Soi học

Bài học Chủ nhật: Hyacinth và tình dục ở xã hội Hy Lạp cổ

    Tích về hoàng tử Hyacinth và thần Apollo cũng như Zephyrus là một tích sặc mùi Hy Lạp cổ: lãng mạn. bi thương, gây sốc (so với đầu óc (văn minh?) của thế kỷ… 21). Mới đầu định cho mọi người đọc mỗi bài này, nhưng suy nghĩ một hồi lại thấy không […]

Ý kiến - Thảo luận

9:49 Tuesday,2.4.2013

Đăng bởi:  phale

@Nina: Đây là bức vẽ Apollo và hai cậu thiếu niên mà vị thần rất yêu là Hyacinthus và Cyparissus. Hyacinthus đang thổi sáo (hình như là sáo Aulos), ngồi bên trái, bên phải là Cyparissus - được Apollo ôm và ngồi cạnh con hươu (tích của Cyparissus có liên quan đến hươu). Nhìn hai cậu này có vẻ nhi đồng nên làm người yêu cho Apollo thấy hơi kỳ; nhưng quan hệ giữa thiếu niên/trai tráng trưởng thành là truyền thống của Hy Lạp cổ. 
Nếu bạn thích, chủ nhật tuần này mình viết tặng bạn một bài về Cyparissus nhé :) 

22:44 Monday,1.4.2013

Đăng bởi:  Nina

Bạn Pha Lê ơi, bạn có thể bình luận thêm về bức tranh này không:
Alexander Ivanov. Apollo, Hyacinthus and Cyparissus Singing and Playing Music. 1831-1834. Oil on canvas. The Tretyakov Gallery, Moscow, Russia
http://www.abcgallery.com/I/ivanov/ivanov9.html

19:59 Tuesday,19.3.2013

Đăng bởi:  dilettant

Chuyện này hay ghê. "Dân Hy Lạp không thể hiểu nổi tại sao dân Ba Tư có thể đi theo vua một cách thiếu suy nghĩ. Họ cho rằng, luật là do dân bầu (xứng đáng bảo vệ hơn vua – người không do ai… bầu). Niềm tự hào của một người đàn ông là biết kiểm soát mình nhằm bảo vệ luật, tránh phạm pháp,  biết tự giác hy sinh ‘cho đất nước’, chứ không phải ‘cho một cá nhân’ nào đó." Vậy là tự do thắng chứ bảo hoàng (duy ý chí, ngu dân, giáo điều...) thì không thắng. Ấy là liên hệ với tích Sparta (khắc khổ) thắng Byzantine ăn chơi. Không đạt lắm. Rất thích thông điệp Hy Lạp (dân chủ) thắng Ba Tư (một thứ Bắc Hàn...). Cảm ơn vì được khai trí.

19:46 Tuesday,19.3.2013

Đăng bởi:  dilettant

Không muốn dùng những mệnh đề kiểu: chở đạo này kia. Dilettant tuy tậm tịt (về nghệ thuật) nhưng vẫn hình dung được phần nào lao động công phu của Pha Lê. Xin gửi lời chào kính trọng (nguyên văn: xin cúi chào).

18:55 Tuesday,19.3.2013

Đăng bởi:  phale

@dilettant 


Bài học chủ nhật là do mình tự tổng hợp rồi viết lại. Thường chỉ đề Pha Lê thôi, chứ "nguyên bản" ở đây thì có tới 6, 7 cái lận. Admin SOI ghi nhầm là dịch, cũng tại gửi nhiều bài cho SOI quá nên cái này lộn qua cái kia. Mình nhờ admin SOI sửa lại rồi

16:59 Tuesday,19.3.2013

Đăng bởi:  dilettant

Có lẽ Pha Lê nên đề là "phỏng dịch", vì nếu dịch thật thì mình phải tôn trọng nguyên bản hơn. Dilettant nghĩ thế (và làm thế).

12:23 Monday,20.2.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Chị Pha-Lê bảo: "...Dân Hy Lạp cổ thích ít lông vì theo suy nghĩ của họ, thần thánh không có lông, thành ra không có lông đồng nghĩa với "đẹp như tiên như thần", chứ họ không suy nghĩ nhiều về vấn đề tiến hóa..."

Chị ơi, tại sao dân Á đông mình (không biết có coi ít lông là đẹp không?) nhưng về mặt mỹ học, lại cứ phải coi các ông tiên ông thần là phải có nhiều RÂU, càng dài càng đẹp, càng nhiều chùm càng đẹp là sao...

ạ?

Còn những ông tuy cũng rậm RÂU, nhưng lại XỒM, thì về mặt hình tượng thị zác, lại bị coi là đặc điểm của những tay chơi chác táng, tồi bại...

ạ?

Phức tạp chị hè.

12:14 Monday,20.2.2012

Đăng bởi:  phale

@em-co-y-kien: nếu nói theo khoa học thì việc này cũng không hẳn nằm ở ký sinh trùng, mà là vì nếu có lông như khỉ, người sẽ không tiết mồ hôi được. Những con vật có lông như chó, cọp, khỉ... tiết mồ hôi theo đường thở, chúng dẻo dai và nhanh nhạy hơn người, nhưng bù lại không có sức bền, rượt hay săn mồi được một chút là phải nằm lè lưỡi. Còn người nếu muốn lao động sáng tạo cả ngày thì phải rụng lông để tiết mồ hôi.

Gần đây nếu nói về thuyết tiến hóa thì còn có Richard Dawkins, ông này có nhắc đến luật bù trừ. Nghĩa là có được cái này phải mất cái kia, ví dụ như rắn: nếu có độc để phòng thân là tốt, tại sao chỉ có một số loài rắn có độc, còn lại thì không? Câu trả lời là để có độc, một số loài rắn phải "hy sinh" mấy thứ khác - có thể là những dưỡng chất dùng để phát triển xương, vì những loài rắn cực độc thường bé chứ không to xác như rắn hiền, giống một kiểu "đổi chiều cao lấy nọc độc".

Nhưng ba cái nghiên cứu kiểu này còn dài lắm, với lại loài người cũng làm nhiều chuyện trái tự nhiên. Thực chất thì người là động vật ăn tạp, nhưng vẫn có người đi ăn toàn thịt rồi người ăn toàn rau. Dân Hy Lạp cổ thích ít lông vì theo suy nghĩ của họ, thần thánh không có lông, thành ra không có lông đồng nghĩa với "đẹp như tiên như thần", chứ họ không suy nghĩ nhiều về vấn đề tiến hóa.

19:14 Sunday,19.2.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Chị Pha-Lê kể: “…Theo quan niệm hồi xưa, người đẹp là người có ít lông (hình như thời nay cũng thế)…”

??????????????

Bà em bảo:

“Theo 1 thuyết tiến hoá mới, con người rụng lông trên cơ thể nhằm giảm nguy cơ bị các loài ký sinh trùng thích lông tấn công.

Sự trần trụi của loài người là hiện tượng cực kỳ hiếm trong số 3.000 loài động vật có vú hiện đang tồn tại trên trái đất. Các loài động vật có vú, trần trụi khác, gồm voi, lợn, hải mã, cá voi và chuột chũi. Một quan điểm được thừa nhận rộng rãi là con người rụng lông nhằm giúp kiểm soát thân nhiệt khi họ tiến hoá thành sinh vật có tư thế thẳng đứng trên những đồng bằng ấm áp của châu Phi.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, lý thuyết này có một số vấn đề mà lý thuyết mới có thể giải quyết. Theo nhà sinh học tiến hoá Pagel thuộc ĐH Reading, Anh, giả thuyết về thân nhiệt rất thú vị song một số lợi thế của việc không có lông dưới ánh mặt trời trở thành bất lợi vào ban đêm. Khi đêm xuống, con người sẽ mất quá nhiều nhiệt. Rụng lông là một sự thích ứng nhằm giảm số ký sinh trùng.

Tuy nhiên, nếu con người tiến hoá để đánh bại ký sinh trùng bằng cách rụng lông, tại sao hiện tượng tương tự không xảy ra ở loài khỉ không đuôi, lông rậm?

Theo Pagel, nguyên nhân là chúng ta phát triển nền văn hoá riêng. Con người là sinh vật duy nhất học cách dựng lò sưởi và nhà ở, may quần áo. Tất cả những điều này giúp chúng ta giữ ấm trong khi mất lông. Đây là một trong những trường hợp đồng tiến hoá về gene và văn hoá. Chính văn hoá giúp con người có được điều kiện để rụng lông.

Christophe Soligo, nhà nghiên cứu nguồn gốc con người tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở London, Anh, nhận xét lý thuyết trên hoàn toàn hợp lý. Pagel và đồng nghiệp của ông thuộc ĐH Oxford, Anh, cho rằng ban đầu sự chọn lọc tự nhiên có thể tạo thuận lợi cho những cá nhân ít lông hơn vì họ có ít ký sinh trùng hơn.

Tuy nhiên, sự chọn lọc về giới tính có thể đẩy nhanh quá trình rụng lông vì càng có ít lông, người nguyên thuỷ sẽ là những người bạn đời hấp dẫn và khoẻ mạnh hơn.

Các nhà nghiên cứu cho biết một cách để kiểm tra lý thuyết mới là quan sát liệu con người, sống ở những khu vực có nhiều ký sinh trùng, ít lông hơn những người ở khu vực khác hay không.”

Chả biết bà em lấy tin ở đâu mà lạ nhề?

19:02 Sunday,19.2.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...Apollo (đội vòng nguyệt quế), vừa ôm xác người yêu vừa ôm đầu tự trách mình, thê thảm quá. Bông hoa lan dạ hương cũng vừa nhú, ngay cạnh chiếc đĩa đồng..."

Tò mò lên mạng tìm tích hoa Dạ Lan Hương, chuyện như sau (các bình loạn không phải của em ạ):

Hyacinth, vị hoàng tử rất khôi ngô tuấn tú của xứ Sparta, vẻ đẹp của chàng có thể sánh với các vị nam thần trên đình Olympus , Hyacinth là người yêu của thần Apollo(Apollo là thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật trong thần thoại Hy Lạp, thường được thể hiện dưới hình dạng một chàng trai tóc vàng, đeo cung bạc và mang đàn lia).
Thần Apollo thường rời bỏ đền thờ ở Delphi để xuống vui đùa cùng người yêu trẻ của mình bên bờ sông Eurotas. Mệt mỏi với âm nhạc và cây cung dài trên lưng, thần Apollo đã tìm đến những trò tiêu khiển dân dã. Thần Apollo dẫn Hyacinth đi săn bắn qua những khu rừng và trảng cỏ trên những sườn núi, hoặc họ sẽ luyện tập cho thân thể cường tráng (nguyên văn là gymnastics - bây giờ ta gọi là đi tập thể hình á ^^) một kỹ năng mà Hyacinth đã dạy lại cho những người bạn của mình (và sau này nó đã giúp cho người Xpác- tơ trở nên nổi tiếng). Cuộc sống phàm trần đã đánh thức niềm khao khát của thần Apollo, thần không thể nào rời khỏi Hyacinth ,thần trao hết tình yêu của mình cho Hyacinth mà quên rằng chàng chỉ là một người phàm.
Một lần, trong cái nóng của buổi chiều mùa hè, cặp tình nhân đã cởi trần truồng, bôi lên người dầu olive và thử chơi trò ném đĩa (ặc, chơi ném đĩa mà phải nude hết còn bôi dầu ô liu khắp người nữa mới ghê chứ >”””<). Thần Apollo cúi xuống và thì thầm vào tai của Hyacinth : “In my heart you will live forever, beautiful Hyacinth. May your memory live always among men as well." Và bất chợt , với mỗi từ của thần Apollo thốt ra, một bông hoa màu đỏ thơm phức lại mọc lên từ máu của Hyacinth, mà bây giờ chúng ta gọi nó là hoa Dạ lan hương ( Hyacinth tiếng việt nghĩa là Dạ lan hương) và trên mỗi cánh hoa bạn vẫn có thể đọc được chữ “Ay,” một tiếng thở dài từ nỗi đau trong tim thần Apollo.
Và ký ức về Hyacinth vẫn sống mãi trong lòng của những đàn ông xứ Sparta, người dân Sparta đã dành ba ngày để tưởng nhớ Hyacinth vào giữa mùa hè tại lễ hội Hyakinthaea, ngày đầu tiên họ dành để khóc thương cho cái chết của Hyacinth và 2 ngày còn lại họ sẽ dành để ca tụng sự tái sinh của chàng.

12:48 Sunday,19.2.2012

Đăng bởi:  phale

@em-có-ý-kiến: đúng là môn "phát-xần" hồi xưa không có, ai cũng quấn vải thôi, Bởi vậy nên các môn thể thao cấm phụ nữ chăng? 100 ông Beckham cởi truồng đá bóng thì nguy quá :D

@Hieniemic: cảm ơn bạn nhé, mình cũng có cuốn Symposium đây. Nhưng thấy bài học dài quá, sợ cho thêm vô mọi người ngán. May mà bạn có đóng góp.

Mấy cái này là mình dựa theo những gì mình đọc, có một số cuốn này:

Apollodorus: The Chronicle
Homer: IIiad và Odyssey
Hesiod: Works and days, và Theogony
Ovid: Metamorphosis và Heroides
Virgil: Aeneid
Một số tác phẩm nhỏ lẻ của Lucian, nhiều quá kể không hết
Plato: ngoài Symposium ra, thì có "the complete dialogue"
Herodotus: The histories
Stephen Batchelor: Ancient greeks for dummies
Kirk Ormand: Controling desire - sex and sexuality in Ancient Greek
Jamake High Water: The Mythology of Trangression
Robert Bell: women of classical Mythology
Michel Foucault: The histories of sexuality
Sarah Pomeroy: Goddesses, whores, wives, and slaves

Và một số cuốn khác. Có vài cuốn hồi đó đọc ở trường để giết thì giờ, nhưng sau này không nhớ nổi tên, cũng có mấy cuốn để lung tung nên lạc đâu mất, mà mình lười lên mạng mua lại.

9:23 Sunday,19.2.2012

Đăng bởi:  admin

@hieniemic: Tất cả các bài học Chủ Nhật hay Thứ Tư mà các bạn soạn cho Soi (học) thì phần tích là tổng hợp từ những thứ các bạn đọc (tiếng Việt, tiếng Anh), còn phần bình luận "lếu láo cập nhật hóa" là của người viết. Phần tổng hợp và bình luận là rất quan trọng, theo Soi, nó giúp Soi dễ thuộc bài, chứ từ bé Soi cũng đã đọc thần thoại Hy Lạp mà có nhớ gì đâu! Phần bình luận mở rộng này phong phú hay đơn giản cũng còn tùy vào kiến văn của người tổng hợp. Thí dụ như cho Soi tự viết một bài về một tích trong thần thoại Hy Lạp, chắc Soi cũng chỉ biết kể lại, không biết so sánh, liên hệ.
Soi thấy Hieniemic rất quan tâm đến lĩnh vực này, khi nào có thể, bọn mình trao đổi xem hienniemic có thể tham gia một mảng không nhé, nếu được thế thì sẽ rất vui. Pha Lê thì không thích các tích liên quan đến chiến tranh, GiGi thì căm ghét trữ tình, còn mảng các con vật, biểu tượng của Hy Lạp là chưa được khai thác...
Thân mến,

8:55 Sunday,19.2.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"tại sao Tiepolo lại vẽ cây vợt và quả bóng nằm dưới đất thế kia?..."

Theo em nhớ thì cái hình bầu dục có lưới nớ thời đó được các thần dùng để "vợt bướm", tức là chơi trò đuổi bướm ghẹo hoa.

Về sau, vì cái "vợt bướm" này lằng nhằng thế nào mỗi lần các cao thủ quần vợt (bướm) vào rừng đuổi bướm cứ vợt phải các trái cây, thế là các cao thủ thấy rằng "vợt bướm" mà chuyển sang "vợt trái" cũng hay, mà có vẻ "xì-po" hơn là chơi trò "vợt bướm" (rất chi là yếu đuối và sến". Thế là các cao thủ chế ra bộ môn te-nít, vẫn sử dụng "vợt bướm" để vợt banh...

Nhưng về sau, ở xứ An-Nam, có chú cao thủ Xuân Tóc Đỏ cứ tưởng chuyên tu chơi "vợt banh" nhưng hóa ra chú Xuân lại nhăm nhăm "vợt bướm", lạ thế...

chị Pha-Lê nhề !

8:46 Sunday,19.2.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...Chẳng hiểu sao hai vị này lại cởi truồng chơi ném dĩa nhỉ?..."

Theo chuyện của chị Pha-Lê từ đầu đến giờ, chả thấy có thần nào phụ trách bộ môn "phát-xần" (tức là thiết kế quần áo), nên em ngờ rằng các thần thời đó cứ vớ đại cái gì "lùng nhùng lằng nhằng" mà quẳng vào đậy "chỗ kín" mới lại có hở tí cũng chả sao vì quan niệm thời nớ phải hở hang mới sang (?)

đúng không ạ?

8:40 Sunday,19.2.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...Theo tích thì sau khi bắt Ganymede lên thiên đàng, Zeus đem ngựa qúy, rồi đem vàng bạc châu báu đến tạ lỗi với bố đẻ của Ganymede. Ít ra nó cũng cho thấy rằng, ngay cả Zeus cũng hiểu được việc...sai..."

Theo em thì ngay cả thần Zớt cũng còn BIẾT XẤU HỔ, BIẾT MÌNH CÓ LỖI.

Còn ngày nay, các ông VUA ông QUAN bà TƯỚNG bà TÁ có biết xấu hổ là zì đâu?

Sầu ghê gớm !

8:07 Sunday,19.2.2012

Đăng bởi:  hieniemic

Pha Lê dịch hay Pha Lê viết hay Pha Lê soạn nhỉ? Mà dịch thì dịch của ai?

Dù sao, bài này cũng hay quá Soi ạ.

Trong quyển Symposium (hay còn biết đến với tên là Banquet - Bữa tiệc) của Plato (chắc là nhà xuất bản Tri Thức sẽ phát hành trong bộ "Đối thoại Socratic" của Plato) có 1 đoạn Plato cho nhà viết kịch Aristophanes kể câu chuyện rằng:

Ngày xưa giống người không như bây giờ, họ có 3 giống: nam, nữ và nam-nữ (androgynous - andro là nam, gyny là nữ). Họ có 4 tay 4 chân, 2 mặt nhìn ra 2 hướng, 4 tai và 2 bộ phận sinh dục. Có 3 thiên thể trong vũ trụ: mặt trời, mặt trăng và trái đất. Người nam là con mặt trời, người nữ là con trái đất và người nam-nữ là con mặt trăng. Họ thừa hưởng sức mạnh và trí tuệ. Một dịp họ đã tấn công các vị thần.

Mấy ông bà thần không muốn giết hết người hay nhốt xuống địa ngục như từng làm với các khổng lồ titans, Pha Lê sẽ nói là sợ nhốt hết không còn ai để hiếp. Thế là ông Zeus cắt đôi con người ra, cho đi bằng 2 chân thôi, còn dọa dẫm là quậy nữa sẽ bị cắt còn 1 chân. Apollo phải đi chữa trị vết thương cho con người. Từ đó con người luôn phải chạy đi tìm thêm 1 nửa cho mình.

(Các bạn hứng thú có thể đọc thêm Symposium ở đây http://classics.mit.edu/Plato/symposium.html)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả