Bàn luận

Con Mot Sach gửi Phạm Quốc Trung: Chẳng lẽ chúng tôi bị điên cả sao?

SOI: Đây là cmt của conmotsach cho bài Nói lại với nghiencuumythuat: Có nên ngậm miệng để nhìn sâu hại canh?. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ trao đổi. Tên bài do Soi đặt.   Tôi rất bận, chỉ dám đọc thôi chứ ít comment trên SOI, đọc bài anh Phạm […]

Ý kiến - Thảo luận

11:43 Friday,30.3.2012

Đăng bởi:  PHẠM QUỐC TRUNG

Vài ý kiến vụn đóng góp cùng cộng đồng Soi:
1.Sáng tạo là quyền của mỗi người, tùy theo sở thích và khả năng cá nhân. Có người có thể có năng lực làm nhiều việc và đều đạt kết quả tốt. Nghệ sĩ có thể đồng thời sáng tác và nghiên cứu nếu nhu cầu cá nhân đòi hỏi. Nhà nghiên cứu cũng vậy. Tuy nhiên, trong phạm vi sở thích cá nhân thì hoàn toàn tự do về thời gian, tiền bạc lẫn chất lượng công việc riêng, còn thực hiện trên danh nghĩa công việc liên quan đến lợi ích, nguyên tắc khoa học của tập thể, tổ chức thì rất cần đảm bảo chất lượng tốt những (hợp đồng, nhiệm vụ…) đã giao ước với cộng đồng.
2. Hoa Lê bảo Soi yêu tôi. Chưa được hưởng sự sung sướng thì Zông bão đã nổi lên tứ phía. Hihi. Tuy nhiên, theo tôi biết thì hình như Soi có nhiều người, cả Nam lẫn Nữ. Nữ mà yêu thì …tôi cũng có kinh nghiệm đôi chút (ngày xưa), chứ còn Nam yêu thì…thực sự tôi chưa có kinh nghiệm. Nghe nói admin của Soi vạm vỡ như chị Siu, còn anh Tịch ru thì cường tráng như Phạm Văn Mách. Hồi hộp ghê gớm. Chắc chắn phải học hỏi, cố gắng nhiều Hoa Lê ạ.
Ở VN hiện nay, có 5 ấn phẩm liên quan nhiều đến mỹ thuật là tạp chí của Hội MTVN, của Cục mỹ thuật nhiếp ảnh và triển lãm (mọi người quen gọi là tờ Mỹ Nhiếp); đặc san của trường ĐHMTVN, nội san của trường ĐHMT Tp. HCM, của trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp (ít xuất hiện). Ngoài ra, còn có tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật cũng đăng một ít lượng bài có tính chất nghiên cứu về mỹ thuật. Tuy nhiên, tình trạng suy thoái chung về chất lượng bài vở là dễ nhận thấy (mọi người kiểm chứng sẽ rõ), một số tạp chí cũng có trang web nhưng không tạo được bộ mặt riêng so với báo in. Dù nếu không yêu Soi cũng phải thừa nhận là trong hoàn cảnh đó, thì Soi nổi lên như một kênh thông tin mỹ thuật đa chiều (có vẻ dân chủ?), gần đạt tới xu hướng báo ngày? của dân làm mỹ thuật, tạo được sự lôi cuốn nhờ nhiều tin triển lãm cập nhật, nóng sốt. Có nhiều bài dịch vui, bổ ích, nhiều bài viết bình luận triển lãm khá tinh tế…lượng thông tin nhanh nhạy, nhiều, phong phú Tây- Ta- kim- cổ… và không khí thảo luận khen- chê ( tất nhiên nhiều khi cũng inh ỏi, ồn ào) đang dần làm nên thương hiệu Soi. Dĩ nhiên, tôi vẫn mong diễn đàn Soi lớn hơn, nhiều bài dịch, bài viết hay và có tính học thuật “hạng nặng” hơn nữa nhưng hiện nay thì Soi đã là nơi cập nhật nhanh nhất các thông tin triển lãm mỹ thuật so với các “tờ” chính thống. Do đó, Soi đang dần trở thành địa điểm có uy tín, lôi cuốn sự tìm đọc của công chúng so với các “tờ”, các web có đề cập đến mỹ thuật ra đời trước đó. Các trang mạng cá nhân của họa sĩ Như Huy, của nhà báo Nguyên Hưng (trước đây), Idesign cũng là nơi có nhiều bài viết, dịch có thông tin thu hút được người đọc. Mấy địa chỉ trên có khả năng lôi cuốn người đọc về mỹ thuật thì lại là nỗ lực của các “tư nhân” . hi hi
3. Một vài người nhìn nhận sự bày tỏ ý kiến thẳng thắn, trực tiếp, công khai (không thèm rỉ tai, xì đểu, dựng chuyện sau lưng) về một vài hành động lệch lạc, sai trái trong công việc, khoa học, (dù chưa đụng đến những việc tày đình…kiếm ghế, tranh lợi, âm mưu nọ kia) đã là “ đấu đá”. Người góp ý kiến thì được chụp cho cái mũ là “ham đấu đá”, làm như những người khoanh tay, dửng dưng đứng ngoài, dạy bảo người có ý kiến mới là tử tế, cao đạo. Theo tôi, nếu không biết , không nghe, không thấy những thông tin về hành động sai trái, tiêu cực ở đâu đó thì hẳn nhiên là không thể có ý kiến, ý cò gì. Biết sai trái khuất tất mà a dua, tòng phạm thì là rõ chuyện sai rồi. Còn có thái độ im lặng, “ngậm miệng cho…lành”, vì nhu nhược, yếu đuối, muốn an thân, cam phận làm con trai, con hến rúc bùn chưa thể tiến hóa thành “cây sậy biết suy nghĩ…”cũng là đáng thương. Nhưng đáng trách nhất là thái độ Ngụy quân tử, thấy sai, thấy giả dối, khuất tất mà Vô cảm dửng dưng, không dám thể hiện hành động gì nhưng lại lớn giọng dạy dỗ, quy chụp người khác dám có ý kiến. Đóng vai cao đạo, vô cảm, dung túng cái xấu, để cái sai có cơ hội hoành hành thì nào danh giá hơn gì. Có lẽ cần gọi đúng bản chất thái độ Ngụy quân tử đó là vô liêm sỉ. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh từng nói “…một tác phẩm viết ra mà chiều được lòng tất cả mọi người thì là vụ lợi…”. Quan thiết hơn cả là đời sống, nếu một con người mà khéo léo che chắn, đi dây, giả lả với tất cả hạng người để thu hết lợi về mình, thì phải xem lại nhân cách cơ hội,trục lợi đó.
Chính sự Vô cảm tràn lan trong mỗi chúng ta đã làm cho bao cái ác, cái xấu thực dụng đang được dịp nhâng nhâng, trơ tráo tồn tại công khai tràn lan hiện nay, dần làm xói mòn đi niềm tin vào tính thiện và lòng nhân bản của mọi tầng lớp xã hội. Xin dẫn đường link http://phunutoday.vn/xi-nhan/trai-hay-phai/201203/Xa-hoi-quay-cuong-theo-tien-ai-kiem-duoc-la-anh-hung-2140899/ cho những ai quan tâm. Trong bài báo có đoạn: “…Thấy người nào làm bậy thì mình mặc kệ người ta, cái mà người ta gọi là sự vô cảm ấy bắt nguồn từ sự hạ thấp các chuẩn mực. Và không cảm thấy rằng người khác hư hỏng rồi sẽ ảnh hưởng đến nhà mình, rồi sẽ ảnh hưởng đến con cái mình….”
4. Không thực sự có nhiều thời gian để cmt trên Soi, đã dừng nhưng vì chợt đọc thấy một bài báo, có vài thông tin thú vị , bắt bệnh đúng về thực trạng và các đường đi ngoắt nghéo của những công trình, đề tài nghiên cứu Khoa học công nghệ ở VN, do đó muốn khoe ngay với các bạn của Soi. Mặc dù, bài báo nói về hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, nhưng yêu cầu về cách thức tiến hành, quản lý, và chuẩn mực khoa học cần có của một tiểu luận nghiên cứu, một đề tài, dự án… thì dường như rất giống với lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn (trong đó có nghiên cứu mỹ thuật). “Đồng bệnh tương lân” tôi tin rằng có nhiều bạn làm nghiên cứu khoa học xã hội cũng như sinh viên, giảng viên, nghiên cứu mỹ thuật thường đọc Soi. Do đó, xin đọc bài viết và chỉ cần các nhà đã/định/sẽ/tưởng/ làm nghiên cứu KHXH và nghiên cứu mỹ thuật quan tâm hơn đến những chuẩn mực khoa học tất yếu phải có của những “công trình nghiên cứu” sắp triển khai. Đồng thời, định danh và khu trú, vạch rõ hơn bản chất của những cá nhân, hiện tượng ký sinh, tầm gửi trong hoạt động khoa học, gian dối, “diễn” khoa học…để mà tránh xa phòng trừ.
Xin mời các bạn: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=5008
Zận trong chăn nhiều hè (hi, ECYK)
Bên Ni đồng ngó bên Tê đồng thấy mênh mông bát ngát,
Bên Tê đồng ngó bên Ni đồng thấy bát ngát mênh mông.
Chui cha, bên Ni bên Tê đều rứa cả.
Ngạc nhiên chưa.

16:02 Monday,26.3.2012

Đăng bởi:  thegioimoi

Thật đau lòng khi đọc những bài viết liên quan đến Trường và Viện Mỹ thuật. Chẳng thấy điều gì tốt đẹp cả. Chưa thấy ai trong trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam dũng cảm phản đối lại cách làm việc như anh Phạm Quốc Trung, đây là cán bộ đầu tiên dám làm như vậy. Nhưng cũng đau lòng thay có nhân viên dũng cảm như anh Phạm Quốc Trung. Nhiều người đọc những bài viết này đều hỏi nhau và tìm hiểu hơn về tờ NCMT để xem hiệu quả làm việc cuối cùng mà anh Trung nói ra sao. Chất lượng, hình thức tôi không nói đến, nhưng tại sao tờ này "du kích" mà khá nhiều người có trong tay mà anh Trung lại không biết mà cứ thắc mắc. Điều này chỉ có nội bộ Trường biết thôi tôi cũng không bàn ở đây vì tôi cũng chẳng hiểu gì nội bộ của họ cả. Điều đáng bàn ở đây là Nhân cách của chúng ta, tất nhiên đều là nghệ sĩ. Có người hỏi thời gian qua Trường làm được những việc gì, Viện Mỹ thuật làm được gì điều này có người biết và có người cũng chẳng biết. anh Phạm Quốc Trung dạo này làm được những gì (có người hỏi như vậy) tôi chỉ biết rằng anh rất chịu khó tham gia SOI còn lại tôi không biết, người khác nói với tôi rằng: anh Trung cũng làm việc đấy chứ trước đây cũng viết lách nhưng bây giờ thì ít chắc tham gia đấu đá nhiều quá. Nếu nói vậy cũng thiệt thòi cho anh Trung, nếu dành tâm vào đấu đá thì anh phải bỏ việc khác, cũng cần kiếm cơm cho gia đình chứ, nhưng anh đã hy sinh việc đó để đòi “công bằng” Cảm ơn SOI, cảm ơn anh Trung, cảm ơn các comment đã cho tôi hiểu thêm rất nhiều về Trường và về các anh.

8:58 Monday,26.3.2012

Đăng bởi:  Cá Cược

Loto nói chuyện mâu thuẫn ghê nhỉ, lẫn cẫn nữa.

- Loto viết: “Chúng ta đều là người lớn thì chúng ta nên thẳng thắn nhìn vào mặt nhau mà phê bình, góp ý, hơn là lên đây, tạp nham cả người già/trẻ con, người biết điều/không biết điều tự nhiên thành ngang hàng phải lứa mà phang nhau sao?”. Tư duy “trẻ con ngồi với trẻ con, người lớn ngồi với người lớn” chắc chắn là của những “cây đa cây để” rồi, hoặc những mầm con muốn thành cây đa cây đề. Phạm Quốc Trung phê bình thẳng, công khai như thế, mà Loto còn đòi phải thẳng thắn nhìn mặt nhau phê bình. Cả cuộc đấu này có mỗi Phạm Quốc Trung là để tên thật, ngoài ra có ai để tên thật đâu, cả Loto nữa mà? Người giấu mặt đòi người lộ mặt phải thẳng thắn. Hài hước ghê! Biết điều ghê!

- Loto lấy bằng chứng đâu để bảo Viễn Thị đã cắt cúp nội dung hội thảo? Vậy chắc chắn Loto không phải là một kẻ ngoài ngành rồi Loto xưng ở đầu bài, mà là một kẻ trong cuộc, có mặt tại hội thảo. Như vậy Loto đã phạm tội nói dối to. Kẻ nói dối đi yêu cầu người khác thẳng thắn! Hài hước tợn.

- Nếu Loto bảo, tôi chỉ hóng hớt, nghe người ta nói, thì còn tệ hơn nữa. Viễn Thị là người có mặt trong hội thảo, Loto chỉ là kẻ nghe kể lại mà dám nói là người ta cắt cúp. Cái bệnh chỉ nghe hơi nồi chõ rồi khuyên “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” nghe vừa già nua, vừa ấu trĩ, và phản động nữa. Không biết mọi người đang đấu tranh cho chuyện gì thì đừng có tham gia.

- Loto chất vấn Phạm Quốc Trung “sao không nói thẳng vào mặt những người đồng nghiệp của bác ấy?”. Nói chán rồi Loto ạ, nên Phạm Quốc Trung mới là cái gai trong Viện Mỹ thuật. Giờ nói ở đây để mọi người đều biết, để không mang danh kẻ sống mà chỉ biết im miệng chờ ngày hạ cánh an toàn. Nói thẳng đến thế này còn đòi thế nào nữa Loto? Bỏ cái tư duy “về nhà đóng cửa bảo nhau đi”. Nơi đó không phải là “nhà”. Hoặc chỉ là “nhà” của một số người với nhau.

- Loto hỏi Phạm Quốc Trung: “Sao bác không nghĩ rằng bác cũng là người cần phải thay đổi, cần phải cố gắng hơn đi. Bác bảo nhiều bài viết trong đặc san kém chất lượng, nhưng không phải bác cũng là người sửa bài, biên tập rồi đồng ý cho nó lên sao? Hay là lời nói trong ban biên tập của bác không có giá trị mấy nên bác bất mãn. Cháu xin lỗi nếu cháu suy đoán, nhưng quả thật, cháu nghĩ những người trong nghề lâu như bác, thì không nên có cái kiểu này.” Những lời nói của Loto như đã nhận, thuần là suy đoán, nên chẳng có giá trị gì cả. Cứ suy đoán mà xây dựng được cả thế giới, đó là cái bệnh của những người như Loto. Có làm ở một tạp chí, đặc san mới biết, mình chỉ là một con ốc nhỏ trong một guồng máy, quyết định xay nghiền cái gì không thuộc thẩm quyền của mình. Hệt như mình làm việc ở một Bộ, Bộ ấy có nhiều cái dở, mình đấu tranh, góp ý mãi không được vì mình cấp thấp, nhưng công việc trong Bộ mình vẫn phải làm đúng, làm đủ. Hệt như anh Phạm Quốc Trung thôi. Loto khi góp ý nên nghĩ cho thấu đáo hơn, đừng viết lăng nhăng thiếu suy nghĩ, ngớ ngẩn lắm.

- Ngoài ra Loto bỏ cái trò khuyên các bác các chú đừng cãi nhau làm gương xấu cho đàn em, đàn cháu đi. Cái câu giả dối ấy nghe mệt lắm rồi, làm cho các cuộc đấu tranh thành xấu xí đi, chỉ vì một lũ già rồi, sắp hưu rồi mà còn ngọng nghịu xưng cháu, xưng em giả nai giả nít vào khuyên đạo đức.

- Cuối cùng, Loto viết: “Những người trong ban biên tập, dù họ có không làm được cho cuốn đặc san này hoành tráng hay được như mong đợi của mọi người thì họ cũng không phải là kẻ tội đồ. Vì trên họ còn tỷ thứ khó chịu lắm. Họ cũng bức xúc chứ…” Thế thưa Loto, vì sao những người ấy họ bức xúc mà họ không nói gì? Họ ngậm miệng, hoặc chỉ mở miệng để ngợi ca? Họ bức xúc, sao họ tổ chức hội thảo toàn bốc thơm ơi là thơm thế? Loto ở trong Ban Biên tập hả? Hay là giun trong bụng họ mà biết họ có bức xúc? Nhưng mình nghĩ khả năng thứ hai nhiều hơn, vì Loto lý luận ngớ ngẩn thế kia, làm sao mà ở trong Ban biên tập Đặc san được!

3:06 Monday,26.3.2012

Đăng bởi:  loto

Gửi bác Pham Quoc Trung, gửi các cô chú, các bác trong Viện Mỹ thuật, trong trường mà cháu chắc chắn là vẫn vào đây đọc hàng ngày, cũng gửi luôn cả các bạn đang ủng hộ hay tỏ thái độ thù địch với cái đặc san “bỗng dưng nổi tiếng” này.
Cháu chẳng còn là sinh viên của trường Yết Kiêu nữa, cháu cũng ko là đồng nghiệp của các chú, các bác. Cháu chỉ là một người ngày xưa vẫn thường được diện kiến các chú, các bác mà có lẽ mọi người cũng chẳng nhớ tên, nhớ mặt cháu đâu. Nhưng cháu cũng được chứng kiến, được đọc muôn vàn câu chữ trong cái sự kiện tranh cãi thú vị này. Và cháu nghĩ cháu cũng có quyền được nói. (cháu cũng thấy sướng lắm khi gõ những dòng này, vì may thay, Soi là nơi chúng ta có quyền tự do ném đá, mà ra đường ko sợ bị người khác hằm hè).
Cháu chẳng hiểu các chú, các bác nghĩ cái gì mà tự dưng từ cái chuyện kỷ niệm 10 năm đặc san NCMT rất đáng mừng, đáng hy vọng lại tự biến mình thành những người đi tranh cãi nhau, bắt bẻ câu chữ của nhau theo cái kiểu hơi bị “trẻ con” này. Cháu nghĩ là còn nhiều người bức xúc lắm mà chưa nhảy vào đây để lại vài dòng. Nhưng không phải chúng ta đều là người lớn thì chúng ta nên thẳng thắn nhìn vào mặt nhau mà phê bình, góp ý, hơn là lên đây, tạp nham cả người già/trẻ con, người biết điều/không biết điều tự nhiên thành ngang hàng phải lứa mà phang nhau sao? Các chú, các bác không nghĩ rằng mình là nạn nhân cho những kẻ “khá là tiểu nhân” đã khởi xướng nên cái cuộc chiến tranh nội bộ này ư? Cháu nói thật là từ một bài viết kiểu tường thuật có vẻ rất khách quan của cái bạn Viễn Thị nhưng mà lại khéo léo cắt chỗ nọ, bỏ chỗ kia để khiêu khích các chú, các bác nhảy vào đây chiến nhau ỏm tỏi nên thì thật là không đáng tý nào. Cháu cũng chả biết cái bạn Viễn Thị kia là ai đâu, nhưng cháu tin bạn ấy chẳng có ý tốt với cái sự phát trỉên của đặc san, cũng như của trường, của Viện MT. Và có thể bạn ấy cũng là một trong số các chú, các bác, rồi ngày ngày nhìn nhau vẫn cuời cười, nói nói, trong bụng thì mở cờ đấy.
Bác Trung ạ, cháu cũng chẳng biết có phải là bác Trung của viện MT thật ko nữa. Nhưng mà cháu thấy thật là kỳ lạ. Bác cũng là người của Viện, ăn đồng lương của Viện, rồi cũng là người trong ban biên tập đặc san NCMT nữa, thé mà tại sao tự dưng bác lại nói như thể bác là người ngoài cuộc thế. Bác đứng trước mọi người, nói cái nọ, cái kia, sao bác không nói thẳng vào mặt những người đồng nghiệp của bác ấy? Cháu không biết trong Viện hay trong trường mọi người đối xử với nhau thế nào (trước cháu cứ ngây thơ tin rằng mọi người yêu quý nhau lắm cơ?), nhưng mà không phải cái việc lôi nhau ra đây bêu nhau lên là ko hay sao? Cháu thấy bác có vẻ bất mãn, và tự dưng bác lên tiếng rất hùng hồn. Nhưng chẳng thấy bác có tinh thần xây dựng gì cả. Thay vì việc nói hết ra đây những cái dở của đặc san mà bác là một trong những người xây dựng nên theo cái kiểu: đấy, tôi làm với chúng nó đấy, nhưng mà chúng nó dở lắm, nên cái đặc san này cũng dở, tôi vô can nhé. Thì sao bác ko nghĩ rằng bác cũng là người cần phải thay đổi, cần phải cố gắng hơn đi. Bác bảo nhiều bài viết trong đặc san kém chất lượng, nhưng không phải bác cũng là người sửa bài, biên tập rồi đồng ý cho nó lên sao? Hay là lời nói trong ban biên tập của bác ko có giá trị mấy nên bác bất mãn. Cháu xin lỗi nếu cháu suy đoán, nhưng quả thật, cháu nghĩ những người trong nghề lâu như bác, thì không nên có cái kiểu này.
Rồi trong viện, không biết người nào là những người đã comment phản đối bác ở đấy, đến chỗ làm, các bác, các chú có nhìn nhau chẳng ra gì ko? Hay là trên tầng ban này ban nọ lại cứ liếc xéo rồi đóng cửa nói xấu nhau bên trong. Các bác, các chú là người đi trước, đáng nhẽ phải là tấm gương, là lòng tin cho lớp đàn cháu, đàn em noi theo chứ? Các bác ko thấy là lôi nhau lên đây bắt lỗi theo cái kiểu rất ko quân tử này sẽ làm lũ sinh viên đang học và cựu sinh viên như cháu thấy đáng ngày càng mất lòng tin, thấy thất vọng về trường, về viện sao?
Cháu đọc những cái lời cổ vũ mang tính khích bác ở trên này, rồi mỉa mai, châm chọc đặc san, trường, viện mà cháu thấy đau hết cả lòng. Nói thật là sao nhiều người lại cứ thích phản ứng lại với trường, viện thế? Mọi người cứ kiểu rất là ghét, rất là coi thường, rất là bất mãn... rồi được thể hò nhau lại, quên hết cả những điều tốt đẹp (dù nhiều hay ít ỏi) mả trường, viện cống hiến suốt bao nhiêu năm qua. Cháu cũng ko thực sự tôn sùng trường lớp lắm đâu, vì cháu biết cái gì cũng có cái được, cái không được. Nhưng mà cháu nghĩ chúng ta cần phải tỉnh táo mà suy xét. Những người xuất thân từ trường, viện mà ra cũng ko nên ăn cháo đá bát quá. Nếu thấy nó hỏng hóc, phải góp công và sửa chữa chứ. Sao cứ đá đấm cho nó bung bét hết ra thế?
Lời cuối cháu muốn nói là những người trong ban biên tập, dù họ có ko làm được cho cuốn đặc san này hoành tráng hay được như mong đợi của mọi người thì họ cũng ko phải là kẻ tội đồ. Vì trên họ còn tỷ thứ khó chịu lắm. Họ cũng bức xúc chứ, nhưng cứ vùi dập thế này chẳng phải không cho họ đường thoát và làm tổn thương những con người ấy sao?
Ôi cháu nói đến đây là hết lời rồi, cháu chỉ nói ý kiến suy nghĩ thật của mình thôi, cũng mong các bác, các chú đừng trách cháu là trẻ con mà lại lớn tiếng dạy đời.
Cháu đội ơn ạ!

21:56 Sunday,25.3.2012

Đăng bởi:  Bôi Sỹ

Nhà cháu tiếc vì bác Trung không tranh luận với đám du kích nữa. Xin có mấy câu thơ theo trường phái Bút Tre nhớ bác:
Hoan hô bác Phạm Quốc Trung
Phản biện với đám lung tung rất phiền
Đặc san báo biếu không tiền
Hoạt động du kích làm phiền bác Trung

19:19 Sunday,25.3.2012

Đăng bởi:  Phản biện Con Mọt Sách

Mọt sách cũng có nhiều loại, người đọc cũng có nhiều loại. Từ lớp 1 trở ra là đã có thể đọc được rồi. Trẻ con có đứa 3 tuổi đã đọc được.
Cộng tác viên của các loại Đặc san và Tạp chí cũng có nhiều loại. Nếu họ giỏi cả thì nước mình đã không khốn khổ như ngày nay, giáo dục đã không trượt dốc như ngày nay.
Người Điên cũng nhiều loại, từ điên sơ sơ- chập cheng- đến điên nặng. Chẳng người Điên nào có thể tự biết (nhận thức ra) mình bị điên. Trong trường hợp này chỉ có người ngoài và bác sĩ là thấy rõ căn bệnh của họ hơn cả.
Nick Mọt trong còm viết trên, không hiểu thuộc loại mọt nào, nhưng nói: tôi cộng tác với Đặc san Mỹ thuật này vì nhiều lý do, trong đó có "1.Tính nghiêm túc trong cách làm việc; 2. tờ báo này có thể in dài mà các báo khác không in được; 3. nhuận bút của tờ này cũng không bèo bọt lắm.". Về tính nghiêm túc, chắc nó cũng "nghiêm túc" gần như tọa đàm nghiên cứu và đào tạo ăn kèm theo nó thôi (hic, luxury và rỗng). Về Nhuận bút & có thể in dài... Xin thưa là tiền chùa nên mới trả được như thế (tính số chữ để trả tiền), các loại mọt "sâu" có thể tha hồ mà sản chữ lai dai để kiếm tiền, bất kể chữ gì, nhai lại- xào xáo- copy- cắt dán- đạo văn... từ nhiều nguồn khác nhau. Đã là Sâu thì thiếu gì cách. Có khi còn lấy ngay từ Nét và Wikipedia xuống để chích choác kéo dài cái mớ kiến thức rởm, nhảm nhí, ngụy khoa học của mình. Cái này nguy hại cho các sinh viên trẻ lắm, bị tung hỏa mù, không biết đâu mà lần. Chữ càng dài càng dễ lòe những người lười đọc, ít đọc. (Xin lỗi, nếu Nick Mọt trên kia không thuộc loại mọt "sâu" này, thì có gì mà phải tự ái. Cây cao đứng thẳng. Những gì kể trên cũng thường thôi, người ta nói nhiều khắp nơi rồi).
Tuy nhiên, câu nói của nick Mọt: "Tôi không thấy dại cho dù phải bỏ tiền mua (tạp chí cách đây vài năm), tuy chất lượng của nó kém xa bây giờ", ý nói chất lượng của Đặc san cách đây vài năm còn thua xa bây giờ. Đọc đến đây thì tôi đâm ngờ vực văn hóa đọc của Nick- Mọt. Hình như Mọt không đọc thì phải, hoặc giả chỉ đọc mỗi bài của mình và tự thấy tiến bộ vượt bậc, hoặc nhầm lẫn gì đó, hoặc cố nịnh Đặc san đến cùng (dù sao cũng là một mối làm ăn tốt), hoặc có vấn đề thần kinh thật.
Nói tóm lại, không còn gì để bàn tiếp.

13:20 Sunday,25.3.2012

Đăng bởi:  Phạm Quốc Trung

Chào Hoa Lê và Con Mọt Sách
1- Với Hoa Lê: Cảm ơn bạn đã ủng hộ quan điểm của tôi. Xin lỗi là tính tôi có thể bộc trực (cũng tùy việc), ghét khuất tất nhưng không phải là Hông vệ binh, cái gì cũng nhảy ra chiến đấu, và lại càng không có sức đi "chiến" ở bên cơ quan khác. Mặc dù nhiều khi cũng thấy đấu tranh mãi với tiêu cực thì khác nào Sen đầm đuổi chợ. Có hết đâu? nên mọi việc chỉ nêu ra như thế, còn những ai trong cuộc họ có sửa chữa không thì tùy họ. Biết đâu họ lại nghĩ chính mình sai cơ mà. Để làm được người nói được những suy nghĩ thật của mình ở thời buổi này, tưởng dễ nhưng cũng không đơn giản đâu, chịu nhiều điều tiếng thiệt thòi, phải trả giá đấy, hi hi. Nên tốt nhất là bạn cứ làm tốt công việc của mình, chờ sự "tự diễn biến hòa bình" của những người tiêu cực bỗng một ngày đẹp trời, họ tự thấy ăn năn, sám hối và cải tà quy chính. Chính đây là chính trực.

2- Với Con Mọt sách: Nếu như những việc mà Con Mọt sách tự nhận, tự xưng ra trong cmt của mình thì không phải riêng tôi mà nhiều người trong giới đều có thể hình dung ra hình ảnh của một người họa sĩ quen biết có những kiến thức và thú đọc sách rất đáng trân trọng. Người này kiến thức chắc chắn và là người tử tế và hiền lành, sòng phẳng. Rất chu đáo với những ai muốn tìm hiểu kiến thức, nhưng với những sự bẩn thỉu, gian dối, ngu muội thì anh tránh xa, không dây và không chơi, không thèm nói lại. Với tính cách ấy, tôi luôn kính trọng anh ấy, dù tính tôi và anh có nóng- lạnh khác nhau, nhưng tôi luôn kính trọng những ai có thực học và tử tế.
Người đàng hoàng như thế thì sẽ không dùng nick khi cmt đối thoại với tôi, anh ấy có thể thấy tôi "ngạo mạn"? tức quá không chịu được thì cmt nhưng sẽ không bao giờ dùng nick và nói những chuyện ngoài lề.anh ấy với tôi cũng không lạ gì mà không gọi điện mắng cho nhau một trận nếu thấy ghét?
RÕ RÀNG Con mọt sách là nick của một cá nhân rất xấu, cũng có quen biết, tiếp xúc khá gần cả tôi và anh họa sĩ kia nên mới có thể biết vài ba sở thích của anh và những trao đổi qua lại lúc nào đó giữa anh và tôi để rồi cmt mà không dám dùng tên thật, phải đi dùng nick nhưng rất hèn hạ gán thành ý kiến của người khác, người tử tế để phản đối tôi. Hèn hạ quá, kiểu gắp lửa bỏ tay người. Đây cũng là ví dụ về nhân cách của một vài ai đó đang làm trong trường ĐHMTVN hoặc Viện MT, có liên quan đến Đặc san. Nhân cách thế thì làm sao mà bàn về khoa học hoặc cái hay, cái đẹp của mỹ thuật được. Tôi và những người ở Viện MT đã có thể nhận ra chân tướng Hèn đại nhân này. Buồn quá, buồn cho VNUFA.
Sách Mỹ thuật Việt Nam hiện đại xuất bản năm 2005,tôi muốn bán lắm chứ nhưng nào có quyền. Nếu được bán thì còn gì bằng.

3- Với các ban trên Soi: Cảm ơn các bạn đã quan tâm (kể cả hai phía Yêu- Ghét) với những vấn đề lùm xùm của Đặc san. Tôi chiếm khá nhiều chỗ dài dòng trên diễn đàn này và cũng đã nói được vài suy nghĩ của mình về Đặc san trên Soi nên tôi sẽ không tham gia cmt nữa, chỉ quan sát và học hỏi, cũng bởi không có thời gian và cmt nhiều, có ý kiến ý cò thì dễ bị ghét vì" ngạo mạn".
Thế nhưng tôi vẫn luôn có suy nghĩ rằng: Trong văn hóa, chữ nghĩa, khoa học cũng luôn luôn có đẳng cấp. Luôn có chia hạng giữa Thực Danh và Hư Danh. Và khoa học là một quá trình,từ người biết chữ, thậm chí có bằng đại học đến khi trở thành một người có chữ, có văn hóa là một quá trình, và luôn là vất vả, đổ mồ hôi sôi nước mắt, không hề dễ dãi, ngon ăn. Có thể dùng mọi thủ đoạn cơ hội để chạy chọt,hối lộ. mua bán...và sẽ có đủ danh, vị, quyền chức, vinh thân phì gia.(Có quyền chức thì ở VN mới có bổng lộc, mới vênh váo được), thế nhưng nếu không có cốt cách văn hóa thực chất thì thiên hạ vẫn cười chê là "trọc phú". Nếu đích thực là Nghệ sĩ,nhà nghiên cứu (và có thực tài) thì không có gì chính danh hơn là thành đạt bằng những kết quả công việc nghiêm túc của mình.
Đạo diễn Doãn Hoàng Giang có nói, đại ý: Nếu ra đường, vô tình anh nhặt được một cục vàng, về bán đi, thì ngay hôm sau anh đã trở thành nhà giàu. Thế nhưng, trong lĩnh vực văn hóa, không ai đánh rơi cục văn hóa cho anh nhặt cả... Thế mới đau.
Cho nên, dù ký tên là Con mọt sách thì kiến thức rởm vẫn hoàn rởm thôi, và nhân cách, văn hóa cũng không thể lên đời được.Còn trở nên Sang thì hoàn toàn vô vọng.

10:50 Sunday,25.3.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Cũng lại lạ (hi chú Trung), hóa ra rằng thì là CHĂn của trường ta viện ta đặc san ta làng ta nhiều RẬN ghê gớm chú Trung và cô MỌT SÁCH nhỉ?

Nghĩ kỹ tí: thời buổi khó khăn có CHĂN úp thân/chân/tay/miệng là may rùi (còn hơn khối trường viện xã làng thôn heo hút tút mút chẳng có khố mà đeo réo zì đến chăn)...

Băn khoăn bi zờ: SỐNG CHUNG VỚI RẬN có khi lại là 1 cơ hội hiếm để quân ta TRẢI NGHIỆM chăng?

Ban-căng ghê gớm!

10:43 Sunday,25.3.2012

Đăng bởi:  Phan Song Lam

Tôi theo dõi tranh luận quanh tờ Đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật dạo gần đây với thái độ… dửng dưng. Quanh một tổ chức hay một sản phẩm, luôn luôn phải có mâu thuẫn, đánh nhau, bảo vệ, chống đối. Nhưng càng đọc, tôi càng thấy phe bảo vệ Đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật có cái gì đó vừa tối tăm lại vừa lệch lạc khi tấn công cá nhân.

Tối tăm:
Tôi nhận thấy khi tranh luận, thoạt tiên phe “chống” Đặc san NCMT chỉ chống sự “kín đáo” không cần thiết của Đặc san. Họ chỉ cần Đặc san được phổ biến rộng hơn trên web (nếu như không được bán), để người bình thường không được biếu vẫn được đọc.

Đó là một điều đáng mừng. Nhưng không rõ là do tăm tối thế nào, những người thuộc phe bảo vệ Đặc san lại không hiểu thế, đi chuyển cuộc thảo luận về đòi hỏi chính đáng này sang một cuộc tấn công về cá nhân (anh Phạm Quốc Trung), vu cho người ta động cơ muốn thăng tiến mà không được nên mới phê bình Đặc san.

Những người ủng hộ Đặc san đã làm hại chính Đặc san. Không khác gì một họa sĩ vẽ tranh đẹp được người hâm mộ gửi thư, yêu cầu làm sao cho được xem tranh nhiều hơn, in trên mạng cũng tốt. Họa sĩ này thay vì cảm ơn thì lại xông ra giải thích là tranh tôi chỉ biếu không cho một số đối tượng, các vị cần thì đến bảo tàng mà xem.

(Đây mới là thái độ siêu kiêu ngạo, thế nhưng Con Mot Sach lại không phê bình, mà đi phê bình Phạm Quốc Trung kiêu ngạo!)

Tấn công cá nhân:

Cuộc chiến quanh tờ Đặc san này hiện đang diễn ra theo một cung cách rất lạ lùng, hoàn toàn ngược với... bình thường.

Thường thì kẻ tấn công, phê bình sẽ tấn công những cá nhân cụ thể; nào là tố cáo tham nhũng, hối lộ, phe phái… Vì nói những điều negative thế nên thường thì ở nước ta, kẻ tấn công phải giấu mặt, giấu tên. Người bảo vệ tổ chức thì ngược lại, nói những điều tốt đẹp về tổ chức, nên sẽ để danh tính cụ thể, coi đó là bằng chứng về sự chính danh, trong sáng, hầu cho lời lẽ bênh vực được giá trị hơn.

Trong cuộc chiến Đặc san này, anh Phạm Quốc Trung thì để tên anh rõ ràng. Còn những người bảo vệ Đặc san, mà nhất là bạn Con Mot Sach thì tuy nói tốt đẹp về Đặc san nhưng lại dùng nick. Chuyện này trên Soi tôi thấy chẳng ai cấm, nhưng nó trái ngược về logic tâm lý thôi, làm cho tôi nghĩ Con Mot Sach là một người trong chính BBT Đặc san , tự đứng ra bảo vệ nên không thể ghi tên.

Vấn đề mà người đọc trên Soi đề ra, xin nhắc lại, thoạt đầu chỉ là vấn đề rất chung: “Làm sao bớt tính du kích của Đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật”. Nhưng được những người như Con Mot Sach bẻ lái lệch lạc, cuối cùng lại rơi sang chuyện rất riêng, rất cá nhân. Nào là anh Trung ngày xưa cũng làm một cuốn sách cho Viện Mỹ thuật mà anh không bán đấy thì sao (xin thưa, anh Trung là một nhân viên của Viện, được Viện giao làm sách, chứ còn bán hay không thì quyền đâu, tiền đâu mà anh Trung được quyết định).

Nhân đây lại càng thấy Con Mot Sach rất không công bằng. Cùng một hiện tượng, nhưng cái thì Con Mot Sach không phê bình, lại còn yêu quý (Đặc san), cái thì Con Mot Sach phê bình, đặt dấu hỏi (sách anh Trung làm cho Viện). Để dễ hiểu, bạn thử đọc lại đoạn này của Con Mot Sach:

“… sách (Mỹ thuật Hiện đại) in khá dày in hoành tráng, có lần tôi hỏi mua anh Phạm Trung cũng không bán, mà cũng chẳng được tặng. Vậy, sách đó Viện Mỹ thuật in để làm gì? Vậy có phải sách đó in bằng ‘tiền chùa’ hay không? Sao in xong lại không bán và cũng không tặng?”

Cũng đoạn đó, nếu ta đổi thành “Đặc san”, và “tôi” thành “nhiều người đọc”, bạn sẽ thấy ngay vấn đề của Con Mot Sach:

“… Đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật in khá dày in hoành tráng, có lần nhiều người hỏi mua BBT cũng không bán, mà cũng chẳng được tặng. Vậy, Đặc san đó Viện Mỹ thuật và trường Mỹ thuật in để làm gì? Vậy có phải Đặc san đó in bằng ‘tiền chùa’ hay không? Sao in xong lại không bán và cũng không tặng?”

(Nói thêm với Con Mot Sach: Sách Mỹ thuật Hiện đại đã có in thì có tặng, nhưng không tặng anh thì không có nghĩa là không tặng tất cả.)

Kết luận
Bảo vệ một tổ chức là một việc nên làm, nhưng nên làm cho đúng cách. Những người như Con Mot Sach đang làm khó cho tổ chức, chẳng lẽ tổ chức lại điện thoại hay nhắn tin bảo: “Anh im đi! Anh đang làm cho người ta chỉ thấy Đặc san được những người cay cú, tối tăm, không hiểu vấn đề đứng ra bảo vệ. ‘Bọn nó’ chỉ yêu cầu phổ biến rộng rãi trên web thì BBT đã thống nhất rồi, chuyện đó có khó gì, chúng ta cũng đã làm được vài số, nay làm tiếp thôi. Anh mà nói thêm nữa là chúng tôi cúp báo biếu đấy!”

Mà biết đâu chưa nhắn tin này là chỉ vì chưa biết phải cử ai ra nhắn. Mua một sim rác thì cũng được thôi, nhưng sợ đương sự lại hoang mang, đem ra hỏi toàn thiên hạ thì lại thành dở ra.

Mới biết, thu phục loại quân nào thì khi có biến, chỉ có thể dùng loại quân ấy trong tay. Cũng là đến khổ!

8:22 Sunday,25.3.2012

Đăng bởi:  Thúy

bạn Con mot sach hay nhỉ? bạn nói chuyện với một người "danh chính" là anh Trung, lại bảo "không biết có phải là anh Phạm Trung ở Viện Mỹ thuật không"... Nếu ko phải là anh Trung đó thì làm sao rành tường tận mọi chuyện? Câu này, tự nó là câu trả lời rồi. Hic. Bạn nói chuyện với một một người chính danh mà lại dùng nick? Bạn đừng làm giả thế nữa đi, mọt sách mà thế thì mọt làm gì, phí!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả