Bàn luận

Một đặc san quá “luxury”
của trường mình, viện mình?

(Ghi lại những ý chính trong buổi lễ và kỷ niệm 10 năm – đặc san Nghiên cứu mỹ thuật). Hồi hộp mãi, buổi sáng ngày 15 cũng đến để được dự một chương trình tọa đàm về giai đoạn 10 năm đầu tiên của một đặc san chuyên ngành mỹ thuật. Mình không phải […]

Ý kiến - Thảo luận

0:08 Friday,23.12.2016

Đăng bởi:  nguyen thanh quoc thanh

Tại sao chúng ta luôn phải khen lẫn nhau? và còn phải rất chi là trịnh trọng? "một hôm nọ, chủ lò bánh mỳ gọi tất cả những người thợ lại và hỏi về những chiếc bánh. Bác thợ cả, anh thợ viên, người nhào bột, người canh lửa, kể cả người lau chùi, vệ sinh lò cũng đồng thanh, nhất trí rằng bánh mỳ của lò mình ngon nhất thế giới, có người còn phân tích đầy tính logic từ thành phần nguyên liệu, dây chuyền sản xuất, cho đến nhân lực trong hãng bánh mỳ của mình (toàn giáo sư,phó giáo sư, cấp bậc thấp nhất như anh lao công thì cũng là thạc sỹ), tổng hợp tất cả yếu tố lại, anh ta kết luận chắc chắn là bánh mỳ không những ngon nhất thế giới mà ngon nhất từ cổ chí kim, tuyệt phẩm, chưa từng có. Mọi người ai nấy đều phấn khởi, hoan hỉ vì lời xác nhận ấy của "đức ngài". Người chủ lò bánh thì vỗ tay không ngừng, ông ta vui, ông ta vẫn vui khi cái lò bánh xuất chúng quy tụ đầy bác học, giáo sư để làm bánh mỳ của ông từ lúc thành lập đến giờ vẫn chưa bán được chiếc bánh nào, 1 chiếc cũng không. Nhưng ông vẫn tiếp tục vỗ tay, vỗ, vỗ, vỗ mãi không ngừng cho các giáo sư làm bánh mỳ đáng kính của ông." Bánh mỳ tuyệt phẩm là để cùng nhau ngắm và cùng khen, rồi cùng liếm mông nhau thôi. Không phải để bán đâu các ông, các bà ạ. Vỗ tay đi, còn chần chừ gì nữa. Toàn chuyên gia, không có gì phải băn khoan về chất lượng sản phẩm đâu. hề hề

19:41 Tuesday,14.4.2015

Đăng bởi:  ong Bắp

vợ em nó bảo là "các thầy có lòng với mỹ thuật nước nhà lắm" nhưng tư duy còn bao cấp nặng chì.

18:43 Monday,26.3.2012

Đăng bởi:  FIFA

Suyt. Hít còi việt vị mấy bác trêu con trâu.
Không biết đấy là tranh của Thầy hiệu trưởng trường mình à.Có giá trị nghệ thuật cao, nội dung cao quý mới được cho dự lễ kỷ niệm chứ. Tu hit Tu hit hit

9:18 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  NGÔ BẢO NGỐ

Có mà muốn làm điển hình của bệnh thành tích, sính hình thức cũng không thể làm tốt hơn mấy vị Ban tổ chức này.

12:15 Thursday,22.3.2012

Đăng bởi:  Viễn Thị

Gửi bạn Kiến có ý kiến: Bạn à, Viễn Thị chỉ không đưa vào đây ý kiến của một người, họa sĩ Lê Huy Văn, vì ông ấy nói vòng sang chuyện xa xôi khác. tất cả các nhân vật là vậy, ý chính trong phát biểu của họ là thế. Còn thắc mắc của bạn thì mình không biết trả lời thế nào. Cảm ơn bạn và nhân đây, cảm ơn tất cả mọi người đã đọc, bỏ công nêu ý kiến cho bài viết "bất đắc dĩ" này của tôi!

10:38 Thursday,22.3.2012

Đăng bởi:  KIẾN CÓ Ý KIẾN

Ơ Hơ!
Thế Tọa đàm nghiên cứu và đào tạo mỹ thuật mà chỉ nhõn mỗi chuyện về cái đặc san "dấu ấn của lịch sử mỹ thuật Việt Nam". Thế còn các phần nghiên cứu và đào tạo chưa làm à.
Hay còn buổi họp nào khác mà Viễn Thị không biết nhẩy?.
Xin có ý kiến với các thầy, các Tiến sĩ, Giáo sư là còn thiếu hai phần nghiên cứu và đào tạo ạ. Đặc san hay đến mấy cũng không phải là hai cái nớ ạ.

20:12 Wednesday,21.3.2012

Đăng bởi:  Lu-xu-ry nhì

Bài tường thuật và ảnh chụp của Viễn Thị hay ghê nhì. Các Gs., Ts., Chánh Phó gì đó có khác, ăn nói toàn lời quan trọng có cánh nhì. Phải biết ăn thông nói thạo những khẩu ngôn ấy thì mới lên to được chứ nhì. E hèm, nhưng thú vị nhất là cái ảnh chụp những chiếc ghế có buộc nơ đỏ đằng sau, trông như ở đám cưới ấy nhì. Mà chỉ có lèo tèo vài người, mà tớ lại đọc thấy trên phông có cả chữ "Tọa đàm nghiên cứu và đào tạo mỹ thuật".Vài người thế này thì tọa... cái gì nhì. Chắc lại diễn cho Tivi, truyền hình xem ấy nhì. Dạo này nhiều người thích lên Tivi ghê nhì. Cứ toàn vuốt ve lẫn nhau thế này thì nghiên cứu đào tạo của " 42 Ếch Kêu" nhà mình chắc còn bay cao bay xa lắm nhì. (à, mà bạn nào vẽ đẹp thì vẽ cái tranh có nhiều ghế nơ đỏ đằng sau trông cũng hay đấy chữ nhì?)

11:34 Wednesday,21.3.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Ông Vân ...nhấn mạnh: "DÙ KHIÊM TỐN , chúng ta cũng PHẢI TỰ HÀO là chất lượng của đặc san ngày càng phong phú, trình bày ngày càng trang nhã, tinh tế, sang trọng..."

Zạ, thưa Thầy, chúng em DÙ TỰ HÀO (hão) là học trò tại lò Yết Kiêu cũng PHẢI KHIÊM TỐN (thực) mà thú nhận rằng thì là đến zờ chúng em chỉ có được vốn kiến thức RẤT RẤT KHIÊM TỐN từ quy trình záo huấn thị của lò Yết Kiêu ta...

ạ !

"cũng lạ" ghê gớm !
(cháu mượn í chú Phạm Trung giáo sư viện sĩ mĩ thuật ạ)

10:14 Wednesday,21.3.2012

Đăng bởi:  Trần Đức Như Không

gửi bôi sĩ: Gọi anh thôi, cho trẻ, bác già quá, mất hết cơ hội tán gái lấy vợ 2. hix

0:42 Wednesday,21.3.2012

Đăng bởi:  Bôi Sỹ

Chia sẻ hoàn toàn với bác Trần Đức Như Không. Mà nhà cháu thấy không phải ở đâu trên thế gian này cũng thế đâu. Bọn Tây đế quốc thực dân thì lại không mắc bệnh này tý nào. Cái gì làm sang con người? bản thân mình hay địa vị, chức danh, của cải? Thử tưởng tượng bây giờ gọi là Thạc sĩ Bùi xuân Phái hay Tiến sĩ Nguyễn Sáng thì thế nào? bằng dìm các cụ xuống bùn. Chiếc áo không làm nên thầy tu, các bác nghệ ạ!

19:21 Tuesday,20.3.2012

Đăng bởi:  Trần Đức Như Không

Gửi bạn Bôi sĩ: Chức tước ư, địa vị ư, quan chức ư? Kệ./ xoăn pải sáo, sao phải xoắn. Nghĩ mà buồn cười: Phần đại đa số người Việt mình khi mà có cuộc gặp nhau buổi ban đầu, khi giới thiệu tên thường người ta hay nói thêm câu: anh ấy đang làm ở chỗ này, chỗ kia, anh ấy con ông nọ bà kia, anh ấy đang học thạc sĩ ở... anh ấy đang sở hữu.... Phải chăng để thêm phần tự tin, tăng uy phong nên?. Không quyết khôn nên như thế, rẻ tiền lắm. Nhưng nếu mà giới thiệu là mình đang khó khăn cả vật chất và công việc thi y như rằng người kia tỏ thái độ ngay, một là ra mặt, hai là tránh lé. Không, không nên thế, làm như thế cũng rẻ tiền một lần nữa. Suy cho cùng thì có liên quan gì đến đồng tiền bát gạo của nhau đâu nhỉ?, Hay đó là căn bệnh cố hưu thích Oai? Thật là lố bịch, hay ko giới thiêu như thế thì mất tự tin? Thật là một tâm hồn yếu. Một kiếp người được có mấy mươi năm, nhanh như bóng câu qua cửa sổ mà cứ sống rúm ró như thế thật là ko nên. Người ta chỉ nên thấy ai tài giỏi mà noi gương học tập, thấy ai giàu có mà noi gương cố gắng, chứ ko nên khúm lúm. Đã mang trong mình chí tự do, thân tự tại, tâm hồn bay bổng thì quyết ko sợ, cho dù người đó là ai. (Đã mang tư chất chim Hồng hạc._ Sao chịu Ẩn mình kiếp Yến bay).

17:00 Tuesday,20.3.2012

Đăng bởi:  PHẠM QUỐC TRUNG

Đọc bài viết có vẻ tường thuật gần đầy đủ không khí trên Soi thì nhiều người có những ý kiến vui, buồn khác nhau. Nhưng dù Soi có lượng đọc giả lớn gấp 100, hay 1000 lần thì cũng là việc đã rồi. Cộng đồng của Soi bé lắm, buổi tọa đàm nghiên cứu và đào tạo mỹ thuật nhân kỷ niệm 10 năm ra mắt đặc san Nghiên cứu mỹ thuật đã diễn ra hoành tráng với sự chứng kiến của một số phóng viên, Ti vi và quan khách. Thế là đủ cho một nhu cầu.
Không có thời gian dự phần hai-Tọa đàm hôm đó, nhưng qua những gì chứng kiến ở phần một với sự khai mạc rất muộn (hơn 9h30 mới bắt đầu) và sau vài chục phút đến khoảng 10h thì tạm nghỉ, mời đại biểu uông cafe, ăn bánh đến hơn 10h30 mới vào phần hai thì thấy là có sự chuẩn bị quá hoàn hảo. Tuy nhiên, sự chuẩn bị kịch bản hoàn hảo từ thời gian cho đến thứ tự quan khách phát biểu lại cho thấy một sự bất thường. Sự bất thường này ở chỗ quá nhiều sự tán dương, nồng độ đậm đặc ngây ngất. Từng có cơ hội dự những cuộc họp tổng kết, trao tặng, chúc mừng ở một số nơi nhưng đây là lần đầu tiên chứng kiến sự tập trung lời chúc chia vui nhiều đến thế ở ngay sân nhà. Lý giải tại sao lại có sự bất thường này thì Chịu. Có lẽ sắp tới sẽ có câu trả lời.
Nhân đây cũng xin được làm rõ chút xíu là trong ban biên tập trước đây có tên trong cuốn VNUFA tiếng Anh mà trên Soi đã có bài ví như "Một lẵng đầy Sâu", mọi người tiếng Anh đều rất lỗ mỗ, thế nhưng không ai làm hay biết gì về phần tiếng Anh cả mà chỉ duy nhất hai người trong ban biên tập và trị sự là làm việc với bản thảo tiếng Anh và với nhà xuất bản Thế Giới. Nhưng hai người này tiếng Anh (lúc đó?) lại yếu hơn cả lỗ mỗ. Thế nên mới có sự như trên Soi đưa tin. Không biết người bên nhà xuất bản Thế giới đánh giá trách nhiệm, và tính chuyên nghiệp của họ như thế nào, khi công nhận tính học thuật của đặc san VNUFA rất cao, tương đương với chuẩn quốc tế?, trong khi chính tôi đã được một vị phu huynh kể lại là con vị đó, học rất giỏi tiếng Anh, du học bên Singapore về, từng làm trong nhóm cộng tác viên Dịch thuật của NXB Thế giới cho cuốn VNUFA, (vì tính học thuật cao và nhiều từ chuyên môn của các bài viết) nên đã phải trao đổi, hỏi bố để tìm từ tiếng Việt tương đương. Quá khó đối với dịch giả khi tiếng Anh lại sõi hơn tiếng Việt mẹ đẻ. Bởi Vì... cháu nó mới vừa hoàn tất bậc trung học bên Singapore, về Việt Nam và lúc làm dịch giả cho cuốn VNUFA học thuật cao thì chưa học đến cấp đại học nào. Choáng! Quá tắc trách và liều lĩnh về kiến thức ở một lối làm việc này. Việc này, tôi đã đề cập thẳng trong một cuộc họp, trước cả lãnh đạo và ban biên tập, năm nay VNUFA hình như lại có kế hoạch in bản tiếp theo. Hy vọng sẽ có những thay đổi đáng kể. Mong là nhiều người và Soi sẽ được tặng một cuốn.
Hai ba năm gần đây, đặc san nghiên cứu mỹ thuật có tiến bộ về mặt trình bày, in ảnh thoải mái, giấy trắng tốt, miễn là đẹp còn kinh phí thì bao cấp rồi. Trong hoàn cảnh ngành nghiên cứu Khoa học xã hội ngày càng xuống cấp, nghiên cứu phê bình mỹ thuật ngày càng teo tóp về số lượng và mệt mỏi, so với mấy tờ tạp chí có liên quan đến mỹ thuật khác thì Đặc san NCMT tồn tại có vẻ nổi trội hơn là điều dễ thấy. Nổi trội hơn là do các tạp chí khác chất lượng kém đi (vì phải tự lo kính phi, khủng hoảng nhân sự) chứ chưa hẳn là vì chất học thuật trong các bài viết được nâng cao. Ai có điều kiện đọc, theo dõi thường xuyên các số đặc san sẽ rõ hơn điều này. Cái chính, cái mấu chốt để đánh giá chất lượng của một cuốn sách, tạp chí, đặc san nghiên cứu phải là chất lượng học thuật, sự chân xác tin cậy về thông tin, kiến văn rộng, chắc chắn của những gì viết ra trong đó. Khen là đẹp, chất lượng cao ngày càng cao của đặc san mà chỉ loanh quanh ở trình bày và nhiều ảnh, giấy tốt thì có khác nào khen họa sĩ A có tác phẩm chất lượng rất cao ở khung tranh và bo giấy, còn phần vẽ-phần chính thì... không bàn.
Trong thời buổi hiện nay, người viết về mỹ thuật đã ít, lại còn phân tâm với công việc thì những người có như cầu đọc nghiêm túc, kỹ lưỡng về nghiên cứu Khoa học xã hội lại càng ít. Đặc biệt là chuyên ngành hẹp Mỹ thuật. Do đó, chắc chắn các lời phát biểu có cánh của các vị đại biểu là hoàn toàn có thể thể tất cho họ, vì phát biểu theo lịch sự lối ngoại giao, phát biểu theo quán tính, chắc gì họ đã có thời gian để mà đọc hết các số đặc san được gửi đến tay họ. Nếu họ đọc và hiểu những gì viết trong đó, chắc chắc họ sẽ nói khác. Và lúc đó, biết đâu lại có ích hơn là thù tạc "cùng sướng", góp ý cụ thể vào việc xây dựng nội dung cho tốt hơn.
Đúng là các số đặc san cách đây vài năm có bán vài chục số cho những bạn đọc quan tâm, nhưng gần đây không bán nữa. Chỉ biếu có lựa chọn, biếu không cho các cộng tác viên, cho thư viện, trường học. Đến được tay của những người thật sự có như cầu học tập, thích đọc, thích nghiên cứu, tìm hiểu mỹ thuật hay không lại là chuyện khác. Chỉ biết rằng nhiều thời gian, tiền của không nhỏ đã dành cho việc làm đặc san này. Vì danh sách gửi đi đến những ai thì không biết. Chỉ biết rõ nhất là cả người từng làm ở Viện Mỹ thuật, cộng tác viên của Đặc san, làm phê bình mỹ thuật cũng không nhận được đặc san gửi biếu từ hai năm nay.
Khoa học là một quá trình và để trở nên một cái tên có uy tín về mặt học thuật cũng là một quá trình. Không thể áp dụng những chiêu tức PR, quảng cáo xanh đỏ, lập lòe của truyền thông thị trường để chòe thiên hạ trong công việc đòi hỏi sự nghiêm túc, trung thực, cẩn trọng của nghiên cứu khoa học, vì với thời gian cái gì có giá trị đích thực sẽ phơi bày, qua sàng lọc mà tồn tại. Chiếc áo không làm nên thầy tu.
Cũng lạ, cứ tưởng môi trường nghệ thuật phải là của những người ưa chuộng tự do, cá tính sáng tạo và sự thành thật, trung thực nhất chứ nhỉ?

9:15 Tuesday,20.3.2012

Đăng bởi:  Bôi Sỹ

Ui bây giờ các bác nghệ sĩ cũng thích danh vị y sì như quan chức nhà nước nhể? Tội cho danh họa sĩ, tưởng cao quý tự hào, ai dè lại bị các chức danh thạc sĩ, tiến sĩ, phó GS, nhà giáo ND...đè bẹp dí. Vậy mà nhà cháu cứ tưởng tâm hồn nghệ sĩ khác các quan chức hành chính. Haizz...

9:13 Tuesday,20.3.2012

Đăng bởi:  admin

Tran Binh thân mến, xin lỗi là SOI không đưa cmt của bạn lên được, một là dài quá mà không có dấu, bọn Soi không gõ xuể. Hai là cmt tấn công cá nhân quá, Soi không đưa lên được. Mong bạn thông cảm. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài vở trên Soi.

7:56 Tuesday,20.3.2012

Đăng bởi:  GIAM HIEU HIEU

Cổ Tích viết lại:
"Ngày xửa ngaỳ xưa, thấy bác nông dân dùng rơm đốt con cọp, trâu ta thú quá cười nghiêng ngả vập răng xuống hòn đá làm gẫy hết cả hàm trên. Đi hết hàng Tiền đạo.Tục danh trâu Sứt có từ đó...'
"Thời nảy thời nay, thấy Ban tổ chức cầm tờ Đặc san Nghiên cứu mỹ thuật Vờ nu pha dí dí trước cọp, hô to 10 lần "trí khôn của ta đây, trí khôn của ta đây!" Trâu ta chỉ còn biết trố mắt trắng đứng nhìn, thay vì là Trâu thì cọp lại cười nghiêng ngả, bổ ngửa,đi gần hết hàng tiền đạo, chỉ còn hai cái xỉ nhe ra và vài sợi râu quặp lún phún. Từ đó có tên Cọp sún..."

7:49 Tuesday,20.3.2012

Đăng bởi:  IQ ABC

Từ bài viết này mà mình mới được biết rằng: đã có một đặc san như thế, đang có một đặc san như thế và..."hoạt động" như thế.

3:18 Tuesday,20.3.2012

Đăng bởi:  baka

bài này bạn Viễn Thị cất công ghi chép, chụp ảnh và trích dẫn hay quá :D

23:13 Monday,19.3.2012

Đăng bởi:  tiengthet

Mình thấy ý tưởng làm web đưa các bài được in trong Nghiên cứu Mỹ thuật lên đó cho mọi người cùng tham cứu là rất hay. Xưa mình thường mua được 2 cuốn Nghiên cứu MT và Thông tin MT (ĐHMT tpHCM) ở Bảo tàng MT tpHCM. Nay thì không có cuốn Nghiên cứu MT nữa, họ bảo không có nguồn hàng (?).
Theo ý kiến cá nhân thì cuốn Nghiên cứu MT hay hơn cuốn Thông tin MT vì có nhiều bài viết chất lượng.

22:57 Monday,19.3.2012

Đăng bởi:  GIAM HIEU

Hay quá. Đến cả con trâu đen sì cũng phải trố mắt trắng ra thao láo, con chim đậu không buồn bay. Con Miu/cọp "si đèn đèn" phải trố mắt trắng ngã bổ chửng phì cười nhe hết cả hai xỉ vì những lời ngợi ca ban tổ chức. Ý nghĩa quá xứng đáng là trường mỹ thuật cái đi dai phông.

20:24 Monday,19.3.2012

Đăng bởi:  Cliem

Trong mỹ thuật, họa sĩ vẽ bằng cọ đã khó, nhưng "vẽ" bằng ngôn từ để bình luận hay chuyển tải ý tưởng, ý đồ cho độc giả thì càng khó hơn, chúng ta nên cảm thông cho các cụ có chức quyền, chức năng, chức trách trong công tác sản xuất ấn phẩm đặc san nghiên cứu Mỹ thuật, tôi nghĩ các bác duy trì được đặc san nghiên cứu mỹ thuật đến hôm nay là một thành công lớn. Tôi nghĩ, các cụ nên nhường ghế lại cho lớp trẻ, họ có cái nhìn tươi mới hơn, hiện đại hơn.
Việc lập web nghiên cứu Mỹ thuật không khó, chỉ cần giao cho lớp trẻ họ làm. Các cụ chỉ ngồi uống trà xem bọn trẻ chúng nó có đi "lệch hướng" hay không và nhắc nhở là được.
Tôi thử đưa ra một số "tên miền" cho trang web, nếu các cụ muốn thành lập
1-tapsanmythuat.com
2-dacsanmythuat.com
3-nghiencuumythuat.com

18:24 Monday,19.3.2012

Đăng bởi:  Hoàng Nguyên Vũ

Một bài tường thuật quá đặc sắc, ghi lại dấu ấn một thời của (báo chí) Mỹ thuật Việt Nam, với những chân dung thật ngộ nghĩnh và có lẽ hơi buồn-đáng thương-của một vài quan-chức-mang-danh-nghệ-sỹ. Đọc bài này, có cảm giác như đọc lại Marie Sến của Phạm Thị Hoài năm xưa, tường thuật trung thực một buổi hội thảo khoa học. Thật cay đắng.
Cảm ơn SOI.

16:27 Monday,19.3.2012

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN – ?…

Hay ? Vấn đề là ở chỗ không muốn làm một tờ tạp chí điện tử đấy bà con ạ?
Tôi cho giả thiết:
1. Không đủ đội ngũ chuyên gia về việc sử dụng công nghệ thông tin?
2. Không có kinh phí cho việc xây dựng một tờ tạp chí điện tử?
3. Không có đội ngũ cộng tác viên viết bài tốt dành cho tờ tạp chí này?
4. Bưng bít thông tin, chỉ muốn phát hành nội bộ? Tờ tạp chí báo giấy hiện tại không đủ sự thuyết phục để các bạn đọc tìm đọc?
5. Phải làm báo giấy như hiện tại để chi các khoản kinh phí của nhà nước có mục đích hơn?
6. ?
7. ?
...

15:43 Monday,19.3.2012

Đăng bởi:  Bùi Thanh Sơn

Sao họ không làm 1 tờ tạp chí điện tử để mọi ngưòi tìm đọc cho dễ nhỉ.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả