Gẫm & Bình

Kín người nghe tại buổi thuyết trình thú vị của họa sĩ Đức Hòa

    Sáng thứ Tư ngày 28. 3. 2012, tại phòng lý thuyết trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Đức Hòa đã có buổi thuyết trình và chiếu hình rất hữu ích về Quy tắc chia đôi và quy tắc chia 3 trong luật Bố cục của phương Tây đã được áp […]

Ý kiến - Thảo luận

11:15 Wednesday,30.9.2015

Đăng bởi:  Đỗ Thị Mỹ Duyên

Chị Lê Anh có thể đến tiệm photocopy Duyên Anh cách Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh khoảng 30m. Giá khoảng 30k

16:39 Sunday,23.11.2014

Đăng bởi:  Nguyễn Thị Lê Anh

tôi là Leanh, ở Sài Gòn, rất mong được đọc cuốn sách của họa sĩ Đức Hòa.
xin cảm ơn họa sĩ hoặc bất cứ bạn nào giúp đỡ.

12:14 Sunday,23.11.2014

Đăng bởi:  Nguyễn Đức Hòa

Trả lời bạn Nhơn, dù đã muộn: tôi đã dịch sách này từ lâu nhưng không xuất bản (vì lỗ nặng). Bản dịch đánh máy chữ và photocopy đã được hàng trăm sinh viên photo tại HN và tpHCM suốt từ năm 2001 đến nay.

16:14 Monday,15.10.2012

Đăng bởi:  Nhơn

Sách này tiếng pháp mình không đọc được, không biết đã có bản tiếng Anh, hoặc có bạn nào share mình bản dịch của họa sĩ Đức Hòa với, xin cảm ơn.

21:46 Wednesday,4.4.2012

Đăng bởi:  Composition

Toàn bộ cuốn sách "Nghệ thuật bố cục và khuôn hình dành cho Hội họa, Nhiếp ảnh, Tranh truyện và Quảng cáo" của tác giả Bernard Ducourant (gọi tắtlà Bernard Duc) có tên tiếng Pháp là
"L'Art de la composition et du cadrage : peinture, photographie, bandes dessinées, publicité" (NXB Fleurus, 1992) có thể tải xuống miễn phí tại đường link sau đây:
http://hotfile.com/dl/29001392/35e7ada/lart_de_la_composition_et_du_cadrage.PDF.html?lang=en

Chú ý:
--------
PDF file khá to: 132 MB. “Nhấn chuột vào “Regular download” thì có thể tải xuống miễn phí. Tùy theo tốc độ đường truyền, thời gian tải xuống có thể từ 10 tới 20 phút.”

15:47 Monday,2.4.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Cám ơn Composition về giải đáp cho bức "Tiếng Chuông Chiều" nhé. Thế mới biết hoạ sĩ nhà người cũng đổi tên và sửa tranh để giải toả cơn thèm tiền. Giống như hoạ sĩ nhà ta đổi tên tranh để giải toả cơn thèm giải thưởng.

13:56 Monday,2.4.2012

Đăng bởi:  Composition

@phuongtrannaf m:
--------------------

phuongtrannaf m đã có một nhận xét tinh tế.

Cũng băn khoăn bởi câu hỏi này, danh hoạ Salvador Dalí đã kết luận rằng trong "Tiếng chuông chiều" (The Angelus), Millet lúc đầu không định mô tả hai vợ chồng nông dân đang cầu kinh theo tiếng chuông, mà thực ra mô tả họ đang cầu nguyện trong khi mai táng đứa con nhỏ chết yểu của họ.

Dalí khẳng định rằng cái giỏ đựng khoai tây đã được vẽ đè lên một quan tài nhỏ. Người ta đã soi bức tranh này bằng tia X và quả nhiên đã phài hiện ra một hình chữ nhật rất giống một quan tài nhỏ ở chỗ cái giỏ.

Song, đến nay vẫn chưa rõ có phải Millet đã xoá cái quan tài đi để bán được bức tranh hay có phải cái hình chữ nhật mà tia X phát hiện đích thực là cái quan tài. Ít nhất, người ta biết rằng, sau khi bức tranh bị người mua từ chối vào năm 1859, Millet đã sửa lại bức tranh, vẽ thêm cái gác chuông nhà thờ đằng xa, và đổi tên bức tranh từ "Cầu nguyện cho thu hoạch khoai tây" thành "The Angelus".

Cái quan tài đứa trẻ là một câu trả lời "hợp lý" cho cái khoảng trống "vô lý" giữa hai vợ chồng người nông dân :-)

20:09 Sunday,1.4.2012

Đăng bởi:  Huệ

Thế mới thâm hiểm chứ phuongtrannafm: vợ chồng nào mà chẳng là "không đội trời chung" và "hai chiến tuyến", dù là vợ chồng nông dân!

14:46 Sunday,1.4.2012

Đăng bởi:  phuongtrannaf m

Theo anh Hòa khi sử dụng phép chia đôi giữa hai nhân vật mà để khoảng trống là thể hiện sự không đội trời chung (hai chiến tuyến) vậy trong bức tranh "tiếng chuông chiều" của Milet diễn tả đôi vợ chồng người nông dân cầu nguyện cũng chia đôi và có khoảng trống lớn ở giữa thì làm sao đây anh Hoa ơi?

9:31 Saturday,31.3.2012

Đăng bởi:  Composition

Bàn tiếp về khoảng trống trong bố cục:
----------------------------------

Người Á Đông đã đi trước phương Tây rất lâu về cách dùng khoảng không trong bố cục.

Về triết lý của khoảng không, Đạo Đức Kinh của Lão Tử, chương 11, có viết (Nguyễn Văn Thọ dịch):

Dịch xuôi:
----------
Ba chục căm, hợp lại một bầu. Nhờ chỗ «trống không», mới có cái dùng của xe.

Nhào đất để làm chén bát. Nhờ chỗ «trống không», mới có cái dùng của chén bát.

Đục cửa lớn, cửa sổ để làm nhà; nhờ có chỗ trống không, mới có cái dùng của nhà.

Cho nên lấy cái «có» để làm cái lợi, lấy cái «không» để làm cái dụng.

Dịch thành thơ:
---------------

Bánh xe ba mươi tai hoa,
Cái bầu giữa trống, nó nhờ nó quay.

Bát kia lấy đất dựng gầy,
Nhờ lòng bát rỗng, mới hay đựng đồ.

Làm nhà trổ cửa nhỏ, to,
Nhờ cửa mở trống, cái nhà mới quang.

Hữu hình để chở, để mang,
Vô hình mới thực chính tang «cái dùng».

Trong nghệ thuật Á Đông, cái mà phương Tây gọi là không gian âm (negiative space), người Nhật gọi là “ma” (間) mà phiên âm Hán-Việt của ta gọi là “gian” (ví dụ nhà 3 gian 2 chái ở nông thôn, có ba khoảng trống lớn ở giữa). “Ma” hay “gian”có nghĩa là khoảng hở, không gian trống, khoảng lặng, không gian giữa hai câu trúc hay vật thể.

Trong tranh lụa hay giấy cuốn treo tường hoặc bình phong của Nhật, “ma” không phải là một cái gì rỗng không mà là một phi vật thể tồn tại song song, không thể tách rời khỏi vật thể. “Ma” tạo một hình thể cho toàn bố cục (Ví dụ bức nhị bình “Những cây thông” của Hasegawa Tohaku (1539 -1610)

Trái: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/65/Hasegawa_Tohaku%2C_Pine_Trees.jpg

Phải: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/0/0c/Pine_Trees.jpg

cho thấy “ma” đã được sử dụng như thế nào, trước “Cái chết của Marat” của J.L. David gần 2 thế kỷ.

Chỉ sau này, khi phương Tây đã “ngấm chưởng” Á Đông, Cézanne, Giacometti, v.v. mới bắt đầu xử lý khoảng không như vật chất trong hội hoạ, điêu khắc, John Cage sáng tác nhạc phẩm “4 phút 33 giây” không có một nốt nhạc nào, còn Robert Rauschenberg vẽ những bức tranh trắng. Tuy nhiên phương Tây vẫn không hề có một từ hoặc thuật ngữ nào thật sự tương đương với “間” (ma, gian).

2:33 Saturday,31.3.2012

Đăng bởi:  phuong tran nam

Thông nói vẽ giống chơi cờ thì cũng thú vị, nhưng mình nghĩ đấy là anh Hòa và chúng ta hậu sinh cứ mổ xẻ rồi võ đoán cả thôi, còn khi nghệ sĩ vẽ bức tranh đó thì cảm xúc và quá trình theo đuổi ý tưởng, cũng như cảm giác bức tranh mang lại mới là điều đang quan tâm, còn cái điều phá luật bố cục như anh Hòa nói là chỉ có bậc thầy mới dám làm và làm được thì thật ko đáng bàn, vẽ chỉ để cho thiên hạ nể ta đây giỏi phá bố cục thì vẽ làm gì? Milet mà chỉ nghĩ vậy mà vẽ thôi sao? Điều này làm tôi nhớ thầy Lê Thiệp, khi vẽ người mà trống nền lập tức cho cái xô vào, xô thấy chướng thì dựng cái xẻng vào đó vv...

1:22 Saturday,31.3.2012

Đăng bởi:  nobita

Dám hỏi anh Nguyễn Hồng Sơn anh có hiểu phương trình mà composition giải thích về tỷ lệ vàng kia không. còn một nghiệm nữa mà composition chưa giải nốt, xin anh chỉ giúp để em mở rộng tầm mắt. Hâm mộ anh

17:50 Friday,30.3.2012

Đăng bởi:  đang cố học

Sơn dầu ư, sao không nói là màu nước trên giấy hay trên lụa, sao không nói là sơn mài phẳng hay thô? ngày xưa các cụ nấu cá phải bằng nồi đất, phải vùi trấu thì mới nhừ. Bây giờ nồi áp suất! Nếu nó là một vật liệu để vẽ thì hãy cố gẳng xem người trước đã vẽ thế nào, sau đó là quyền của mình "SÁNG TẠO" (nói đúng hơn là tự kiểm chứng về hiệu quả của cái mình làm). Sơn dầu là sơn dầu, vẽ bằng sơn dầu là vẽ để thấy nó hay, dở, dễ, khó đối với mình. Đừng cho rằng ai cũng biết vẽ bằng sơn dầu, nhưng cũng đừng bảo rằng cái tranh này là sơn dầu, cái kia không phải! cuối cùng sơn dầu cũng chỉ là cái nồi nấu cá mà thôi. mục đích là cá nhừ và thơm ngon!

13:50 Friday,30.3.2012

Đăng bởi:  Composition

I) Các quy tắc chia đôi chia ba v.v. trong bố cục đều dựa trên cái gốc duy nhất là tỉ lệ vàng được áp dụng trong nghệ thuật bắt đầu từ thời cổ Hy Lạp.

Tỉ lệ vàng là cái gì?

Định nghĩa:
-----------
Hai số a và b, mà số a lớn hơn số b, được gọi là có tỉ lệ vàng với nhau nếu tổng của 2 số này chia cho số to hơn thì bằng số to hơn chia cho số bé hơn. Định nghĩa đó được viết thành phương trìng toán học như sau

(a + b)/a = a/b = φ (1)

Tỉ lệ này được người ta ký hiệu bằng chữ φ (đọc là "phi") - chữ cái Hy Lạp đầu tiên trong tên của Phidias (480 - 430 tr CN) - nhà điêu khắc Hy Lạp đầu tiên đã áp dụng tỉ lệ vàng (ví dụ tại đền Parthenon ở Athens).

Bây giờ ta hãy giải một bài toán đại số của chương trình trung học phổ thông.

Tách phương trình (1), thành hai phương trình như sau

(a + b)/a = φ (2)

a/b = φ (3)

Từ phương trình (2) ta được:

a + b = aφ (4)

Từ phương trình (3) ta được:

a = bφ (5)

Thay a trong phương trình (4) bằng bφ [phương trình (5)], ta được:

bφ + b = bφφ

Sau khi giản ước b đi, rồi chuyển tất cả sang một vế, ta được
φφ - φ - 1 = 0 (6)

Đây là một phương trình bậc 2 với ẩn số là φ. Lời giải của phương trình này có 2 nghiệm số, dương
(lớn hơn không) và âm (nhỏ hơn không). Nghiệm dương có giá trị là

φ = (1 + căn bậc hai của 5)/2 (7)

Căn bậc tai của 5 bằng 2.236067977..., vì thế

φ = (1 + 2.236067977… )/2
= 1.6180339887… (10)

Đó chính là con số vàng.

Việc chia hai hay chia ba trong bố cục là sự đơn giản hóa của tỉ lệ vàng này. Ví dụ, nếu theo đúng tỉ lệ vàng thì chia ba sẽ là 1.618...: 1 : 1.618... chứ không phải là 1:1:1.

Từ tỉ lệ vàng, người ta có tam giác vàng, hình xoắn ốc vàng v.v., cũng thường được áp dụng cho bố cục trong nghệ thuật, âm nhạc, v.v.

II) Bây giờ, trên cơ sở tỉ lệ vàng nói trên, ta hãy nhìn vào bức tranh "Cái chết của Marat" của David. Bố cục theo chiều dọc và ngang được chia thành các hình chữ nhật có tỉ lệ các cạnh rất gần với φ. Ví dụ lấy chiều dọc của bức tranh chia cho khoảng cách từ mép trên cùng của bức tranh tới giữa mặt bàn ta được khoảng 1.618 tức gần bằng số φ.

III) Về không gian trống rỗng phía trên trong bức tranh "Cái chết của Marat".

Nếu đọc lịch sử bức tranh, ta thấy David muốn mô tả Marat như một anh hùng tử vì đạo, biểu tượng của cách mạng Pháp. Bởi vậy, đối với David, cái chết của Marat là cái chết của một người anh hùng, không thể lãng xẹt được. Trong bức tranh này, David chịu ảnh hưởng từ bức "Hạ huyệt Chúa Jesus" của Caravaggio.
Xem http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/ab/Caravaggio_-_La_Deposizione_di_Cristo.jpg

Tuy nhiên, nếu như Caravaggio lấp không gian phía trên bằng những hình người (nhân dân) thì trong tranh cùa David nhân dân đã biến thành một bóng đen vô hình đè lên Marat. Cái không gian trống rỗng phía trên đã khiến rất nhiều nhà phê bình tốn bao giấy mực để bình luận. Một trong những suy diễn hay có lẽ là, không gian đó là một trong những dự báo cho hội hoạ hiện đại: David lần đầu tiên đã đem một không gian trừu tượng, chỉ có nét bút đều đặn, cơ học, như một action painting ở phía trên đặt đối trọng với không gian hiện thực của vật chất, xác thịt phía dưới.

9:59 Friday,30.3.2012

Đăng bởi:  phuong tran nam

Tôi thấy có một sự nhận định chưa hoàn toàn đúng về trường Cao đẳng Mỹ thuật Đồng Dương vì Victor Tardier có vẽ theo lối ấn tượng và cả tân cổ điển, một số sinh viên khoá đầu như Lê Phổ được chính ông hướng dẫn theo lối vẽ đó và cũng là một trong những tên tuổi lẫy lừng của Hội hoạ VIệt Nam tại Pháp
Còn anh Hoà có nhắc đến cụ Hợp đi theo thầy vẽ không thấy lót gì khi vẽ sơn dầu thì sao nhỉ? không lẽ cứ vẽ sơn dầu là phải tráng phủ nhuộm theo kiểu Rembrant? Vì theo tôi đọc anh Nguyễn Đình Đăng viết thì ngay cả Vinci cũng có bức vẽ cô gái ôm con chồn không hề dùng kỹ thuật tráng phủ này, Manet vẽ sơn dầu trực tiếp chứ đâu có tráng phủ gì, vậy phải nghĩ sao về kỹ thuật vẽ sơn dầu, chẳng lẽ Manet không biết vẽ sơn dầu?
Mà những người khổng lồ như vậy tìm cách thoát ra và tiết chế bớt sự nhiêu khê của kỹ thuật vậy mà bây giờ lại coi đó như là một chuẩn mực cho kỹ thuật sơn dầu thì xem ra tự hạn chế khả năng biểu cảm của chất liệu mất rồi
Không thể nói vẽ sơn dầu một cách trực tiếp như Bùi Xuân Phái là kỹ thuật yếu kém được phải không nhỉ?

9:55 Friday,30.3.2012

Đăng bởi:  admin

Cảm ơn Phạm Huy Thông đã chú thích lại giúp mấy cái hình. Có gì bọn mình sẽ tách riêng bài ra để Thông đi nghe thì ghi lại giúp lời giảng của anh Hòa cho những bạn ở xa không đến dự được. Trong tương lai, hy vọng bọn mình được phép post từng phần cuốn sách đã được anh Hòa dịch để mọi người cùng xem.

9:25 Friday,30.3.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Về những ví dụ khác về luật chia đôi. Như thầy Khoa có nhận xét vể sau, là có sự tương đồng với luật đối xứng, đăng đối.. trong các sách khác.
Quan điểm của tớ về chuyện này cũng tương tự. Thực ra luật chia đôi hay luật bố cục đối xứng... thì cũng là những cách lý giải, mổ xẻ khác nhau để xây dựng những bố cục tranh hợp mắt (nguyên lý thị giác) con người. Rốt cuộc để cho ra tác phẩm tốt.
Những bức tranh ví dụ về luật chia đôi, nếu ở Mỹ thuật Công nghiệp sẽ được xếp và loại bố cục đăng đối giả, kết hợp với cặp tương phản về chất (mà ở đây là đối lập nhau về tính cách nhân vật.)
Một số ý kiến khác nhau về tính cần thiết của việc áp dụng các lý thuyết bố cục vào giảng day. Vì nhiều người sợ khi vẽ tranh mà cứ lôi sách bố cục ra mà phang thì tranh khô cứng lắm. Theo tớ, việc giảng dạy bố cục là cần thiết dù rằng các hoạ sĩ sau khi ra trường nên vứt nó đi. Nhưng nôm na như việc học võ, đánh nhau thực chiến với đầu gấu thì đương nhiên không cần các quy củ về quy tắc ra đòn, nhưng những người có luyện võ miệt mài, khi đó ra đòn theo "phản xạ" cũng vẫn hơn đứt đám lơ ngơ. Thầy Khoa cũng dùng từ gì đó như là "vô thức có tập luyện" vẫn khác loại tự nhiên chủ nghĩa vẽ hú hoạ.
Có ý kiến khác cho rằng, ở bậc đại học thì không cần phải học các quy tắc bố cục nữa vì khi đi luyện thi đã được học hết mấy cái này rồi. Tớ phản đối ý kiến này vì việc luyện thi thời lượng khi chậm, khi cấp tốc. Thầy trò cũng chỉ một mục tiêu cho học sinh thi đỗ là xong. Còn việc học (hoặc đọc thêm) trong môi trường trường quy sẽ có những trao đổi, trau dồi mang tính chất khác. Như tớ học ở MTCN, cả một năm đầu học và làm lại về hình định hướng, vô hướng, chuyển động...sức căng của hình, các luật kiêng kị..quả là rất có tác dụng. Sau này vẽ tranh không cần nhớ đến mấy thứ đó nữa nhưng tự chúng có trong phản xạ rồi. Lúc nào muốn phá cách thì cũng biết mình đang phá cái gì.

9:04 Friday,30.3.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Tranh "Cái chết của Marat" được chia làm đôi một cách có chủ ý (chứ không phải hú hoạ hay cố tình cho tranh nó to). Cả một khoảng đen trống rỗng u tối, biểu hiện cho cái chết lãng xẹt của ông Marat. Hoạ sĩ Đức Hoà đã kể một chuyện rất hay về tích của tranh này.

9:01 Friday,30.3.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Bố cục trong tranh Milet được lấy ra làm ví dụ cho sự phá luật khi bầu trời mặt đất bằng nhau chằn chặn. Người nông dân và túp lều đối xứng nhau cũng chằn chặn. Theo tớ, mặt trăng được đặt vào vị trí lệch đắc địa là cứu tinh cho toàn bộ bố cục tranh. Vẽ tranh như chơi cờ, sướng thật

8:57 Friday,30.3.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Hình thứ 8 từ trên xuống:
Tỉ lệ hay dùng trong bố cục phong cảnh: đất chiếm 2/3 hoặc trời chiếm 2/3.
C. Nhóm trẻ con đứng trước cối xay gió. Độ lớn của 2 nhóm hình này bằng nhau. Cối xay gió không hút được sự chú ý vì nhóm trẻ con vừa đứng trước, vừa rất động.
D. Nhóm trẻ con bị thu nhỏ lại nhưng vẫn thu hút vì có trạng thái động.
E. Bây giờ sự chú ý đã dành cho cối xay khi nhóm trẻ con không hoạt động nữa.

8:43 Friday,30.3.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Ảnh thứ 7 từ trên xuống:
Phương án A: ba vật thể đều nằm gọn trong tranh. Sự chú ý dồn vào vật to nhất.
B: khi vật to nhất bị đẩy ra rìa tranh và bị rìa che mất một phần thì sự chú ý nhường lại cho vật to nhì đứng độc lập.
C.trường hợp này cả ba vật thể đều bị dìm hàng.
D. Một cách để nhường lại sự chú ý cho vật to nhì: vẽ các vật cản (như rèm cửa) để che đi các vật kia.
E. Hoặc cho các vật cần dìm vào bóng tối.

7:29 Friday,30.3.2012

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN – TÔI KHÔNG PHẢI LÀ HỌA SĨ THỊ GIÁC

Tôi đồng ý với Anh Có Ý Kiến, tôi không phải là họa sĩ thị thác, mà là ...chưa tổng kết...

21:46 Thursday,29.3.2012

Đăng bởi:  phuongtrannam

bạn nào bảo anh Hòa sang Pháp học về luật bố cục là không chính xác, mà bài học về bố cục này anh Hòa biết được khi đọc cuốn sách mà anh dịch rồi mới biết chứ không phải anh học được nó khi thực tập sinh tại Pháp

21:45 Thursday,29.3.2012

Đăng bởi:  ANH-CÓ-Ý-KIẾN

Bạn Hồng Sơn quả là cao thủ bấy lâu nay mới thấy xuất hiện. Bạn nói nhiều câu mà thực sự mình thấy nó lệch nhiều lắm. Còn xem tranh bạn xong nữa thì thực sự mình chẳng còn gì để nói nữa, bạn ạ. Mình nên biết mình là ai và đang đứng ở đâu, ít nhất là như vậy

21:37 Thursday,29.3.2012

Đăng bởi:  phuong tran nam

Thực ra thi quy tắc chia hai mà anh Đức Hòa nói cũng là bố cục đối xứng
Còn ở phần quy tắc chia ba thì các thày cũng hướng dẫn điểm vàng trong bố cục, ngay từ ngày học luyện thi thầy Lê Thiệp cũng đã nói rồi, tôi thấy thú vị nhất là một số bức ảnh và phim được anh dẫn chứng thôi
ngay cả mở đầu quy tắc chia ba anh đưa hình ảnh ba bức tượng Ai Cập thì cũng chưa sát vì nói cho cùng đó cũng chỉ là đối xứng mà thôi
Mà anh Hòa có nói: "Không thấy bố tôi nhắc đến quy tắc đó được dạy ở trường Đông Dương" theo tôi là không chính xác vì đó là trường Cao đẳng trong hệ thống trường Pháp, không có lẽ tốt nghiệp ra còn chưa biết quy tắc sơ đẳng được dạy ở trung cấp?

20:08 Thursday,29.3.2012

Đăng bởi:  xin y kien cua anh em

xin anh em y kien :
cái bố cục BA DÍNH MỘT DỜI, BA DÍNH HAI LẢNG VẢNG có thể xếp vào loại bố cục nào trong các thể loại trên.

19:44 Thursday,29.3.2012

Đăng bởi:  Duy Định

Mình thì không rõ Hồng Sơn thi vào trường Mỹ thuật ngả nào và thắp nhang tôn thờ bước chân ai, nhưng bạn nói cái kiểu không cần kỹ thuật nghe kiêu căng quá. Rồi xem tổ nghề sẽ đãi bạn như thế nào.
Hồng Sơn là thầy dạy mỹ thuật mà nói người ta không nên là học trò ngoan của bậc tiền bối thì tôi dám chắc là bạn không có gì nhiều để dạy nên mới nói thế.
Kiến thức bố cục để thi vào trường mà có thể dùng trong suốt đời họa sĩ thì chắc chỉ có Hồng Sơn. Bạn kiêu căng thế thì cả đời cũng không vẽ nổi một ngón tay trong hai bàn tay bưng bát cơm mà Mai Duy Minh đã vẽ đâu.

19:38 Thursday,29.3.2012

Đăng bởi:  cần cù+…=…..

Giáo trình, bài giảng, công thức được ví như những thực đơn rau củ quả thịt cá mà ta mua ở ngoài chợ về vậy, nếu như không có tài, có cái đầu nhanh nhạy sáng tạo, hoặc ít ra là có khiếu, thì cũng chẳng nấu nổi một bữa ăn ngon. Tợn mồm, tợn miệng nói những điều thiếu tế nhị thế này: Có những trường thuộc lĩnh vực năng khiếu mà các "Ngài" công tác ở trường tiện thể cho luôn con vào học vừa là dễ thi, vừa tiện con khỏi đi lạc ra đường bị họ bắt cóc (hix), và tránh đươc bão táp của các nghành khác, khi tốt nghiêp ra trường khỏi phải tranh đấu để tồn tại. Mà đôi khi cũng chẳng buồn hỏi con có sở thích hay đam mê về lĩnh vực đó không. Cuối cùng sản sinh ra những tín đồ vừa theo đạo Tin lành, vừa Phật giáo, vừa Hindu giáo, vừa Kitô giáo, thậm chí cả Đônkihôtê giáo.

18:48 Thursday,29.3.2012

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN – GỬI MINH KÍNH

Nghe cũng không thừa, đặc biệt đối với sinh viên mỹ thuật, thế nhưng không có nghĩa là tôn thờ những nguyên tắc mà các bậc tiền bồi nhà ta đã áp vờ dụng quá nhiều làm tranh, vào tranh bố cục cơ bản kiểu sinh viên trường yết kiêu, (bố cục luyện thi vào các trường đại học và cao đẳng mỹ thuật, nếu ai đã từng luyện thi mỹ thuật một cách tử tế chắc chắn đã thấu hiểu các nguyên tắc này từ khi chưa đỗ vào trường mỹ thuật), làm gì mà bạn Mai Duy Minh của tôi phải băn khoăn quá về vấn đề này? Nói cách khác là người làm sáng tạo mà cầm đèn thắp nhang tôn thờ những bước chân của thế hệ trước đã từng đi qua, và đi qua rồi mà kết quả như thế nào các bạn đã biết, thì suốt đời cũng chỉ là một học trò ngoan, mà học trò ngoan và thuần thục thì chỉ hợp với những công việc như kỹ sư hay công nhân lành nghề, làm theo cổ máy mà thôi. Vì lòng yêu quý bạn Minh nên tôi chia sẻ đôi lời mong bạn đừng buồn, và nhận ra điều này trước khi quá muộn!
Bạn cũ.

17:54 Thursday,29.3.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Zạ, chị em bảo bức sơn mài "Bình minh trên nông trang" của cụ Nguyễn Đức Nùng ngày xưa có bố cục xộc lệch theo zạng "chim sệ cánh trái"...?????

Ố, cụ Nùng học mỹ thuật Đông Dương làm sao mà yếu bố cục được hè?

e zè ghê gớm !

16:54 Thursday,29.3.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Bố bảo: ngày xưa ĐI BỘ ĐỘI là được làm nghĩa vụ thiêng liêng, "đường ra trận mùa này đẹp lắm", làm zề có kiểu hách-xì-dầu ra lệnh: "đi bộ đội không thì bảo", hả chú Hòa?

Câu này theo chúng cháu chỉ áp cho thời nay, khi thằng nào cũng ngại "đi nghĩa vụ quân sự"...vì nó "lỡ dở đường học hành" (lí do lí chấu mà)..

Nên có zí zủm thì cũng cần hợp thời vụ, có nghĩa rằng thì là: "này anh kia, đi nghĩa vụ quân sự ngay"...

gay go ghê gớm

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả