Bàn luận

Nghệ thuật đương đại Việt Nam có (còn) gì để nói?
Bài 2: Nghệ sĩ Việt Nam có phải là nạn nhân của hoàn cảnh?

(Tiếp theo) (SOI: Không phải là một nhà phê bình nghệ thuật, nên chẳng thể là “chuyên gia” gì, nhưng Laurent Colin luôn quan tâm một cách sâu sắc đến Nghệ thuật Việt Nam (quá khứ và hiện tại) từ năm 1992, với tư cách của một “a-ma-tơ”, chẳng có gì đe dọa lợi ích […]

Ý kiến - Thảo luận

6:39 Tuesday,24.1.2017

Đăng bởi:  ch.nguyen

L. Colin là người thưởng ngoạn quốc tế thành tâm, ông ta có cái quan sát và cái trăn trở của ông ta.
Riêng về cái nhìn từ nghệ sĩ ("phải trử đủ đau thương") thì xin được đồng ý với @Linh. Coi ông Trịnh Hữu Ngọc, ngày ngày cứ xách đồ nghề đi rồi thích gì vẽ nấy. Tối về lều, không mơ vào "Việt Phủ Thành Chương". Trong thâm tâm hình như L. Colin chê là chê cái chỗ ấy: nghệ sĩ cứ nghĩ đến cái Việt Phủ mà cố làm ra sản phẩm nặng ký ...
Ấy là chưa nói đến chuyện cả nước đang rì rào "thoát Trung" ...

13:24 Saturday,25.4.2015

Đăng bởi:  ong Bắp

thành tại người, bại tại người

(cũng là sách: nhà tôi có giá sách nhỏ, sách có chữ kí của bố và hai anh tôi nhưng chẳng ai thèm đọc. thế mà tôi đọc hết dù chả thèm kí chữ nào)

3:22 Tuesday,10.3.2015

Đăng bởi:  Linh

Cứ so sánh mình với các nước khác làm gì? nghệ thuật là giải thoát, có khổ mới vẽ, có bệnh mới vẽ, có trăn trở mới vẽ. Vẽ mà cứ nhăm nhăm so sánh với người khác thì thất bại ngay từ khi chưa cầm bút rồi. Nghệ thuật là thuốc chữa nghệ sĩ tự chế ra cho mình, nghệ thuật đối với người nghệ sĩ không phải là cái để đem khoe, trừ khi người nghệ sĩ thấy những kẻ ngoài kia cần thuốc chữa bệnh của mình. Các vị họa sĩ không khổ, không bệnh, không trăn trở thì liệu các vị có cần thuốc không? không vẽ liệu các vị có chết không? không cần suy nghĩ đâu, các vị không phải là nghệ sĩ đâu.

10:06 Thursday,16.2.2012

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN – FORUM ART

Cả đêm không ngủ để xét lại mình và suy nghĩ tại sao Mỹ thuật Việt nam chưa sánh được với cá nước khác? Giống ở chỗ nào? Khác ở chỗ nào?

Khác cơ bản:
Cốt lõi vẫn là ý tưởng, xem tranh hiện nay khác tranh trước đây ở chỗ có ý tưởng, ý tưởng là cốt cách của nghệ thuật hiện đại.

Giống cơ bản:
Giống về chất liệu, kỹ năng sự dụng chất liệu...vv

Cũng như ở Việt Nam tranh hiện tại khác tranh trước đây ở chố có ý tưởng, mà xem lâu được thấy mình trong đó. Còn tranh trước đây mang tính trang trí nhiều hơn, bề mặt là chủ yếu.

Về khả năng sử dụng chất liệu tranh hiện nay tốt hươn trước đây, thậm trí là khả năng sử dụng chất liệu của các họa sĩ Việt Nam tốt hơn các nước khác.

Vậy tại sao?
Nhấn mạnh, đề cao: Ý TƯỞNG LÀ CỐT CÁCH CỦA NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI.

23:00 Wednesday,15.2.2012

Đăng bởi:  ha

sự thật là thế, không chỉ riêng mỹ thuật thậm chí còn thất vọng hơn khi nhìn sang văn học, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu của nước ta.

22:03 Wednesday,15.2.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Tớ ngồi đọc đi đọc lại 2 phần của bài này. Người ta chê (mà là chê có lập luận thì mình nên nghiền ngẫm). Xin cám ơn bạn Hồ Như Mai đã bỏ công sức cho một bản dịch tuyệt hay, với ngôn từ rất dễ hiểu, gần gũi. Tuy nhiên tớ cũng muốn biết là liệu có thể tìm thấy bài gốc tiếng Anh ở đâu để có thể đối chiếu đôi chỗ? Bài viết gốc được tác giả Laurent Colin hoàn thành vào thởi điểm nào?

18:32 Wednesday,15.2.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

"phập phồng" chờ đón phần 3 của bài này..

18:19 Wednesday,15.2.2012

Đăng bởi:  Son Phan

hội họa đương đại thì cần ý tưởng, đột phá hơn là kỹ thuật và chất liệu ... mà ý tưởng thì quả thật chúng ta ít quá, cảm nhận cá nhân tôi thì nhiều họa sĩ đương đại vẽ tranh với ý tưởng ngô ghê, hời hợt ... mà cũng có lẽ đây là thực trạng chung cho nền văn hóa nghệ thuật của chúng ta bao gồm cả âm nhạc, văn học, kịch vv

17:34 Wednesday,15.2.2012

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Ủng hộ ý kiến của bạn Pha Lê :D .
Chỉ cần một 1,2 cá nhân kiệt suất cũng đủ thay đổi cả một tình trạng cơ mà... he he nhưng...chắc ở Vn chưa khai quật được hay phải đến tận cùng của thối nát mới được sinh ra hòng thay đổi vận mệnh. Thời thế tạo anh hùng mà... :D Hy vọng...hy vọng... Anh hùng có thể là bạn, là tôi, là tất cả chúng ta... Cố lên nào là cố lên nào :)

17:02 Wednesday,15.2.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Rập ròm hôm nay mới dám comment một phát. Không dám comment bài trước vì tớ bị nêu tên mà nếu cáu cãi lại thì bị gọi là tiểu nhân cãi cùn, nếu không cáu thì bị gọi là đạo đức giả.
Về chuyện hoạ sĩ đổ lỗi này nọ tớ thấy cái bạn Lo Răng này nói cũng đúng. Giáo trình ở trường mình đúng là quá già cỗi. Nhưng đổ lỗi cho nó thì thật không phải. Khi sống ở bên Malaysia, tớ nghe nói các hoạ sĩ trẻ ở đây không còn được học hình hoạ nữa, không phải họ theo đuổi một học trình gì mới mà đơn giản là các giáo sĩ đạo Hồi can thiệp ứ cho vẽ mẫu nữa. Mẫu nam cũng không. Thế nhưng nghệ thuật thị giác của Malay đâu có vì thế mà đi xuống đâu. Họ vẫn có hoạ sĩ tồi và hoạ sĩ tốt, thỉnh thoảng lòi ra vài anh tốt vượt trội, tranh cực hay. Thế mới biết, cái nội lực trong người hoạ sĩ mới là cái quan trọng.

16:54 Wednesday,15.2.2012

Đăng bởi:  Giời Ơi

Bạn Laurent Colin là một người Pháp ngoại đạo mà viết được đến như vậy tôi cho hơn hẳn cả tiến sĩ Mĩ Nora Taylor. Bạn ấy có cái nhìn hết sức trung thực tổng quát hiện trạng và hầu như không bị chi phối bới cá nhân một họa sĩ Việt Nam nào cả. Giời Ơi tôi thấy không cần nhắc đến tên tuổi một họa sĩ Viêt Nam nào trong lúc này là hết sức hợp lí bởi nó chưa có. (Hoặc không còn?) Vài thứ và vài gương mặt chúng ta mới đây hô hoán lên thế nhưng chưa làm được gì hơn lớp đàn anh trước đó ít nhiều. Thậm chí còn kém về rất nhiều mặt mà tay nghề là thứ không khó nhận ra. Thực trạng này khiến chúng ta phải tĩnh trí nhìn nhận lại. Cật vấn chính mình thì hơn.

15:47 Wednesday,15.2.2012

Đăng bởi:  pha lê

@Xuân Phú Xuyên: đúng là Châu Âu (chứ Mỹ thì cũng tùy) có trợ cấp xã hội, ai cũng có, chả riêng gì họa sĩ.

Nhưng theo mình thấy thì ý của Colin không phải là "Họa sĩ nào của mình cũng sướng hơn họa sĩ Tây", mà là chúng ta hay đổ lỗi cho sự nhạt nhẽo của nền Mỹ Thuật nước nhà cho hoàn cảnh. Cái này không đúng, vì chúng ta nhận được nhiều sự hỗ trợ của thế giới. Lý ra những họa sĩ có tài, có tiền (Colin đề cập tới những vị này) phải làm cho nền nghệ thuật nước nhà khởi sắc hơn nữa, phong phú hơn nữa. Nhưng những vị có tài có tiền này đã không làm được thế, cộng với việc họ đã được các nuớc giàu "tài trợ", họ không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh. Số lượng những họa sĩ này đâu có ít, theo bài của Colin thì cũng tới 6,7 vị. Nếu toàn bộ những vị này cố gắng sáng tạo, làm mới mình, thì nền nghệ thuật VN đã khác rất nhiều. Tôi hiểu ý của Colin là như vậy.

Còn chuyện họa sĩ ta phần lớn đói hơn Tây, bạn phải công nhận là, 100 họa sĩ ra trường, không thể 100 người đều... có tài (nghe thì buồn nhưng nó thế). Thực ra chuyện 6,7 vị mà Colin nêu có tài hay không là một vấn đề nhiêu khê. Nhưng Colin không có ý này trong bài, nghệ sĩ bất tài bên Tây thì (đa số) cũng chẳng có tiền, chỉ hơn mình ở khoản trợ cấp thôi, nhưng nó dính gì tới chuyện nền nghệ thuật của chúng ta bị trì trệ? Một hoặc hai người giỏi cũng có thể đem đến rất nhiều thành công cho đất nước chứ?

Chuyện này làm mình nhớ đến nền điện ảnh của Iran. Nước Iran không hơn gì mình mấy, luật lệ thì bảo thủ hơn, trợ cấp cũng ít ỏi, mà sao làm được nhiều phim hay thế? Đạo diễn giỏi ở Iran thực ra cũng chỉ có mấy người, đếm được trên 1 bàn tay, nhưng chất lượng phim của Iran luôn hơn hẳn ta. Thậm chí Lào hay Campuchia cũng lâu lâu gây được tiếng vang. Thế mới thấy rằng chỉ cần vài người có bản lĩnh, tài năng, và tâm huyết thôi thì mọi sự đã rất khác. Vậy sao mình không khác?

12:36 Wednesday,15.2.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Đọc bác Lô-răng (kì 2),
Càng ngày càng lo,
Răng trắng cũng lo,
Răng đen cũng lo,
Răng sữa cũng lo
Răng vàng cũng lo
Răng móm vẫn lo,

Vì răng ??????

Ban-căng ghê gớm !!!!!

23:08 Tuesday,14.2.2012

Đăng bởi:  hoang com

Bàn tròn mỹ thuật mà TL nói trên litviet quá là khủng khiếp, các ông nói nhiều lắm chữ không thể nào đọc hết. Vẽ thôi. Hoặc không thì tập nói cho súc tích. Chứ bàn tròn kiểu đó cũ kỹ lắm rồi.

22:46 Tuesday,14.2.2012

Đăng bởi:  xuân phú xuyên

Bài đầu tiên đọc hay hơn, bài này tất nhiên là cũng đúng nhưng một số nhận định so sánh hoàn cảnh giữa họa sĩ trẻ bên tây với bọn họa sĩ trẻ bên mình cả về kinh tế với môi trường, đào tạo làm tớ thấy hơi tự ái. rõ ràng là người ta hơn mình rất nhiều, tác giả Collin này chắc chỉ biết toàn họa sĩ bán được tranh có nhiều tiền thôi. không biết phần lớn nhiều họa sĩ ra trường lâu rồi mà vẫn thất nghiệp, làm sắp đặt đói quá, tranh thủ vẽ thêm tranh hàng. hạ giá mà chẳng ai mua, ít ra anh em ở tây tranh ế còn có trợ cấp thất nghiệp, ngày ít nhất cũng 3 bữa cơm. em không có ý đổ tại hoàn cảnh đâu mong các bạn đừng hiểu lầm, ai cùng hoàn cảnh và suy nghĩ như tớ thì comment đồng ý với em cho đỡ tủi.

22:41 Tuesday,14.2.2012

Đăng bởi:  TL

Xenm thêm bàn tròn mỹ thuật đang diễn ra trên trang litviet.

http://litviet.com

20:29 Tuesday,14.2.2012

Đăng bởi:  Tiam

Bài hay. Vấn đề được phân tích khoa học, gãy gọn. Hồi hộp đợi đọc phần 3. Mà sao các họa sĩ mình cứ chăm chăm đợi đọc những cái tên cụ thể? Phải đọc được thế mới sướng à? Bệnh chung mà cứ đợi kể tên riêng. Để tự an ủi rằng mình không mắc bệnh ấy à (nếu không bị kể tên ra)?

20:14 Tuesday,14.2.2012

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN – …

Không gọi mặt chỉ tên các tác giả tiêu biểu là bài viết của anh thiếu hẳn sức sống.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả