễ nhìn thấy...Nhưng hình thức để làm gì? nó cũng chỉ là con ngựa thồ tâm trang, nỗi khắc khoải trong con người nghệ sĩ. Tôi quan tâm trước hết đến nội hàm nghệ sĩ đề cập đến hơn là những gì râu ria quanh nó, kể cả sự trốn chạy cũng là một hiện thực chứ ạ!

8:25 Monday,9.3.2015

Đăng bởi:  doduc

chỉ có điều nhiều họa sĩ nhại Tây để đứng vào hàng ngũ nó nhưng không thành công , vậy thôi. Mà nghệ thuật nào khởi đầu chả từ thương mại, không thì sống bằng gì?Có điều thương mại cấp nào. Oử mình là cấp hơi thấp, giàu chất xú vơ nia hoặc nhại người khác thôi!

8:21 Monday,9.3.2015

Đăng bởi:  doduc

Tuy vậy Colin là người thích dìm hàng, Cô ấy chỉ nhìn lớt phớt bề ngoài rồi nó theo nhận định chủ quan rồi bà phán!, Sự vận động nào cũng từ thấp lên cao, không vội và nhảy có được. Vậy mà mà cô này luôn khoái món định kiến ( không phải xôi trứng kiến he he), chê được người là mình thông minh. Nhưng vẽ đâu có dễ như nói suông vài lời như mụ!. Ngay cả triết gia nói mười câu cũng có một hai câu dở hơi đấy Colin ạ.Chị muốn trông thấy họa sĩ như bi theo ý chị, không có đâu!Đây là những góc nhìn khác nhau, mà Colin không phải phật bà nghìn mắt ngìn tay, mà chỉ là người săm soi tìm kẽ tối là giỏi nhất thôi nha.

8:17 Monday,9.3.2015

Đăng bởi:  doduc

con mẹ này nghiệt ngã, nhưng có nhẽ nó nói đúng một phần: là nghệ sĩ cũng cần tiền để ăn, và khi đã lẩn vào mớ xung điện đó thì mất trí và luẩn quẩn và cũng say sưa tham nhũng. Sự tham nhũng không đồng chiều với sáng tạo...

8:40 Wednesday,9.7.2014

Đăng bởi:  NGUYỄN THƯỢNG HỶ

Bài viết có cái nhìn  TỐT  tổng quan về những khuynh hướng , chất liệu lẫn nội dung sáng tác trong nền MỸ THUẬT VIỆT NAM qua những năm qua -RẤT ĐƯƠNG ĐẠI ,nhưng KHÔNG HIỆN ĐẠI.RẤT CẢM ƠN COLIN và cô HỒ NHƯ MAI đã chuyển ngữ. 

15:57 Tuesday,14.2.2012

Đăng bởi:  Son Phan

Bài dịch còn thiếu 1 xu hướng nữa:
- các artist (hoặc tự cho mình là artist) cạnh khóe nhau tranh ai đắt ơn, tôi paint đẹp hơn ông, ông kia copy tranh của ai ... không can đảm lắng nghe phê bình (thực sự) nên hay xù lông

Artists như thế thì khi nào mới khá

11:29 Tuesday,14.2.2012

Đăng bởi:  cliemart

Quy cho cùng thì..."phần nhiều do giáo dục mà nên". Hi
- Ngôi nhà nghệ thuật muốn khang trang và phát triễn bền vững thì phải có "nền móng" chắc chắn. Cụ thể là các trường ĐH Mỹ Thuật phải có những khối "bê tông" và " sắt thép" với phương pháp "xây dựng" phù hợp với thời đại. tránh tình trạng xây xong mới "sửa sai" và "kiểm điểm nghiêm túc" vì bị...lạc hậu.
- Trường phải có những quy chế thích hợp cho sinh viên giỏi, khuyến khích tạo điều kiện tốt cho họ du học, trở lại phục vụ cho trường.
- Thỉnh mời các học sĩ, điêu khác gia nước ngoài đến giảng dạy.
- Cần mở những cuộc thi sáng tác rộng rãi hơn.
- Kiểm duyệt tranh triển lãm cũng thoáng hơn, chứ đừng có...không hiểu là ...cấm treo(khỏi sợ "đình chỉ" chức vụ).
- Phát hiện có tài năng trẻ thì nên khuyến khích,hổ trợ (chớ chê quá họ sinh nãn)
- cần có nhiều cuộc triển lãm giao lưu giữa các nước để học hỏi và truyền bá tinh thần yêu mến, tìm hiểu nghệ thuật thị giác cho quần chúng nước ta.

10:49 Tuesday,14.2.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Trong lúc chờ đón những kì tiếp của bác Lô-răng, lớp chúng em cứ bàn nhau về cái sự bao zờ nghệ thuật Việt ta (gọn hơn: nghệ thuật đương đại làng ta) đủ "gân" với 5 châu?

Vài cớ các bạn nêu em trích đây thực ra các cụ ta đầu thế kỉ 20 đã nát-óc rồi, sao 100 năm sau con cháu vẫn đau-đầu thế hè ?

[Trích các í kiến bạn bè sưu tầm:

Người có tài cán mải chuyện đâu đâu
(Nguyễn Văn Vĩnh, Chỉnh đốn lại cách cai trị dân xã, Đông Dương Tạp chí năm 1914)
Người nước ta bao nhiêu kẻ có học thức, có khoa mục, có tài cán. Người thì ganh đua khoa bảng, kê thì luồn cúi cửa công hầu, người thì lo việc doanh sinh, kẻ thì chực tung hoành sơn thuỷ. Có tài có trí không ai ngồi lo tới việc làng. Có tưởng đến chẳng qua là lúc về nhà quê muốn nhân cái thế mình mà ăn trên ngói chốc, mà người dạ kẻ vâng, cho nó mát mặt mấy thím đàn bà vô tri vô giác mà thôi, chớ ít người biết lấy cái tài lực quyền thế mình ra mà chỉnh đốn việc dân xã.

(Nhời em bàn: Áp vào nghệ thuật: nghệ sĩ có tài cán bao zờ thì để thêm thì zờ tới việc làng nghệ ta?)



Đối với những tư tưởng lớn chỉ hiểu sơ sài
(Nguyễn An Ninh, Lý tưởng của thanh niên An nam, năm 1924)
Thu nhặt tất cả những gì về văn chương nghệ thuật đã được làm ra trên đất nước ta, dễ thấy nguồn tài sản tổ tiên ta để lại là mỏng manh so với các dân tộc khác. Không thể từ cái di sản đó tiếp thêm sức mạnh trong cuộc chiến đấu giành một chỗ đứng trên thế giới.
Những tác phẩm đã đóng góp vào việc nâng cao trình độ học thức của người Trung Quốc thật là nhiều, nhưng với các nhà của ta, hình như các ông ấy chỉ biết mỗi một mình Khổng Tử.
Đạo Khổng dưới dạng một món hàng xuất khẩu mang sang nước An Nam đã gây tai hại: Các nhà Nho ta muốn Khổng hóa tất cả những gì nằm trong tầm mắt của họ, giải thích mọi thứ theo cách hiểu hẹp hòi của họ.
Hiểu biết của ta về các vấn đề Trung Hoa, về nền văn hóa Trung hoa còn rất xa yêu cầu hiểu biết thực sự (những người đã hiểu thấu đáo văn hóa Trung Hoa có đủ trình độ để tiếp thu mọi luồng tư tưởng của nhân loại). Cũng như, cho đến nay, chưa có một người Việt Nam nào tiếp thu đầy đủ ý nghĩa của văn hóa Pháp.

(Nhời em bàn: Áp vào nghệ thuật: Bao zờ làng nghệ ta hiểu kĩ được những luồng tư tưởng/trào lưu nghệ thuật của nhân loại ?)




Không hình thành nổi một dư luận sáng suốt
(Vũ Văn Hiền việc cai trị ở thôn quê, năm 1945)
Ngoài tinh thần độc tôn bè đảng, còn một trở lực nữa ngăn cản mọi công việc cải cách ở thôn quê là dư luận trong làng, một thứ dư luận mạnh mẽ, ác nghiệt và mù quáng. Nhiều việc cải cách đã quyết định rồi đành bỏ dở chỉ vì người thừa hành sống trong làng xóm, không thể chịu đựng được những dị nghỉ chế giễu mà hàng chục hàng trăm người nhắc lại ở khắp đầu làng cuối ngõ. Đã không có quyền bắt mọi người im, lại sống luôn với những người đó, hương chức tránh sao nổi ảnh hưởng của dư luận và sau vài ba tháng làm việc, người hăng hái đến đâu cũng đành “dĩ hòa vi quý", bỏ hẳn những ý định của mình để sống theo nếp cũ.

(Nhời em bàn: Áp vào nghệ thuật: Bao zờ có được 1 zư luận bàn về nghệ thuật cho sáng suốt?)

Nền văn hóa của kẻ yếu
(Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử đại cương, năm 1950)
Hình như sống dưới cái bóng của cái khối văn hóa Trung Quốc, sừng sững ở bên mình như cả núi Thái Sơn, văn hóa chúng ta chỉ cố sức để man diên(1) ở trên mặt đất chứ không có cái khuynh hương trổ vọt lên trời. Để sống còn, chúng ta chỉ cốt bám chặt lấy đất như bám lấy cái nguồn sinh khí. Cho nên chúng ta may mắn có được những tổ tiên cần cù, kiên nhẫn biết sống thiết thực và biết tổ chức cuộc sống một cách thích đáng để đối phó với vận mệnh khắc nghiệt nhưng lại đã không có cái vinh dự là có nhưng tổ tiên chọc trời khuấy nước, làm chấn động thế giới bằng những tư tường hay hành động. Cái giá trị tranh đấu nhận thấy trong cái tính chất thiết thực ấy tuồng như chỉ là tiêu cực.
Ngay trong văn hóa bình dân - cái văn hóa phát triển ở ngoài phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của Hán hóa tuy có lộ rõ cái tinh thần chống đô luân lý lễ giáo của nhà nho, thế mà cũng chỉ là sự chống đô của kẻ yếu.

(Nhời em bàn: Áp vào nghệ thuật: Bao zờ nền nghệ thuật/mỹ thuật làng ta “hóa rồng”, trở thành nền văn hóa của những kẻ MẠNH (về trí, về đức, về nhân, về dũng)? ]

Mong được các cụ/ông/bà/bác/cô/chú/anh/chị/bạn chỉ záo thêm cho chúng cháu/em

ạ!

6:23 Tuesday,14.2.2012

Đăng bởi:  chuyên gia chép tranh

Bài viết điểm huyệt khá đúng và rất khách quan. Các nghệ Việt nói riêng và người Việt nói chung nên tập thói quen nhìn thẳng vào sự thật, rửa tai nghe nói thật. Đừng luẩn quẩn thanh minh hay đánh hỏa mù hoặc phản ứng tiêu cực. Có thế thì một ngày xa xôi nào đó mới hy vọng khá lên được

2:05 Tuesday,14.2.2012

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Tác giả có cái nhìn sắc xảo và tính khái quát thâu tóm cụ thể, hành văn rõ ràng mạch lạc.
Việc không đưa tên những nghệ sĩ làm sắp đặt, trình diễn... vào cũng hẳn có lý do. Trích: "hay chuyện lúng túng khi bước vào thế giới của video art, trình diễn, sắp đặt – đã minh họa rõ rệt cho sự thất bại". Thích tranh nên độc mồm thí : -(.
Thiết nghĩ đây là bài viết mang tính chủ quan của tác giả nên sẽ có giới hạn hoặc tác giả đề cập sau chăng? he he
Hay như: Trích:"Chúng ta có thể thêm vào danh sách các ảnh hưởng Trung Quốc này nhưng không thể nào kể hết, chẳng hạn “Chủ nghĩa siêu hiện thực” (xem Lê Vương) hay “Chủ nghĩa tân hiện thực” (Nguyễn Văn Phúc) rành rành chỉ ngay đến tác phẩm của Liu Xiodong, với cùng cách tiếp cận cơ thể hay “Chủ nghĩa hiện thực yếm thế"... Vậy cũng coi như đầy đủ roài nhỉ.
Còn những họa sĩ được nêu trên đây thì mình nghĩ mới tập trung được một phần ở miền Bắc còn miền Nam, miền Trung chưa có nhìu. Mới có lê Vương em chẳng bít ông nào, tên như nì mà chỉ có một ông đệ tử của Đỗ Quang Em tên là Lê Vuông thui , mà đây chưa phải là tiêu biểu. Suy ra nguồn của bác này đều lấy từ gallery như art Viet Nam, Bui, Acricot...
Những người được điểm mặt nêu tên ở đây đều là những nghệ sĩ xuất sắc của nghệ thuật Việt Nam đương đại, Việc họ thành danh tạo lập được vị trí như ngày hôm nay hẳn không bao giờ là dễ dàng nếu không có tài năng, cái đầu nóng, trái tim khát khao và sự lao động miệt mài chăm chỉ...
Họ là những người tiên phong những người tiên phong dám nghĩ dám làm, đã thay đổi nhận thức cho cả một thế hệ. Họ sẽ được vinh danh, nhận được những "phần quà" xứng đáng cho những gì mình đã làm ở đây là danh tiếng và tiền bạc.
Nhưng chúng ta lại cứ kì vọng là những ngôi sao phải luôn tỏa sáng mà quên mất việc mình cần phải làm là tự đốt cho mình một ngọn lửa thật sáng, hay tự hóa thành một "trái tim danko" soi sáng cho mọi người...
Người đi tiên phong có thể không phải là người dẫn đầu nên cơ hội là của chúng mình :D... chứ vừa thích được như họ, lại vừa ghen tỵ, trách móc thì...bi bi..
Sắp đặt, trình diễn... hiện nay đã khẳng định được vị thế của nó, không còn là "thử nghiệm" nữa. Không còn được chào hàng giới thiệu dùng thử nữa roài :D.
Được đánh giá và xét duyệt, xét thưởng ngang hàng với những loại hình nghệ thuật khác cơ mà :D. Việc bây giờ đó là nó có đáp ứng được mong chờ của người hâm mộ hay không? Hay có quy dổi được ra thóc như những loại hình khác chứ lại phải xếp hàng đợi tài trợ kiủ bảo tồn tuồng chèo,hát xoan... có tiền thì làm không thì thôi...? sẽ bị ảnh hưởng khi nền kt khủng hoảng, mà những loại hình kia còn bán vé được chứ... bao giờ ở VN bán vé xem tranh, sắp đặt, trình diễn ... đông như biểu diễn ca nhạc thì nghệ sĩ mới khá lên được và làm nghệ thuật mới bền.
Vấn đề nghệ thuật VN hiện đang không được sự chú ý bởi bên ngoài chưa đứng ngang hàng với bè bạn năm châu thiết nghĩ nhiều người giỏi hơn đã nói tôi xin chia sẻ như:
- Những người đi tiên phong ở Việt Nam làm được việc đem những cái mới ở bên ngoài về mà chưa làm được những cái mới, tạo nên những trường phái hay ít nhất một nhánh một nụ, mầm mới mang tầm thế giới... hoặc thật sự xuất sắc với những gì học hỏi được.
Cái này lại do tích cách người việt thiết tính logic chưa đưa lên tầm tư tưởng mà chủ yếu vay mượn

1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng.
Cái này đúng với các nghệ sĩ nè :D

2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
Kỉu chạy một đoạn lại hết xăng đây?...

3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).
Điểm khác nhau giữa một sản phẩm nghệ thuật với một tác phẩm chứ chưa nói đến tuyệt tác mà tuyệt tác trả nhẽ may rủi chăng?

4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
VN nhìu nhà giáo sư lý luận nhưng thiết một nhà triết học..?

5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê)
Cái này chắc lỗi toàn hệ thống dẫn đến bệnh nan y khó chữa đây ?

6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền.
Chỉ chực ăn tươi nuốt sống, lừa đảo, ăn cắp thì khách chạy hết là phải:D

7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện,khoe khoang, thích hơn đời).

8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
Cái này thì chung chung yếu thì phải gom lại khỏe tách ra không hẳn xấu mà là tự nhiên chứ nhỉ?

9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.

10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)

[Sưu tầm]
Tạm thời thế đã lúc nào có thời gian vít típ :D

19:28 Monday,13.2.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Ông Lô-răng mới đăng có kì 1 của bài viết mà các cụ làng ta đã choảng nhau kinh quá.

Nhẽ ra quân ta phải hết sức tỉnh táo, đọc đi đọc lại bài này, các bác/chú/cô/anh/chị đương sự được nêu tên cũng "hết sức nghiêm túc" đọc bài nì xem đúng sai trẹo trượt thế nào, rùi nếu thấy không phải chỗ nao thì phải tranh biện với tác giả bài nì trước tiên chớ ạ?

Sao các cụ lại quay ra vặc nhau vậy cà, không khéo lại mắc mưu "địch"?

Xin các cụ hết bình tĩnh, bình tĩnh và thật bình tĩnh...

ạ !

Với lại còn mấy kì nữa chứ, biết đâu sẽ có cụ/bác/cô/chú được khen thì sao?

Náo nức ghê gớm !

18:36 Monday,13.2.2012

Đăng bởi:  luumaichoi

quả thật người việt thừa lòng dũng cảm trong chiến tranh nhưng hiện nay lại thiếu lòng dũng cảm để làm nghệ thuật.

18:21 Monday,13.2.2012

Đăng bởi:  HTX Toàn Lợi

Một bài viết đụng chạm được nhiều vấn đề, nhiều người (tuy đúng như Ngô Lực nói, khi nói đến nghệ thuật thì không nên chỉ loanh quanh nói đến những người vẽ tranh, hy vọng các phần sau có nhiều nhân vật khác làm trình diễn, sắp đặt bị gọi lên bảng).
Chúng tôi thấy hài hước ở chỗ các hoạ sĩ nhà ta rất ngu dốt và trẻ con ở chỗ bây giờ lại đi tị nạnh chuyện những người bị (được) nhắc tên. Cái người ta chửi là chửi cả làng Vũ Đại đấy các anh ạ. Đừng tưởng không thấy tên mình mà sướng nhé.

18:06 Monday,13.2.2012

Đăng bởi:  CÔNG AN PHƯỜNG

Tôi thấy hài hước khi TÂN nói bài viết nhàn nhạt dành an ủi những họa sỹ nhàn nhạt không được nhắc tên trong bài. Bài viết nhàn nhạt ở đâu, vì sao nhàn nhạt hả bạn, phân tích hộ mình cái. Tôi thấy bài viết quá xuất sắc, nó đánh thẳng vào những nghệ sĩ ngỡ tưởng mình TIÊN PHONG, hay cố tình tỏ ra mình cao siêu - nhưng thực chất lại bám chặt lấy cái lòng cốt của POP MAO như kiểu KEO 502....THỜI BUỔI thông tin bùng nổ làm sao mà lòe được ai nữa.... NẾU TÂN thấy nhàn nhạt thì phân tích hộ mọi người nha, nhất là mình mong đợi bài viết của bạn lắm đấy - chứ đừng hàm hồ ăn nói thế. Còn cá nhân mình quá thấy may mắn cho những họa sĩ ko được nhắc tên trong bài này.

14:08 Monday,13.2.2012

Đăng bởi:  ngo luc

Mình chưa hiểu rõ tác giả này nói về nghệ thuật đương đại việt nam theo góc nhìn nào, không lẽ tác giả này nghĩ rằng chỉ những họa sĩ vẽ những bức tranh mới được liệt kê vào nghệ thuật đương đại???
Theo mình biết rằng ví dụ như anh Đinh Q. lê và Jun nguyễn Hastushiba hai người này rất ít hoặc thậm chí như anh Jun không bao giờ vẽ tranh, vậy mà các anh ấy vẫn tham dự những lễ hội nghệ thuật lớn và danh tiếng trên thế giới, cho đến thời kỳ này ở một góc độ nào đó thì tranh vẽ chỉ là một thứ công cụ nhỏ để thể hiện nghệ thuật, khi sáng tác một tác phẩm nghệ thuật, một nghệ sĩ thực thụ sẽ không bao giờ trói buộc mình vào bất cứ công cụ nào mà chỉ tùy vào hoàn cảnh họ sẽ đưa ra cách thể hiện khác nhau, khi dùng đến tranh là khi họ cảm thấy rằng trong lúc này ngoài vẽ ra thì không có công cụ thể hiện nào tốt hơn đối với một số ý tưởng, ví dụ như Ducham vẽ lại bức Monalisa bằng cách thêm râu, Andy Warhol lấy hình Marilyn Monroe trên các tờ tạp chí, ngoài ra họ còn làm trên vô vàn phương tiện khác.
Theo tôi cái cốt lõi của một nền nghệ thuật thì không thể đánh giá qua những bức tranh, không thể nào có cái kết luận nghệ thuật chỉ là tranh, và càng không thể nào phiến diện phân tích một tác giả thông qua một vài bức tranh của họ, có thể họ còn nhiều những tác phẩm khác chưa được công bố (??) nhưng nếu quả thật họ chỉ làm được như những gì họ đang công bố thì không chỉ là các tác phẩm kiểu “robot” của Nguyễn Thanh Bình, Hồng Việt Dũng, Thành Chương, Bùi Hữu Hùng …vv mà ngay cả các họa sĩ mà anh nói ở đây chắc chắn mục tiêu của họ là vẽ ra để bán, (tôi không đả kích những người bán tranh vì chính tôi cũng là người sống bằng việc bán tranh thậm chí tôi đưa nó vào thành công nghệ sản xuất chỉ với một vài công thức)
Cứ nhìn cái cách đặt màu sắc nhã nhặn trong trẻo của họ thì ai rành trong ngành trang trí nội thất sẽ thấy ngay. Bức nào cũng cố tình vẽ những màu sắc nhã nhặn lung kinh bắt mắt, nếu vẽ bằng cảm xúc chân thành với đời sống và không vụ lợi và luôn luôn thay đổi làm mới mình thì không thể nào chỉ làm những bức tranh có thể cộng thành công thức như thế …

13:20 Monday,13.2.2012

Đăng bởi:  ANH-CÓ-Ý-KIẾN

Một bài viết hơi nhạt, vấn đề không mới.. Nhưng đọc xong thấy băn khoăn ghê gớm. Cũng may cho 1 số anh không được nhắc tên, và lại cũng may cho 1 số "bị" nhắc tên. Cơ bản trong số này có cái anh Huy Thông thì thực sự chưa đủ tuổi đứng vào danh sách. Thiên vị gì chăng thưa anh SOI?

12:52 Monday,13.2.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Laurent Colin là 1 nhà sử học người Pháp, từng tham gia tranh luận nảy lửa ở Bàn tròn Talawas "Mỹ thuật Việt Nam đang ở đâu?" hơn chục năm về trước, nên không thể coi ông là người a-ma-tơ, nhất là ông có hẳn 1 sách viết về Mai Văn Hiến cơ mờ?

Quan điểm của 1 sử gia chân chính bao giờ cũng lạnh lùng, chỉ tin vào chứng cứ lịch sử, nên đôi khi chua xót lắm thay. ZÙ có còn nhiều điểm chưa thỏa đáng, với từng ấy năm ở Việt Nam, chắc hẳn thông tin của ông không hẳn không hữu lí và có cơ sở.

Nhưng biết rõ được thực trạng (tồi) rồi nhưng làm sao thoát ra được thực trạng (tồi) là cả 1 vấn đề đau đầu, cả làng ta có "nghiêm khắc kiểm điểm" hay "rút kinh nghiệm sâu sắc" thì cũng có lời zải không hè?

Rất mong đợi những phần tiếp của bài viết này, biết đâu tác giả với con mắt của người ngoại cuộc lại chỉ cho làng ta 1 vài cái "khe hẹp" ???? hổng bít ta có lách ra được khỏi cái "hoàn-cảnh-đương-đại" tệ hại này không hè.

Cám ơn sử gia Laurent Colin và chị Hồ Như Mai ạ!

10:27 Monday,13.2.2012

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN – …XÓA

Vâng xin anh TỔNG KẾT cho triệt để nền mỹ thuật Việt Nam đã suy thoái đến tận cùng, của một thế hệ đã qua, biết nhìn vào sự thật mà vượt lên chính mình. Hy vọng trong tương lai gần thế hệ trẻ mang lại những điều mới, bộ mặt mới cho một nền mỹ thuật chậm tiến.

Chúng ta cần xóa bỏ tất cả những gì mà ta gọi là lạc hậu, không tốt cho tương lai, để rồi hy vọng một ngày nào đó tương lai của chúng ta lại bừng sáng...

10:15 Monday,13.2.2012

Đăng bởi:  Tân

1 bài viết nhàn nhạt dành an ủi những họa sỹ nhàn nhạt không được nhắc tên trong bài .

3:48 Monday,13.2.2012

Đăng bởi:  CÔNG AN PHƯỜNG

1 bài viết tuyệt vời. quá chính xác. Bài viết DÀNH TẶNG THÂN ÁI nhất cho những nghệ sĩ tưởng bở ở việt nam được mang tên "TIÊN PHONG" . Tôi quá tâm đắc về bài viết này. Thanks so much

3:18 Monday,13.2.2012

Đăng bởi:  Khong so ma

Tôi thấy Tim Đen của người khác nhưng vẫn chưa phải là phát hiện quan trọng thú vị, mà thú vị tôi phát hiện là điểm yếu tôi có và tôi muốn vượt qua nó !

3:04 Monday,13.2.2012

Đăng bởi:  Ng. Ng. Quynh

Such a great and accurate article. Thanks Colin! Hope to read more of your opinions on VNese art critics/future.

23:55 Sunday,12.2.2012

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Một cái nhìn tổng quát rất thú vị bởi tính khách quan nhưng vẫn thiếu một phần của những họa sĩ theo đuổi hiện thực hay siêu thực như Phùng Quốc Trí, Đỗ Quang Em, hay trẻ hơn có Mai Duy Minh,Trần Việt Phú ... Hay trừu tượng có rất nhiều họa sĩ miền nam nổi tiếng như Đỗ Hoàng Tường,Trần Trung Tín... He He xin anh Đã tung lưới thì bắt cho hết giúp ah! còn tôm tép râu ria thì có thể thôi :D.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả