Gẫm & Bình

Phía sau đặc san "luxury": khi nào mới thôi "du kích"?

SOI: Đây là cmt của anh Phạm Quốc Trung (Viện Mỹ thuật) cho bài Một đặc san quá “luxury” của trường mình, viện mình?. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn tiện theo dõi. Tên bài do Soi đặt. Cảm ơn anh Trung rất nhiều.   Đọc bài viết có vẻ tường thuật gần […]

Ý kiến - Thảo luận

15:01 Monday,26.3.2012

Đăng bởi:  admin

@YAC: Mình không đùa ở đây đâu YAC ạ. Câu trả lời của bạn làm mình rất buồn, vì thái độ vô trách nhiệm và ích kỷ của những người nhân danh yêu nghệ thuật như bạn.
Đừng vì quá ham thắng thua trong một cuộc cãi nhau này mà quên mất điều quan trọng nhất: chúng ta đang sống ở một đất nước mà mỗi người dân tại thành phố, có điều kiện tiện nghi hơn, nên biết nghĩ hơn đến những người ở thôn quê, thiếu tiện nghi, thua kém chúng ta đủ mọi bề.
Câu hỏi của mình về một người liệt bán thân ở Cà Mau muốn đọc một sản phẩm ở trung ương là có thật. Nếu bạn có về vùng sâu vùng xa, bạn mới biết thương các anh chị ở đó. Chúng ta ở đây, nếu có điều kiện, hãy làm cho họ bình đẳng hơn với chúng ta, ít nhất về mặt đối diện với thông tin.
Quan điểm của chúng ta khác nhau hoàn toàn. Soi đã đưa link facebook của bạn lên, và bạn nên trao đổi trên đó, hơn là vào Soi và mang thái độ người-thành-thị-chỉ-biết-có-mình vào đây. Thái độ ấy không phải là điều mà bọn Soi khuyến khích.

14:53 Monday,26.3.2012

Đăng bởi:  YAC

He he, Tớ đã lường trước được sự việc rằng Soi sẽ không đăng trả lời của tớ.
Tớ đã nói là cực chẳng đã tớ mới phải trả lời những câu hỏi "Ngây thơ cụ" của Soi, vậy mà Soi cứ xoáy bắt tớ phải trả lời. Câu hỏi của Soi có vẻ để chỉ rằng, vùng sâu vùng xa thì sẽ không đọc được ĐS? Vậy sẽ có thể ngồi hay nằm cả ngày mà bấm bấm vào internet?. Chưa kể vùng sâu vùng xa hay mất điện Soi nhỉ, lúc đấy thì Xôi chấm gì không biết.
Nếu Soi có người thân có hoàn cảnh như Soi nói, có nhu cầu đọc ĐS, cứ bảo hỏi xin anh Quốc Trung ấy, chắc suất ĐS của anh ấy còn dôi dư nhiều. Thế tớ mới bảo, nếu bạn muốn tìm và đi tìm thì bạn sẽ thấy, Soi ạ.
P/s: Soi không đăng bài của tớ mà nói tớ chửi bới nên tớ đăng lại trên facebook, bạn nào quan tâm xin mời vào xem.
http://www.facebook.com/?sk=app_2309869772

14:44 Monday,26.3.2012

Đăng bởi:  admin

Hoàng Sa thân mến,
Không đưa cmt của bạn lên được vì bạn cứ tung toàn những tính từ xấu mà chẳng có gì minh chứng cả, như thế là không công bằng trong một cuộc tranh luận, nếu không muốn nói là xấu chơi :-). Luật ở Soi nó rừng rú vậy, mong bạn thông cảm.

12:27 Monday,26.3.2012

Đăng bởi:  admin

@YAC: Xin lỗi không đưa cmt bạn lên được, vì khi không trả lời được những câu hỏi Soi đặt ra, bạn chửi bới ghê quá. Thiết nghĩ trong tranh luận, nên trau dồi phần lập luận hơn là phần vu khống, sỉ nhục, đặc biệt nếu bạn có làm trong ngành nghiên cứu mỹ thuật :-).
Một lần nữa, nhắc lại câu hỏi của Soi là, theo bạn, nếu Đặc san chỉ biếu không một số đối tượng và cho vào thư viện trường Mỹ thuật và thư viện Quốc gia, làm sao một người liệt bán thân ở Cà Mau vào đọc được Đặc san một cách đều đặn?
Câu này mãi không thấy bạn trả lời đấy.

4:38 Sunday,25.3.2012

Đăng bởi:  Bôi Sỹ

Cái bác Phạm quốc Trung này máu thật. Ai đời lại dùng tên thật phang các đối tượng mình có liên quan mật thiết thế chứ! Chậc, nhà cháu chịu. Sợ lắm, các bác kia mà ghét thì mệt cực. Chả biết bác Trung bất mãn hay tính thẳng ruột ngựa thì không rõ. Nhưng thế cũng đáng nể ở cái xã hội "công bằng văn minh rân chủ" xứ An nam Mít mình. Bác nghiencuumythuat chắc sẽ không lên đài so găng nữa đâu vì một phần bị khán giả ném cà chua trứng thối, một phần nếu bác BBT chính ủy đội du kích phát hiện mà cắt thi đua tiên tiến thì Lượm ơi!

17:15 Saturday,24.3.2012

Đăng bởi:  Phạm Quốc Trung

“ Ông Lê Nin ở nước Nga
Mà em vẫn thấy như là Việt Nam”
Nói lại cho rõ với NGHIÊN CỨU MỸ THUẬT:
Đang đọc cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” đến đoạn “Đã Ngu còn tỏ ra Nguy hiểm” thì đứa bạn bảo vào Soi xem có comment NGHIEN CỨU MỸ THUẬT ngộ lắm. Thì xem. Đang được câu khen của Soi nên hí hửng.
Vào xem thì thấy đúng là mình lại sa vào vòng thị phi rồi, khi cmt suy nghĩ của mình lên Soi về cái lễ kỷ niệm 10 năm Đặc san Nghiên cứu mỹ thuật, kèm độn danh tọa đàm nghiên cứu và đào tạo mỹ thuật. Cũng lại lạ (Hi, Em Có ý Kiến), phì cười vì nghĩ đã có bao ý kiến, ý cò góp ý nội bộ cho việc chấn chỉnh nội dung Đặc san nhưng nào có chuyển biến gì đâu. Quan khách góp ý để sướng tai mà làm gì.
Nói độn danh tọa đàm cũng không sai khi mọi người đều chứng kiến rõ điều đó. Nêu một cái tên rất kêu nhưng nào thấy nội dung nghiên cứu và đào tạo đâu? Kiểu treo đầu Dê, những việc như vậy sẽ làm mất đi ý định làm việc nghiêm túc và uy tín nghề nghiệp của bao thế hệ cán bộ ở trường ĐHMT và Viện phấn đấu nhiều chục năm mới có được. Mất cái “Gia phong” như một cán bộ trường ĐHMT nói. Là thành viên trong cuộc, không thể biết mà không nói, không đành ngậm miệng để rồi chịu nhìn thấy có những con sâu làm rầu nồi canh, ô nhiễm sự lành mạnh chung nên tôi phải có ý kiến. Dù biết là sẽ có những ý kiến khác sẽ nói lại. OK. Khi đã vạch ra cái gian dối, cái giả, cái đểu mạo danh công việc chung thì phải chịu tranh cãi thị phi thôi.
1- Tôi không cần biết bạn nick NGHIEN CỨU MỸ THUẬT là ai, qua giọng văn đó thì thấy giọng đầy cay cú, bức xúc, lại thấy tội tội, đáng thương. Nhưng bạn không đủ tư cách để có ý kiến đại diện thay cho nhà trường ĐHMT và Viện MT được, (bạn BBT ĐẶC SAN NGHIÊN CỨU MỸ THUẬTcũng vậy) nêú người lịch sự thì dùng Nick khác, hoặc đủ dũng khí thì dùng tên thật. Ai lại dám đại diện cho một tổ chức, một nhóm người mà viết hậm hực cay cú thế và đã có ai cho các bạn quyền đại diện ấy thay cơ quan, tổ chức đâu. Bạn chỉ có thể đại diện cho chính bạn dù có ảo khi dùng nick chăng nữa. Danh không chính thì Ngôn không thuận.
2- Tôi chưa bao giờ có ý nghĩ là sẽ làm trưởng ban biên tập ở cái Nội/ Đặc san này, mà muốn cũng không được. Hi hi . Thời buổi này, muốn cầu danh, mót danh thì phải cơ hội, thậm chí lưu manh, chạy chọt, ngậm miệng nằm gai để cầu thân, những cái đó với tôi khá mệt mỏi, và không thích thế. Tính tôi cứ choang choác, thấy chướng, đểu giả là góp ý choảng ngay, không biết ngậm miệng ăn tiền, không biết “nâng bi” như… ai thì làm cái gì. Chính tôi đã nói nhiều lần trước đây và bây giờ cũng vậy, là chất lượng các bài viết đã từng được đăng trong Nội san quá yếu, nếu tôi có thẩm quyền thì có đến 2/3 (2 phần 3) các bài trong mỗi số Nội san là không in được, yếu cả từ văn phạm cho đến phương pháp nghiên cứu, kiến thức thiếu hụt chắp vá…Thậm chí hiện nay, còn tệ hại hơn khi xuất hiện cả những bài đầy lỗi đạo văn, ngụy tạo, gian dối, mê sảng trong các số gần đây. Ai đọc kỹ thì sẽ nhận ra thôi. Việc này tôi cũng đã có ý kiến với lãnh đạo và ban biên tập rồi. Thế mới đau. Quân hồi vô phèng, nghiên cứu chụp giật thì làm gì có sản phẩm nghiêm túc...(Tất nhiên tôi cũng dốt, như mọi người thôi nhưng Tôi vẫn có quyền nghĩ như vậy). Với ý nghĩ đó thì Đừng có mơ, và tôi không mơ và cũng chẳng mong làm trưởng ban biên tập Nội hay Đặc san nào cả. Một cái danh Còi ở một cái Đặc san "Du kích" (mượn lời Soi) thì có đáng gì. Nên đừng ai nghĩ là tôi góp ý kiến phê phán những gì khuất tất, ma giáo trong cách tổ chức bài vở, biên tập và phát hành hiện nay ở Đặc san NCMT là vì Mót chức này nọ. Suy nghĩ như thế là đã bệnh hoạn rồi đấy.
Ai là trưởng ban biên tập cũng được, miễn là người đấy phải có trình độ nghiên cứu, quảng đại vì công việc, và phải không hành xử khuất tất, thù vặt kiếm mọi cớ dìm bài của những ai không hợp ý mình như hiện nay. Nhưng mà khó tìm ra phết trong tình trạng suy vi về chất lượng con người ở Trường ĐHMT, Viện hiện nay. Đau nhất là sự khuất tất trong công việc hiện lại đang chiếm phần chủ đạo trong khâu chuẩn bị tổ chức bài vở, phát hành của Đặc san đấy bạn ạ. Cái đâý không nên nói ra ở đây cho mọi người cười bạn nhỉ.
Cũng không hiểu tại sao, đang thành cái bệnh là, nội dung vẫn thế, phạm vi vẫn thế, chỉ luẩn quẩn phát hành nội bộ mà hai năm gần đây nhiều Nội san của các trường, cơ quan gần như nhất loạt đổi tên là Đặc san, oách hơn thì thành tạp chí. Vậy tên Đặc san thì đặc biệt hơn chăng? Và chất lượng tự trở nên hay hơn chăng? con người trong ban biên tập đó thì trở nên Sang trọng, cao quý hơn chăng? Có lẽ do cảm thấy thế nên có người thày dùi, tư vấn phải làm Đặc san tiếng Anh để giải quyết khâu oai, cho sang, cho tự thấy mình quốc tế ngang với Tây, dù mình thì chữ tiếng Anh Mít đặc?. Kết quả, tự vạch cái Dốt ra cho người ta cười. Để ra sản phẩm đầy Sâu. Những ai đã đọc, đã cầm cuốn VNUFA tiếng Anh, bộ mặt đại diện cho học phong của trường ĐHMT VN- Viện nghiên cứu MT, nếu mà biết chữ, hiểu được phần nào, khi thấy thứ tiếng Anh “sâu” lốn ở đó mà vẫn khen lấy, khen để khen xã giao là cuốn đó hay lắm, đẳng cấp lắm, Tây thích lắm… thì phải xem lại nhân cách hoặc trình độ người đó. Khen thế thì có bằng khen đểu, hại nhau rồi còn gì. Lỗi này do ai, bạn NGHIÊN CỨU MỸ THUẬT chắc biết rõ hơn chúng tôi, sao không nhảy dựng lên mà mắng vào mặt cái đứa nhận thực hiện đã vô trách nhiệm, làm tốn bao tiền thuế của dân và làm xấu uy tín học thuật của Trường Mỹ thuật và Viện. Tiền chùa như vỏ hến. Mắng cả cái đối tác vô trách nhiệm và mắng cái đứa dấu dốt, không chịu hỏi rộng ra thiên hạ, khi bên trường ĐHMT ít ra cũng có vài thày cô có thể xoa đầu nó mà dạy cho vài chữ tiếng Anh để đỡ quê khi làm với văn bản tiếng Anh.
Nếu bạn NGHIÊN CỨU MỸ THUẬT mà có chút vai trò nào đó (thậm chí chỉ là chạy lăng xăng) ở hôm ra mắt cuốn Vờ Nu Pha tiếng Anh, hẳn còn nhớ chuyện ngày. Một ông họa sĩ Tây sống ở ta, nghe quảng cáo trên mạng nên tìm đến dự buổi ra mắt. Chân ướt chân ráo vừa đến thì ông bị lôi, mời ngay lên ngồi vào hàng ghế chủ tọa và trước đông đảo quan khách, nhà báo, Tivi còn được mời phát biểu cảm tưởng về chất lượng nội dung, trình bày tờ VNUFA. Vì phép lịch sự, ông Tây kia đành nói lời hay ý đẹp (dĩ nhiên) là trình bày có nhiều ảnh màu, hình thức có vẻ chuyên sâu… Có cái gì đó tương tự không khí cuộc kỷ niêm 10 năm vừa rồi. Thế nhưng, sau buổi lễ , ông Tây gặp mấy bà Đầm, họ bình về cuốn VNUFA, chê dịch thuật quá kém thì dù đã chót khen nức lòng chủ nhà, ông vẫn phàn nàn chuyện bị MC buổi diễn “bỏ bom”. Quá Giả và ẩu. Thôi sự đã rồi, mặt đất có nẻ đâu để mà chui. LêNin nói: “Ngu dốt cộng với sự nhiệt tình thì thành kẻ phá hoại”. Quá chuẩn
3- Đúng là Nội/ Đặc san, nhà nước không cho bán. Nhưng vài năm trước đây có bán một ít ra ngoài, những người bỏ tiền ra mua thì mới là những người có nhu cầu tìm hiểu, học hỏi thực sự. Lượng người mua ít thôi, nhưng cũng đáng trân trọng họ. Dù biết đâu, mua xong họ thấy dại. hihi.
Thế nhưng, nếu không bán, nay phát không thì cũng cần gửi đến những địa chỉ có nhu cầu thực sự, đó là ưu tiên thư viện các trường mỹ thuật, những người làm mỹ thuật, những cộng tác viên viết bài, sinh viên mỹ thuật sau đó mới đến các công chức…. gì gì đó. Nếu thấy cần thiết và vô tư trong sáng, thì bạn NGHIÊN CỨU MỸ THUẬT hãy đề nghị bộ phận phát hành của Đặc san công bố danh sách những địa chỉ nào hiện nay thường xuyên nhận được đặc san gửi biếu? Xem có bao nhiêu phần trăm là các nghệ sĩ , nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật, sinh viên mỹ thuật, trường nghệ thuật…lúc đó chúng ta sẽ thấy các số Đặc san mỗi năm tiêu tốn hàng mấy trăm triệu đến được đâu? Vào tay ai, đúng người đúng việc hay vô tăm tích. Ngay cả những người từng làm ở Viện mỹ thuật, làm nghiên cứu mỹ thuật mà hai năm nay không nhận được Đặc san thì mong gì các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, bạn bè cộng tác viên khác nhận được. Hay là có sự lạm quyền ở đây? Muốn phát cho ai thì cho, kiểu ban ơn ? để cũng chứng tỏ là có quyền này nọ dù cái chân phát hành chỉ thực chất là lon ton, nhiều phẩm chất gia nhân trong mắt mọi người. Oai gì đâu mà cứ nhoắng cả lên. Thế nhưng, một ông Tây đầu thế kỷ XX đã viết đại ý: Trong đầu mỗi người Việt Nam đều có một ông quan. Khổ thế, bây giờ đã thế kỷ XXI điều đó vẫn đúng, dù là ông xã, ông huyện, ông viên chức, ông bảo vệ hay ông gia nhân.
Tôi nghĩ là đến lúc phải chấn chỉnh lại tất cả các khâu từ biên tập, trị sự của Đặc san và thay đổi cả nhân sự nếu như muốn Đặc san tốt lên, đấy là chưa bàn đến những việc khác. 10 năm kỷ niệm, đã là quý nhưng tồn tại tiếp theo thế nào mới khó nói khi thực tế Đặc san đã phơi bày rõ tổ chức và con người, giả làm việc, giả khoa học, trơ tráo như thế này.
Đứa bạn tôi nói: thôi rồi, quá đúng, đúng là một Case study : Đã Ngu còn tỏ ra Nguy Hiểm
Nhưng Case study là gì nhỉ hả bạn NGHIÊN CỨU MỸ THUẬT.
Chúc vui vẻ.

1:08 Saturday,24.3.2012

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN – VUI RỒI

Lửa thử vàng giang san thử sức. Đặc San nên cám ơn tất cả các ý kiến của bạn đọc và cả Soi đã quảng bá thông tin rộng rãi cho Đặc San mới phải đấy BBT ạ....

0:38 Saturday,24.3.2012

Đăng bởi:  Bôi Sỹ

Ui bây giờ rối tinh như canh hẹ, biết tin ai là người đại diện của đặc san đây? nghiencuumythuat hay là BBT Đặc San Nghiên Cứu Mỹ Thuật? Mai lại có thêm "Mỹ thuật nghiên cứu đặc san" gì nữa thì sao? Nhà cháu đồ rằng cả 2 đều trong đội du kích này thôi nhưng quan điểm khác nhau, mà bác BBT chắc là đội trưởng hay chính ủy đội du kích này. Nhân đây thấy Soi trả lời YAC gì đó rất là xác đáng. Xứng đáng là nhà cái cầm chịch!

16:03 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  BBT Đặc San Nghiên Cứu Mỹ Thuật

BBT Đặc San Nghiên Cứu Mỹ Thuật xin cảm ơn các bạn đọc đã nhiệt tình đóng góp cho Đặc San về cách phát hành.
Chúng tôi xin nhận vẫn còn thiếu sót khi chưa làm cho Đặc San trở nên phổ biến rộng rãi trong cộng đồng yêu nghệ thuật Việt Nam.
Chúng tôi hứa cố gắng khắc phục trong thời gian sắp tới, cụ thể là tải các nội dung những số Đặc San đã qua lên trang điện tử của trường Đại học Mỹ thuật.
Đặc San chúng tôi luôn lấy mục đích phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu mỹ thuật lên hàng đầu.
Do đó, làm cho một lượng người đọc đông đảo biết đến Đặc San cũng sẽ là mục tiêu phấn đấu của BBT chúng tôi.
Nhân đây xin nói rõ: những bạn đọc nhiệt tình bình luận bảo vệ Đặc San, như YAC và nghiencuumythuat, hoàn toàn không đại diện cho tiếng nói của BBT Đặc San. Có một số lập luận, quan điểm của các bạn đọc ấy, BBT chúng tôi cũng không đồng ý. Đề nghị các bạn đọc không nên coi đấy là tiếng nói của Đặc San.
Một lần nữa cảm ơn tất cả các bạn.

15:50 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  admin

@nghiencuumythuat: Gọi là "bảo vệ người tiêu dùng" và "chống trả thù cá nhân" bạn ạ :-). Chúc điều tra thành công!

15:46 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  nghiencuumythuat

@ admin: "Xin lỗi được "mã hóa" những cái tên thật thành A, B, C. Nhưng cách kể của bạn cho thấy các bạn đang thu hẹp vòng đối tượng khả nghi "uýnh" tờ đặc san. Soi sẽ theo dõi xem số Đặc san sắp tới những nhân vật này có còn được nhận báo biếu nữa không nhé :-).
Thưa bạn, nếu kể tên những người được nhận đặc san, đã viết cho đặc san, sao bạn không nhân thể cung cấp luôn một danh sách đi cho nó tiện? và công bằng nữa"

admin trả lời không đưa thật tên ra lại biên tập và bình luận chủ quan, võ đoán như thế gọi là gì nhỉ...

15:37 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  admin

@nghiencuumythuat: Xin lỗi được "mã hóa" những cái tên thật thành A, B, C. Nhưng cách kể của bạn cho thấy các bạn đang thu hẹp vòng đối tượng khả nghi "uýnh" tờ đặc san. Soi sẽ theo dõi xem số Đặc san sắp tới những nhân vật này có còn được nhận báo biếu nữa không nhé :-).
Thưa bạn, nếu kể tên những người được nhận đặc san, đã viết cho đặc san, sao bạn không nhân thể cung cấp luôn một danh sách đi cho nó tiện? và công bằng nữa :-), lại không gây nghĩ ngợi, nghi ngờ nhiều!

15:33 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  nghiencuumythuat

Nhà báo A là người vừa là công tác viên, vừa làm ở cơ quan bên cạnh Viện Mỹ thuật, lại thường xuyên có mặt trên SOI đấy là minh chứng dễ hiểu mà tôi muốn nêu tên. Cần trao đổi thêm về tờ Nghiên cứu Mỹ thuật còn phải kể đến nhà báo B, Nhà phê bình C những người đã cộng tác và biết tờ này. Nhà phê bình mỹ thuật C là người thường xuyên được nhận báo biếu.

15:22 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  admin

@nghiencuumythuat: Đoạn mà Soi bỏ đi vì bạn vô cớ nhắc đến tên một người mà Soi chẳng thấy liên quan gì với những gì đang thảo luận. Soi không muốn tự nhiên kéo một nhân vật vào tranh cãi. Bạn có thể giải thích vì sao bạn lại nêu có nhõn một cái tên ấy không?

15:20 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  admin

YAC:
Rất cảm ơn sự trả lời nhanh của YAC, và đây mới là mấu chốt:
1. Bạn nói Đặc san này làm từ tiền thuế của dân, nên không in được nhiều, số lượng có hạn, phải phát đến thư viện, trường học. Vậy ai cấm ban biên tập làm trang web để phổ biến rộng rãi hơn?
2. Bạn đã dùng phương pháp không trung thực khi viết: “Tôi vừa thử đánh chữ Nghiên cứu MT vào là tìm thấy thôi, không khó khăn gì cả.” Đúng là không khó khăn gì cả, nhưng trong phần “ấn phẩm nghiên cứu” của trang web trường chỉ vỏn vẹn có 9 bản PDF, với 6 số Đặc san tiếng Việt, 1 số tiếng Anh. Người không hiểu sẽ bảo, “Có bản số PDF đây mà, sao cứ kêu ầm lên”. Nhưng thực tế, cả 10 năm Đặc san chỉ vỏn vẹn tìm thấy có chừng ấy dữ liệu trên mạng. Hay còn nguồn nào khác, xin bạn chỉ ra giúp.
3. Nếu làm một trang web có tương tác, phản hồi, thì nguồn bài vở cũng như phản hồi cho từng bài viết trên Đặc san sẽ tốt hơn, nhưng không hiểu vì sao BBT đã không chọn như thế, lại chỉ post có vài bản PDF chết cứng lên? Bạn nếu là người trong cuộc cũng xin trả lời giúp.
4. Bạn viết: “Tôi không bàn tới việc vào thư viện xem khó hay dễ, bởi đã sang lĩnh vực khác.” Nhưng chính lúc nãy bạn đã dùng thư viện như một lập luận minh chứng cho tính phổ biến rộng rãi, không du kích của Đặc san. Sao lúc này lại bỏ lập luận quan trọng ấy đi hả bạn?
5. Bạn lại viết rằng: “Văn hóa mạng chỉ dành cho thông tin nhanh và ngắn. Đặc san dành cho những thông tin, bài viết nghiên cứu dài…” Hay lắm, thưa ngài quan liêu yếu tin học, chẳng lẽ một bài trên Đặc san, khi số hóa thì nó thành ngắn hạn đi sao? Số chữ nó bị bớt đi sao? Căn cứ vào đâu mà bạn nói, văn hóa mạng chỉ dành cho thông tin nhanh và ngắn? Mạng chính là dân chủ: cho mọi người bình đẳng trước các nguồn thông tin. Còn nhanh/chậm, ngắn/dài, ăn xổi/bền vững là tùy người đọc. Thứ văn hóa chỉ phát (ấn phẩm đáng lẽ phải phổ thông) cho một số đối tượng hoặc tống vào một xó tăm tối mới là thứ văn hóa kém văn minh, dân chủ, vô trách nhiệm với tiền của nhà nước, của dân.
6. Vẫn biết “những người yêu văn hóa đọc, thì ngoài mạng, họ vẫn tìm kiếm đọc các sách, tạp chí không có trên mạng”, nhưng những người làm ra các ấn phẩm văn hóa, từ tiền của công, thì phải có trách nhiệm phổ biến nó, bằng các hình thức phổ thông nhất, tiện lợi nhất, nếu thực sự không có điều gì khuất tất.
7. Bạn hỏi, “Nếu để các bạn làm tờ ĐS thì các bạn có làm tốt hơn họ không?”, là một câu hỏi cùn. Như ai đó chê ca sĩ A hát dở, thì fan của A sẽ hỏi: “Nếu để các bạn hát như A thì các bạn có hát hay hơn không?” Nói thế nói làm gì hả bạn?
8. Để minh họa cho tính “phi du kích” của đặc san, bạn nói: “Họ đánh du kích mà trong Tp.HCM bạn gì đó cũng biết tới tờ đặc san đó.” Hay, chỉ một nhân vật trong TPHCM biết tới tờ đặc san thì bạn coi là tờ đặc san đã được biết. Một đống người kêu lên không biết tới tờ đặc san này thì bạn coi là những ý kiến “phiến diện, và không đẹp”. Hy vọng bạn không có chân trong BBT đặc san, vì phương pháp luận khoa học thế thì toi cho nền nghiên cứu mỹ thuật.
9. Bạn lại còn thách những ai như tôi không tìm thấy đặc san: “Nếu bạn muốn thì bạn đi tìm, bạn sẽ tìm thấy. Không lẽ bạn ngồi một chỗ và đòi hỏi nó phải chạy tới với bạn? Đây là tư tưởng của thời nào vậy?” Xin thưa, bạn nên dành câu hỏi: “Đây là tư tưởng của thời nào vậy?” cho chính bạn – những người ủng hộ cho sự không làm tròn trách nhiệm phổ biến đặc san của ban biên tập. Đó là một cái tội to trước tiền của nhà nước. Sống trong thời đại của mạng, của phổ biến dễ dàng mà không chịu phổ biến dễ dàng, cứ để cho những trang mỹ thuật của "địch" tràn lan, lấn mình, liệu có phải là một cái tội to không? :-)
10. Tôi thấy tiếc, vì mong được đọc đặc san này là một mong ước chính đáng và thiện chí, nhưng những người làm đặc san lại không có được một lời đơn giản với những người đọc tiềm năng: “Vâng, chúng tôi sẽ cố gắng để đặc san đến với người đọc dễ dàng hơn”. Thay vào đó chỉ là một thái độ hằn học, bao biện, thậm chí mắng người đọc là điếc, là ngọng. Phải có một khuất tất gì lớn lắm mới xử sự như thế.
11. Cảm ơn các bạn đã vào cmt và tranh luận. Qua đó người ta càng thấy, đặc san mãi vẫn du kích là điều dễ hiểu, vì bản thân những người bảo vệ nó đã không thiết tha gì với sinh mệnh, tương lai của nó. Vì sinh mệnh, tương lai của một đặc san, một tạp chí chính là người đọc. Mà các bạn coi người đọc bình thường, bình dân như những kẻ không xứng đáng để đặc san với tới như thế kia thì còn nói làm gì!
12. Đừng quên câu hỏi cuối của tôi về khả năng một người liệt bán thân ở Cà Mau làm cách nào đọc được Đặc san một cách đều đặn! Cảm ơn.

14:54 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  nghiencuumythuat

Gửi bạn TIÊN ĐOÁN. Tôi thích làm Hiệu trưởng sẽ lên Hiệu trưởng đấy, tôi còn dám khẳng định và nói thẳng ra, chỉ sợ thích làm nhưng không dám nói thẳng ra mà cứ "ngọng nghịu" mới khổ.

14:37 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  nghiencuumythuat

Nếu quả thực "không chấp" thì thành chuyện tầm phào. Tôi thấy nhiều người có tên thật và nick đều tỏ ra là hiểu biết, chỉ vì thông tin thiếu chính xác nên cách hiểu khác nhau.
Thông báo với mọi người rằng Đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật đã phát hành đến 60 tỉnh thành trong cả nước, hàng năm chúng tôi luôn lấy ý kiến đóng góp của các độc giả. Ở Hà Nội, rất nhiều người có, còn các bạn không có thì các bạn tự tìm hiểu nguyên nhân. Rất tiếc là chúng tôi không được bán (theo quy định là vậy), đối tượng phát hành của chúng tôi hiện nay là: cán bộ, giảng viên, các trường Văn hóa nghệ thuật, Hội văn học nghệ thuật tại 60 tỉnh thành trong cả nước. Để lưu trữ tốt và lâu dài chúng tôi phải gửi vào thư viện. Các trường nghệ thuật và trường Đại học lớn, do số lượng ít nên chúng tôi phải yêu cầu nhà truờng lưu trong thư viện. Đối với các họa sỹ, nghệ sỹ chúng tôi gửi đến những người giữ trọng trách lãnh đạo, BCH Hội hoặc thư viện Hội, ngoài ra chúng tôi còn gửi tới các cơ quan nghiên cứu về văn hóa, nghệ thuật, một số cơ quan báo chí Văn hóa nghệ thuật, gửi tới các cộng tác viên. Một số lượng gửi tay, còn lại ủy thác qua Bưu chính. Thường xuyên chúng tôi xác minh lại các địa chỉ thay đổi, xác minh xem người nhận có nhận được thường xuyên hay không? Các địa chỉ gửi đi thường xuyên đuợc cập nhật thông tin (ví dụ thay đổi địa chỉ, người nhận đã mất...
Anh Phạm Quốc Trung nói rằng "Vì danh sách gửi đi đến những ai thì không biết, chỉ biết rõ nhất là cả người từng làm ở Viện Mỹ thuật, cộng tác viên của Đặc san, làm phê bình mỹ thuật cũng không nhận được đặc san gửi biếu từ hai năm nay" tôi phản đối những câu nói đó, vì nếu thiếu tại sao anh Trung lại im lặng trong suốt 2 năm qua. Điều đặc biệt là tại Buổi kỷ niệm 10 năm chúng tôi thấy các cán bộ Viện đã nghỉ hưu trong vòng 3 năm trở lại đây đến dự rất đông đủ, và chẳng có ai thắc mắc (địa chỉ gửi đi đều được bưu điện theo dõi qua các bưu tá tại các bưu cục).
Xin cảm ơn các bạn đã có ý kiến đóng góp/ Cảm ơn SOI đã đăng tải thông tin. “Du kích” không phải là xấu mà “cái tật cố gắng nói ngọng” mới là điều đáng bàn.

14:37 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  YAC

Vui thật, lâu lắm, mình mới sa vào chuyện tranh luận như thế này.
Mình không bênh ai, mình chỉ thấy rằng là nhiều người có sự hiểu biết lệch lạc (về mặt quy định quản lý hành chính của Nhà nước, cái này, mình có biết chút chút nên nói)
@ Thúy: Chính vì tiền thuế của dân (theo như bạn nói) và do Nhà nước cấp, nên sản phẩm ĐS mới không được bán, mà phát đến các thư viện, trường học để phổ biến được rộng rãi, vì số lượng in có hạn.
@ anti- YAC và admin, "du kích" các bạn dùng để ám chỉ tờ ĐS không được phổ biến rộng rãi, nhưng lại ngoằng vào việc ám chỉ người ta lén lút, không dám công khai. Đó là điểm không đúng trong lập luận của bạn. Vậy, tôi phản chứng rằng, họ gửi tới các thư viện, các Hội VHNT, và các trường văn hóa nghệ thuật trong cả nước. Tôi nói về mặt hình thức là họ hoàn toàn công khai và đúng về mặt quy định của nhà nước, họ là một đơn vị của Nhà nước thì đương nhiên họ phải tuân theo các quy định của Nhà nước là điều dễ hiểu.
Tôi không bàn tới việc vào thư viện xem khó hay dễ, bởi đã sang lĩnh vực khác.
Các bạn chê tôi lạc hậu, ok. Nhưng tôi biết rằng, văn hóa mạng chỉ dành cho thông tin nhanh và ngắn. ĐS dành cho những thông tin, bài viết nghiên cứu dài. Những người yêu văn hóa đọc, thì ngoài mạng, họ vẫn tìm kiếm đọc các sách, tạp chí không có trên mạng.
Và nếu bạn là người quan tâm tới Đặc san, thì bạn có thể tìm thấy nó ở dạng file PDF, trên trang của trường YK. Tôi vừa thử đánh chữ Nghiên cứu MT vào là tìm thấy thôi, không khó khăn gì cả.
Tôi chẳng phe nào, nhưng tôi thấy những cmt có phần phiến diện, và không đẹp, nói thật, nếu để các bạn làm tờ ĐS thì các bạn có làm tốt hơn họ không? Tôi chỉ lấy ví dụ đơn giản: Trước đây, các bạn có biết rằng có tờ Nghiên cứu MT này không? Hay chỉ từ khi có công sức họ bỏ vào nên các bạn mới biết tới, và các bạn xổ toẹt rằng họ chơi kiểu du kích. Họ đánh du kích mà trong Tp.HCM bạn gì đó cũng biết tới tờ ĐS đó.
Nếu bạn muốn thì bạn đi tìm, bạn sẽ tìm thấy. Không lẽ bạn ngồi một chỗ và đòi hỏi nó phải chạy tới với bạn? Đây là tư tưởng của thời nào vậy?
Mạng là ảo, nhưng trong lĩnh vực này, chúng ta hoàn toàn có thể biết nhau.

14:28 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  Thúy

Gửi bạn nghiencuumythuat: nếu bạn là người trong nhóm làm + phát hành tờ đặc san này, bạn có thể chỉ giùm xem thông tin mình đưa ra đúng hay sai, làm chi mà đến mức bảo nhau hết ngọng đến khuyết tật, nghe cay cú và hằn học thế nào ấy. Đấy là mình dùng nick, chứ nếu bạn vô tình biết mình là ai, chắc gay lắm nhỉ?
Mình không biết bạn là ai, mà biết cũng không quan trọng. Mình chỉ nghĩ là cách phản hồi của bạn như vậy cho thấy bạn không muốn nghe người khác nói bạn sai hoặc chưa chuẩn, hoặc khác với điều bạn nói. Vậy là không cầu thị rồi! Suy diễn tẹo nhé: nick "nghiencuumythuat" không hợp với bạn đâu. Người nghiên cứu mà không cầu thị thì nghiên cứu thế nào nhỉ? Nhất lại là nghiên cứu mỹ thuật!
Thêm về chuyện thư viện Quốc gia, mình có ít nhất 2 cái thẻ ở đó rồi, mỗi thẻ dùng trong 1 năm. Mình không lạ gì những khổ sở trong đó. Comment của mình nói về việc đọc sách (chắc là lạc đề, hic!), còn việc đọc báo như bạn nói thì đúng là có kệ để báo tạp chí mới phát hành để bạn đọc tự lấy thật, nhưng nếu người đọc muốn đọc các tập báo, tạp chí, đặc san từ năm trước thì cũng phải theo quy trình như đọc sách thôi, mà như thế thì... chịu không thấu...

14:10 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  tiên đoán

Dự báo thời tiết nhân sự:
- Với công trạng bảo vệ tờ Đặc san
- Với thành tích tổ chức thành công buổi tọa đàm tổng ngợi ca Đặc san
- Với công lao tổ chức nội dung và phân phát kín đáo Đặc san

anh Nghiên Cứu Mỹ Th... (các bạn tha hồ điền vào chỗ ba chấm) sẽ là một ứng viên chắc chắn cho chức hiệu trưởng trường Mỹ thuật Việt Nam - nơi đang biến phòng bảo tàng thành phòng chuyên cho thuê đám cưới, và trong tương lai có thể dùng luôn làm nơi cho thuê để thực hiện đám ma.

Chúc mừng anh Nghiên Cứu Mỹ Th...

14:05 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  nghiencuumythuat

Bạn Thúy thân mến. Nghe và nói là hai chuyện khác nhau. Người ngọng nói thành nghĩa khác, người cố tình ngọng nói nghĩa khác, người bình thường nói nghĩa khác và người nghe hiểu theo nghĩa khác. Điều cần nhất nhất là có cái tai nghe chuẩn và có một tư duy tốt. Còn việc "Viện Mỹ thuật có một số cán bộ ít khi đến Viện tụ tập nên cũng không được nhận đặc san đâu, có người nghỉ hưu, do bị "có ý kiến" dù không chính thức, là người viết bài phê bình cuốn tiếng Anh VNUFA nên cũng bị "cắt" phần nhận đặc san từ hàng năm nay rùi..." thông tin này thật buồn cười, khổ cho người "có cái miệng khuyết tật" và khổ cho cái "tai có cũng khuyết tật".

14:03 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  dân đen

Báo cho anh Nghiên cứu mỹ thuật biết: ở thư viện Quốc gia, trong phòng đọc tạp chí, không phải lúc nào cũng có tờ Đặc san của anh đâu anh ạ. Có hôm vào đến nơi thì có người yêu mỹ thuật khác cầm mất rồi, lại về không. Giá như có trên web thì "chẳng ngán thằng Tây nào" anh ơi.
Anh khẳng định tờ đặc san này không có nhiệm vụ phải tồn tại ở quán trà lá, cà phê của dân mỹ thuật. Đó là anh đang dùng tiền nhà nước, chứ dùng tiền của gia đình mà làm xem, chẳng phải nhờ đến đội quân bán dạo, rao ra rả nội dung trên khắp các đường phố, ngõ ngách, khu phố ấy à!
“Vô trách nhiệm” là ba từ có thể tổng kết về anh và những người “sống như anh”.
Các anh ngồi ở quán cà phê thì chửi nhà nước kinh lắm: nào hoang phí, nào tham nhũng, nào ăn nhiều. Nhưng bản thân các anh thì cũng thế, dùng tiền công phí phạm, không tận dụng hết hiệu quả của một đồng tiền bỏ ra.
Người ta sống có một lần thôi, sau này già nghĩ lại sẽ xấu hổ và hối tiếc đấy anh ạ, vì sao đã có lúc cầm cờ trong tay mà phất không ra gì. Có tài mà cuối cùng trở thành những kẻ nhợt nhạt trong đời chỉ vì lối suy nghĩ vô trách nhiệm với cái chung.

13:50 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  nghiencuumythuat

Bạn Thúy đúng là không bao giờ đi Thư viện, Ở Thư viện Quốc gia, ở phòng đọc tạp chí, trong 1 năm thì bạn đọc tự lấy đọc, các ấn phẩm có ngay trên giá. Còn ngoài một năm bạn cần tra cứu thì mới đề nghị phục vụ. Tờ Nghiên cứu Mỹ thuật không có nhiệm vụ vào trong các quán cafe, quán trà đá để phục vụ bạn Thúy ạ. Riêng tại Viet Art đã từ lâu chúng tôi gửi biếu còn việc nó có hiện diện tại Viet Art để mọi người đọc hay không thì bạn thắc mắc với anh Vũ, anh Linh.

13:47 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  Thúy

gửi bạn Nghiencuumythuat: bạn có vẻ "xoáy" vào cá nhân nhỉ, anh Phạm Trung có làm trưởng ban biên tập thì anh ý lo về nội dung, chứ chuyện phát hành như thế nào, biếu tặng ai, làm website hay không... là chuyện mà trưởng ban biên tập không quyết được đâu, phải là ông tổng biên tập cơ, bạn ạ. Và có khi còn là ông ở trên ông TBT ý vì ông ở trên ý sẽ cho phép chi tiền vào việc đó...
Mình đang xem lại thông tin về những người làm cuốn Đặc san, in trong bìa 2 của nó, thấy cuốn này không có TBT, chỉ có ông Lê Anh Vân là người chịu trách nhiệm xuất bản, anh Trần Hậu Yên Thế là Trưởng ban biên tập... Thế thì tờ này có cơ chế đặc biệt rồi, có lẽ chỉ có người giữ chức to nhất là ông Vân mới giải đáp được thắc mắc của nhiều bạn đọc Soi thôi.
Theo mình biết (qua người quen được nhận tờ này), Viện Mỹ thuật có một số cán bộ ít khi đến Viện tụ tập nên cũng không được nhận đặc san đâu, có người nghỉ hưu, do bị "có ý kiến" dù không chính thức, là người viết bài phê bình cuốn tiếng Anh VNUFA nên cũng bị "cắt" phần nhận đặc san từ hàng năm nay rùi... Những chuyện lặt vặt về đặc san này khiến mình thấy là nói chung có cái gì đó không minh bạch, không đàng hoàng, có trước có sau - những từ này nghe cũng thật "luxury" nhỉ...
Mà thôi, mình xin dừng ở đây, mình cũng xin khai thật là mình chỉ dám dùng nick thui, mình sợ người quen của mình bị truy khảo và không được nhận đặc san biếu nữa thì tiếc lắm.:-)
À, phải nêu thêm một thắc mắc là không biết ông Vân có biết Soi và có thời gian dành cho Soi không nhỉ? Giá mà mình có được câu trả lời trong vòng 30p tới...

13:38 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  Đức

Tôi thấy có thể chia hai nhóm:
- Nhóm bênh vực "du kích tính" của ĐS NCMT thì luôn dùng đến từ "thư viện"
- Nhóm phản đối "du kích tính" của ĐS NCMT thì luôn dùng đến từ "mọi người"
Tôi thấy cả hai từ này đều hay. ĐS NCMT vừa nên có trong thư viện, vừa nên có trên mạng để mọi người được đọc dễ dàng và thảo luận.
Các bạn nên bình tĩnh trong tranh luận để tìm ra giải pháp tốt nhất.
Cá nhân tôi thấy nội dung đặc san bình thường, như tình trạng chung ở nước ta là thỉnh thoảng cũng có bài hay. Không thể đòi hỏi một tờ đặc san hay tuyệt khi mà bản thân nền mỹ thuật còn èo uột.

13:29 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  ART SAI GON

Người phương Nam chúng tôi không như thế này. Tôi đọc mà tôi chẳng hiểu chuyện gì nữa, chỉ có các comment mới hiểu được nội dung của nhau mà thôi. Tôi là sinh viên mỹ thuật, tôi có biết về tờ tạp chí Nghiên cứu mỹ thuật mà các bạn đang bàn đến, chính vì vậy mà tôi chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra với nó. Tôi biết tờ này bởi trường MTTPHCM cũng có tờ này trong thư viện nhà trường, có một lần ngồi quán cafe gần trường tôi có nghe mấy thầy trong trường bàn luận đền tờ này nhưng không phải như trên SOI này, mà các thầy bàn cách làm sao để giống như tờ của trường Hà Nội. Đã có lần tôi vào website của trường Hà Nội và thấy có đăng tải một số nghiên cứu mỹ thuật lên đó để mọi người đọc, tôi thấy tên anh Phạm Quốc Trung có viết bài, còn anh Phạm Trung trong Ban biên Tập của tờ báo này thì tôi không biết. Tôi thấy "du kích" hay không là do bản thân mỗi người, nếu đọc tạp chí Mỹ thuật hay tạp chí của trường tôi (TPHCM) thì các bạn hãy có đánh giá cụ thể.

13:21 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  Thúy

Bạn YAC ui, việc vào thư viện Quốc gia mà đọc sách ý, cực khổ lắm. Bạn phải làm thẻ (hình như 60k/năm), đợi lấy thẻ. Khi có thẻ rồi, bạn vào thư viện, phải mua phiếu ghi tên sách, ký hiệu gì đó, nộp lên chỗ thủ thư, xong ngồi chờ. Nếu bạn mang laptop theo, bạn phải luôn mang nó bên mình, kể cả khi đi toilet, mà toilet thì vô cùng bẩn, mất khóa cửa là chuyện thường... Bạn chờ ít nhất là 45p, may thì được lấy sách, không may thì được thấy phiếu của mình bị gạch dấu nhân với chữ Hết to tướng... Nói túm lại, cực khổ, mất thì giờ...
Ở đây, mọi người comment có lẽ với tâm trạng là chưa hoặc rất hiếm khi nhìn thấy cuốn đặc san này ở cửa hàng sách báo, tạp chí mà thôi, những nơi mà mọi người cảm thấy tiện lợi hơn hẳn khi bước chân vào, cho dù là vào đó thì phải mất tiền mua chứ không được đọc miễn phí... Một số nơi mà "dân họa, dân nghệ" hay tụ tập ở HN mà mình biết như cafe Linh, cafe Viêt art centre, cafe 93 - Trần Hưng Đạo,... hay quán trà đá ngoài cổng trường Yết Kiêu cũng đâu có thấy cái cuốn đặc san này... Mính có người quen được nhận cuốn này miễn phí, mình đọc nhưng khó chịu vì chữ in nhỏ xíu, mà đọc bài dài vài ba trang, có bài mười mấy trang thì chịu không thấu. Đặc san cũng có không ít bài viết tốt. Nhưng làm thế nào để nó đến được với đông đảo người yêu mỹ thuật hơn thì có lẽ nó bổ ích hơn, chứ còn cách phát hành đặc san như hiện nay (qua người quen được nhận cùa mình) thì phải nói thật là rất đáng tiếc số tiền (thuế của nhân dân) cũng như công sức của nhóm thực hiện. :-)

13:15 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  admin

"Chào Anti- YAC, hân hạnh vì được bạn đón tiếp, vì mình xem các cmt, thì cmt của mình chỉ sau 30 phút đã được bạn hồi âm rồi, thật vinh dự quá. Nhưng thiết nghĩ bạn nên đặt nick khác thì hợp lý hơn."

Hay, YAC, cả hai chúng ta đều ảo, cứ coi như bạn đại diện cho nhóm ủng hộ tính du kích của đặc san và mình là đại diện cho nhóm ghét thói du kích của đặc san đi. Vì thế mình lấy tên là Anti-YAC.
1. Đặc san này có trong các thư viện, nên cần có thể vào thư viện Quốc gia: Càng nói càng thấy bạn là/sẽ là một loại quan văn hóa quan liêu điển hình. Chắc hẳn bạn chưa từng vào thư viện để biết muốn mượn một tạp chí ở thư viện nhiêu khê đến thế nào. Trong khi đó, đặc san này chỉ cần số hóa để song song với bản in giấy là bản điện tử (trước kia, cách đây khoảng 2 năm có bản pdf thì phải, sau lại không thấy?), hoặc không thì cũng có thể để ở quầy nước của Viet Art Center/quầy nước chè cổng trường mình để bán cho anh em.
2. Đọc báo mạng thích hơn đọc báo giấy là đương nhiên. Phải là một thằng ngu và lạc hậu lắm mới coi đây là một khuyết điểm. Đọc báo mạng, người ta tiết kiệm được bao nhiêu là thời gian di chuyển, các link dữ liệu liên quan lại sẵn sàng, không phải tiếp xúc với chất chì trong mực in, khỏi phải đen tay sau đọc báo. Và phải là những người vô trách nhiệm với tiền nhà nước lắm mới không chịu phổ biến bản số hóa ấn phẩm của mình lên phương tiện đại chúng để dân tình vào xem, chỉ để phát không và tống vào thư viện.
3. Việc một người dùng nhiều nick trên Soi, ở đâu bạn có thông tin đấy vậy? Hay bạn là admin Soi? Bạn nói Soi bị các cá nhân lợi dụng? Còn tiền của nhà nước có bị các cá nhân làm đặc san lợi dụng không?
4. Đặc san (của bạn?) để cả năm không ai đọc nên bạn sững sờ khi cmt của bạn mới lên trang 30 phút đã có người trả lời? Bạn có lẽ không thể ngờ có những người luôn ngồi bên Soi và cmt ngay tắp lự? Nếu để một tiếng sau, hai tiếng sau mới cmt thì bạn sẽ không nghi ngờ đây là admin Soi? Và vì sao chỉ phê bình tính không phổ biến của Đặc san mà bạn coi người ta là có hiềm khích cá nhân với ban biên tập Đặc san? Ai phê bình nhà nước là có hiềm khích cá nhân với nhà nước hả bạn?
5. Bài của Phạm Quốc Trung, theo mình, chê là chê tiếng Anh của cái “lẵng đầy sâu” VNUFA, và chủ yếu nói về tính du kích, giấu nhẹm của Đặc san.
6. Bạn cho rằng, gửi đến các thư viện là đã không là du kích. Nhưng như nói từ đầu, thư viện VN là nơi không rộng lòng với ai cả: mở cửa vào giờ đi làm, đóng cửa vào giờ nghỉ trưa và đóng hẳn vào lúc tan tầm, tức là chỉ có bọn không có việc làm mới có thể vào đó đọc. Anh Đức Hòa cũng đã nói về tình trạng thủ thư của thư viện. Thời đại này mà bạn vẫn còn viện tới thư viện như một kênh phát hành chính, tránh xa phổ biến mạng, thì bạn quả là lạc hậu (rất giống các quan chức mù tin học hiện nay). Tôi hỏi bạn: nếu tôi ở Lào Cai hay Cà Mau, một năm tôi phải mua mấy vé tàu, vé máy bay để lên Hà Nội, vào thư viện đọc cho được cái tờ Đặc san quý báu kia?

Mong rằng bạn là một nhà quản lý chân chính, nghĩ kỹ những câu hỏi này, và chỉ cần ra lệnh cho những người làm Đặc san một công việc nhỏ: số hóa nội dung mỗi số Đặc san, đưa lên trên trang của Hội Mỹ thuật hoặc trang của Trường Đại học Mỹ thuật, sao cho những người yêu nghệ thuật từ mọi ngóc ngách của đất nước, đi được hay yếu liệt, đều có thể đọc được dễ dàng.

Thân mến, và chúc bớt quan liêu.

13:14 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  nghiencuumythuat

Tôi thấy rất nhiều người comment ở đây như ếch ngồi đáy giếng, có một con ếch là Phạm Quốc Trung làm ở Viện Mỹ thuật, thành viên Ban Biên tập thì ngồi trên miệng giếng, nhưng chẳng hiểu vì sao anh ta lại cố gắng gào thét lên là "mọi người ơi trời chỉ to bằng cái vung thôi" trong khi đó những năm đầu tiên tờ đặc san này ra đời, anh PQT là một trong những người đầu tiên trong Ban Biên tập nhưng đặc san chỉ bán mà không phát, mà bán cũng chẳng mấy ai mua, ngay cả giảng viên cũng không được phát, lỗi biên tập thì nhiều vô kể, vậy lúc đó anh PQT đứng ở đâu nhỉ?. Chỉ có điều để Nghiên cứu Mỹ thuật không là "du kích" thì anh Phạm Quốc Trung làm trưởng Ban Biên tập thay anh TRần Hậu Yên Thế.

12:34 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  YAC

Chào Anti- YAC, hân hạnh vì được bạn đón tiếp, vì mình xem các cmt, thì cmt của mình chỉ sau 30 phút đã được bạn hồi âm rồi, thật vinh dự quá. Nhưng thiết nghĩ bạn nên đặt nick khác thì hợp lý hơn.
Bạn viết:
"Thôi rồi, YAC thuộc nhóm ưu đãi được đọc đặc san rồi nên mới lên tiếng kiểu này. "
Bạn suy diễn rồi, khẳng định luôn, mình không thuộc nhóm được tặng đặc san, và mình cũng thuộc thành phần lười đọc luôn, nên mình hơi thành thật trong việc “Suy bụng ta ra bụng người”.

"Có chủ nghĩa Elite trong việc đọc một đặc san được gọi là dành cho người yêu nghệ thuật sao YAC?
Sao bạn biết những người cmt ở đây không thèm lé mắt đọc khi cầm đặc san đó trên tay?
Nói giọng quan chức nghe hay nhỉ: giấu biến đặc san như mèo giấu cứt rồi bắt người ta phải lùng cho ra cứt mèo để ngửi!
YAC không nên vào Soi đọc, vì sản phẩm truyền thông này không dành cho những người như YAC đâu. Về với những đặc san, tạp chí vẫn được phát, được biếu không đi. Về với nhóm đối tượng của mình đi YAC. Ở đây không có chỗ cho những người quan cách, ăn nói kiểu quan liêu như bạn."

Bạn nhầm rồi, mình đã xem các cmt khác và biết được rằng Đặc san này có ở trong các thư viện, nếu thư viện trường YK bị chê về khâu tiếp đón độc giả, thì bạn có thể vào thư viện Quốc gia để xem nếu bạn thực sự quan tâm. Vậy nên, xem các cmt ở đây mình hiểu rằng, họ thích đọc báo mạng hơn là phải đi đâu đó, tìm sách đọc, vì vậy mình nhận định như trên chứ không hề quan cách, đương nhiên, các nhận định khó có thể chiếm đa số, nên với số lượng cmt còn quá ít, và một người có thể dùng nhiều nick, thì mình nói Soi bị các cá nhân lạm dụng.

Mình tự hỏi, chỉ có admin là người đọc bài của mình đầu tiên, và trả lời nhanh như vậy, vậy hẳn bạn Anti- YAC cũng thuộc nhóm hiềm khích cá nhân với Ban Biên tập Đặc san nên giật mình như vậy?

"Bọn này là ảo, YAC cũng có ảo không? Đặc san dùng tiền nhà nước mà người làm mỹ thuật bình thường không tiếp cận được có ảo không? Sự phá bĩnh của Soi đối với thông tin láo của ban biên tập đặc san là tiếp cận được nhiều đối tượng yêu mỹ thuật có ảo không?
Chưa ai ở đây chê nội dung của đặc san, bước đầu là bàn về việc nó đánh du kích bằng tiền công đã.
Đó là hội chứng "du kích xa hoa", nếu YAC bênh vực, hãy nêu lập luận của bạn về vấn đề này. Đừng có đặt ra giả thiết nếu đặc san mà bán rộng rãi cũng không ai đọc."

Vậy bài của Phạm Quốc Trung có phải là chê nội dung của Đặc san không bạn?
Thuật ngữ mới hả bạn? trước là “du kích”, giờ là “du kích xa hoa”, chắc Ban Biên tập Đặc san nên mời bạn viết bài cho ĐS mới phải. Mình không hiểu, tại sao Đặc san người ta gửi đi khắp nơi các thư viện, các trường học và mà bạn bảo là người ta là “du kích”, hài vãi, nếu nhận định kiểu như vậy không phải vì hiềm khích cá nhân mới là lạ.

11:56 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  anti-YAC

Thôi rồi, YAC thuộc nhóm ưu đãi được đọc đặc san rồi nên mới lên tiếng kiểu này.
Có chủ nghĩa Elite trong việc đọc một đặc san được gọi là dành cho người yêu nghệ thuật sao YAC?
Sao bạn biết những người cmt ở đây không thèm lé mắt đọc khi cầm đặc san đó trên tay?
Nói giọng quan chức nghe hay nhỉ: giấu biến đặc san như mèo giấu cứt rồi bắt người ta phải lùng cho ra cứt mèo để ngửi!
YAC không nên vào Soi đọc, vì sản phẩm truyền thông này không dành cho những người như YAC đâu. Về với những đặc san, tạp chí vẫn được phát, được biếu không đi. Về với nhóm đối tượng của mình đi YAC. Ở đây không có chỗ cho những người quan cách, ăn nói kiểu quan liêu như bạn.
Bọn này là ảo, YAC cũng có ảo không? Đặc san dùng tiền nhà nước mà người làm mỹ thuật bình thường không tiếp cận được có ảo không? Sự phá bĩnh của Soi đối với thông tin láo của ban biên tập đặc san là tiếp cận được nhiều đối tượng yêu mỹ thuật có ảo không?
Chưa ai ở đây chê nội dung của đặc san, bước đầu là bàn về việc nó đánh du kích bằng tiền công đã.
Đó là hội chứng "du kích xa hoa", nếu YAC bênh vực, hãy nêu lập luận của bạn về vấn đề này. Đừng có đặt ra giả thiết nếu đặc san mà bán rộng rãi cũng không ai đọc.

11:03 Friday,23.3.2012

Đăng bởi:  YAC

Hic, mong rằng sau những cmt này, nhà trường sẽ có thay đổi, đặc san sẽ được bán, để mở rộng hơn đối tượng được nhận đặc san. Nhưng không lẽ, chỉ vài cmt này mà đã thay đổi được cả chính sách của Nhà nước? mai mốt sau khi Đặc san được bán, người ta lại hỏi tiền bán sách này đi về đâu? vào túi ai? Mỗi một sản phẩm thông tin, truyền thông đều có nhóm độc giả nhất định, không lẽ mình không thuộc nhóm đó thì nhảy lên phát biểu như đúng rồi. Nói thật, chứ đến lúc được phát tận tay chắc gì các bạn có cmt ở đây đã thèm lé mắt đọc. Nếu quả thực, là người yêu sách, thích đọc, thì cách gì cũng lùng xem sách cho bằng được xem người ta nhận xét đúng sai ra sao, thực hư thế nào, sự tình vì sao lại cmt như thế.
Mình được nghe nhiều người khen Soi bởi thông tin đa chiều, nhưng vào xem chỉ thấy hài hước, bởi là mạng ảo, nên lại bị làm dụng cho những người có hiềm khích, ghen ghét cá nhân lên tiếng.

22:06 Thursday,22.3.2012

Đăng bởi:  Ngao ngán

Tớ hiểu ra rồi, họ chỉ gửi sách đi "biếu vùng sâu vùng xa" và chỉ biếu những quan chức "ngoài nghề" ít đọc, xem hình ảnh qua loa cho vui mắt là chính. Khoe khoang hù dọa là chính ấy mà (hehe, thế mà cũng dọa được cả cái thày gì ở trường nghệ thuật Huế ấy nhẩy. Thày run vãi linh hồn luôn). Du kích kiểu này an toàn tuyệt đối nhé. Hơi đâu "tiết lộ" cho cái dân củ Nghệ và dân mọt sách biết, bọn này thối mồm hay xăm soi rách việc, nhỡ chúng lại quẳng thêm "vài lẵng đầy sâu" nữa thì chạy đâu cho thoát con mẹ hàng lươn.
Lại nữa, mà tọa đàm về nghiên cứu và đào tạo kiểu gì mà kéo dài có mươi phút, nhanh hơn cả "đặc công du kích" thế nhẩy... Chắc lại làm "bánh vẽ" để kiếm chác giải ngân đây mà. Chiêu này cũ rồi, ai chả biết (sic).

15:12 Thursday,22.3.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Cái "được" của loại sách báo kiểu nì là:

1. Tạo khí thế "hiếm" vì số in hạn chế: zân chuộng sách sẽ lùng mua với zá trên chời!

2. Tạo âm sắc "ngoài luồng" khi không có trong zanh mục phát hành báo chí: zân mê của lạ sẽ tò mò lùng sục!

3. Tạo mác "sách tham khảo": zân mê ngâm cứu tha hồ vật nài các cô/dì/chú/bác có sách nì để đọc ké hoặc phô-tô.

4. Tạo zanh "sách biếu không bán": nghe vừa sang vừa [yết] kiêu.

5. Tạo tâm lí "thương nhớ" vì cứ 3 tháng mới xì ra 1 kì: zân đói sách báo mĩ thuật tha hồ lên cơn ...

6. Tạo mẫu mã...

7. Tạo kiểu záng...

8. Tạo hình ....

tình hình ghê gớm !

10:39 Wednesday,21.3.2012

Đăng bởi:  VUA CHÉM GIÓ

"Đúng là các số đặc san cách đây vài năm có bán vài chục số cho những bạn đọc quan tâm, nhưng gần đây không bán nữa. Chỉ biếu có lựa chọn, biếu không cho các cộng tác viên, cho thư viện, trường học. Đến được tay của những người thật sự có như cầu học tập, thích đọc, thích nghiên cứu, tìm hiểu mỹ thuật hay không lại là chuyện khác. Chỉ biết rằng nhiều thời gian, tiền của không nhỏ đã dành cho việc làm đặc san này. Vì danh sách gửi đi đến những ai thì không biết, chỉ biết rõ nhất là cả người từng làm ở Viện Mỹ thuật, cộng tác viên của Đặc san, làm phê bình mỹ thuật cũng không nhận được đặc san gửi biếu từ hai năm nay."

Đây có phải là phát hành nội bộ hay là triệt tiêu bưng bít thông tin của tập san? Tránh điều hay tiếng xấu từ dư luận khi tập san vô giá trị? Có phải một cách tránh lãng phí khi tập san không có giá trị? Gói ghém cho gọn gành vào...? Không đủ kinh phí để in và phát hành nội bộ, chưa giám nói là phát hành rộng rãi?
...
Vô cùng nhiều lý do dành cho đọc giả suy nghĩ như tôi...

8:42 Wednesday,21.3.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...CŨNG LẠ, cứ tưởng môi trường nghệ thuật phải là của những người ưa chuộng tự do, cá tính sáng tạo và sự thành thật, trung thực nhất chứ nhỉ?..."

Hí hí, lão đồng chí chiến sĩ thi đua cán bộ văn nghệ trường/viện chú Phạm Quốc Trung CŨNG LẠ hè, chú sắp kính chuyển sang tổ hưu của trường Yết Kiêu rùi mà chú chưa thuộc bài của trường ta hè...

theo chúng cháu nhận được sự záo zục ở trường ta: môi trường nghệ thuật XHCN nó phải oách hơn môi trường nghệ thuật của bọn Tư bản chủ nghĩa zãy zụa sắp chết (CŨNG LẠ, sao bọn này zãy lâu rứa, "sắp nghoẻo" mãi, thế mà sống zai phết)...

nghĩa tức thì là: nghệ thuật là ta trường ta phải đoàng hoàng ngăn nắp trật tự không zo zự cứ rầm rập đi đúng mạn phải...

phải không ạ?

Cũng lạ ghê gớm !

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả