Khác

Chà, lần này thì thương cái cây

Trong lúc chờ đợi có bộ ảnh chính thức (chụp bằng máy chuyên nghiệp) của SOI HN, xin đưa trước phóng sự ảnh của SOI A để các bạn xem, và mong là các bạn ở gần nên đến tận nơi để xem. Ảnh không bao giờ thay thế được tác phẩm.  Cảm giác nói chung của SOI A […]

Ý kiến - Thảo luận

11:58 Tuesday,21.5.2013

Đăng bởi:  Zee

“Sự biến mất của rễ cây là một điều thú vị. Sự thiếu hụt là một khía cạnh quan trọng đối với tôi. Không cần cội rễ, sinh vật này vẫn sẽ cố tiếp tục sống.”  => tiếp tục sống vài ngày rồi lăn quay ra chết hả?

10:10 Monday,28.6.2010

Đăng bởi:  mai thang

Xin đồng ý với ý kiến của Trần Trọng Linh. (Xin lỗi nếu đoán tên bạn sai.)

Tôi chưa được xem tận mắt tác phẩm này cuả Phương Linh, nhưng may mắn được tiếp xúc trực tiếp với tác giả một vài lần. Để làm được tác phẩm này, tôi nghĩ không ai khác ngoài Linh - là người đầu tiên nghĩ đến chuyện sống hay chết của cái cây và trăn trở cùng nó trong suốt thời gian ấp ủ và thực hiện dự án này. Nếu tôi là người nghệ sỹ được tham gia thực hiện tác phẩm này, cảm giác sẽ là chết đi sống lại cùng nó. Giống như con người ở trong xã hội này thôi, sống ngoi ngóp ở bề ngoài, vì được nhen nhóm một năng lượng khác từ bên trong. Giống như cái được và cái mất nữa.

Phương Linh đã không dùng đao to búa lớn gì để miêu tả những trăn trở của cô, mà chỉ dùng cái cây thôi đã đủ để cho chúng ta suy nghĩ. Mình thương cái cây nhưng thật ra có biết thương con người không?

16:55 Friday,25.6.2010

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Tớ rất thích cách hiểu của Trần Trọng Linh, là người đi xem nghệ thuật mà có sự nhạy cảm như bạn thật là lý tưởng. Tớ cũng không khuyên Phương Linh dùng cây chết rồi bọc vải hay cây nhựa bởi như thế không nói lên được sự khắc khoải sống của đối tượng. Tớ đi xem triển lãm lúc 3 giờ chiều, nắng vẫn còn chói gắt, đứng ở ngã ba đèn đỏ, nóng nực, khói bụi, tự nghĩ một mình: "Ước gì ở đây có một bóng cây".

15:56 Friday,25.6.2010

Đăng bởi:  tran trong linh

Tôi không được trực tiếp xem tác phẩm của Phương Linh. Nhưng nhờ những bức ảnh của Soi tôi thấy thật sự ấn tượng. Khi xem tác phẩm này tôi có liên tưởng đến tác phẩm của một người Đức là một chiếc xe ôtô có hai đầu được gắn với nhau không có phần đuôi xe. Cả phần trước và sau đều là đầu.
Đúng như Soi nhận xét tác phẩm không có gì nhiều để bàn bởi nó hoàn toàn cô đọng, nhưng theo tôi có rất nhiều điều đáng suy ngẫm. Hãy thôi không bàn đến tác phẩm của Phương Linh vội bởi với mỗi cá nhân xem nghệ thuật đều có những cảm nhận riêng tùy theo cảm thụ cũng như kinh ngiệm sống, sự hiểu biết, tri thức của từng cá nhân.
Ta hãy ngược lại chút thời gian để nhận định một vài tác phẩm gần đây của nghệ thuật đương đại thế giới.
Như tác phẩm Our Body/A Corps Ouvert, tác giả dùng đến hơn 100 xác chết được sưu tầm từ những nhà tù Trung Quốc. Những xác chết này đươc lột da, cắt lớp...tẩm ướp formol. Sau hai lần triển lãm, ở Pháp đã dấy lên phong trào tẩy chay tác phẩm vì vi phạm đến đạo đức và nhân quyền con người.
Hay những tác phẩm của Damien Hirst với những động vật bị chết và được tẩm ướp formol hoặc để thối rữa.
Hoặc như trong tác phẩm Xuyên Thấu, văn học hậu đương đại của Nhật, Ryu Murakami có miêu tả đến một nhân vật trong chuyện lên kế hoạch rất chi tiết để giết người. Phải chăng ông đang vẽ đường cho hươu chạy?
Ở tác phẩm Our Body…, phải chăng tác giả căm ghét con người, hay Damien Hirst bị dị ứng với động vật?
Không phải. Hàng trăm nghìn con người đã được hiểu biết về cơ chế hoạt động, anatomie của con người thông qua tác phẩm, chưa nói đến nhờ ý niệm của tác giả như của Damien Hirst, hàng nghìn trẻ em được biết về một thế giới khác không phải loài người. Sự cô đơn trong một thế giới hiện đại, các giá trị đạo đức tôn giáo bị xóa nhòa bởi một thế giới Phẳng của Ryu Murakami.
Quay lại với tác phẩm của Phương Linh.
Hãy đừng vội phán xét cô ấy, tôi nghĩ trước khi có ý tưởng xây dựng tác phẩm cô đã lường trước được những phản ứng này của khán giả.Nhưng cô đã dám hy sinh nó để nói lên những trăn trở của mình.
Một cái cây mà lại không có cội rễ nhưng vẫn phải tồn tại ở trong tư thế lơ lửng.
Xin hãy nhìn lại toàn cảnh xã hội Việt Nam.Con người ta có tồn tại và phát triển tốt nhờ vào hai yếu tố chủ đạo, đó là môi trường sống và môi trường văn hóa. Ở Việt Nam, cả hai thứ này đang dần bị biến mất. Cái cây đang là bóng của chính cái cây không đầu không cuối.
Một lần nữa xin cảm ơn Phương Linh đã nói hộ cho những nghệ sỹ nói riêng cũng như cho cả thế hệ chúng ta nói chung những cảnh báo cho một xã hội tốt hơn.


12:34 Friday,25.6.2010

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn bạn Trang, nhờ bạn đính chính mà SOI đã sửa lại được chú thích đầu của hình!

12:28 Friday,25.6.2010

Đăng bởi:  Trang

Người cầm cốc ko phải là Phương Linh, và Phương Linh ko phải là người sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi :P

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả