Nghệ sĩ Việt Nam

Chúng tôi không điên mà vì chúng tôi yêu Huế

    PHỐ TRANH FESTIVAL HUẾ 2012Nhóm họa sĩ Zero Studio và những người bạn Khai mạc: 16h00, thứ Bảy ngày 7. 4. 2012, bày tranh đến 15. 4. 2012Địa điểm: 75 Lê Ngô Cát, Thủy Xuân, Huế   Với mục tiêu “xã hội hóa nghệ thuật”, xây dựng “một bảo tàng mở” có tính […]

Ý kiến - Thảo luận

15:41 Tuesday,17.4.2012

Đăng bởi:  vinh đỗ.

Theo tôi không nên bàn nhiều về một lỗi lầm nào đó mà chúng ta hãy cụ thể hơn. Giải quyết vấn đề cần có dẫn chứng. Như mọi người đã biết, những trào lưu trên thế giới ảnh hưởng đến tư duy của từng thời kỳ, trong lãnh vực hội họa thì rất rõ. Ở Việt Nam không ngoại trừ. Nhưng rồi nghệ thuật ở Việt Nam như thể chỉ tái tạo lại xu hướng nghê thuật của thế giới vào những thập niên 60, trong khi năm nay là 2012.

Các nghệ sĩ Huế không những không tiếp cận được những sáng tạo của thế giới, mà còn lười học hỏi tìm kiếm, dẫn đến quanh quẩn, bắt trước những hội chứng hiện tượng nào đó trong nước "AO LÀNG", cho đó là mới mẻ, cho đó là CHƠI? Gần đây khoảng một năm trước ở 61 Lý Thái Tổ có đơn vị LUALA đã tổ chức triển lãm hội họa ngoài trời. Mọi người nên xem lại các báo mạng hoặc SOI. Bây giờ vẫn đang triển khai những dự án tiếp theo. Theo thiển ý của tôi, nghệ sĩ huế nên xem cũng mô hình giống mình, nhưng người ta LUALA làm như thế nào? Xem từ những tác phẩm đến ý thức tư duy nghề nghiệp. Đó là còn chưa bàn đến nghệ thuật cộng đồng vì người ta (LUALA) đem cả nhạc thính phòng ra đường để chia sẻ với mọi người, gần sát sàn sạt với công chúng. Đến đây hy vọng 2014 các bạn làm tốt hơn.

12:50 Tuesday,17.4.2012

Đăng bởi:  le thanh

Ngán ngẩm Phố tranh

Từ miền quê Bà Rịa Vũng Tàu tôi ra Huế vào những ngày Festival để xem cho biết. Thú thật trước 1975 tôi có học vài năm đầu của trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định, rồi không theo nghề nữa, nhưng vẫn theo dõi những hoạt động mỹ thuật, đặc biệt các hoạt động mỹ thuật ở Sài Gòn.

Ra Huế cái gì cũng lạ, ngoài một số chương trình ở festival, tôi có xem một số phòng triển lãm tranh và lần lần làm quen với các anh em họa sĩ; họa sĩ Huế rất dễ mến, gần gũi và nhiệt tình. Tôi thăm một số phòng tranh như sơn mài của họa sĩ Trương Bé, “Lại về lại” của nhóm họa sĩ Sài Gòn, rồi phòng tranh thầy và trò của nhiều thế hệ thầy và trò của trường Mỹ thuật Huế từ năm 1957 đến nay. Tôi rất xúc động vì tranh rất đẹp và rất có hồn, có nghề. Còn một vài cuộc triển lãm khác, vì quá nhiều nên không thể kể hết.

Có người bảo tôi, anh đã lên đường Lê Ngô Cát xem tranh chưa? Tranh để hàng cây số, mẩy ổng vẽ cái gì tui không rõ rồi để ngoài mưa nắng suốt mấy ngày nay chứ không phải treo như ở đây mô.

Tò mò tôi đến nơi thì mới thấy thật là tội nghiệp cho bức vẽ chứ chưa nói là tranh. Chất lượng thì khỏi nói: những họa sĩ này không biết vẽ chứ đừng nói vẽ trừu tượng. Theo tôi hiểu là một họa sĩ khi giỏi rồi mới dám bỏ cái hình đi để đến cái không hình. Với ba họa sĩ này thì đây là một sự đánh đố với chính mình và với người xem. Đi xem một đoạn đường dài gần một cây số, tôi ngán ngẩm tự bảo có đi nữa thì mình sẽ điên mất và tôi có mấy điều băn khoăn để hỏi những người quen:

1.Có phải Huế khát Guiness nên cho các họa sĩ này triển lãm ở một đoạn đường dài đến như vậy?
2. Ba họa sĩ này là ai mà được ưu ái như vậy?
2.Khi triển lãm có duyệt tranh không? Nếu có sao Hội đồng để lọt lưới những tác phẩm tệ hại đến như vậy?

Trong một quán cà phê ở Thành Nội và găp các anh họa sĩ quen đã từng tham gia trong các hoat động mỹ thuật ở Huế, hỏi dò mới biết là việc Hội đồng duyệt tranh là hết sức nghiêm túc. Hội đồng đã dành thời gian để xem 2012 bức tranh của ba tác giả nguyễn Duy Hiền, Trần Hữu Nhật, Nguyễn Hoàng Việt. Hội đồng đã ngán ngẩm khi thấy sự không đúng trong việc kê khai tác phẩm: tác phẩm không tên mà lại chụp nhiều góc trong một bức tranh để được nhiều bức, nghĩa là để khai cho đủ 2012 bức vì thực tế chưa đến 1500 bức. Hội đồng đã kết luận đồng ý cho phép trình làng 105 bức, còn vì sao từ 105 bức mà treo đến hơn ngàn bức như vậy chỉ có trời mới biết! Treo như thế nào thì ai cũng thấy đó là một sự xúc phạm nghệ thuật.

Vào trang soi.com.vn mới thấy có một vị lãnh đạo đến phát biểu khai mạc. Điều đó là tốt, nhưng nếu ông ấy đều tốt với tất cả các cuộc triển lãm thì hay biết chừng nào. Thật tiếc, giá như trước khi phát biểu, ông ấy nên hỏi giới chuyên môn xem có nên cổ súy để họ được nước đòi mở rộng hoạt động ở festival 2014 với những họa sĩ khá tên tuổi như Lương Xuân Đoàn, Chế Công Lộc, Lê kinh Tài, Vĩnh Phối… hay không?

Ôi, sao lắm thứ vậy. Một vài cảm nghĩ về sự đời, lại về vui về với việc cày sâu cuốc bẫm thôi!

8:55 Tuesday,17.4.2012

Đăng bởi:  nguoi xem

Siêng năng + ngu dốt = phá Huế. Đây là những từ tặng cho các nghệ sỹ Huế trong triển lãm này.

8:32 Tuesday,17.4.2012

Đăng bởi:  dân đen

Nhìn những cái này (tạm gọi là tranh) đủ biết được trình độ thẩm mỹ, khả năng nhận thức của những họa sĩ Huế này như thế nào rồi! Thời buổi loạn lạc đến độ người dân xem tranh cũng bị trúng độc. Tình yêu Huế đâu chẳng thấy....đúng là quá mị dân. Tôi xin chân thành khẩn cầu xin các đại nghệ sỹ Huế đừng dùng dân đen làm điểm tựa, tô điểm cho cá nhân, hãy để cho nhân dân đươc bình yên, hãy trả lại sự thanh bình nét đẹp vốn có của Huế là điều kiện đủ để các nghệ sỹ tỏ lòng yêu Huế rồi.

23:47 Sunday,15.4.2012

Đăng bởi:  Người Hanoi

Thấy tội nghiệp cho hoạ sĩ Huế quá !Nhìn tranh thấy giống một đống áo quần sida loại 3 bày trên phố quê .

11:10 Sunday,15.4.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...mưa thế này, vẽ làm sao?..."

Cớ làm sao mà phải băn khoăn: đã máu chơi nghệ thuật được đại thì các nghệ sĩ cứ rắc/rảy màu lên toan, rồi để những cơn mưa và giọt nước mưa đưa đẩy màu thành nét/mảng hoặc tự zo hòa quện nhau, quấn quét nhau, bấu víu nhau, đưa đẩy nhau...thành những hòa sắc với lại bố cục (hi, chú Đức Hòa) rất chi là chừu...

được không ạ ?

10:29 Sunday,15.4.2012

Đăng bởi:  đười ươi đương đại

Để giải quyết loạt tranh tồn động tại Festival Huế 2010, năm nay, Duy Hiền và 1 số họa sĩ khác lại bày trò tiếp tục. Việc "bốc" lên 2 tỷ là nhằm PR thôi. Làm gì có. Trừ đi một con số cũng đáng ngờ.
Nào là dự án "cộng đồng", tài trợ "trẻ em nghèo.." chỉ là chiêu thu hút khách để mong thu hồi vốn thôi.
Tính cách Huế không bao gời có thừ khoe mẻ hợm hĩnh kểu này.
Khẩn thiết mong rằng trò này không lặp lại ở các dịp sau.

23:21 Saturday,14.4.2012

Đăng bởi:  Mĩ miều

Có vẻ như các hoạ sỹ muốn vào hợp tác xã đương đại

12:48 Saturday,14.4.2012

Đăng bởi:  hoa nguyen

Không biết Zero studio có nên mời bạn Van Son tham gia Phố tranh Festival Huế 2014 ko nhẩy? bạn có thể tham gia thêm 2 bức.

11:26 Saturday,14.4.2012

Đăng bởi:  Van Son

Những tác phẩm đẹp , ý tưởng hay. Các bạn thể hiện rất Huế và đúng con người Việt Nam, lúc đầu tôi cũng rất phản cảm với cách làm của các bạn như bao người khác... nhưng nhìn kĩ, xem kĩ, hiểu kĩ thấy cái đẹp cái hay của các bạn. Tổng thể nó như một bức tranh thể hiện đúng bản chất của nó. Tôi là Tôi và chính là Tôi và sự thật nó là vậy. (Sự thật bao giờ cũng làm mất lòng nhiều người). chúc các bạn thành công.

9:04 Saturday,14.4.2012

Đăng bởi:  đười ươi hậu hiện đại

Dự án này, lúc đầu đã bị Hội đồng nghệ thuật (HĐNT) của Hội MT TT-Huế "thổi còi". Cụ thể là HĐNT chỉ duyệt 150 tranh trong tổng số 2012 tranh ứng với năm 2012. Nhưng sau đó ông Ngô Hòa phó chủ tịch tỉnh bảo lãnh cho làm.
Thực ra đa phần số tranh trưng bày là tranh tồn kho từ năm 2010 (Festival Huế-2010) được tận dùng lại. Nhìn chung chất lượng ngược lại với số lượng, cậu thả và nhếch nhác.
Việc muốn ghi vô ghi-nét số lượng tranh như vậy thật là lố bịch và báng bổ. Số tiền 2 tỉ cũng không thật.
Festival 2 năm sau chỉ thêm 1 tranh nữa là có số tranh 2013. Vậy là vô ghi-nét. Than ôi!!!!!

8:44 Saturday,14.4.2012

Đăng bởi:  NGUYỄN THƯỢNG HỶ

Thật hấp dẫn khi đọc báo có một triển lãm tranh ngoài trời mà đúng trời ở Huế đang mưa, nghe thật lãng mạn. Tôi vội vàng hỏi thăm con đường đến và thật sự triển lãm của con đường tranh này, kéo dài từ bên đài Nam Giao - đầu đường Lê Ngô Cát đến gần hết con đường dẫn đến nơi yên nghỉ của các vị vua nhà Nguyễn.
Thật sự thì trái ngược những gì mà các bài báo đã nói và các vị quan chức đã phát biểu về tính "cộng đồng" của vai trò hội họa ở một triển lãm ngoài trời như thế này. Cá nhân là một người cầm cọ vẽ thì không thể chấp nhận một cuộc trưng bày cẩu thả, vừa rẻ rúng những đứa con mình (họa sĩ) đẻ ra, vừa thiếu tôn trọng người xem (công chúng). Tôi đã từng xem một triển lãm về gốm của một nghệ nhân người Nhật. Ông đã chọn không gian ngoài trời là công viên với thảm cỏ xanh, trên đó ông đặt một cái bục nhỏ trải miếng vải trắng đơn giản và đặt cái bình gốm không tráng men (đất nung). Thật tuyệt vời! cái không gian xanh của màu cỏ công viên đã làm cho tác phẩm của ông thật hấp dẫn, nâng thêm giá trị và dĩ nhiên người xem phải dừng chân thật lâu để chiêm ngưỡng một cái bình đất nung thô mộc. Vậy cái triển lãm của các bạn hôm nay là mục đích gì? Vì không có chỗ treo tử tế nên hội họa phải "xuống đường" hay muốn đập bỏ truyền thống là tranh không cứ phải treo trong salon, nhà cửa đàng hoàng... Ok thôi, tuy nhiên khi treo, đặt, kê, dựng... ở ngoài trời thì các bạn cũng phải khéo chọn để mọi người xem thật sự cảm nhận được trình độ thẩm mỹ của các bạn chứ. Sự tôn trọng người xem khi việc kéo màn lên sân khấu phải thật đàng hoàng. Là một người đồng nghiệp với các bạn, tôi vẫn trân trọng sự lao động của các bạn nhưng ở xứ Huế này có rất nhiều nơi để các bạn bày tranh, ví như hàng ngàn mét vuông tường thành của thành nội thì các bạn chẳng cần phải khổ sở đến nỗi phải rẻ rúng những đứa con của mình nhé! Rất mong các bạn trở lại với festival HUẾ 2014 HAY HƠN.

22:17 Friday,13.4.2012

Đăng bởi:  ko biết nói gì hơn

chúc mừng các họa sĩ bởi lẽ dám làm. nhưng cũng chia buồn với các bạn rằng: TRANH QUÁ XẤU.... nếu phố chép tranh và sáng tác tranh SÚ nguyễn thái học mà lôi hết tranh ra phố HÀ NỘI bày chắc chất lượng tranh không kém các bức tranh của các họa sĩ này

16:20 Friday,13.4.2012

Đăng bởi:  nguyen dai quoc hung

nghệ thuật vì nghệ thuật hay vì cái gì đây tui cũng không biết, nói là yêu Huế mà vẽ tranh kiểu thể hiện kiểu này thì chắc tình yêu nó bao la nó vô bờ bến lắm nhỉ, tui thấy sót cho anh Họa sĩ Nguyễn Duy Hiền bỏ 2 tỷ tiền mua nhà để làm cái thứ mà bị người đi đường họ gọi là "điên"

16:09 Friday,13.4.2012

Đăng bởi:  Nam

Tôi nghĩ dù có yêu nghệ thuật đến mấy cũng chẳng ai bỏ ra đến 2 tỉ đồng tiền túi. Và sau đó bán được lại ủng hộ trẻ em nghèo. Chắc chắn là có tài trợ, và các họa sĩ với tâm lí là màu chùa, vải bố chùa...cứ thế mà thỏa sức luyện tay!

12:54 Friday,13.4.2012

Đăng bởi:  nguoi xem

(Chúng tôi không điên mà vì chúng tôi yêu Huế). Người say có bao giờ nghĩ là mình say đâu.

12:47 Friday,13.4.2012

Đăng bởi:  hoa nguyen

Tôi chẳng thấy tính nghệ thuật nằm ở đâu? Vì không có chất lượng. Hiệu quả thị giác thế nào? Bởi chúng (những "tác phẩm" này) không mang tính tương tác với môi trường chung quanh. Chỉ tội nghiệp vì chúng cứ bị phơi như phơi mực. Các Họa sĩ yêu Huế vẽ Tranh yêu Huế!

12:33 Friday,13.4.2012

Đăng bởi:  Vũ Hải Bằng

Tôi cũng thích ý tưởng đem tranh ra cho công chúng bình thường xem - những người không bao giờ vào một gallery để xem tranh nhưng nếu thấy treo ngoài đường thì sẽ xem. Nhưng theo tôi, việc này cần được làm cẩn thận, cân nhắc thấu đáo thiệt hơn, không thì lợi bất cập hại.
1. Tranh treo ngoài trời nên được bảo vệ cẩn thận, được che không cho nắng chiếu trực tiếp vào và được bọc lại khi mưa. Tranh trên chất liệu mỏng manh hơn thì cần thêm khung kính. Chí ít là cho người xem thấy tranh được tôn trọng, nâng niu.
2. Dù có nhiều tác phẩm đến mấy (2012 bức?) thì vẫn nên có tên tranh, tên tác giả, năm vẽ, chất liệu, chứ không nên quăng một nắm ra như thế này, gây cảm giác bản thân các họa sĩ cũng coi đây là hàng sản xuất hàng loạt.
3. Xem tranh Soi post lên đây thì thấy không có gì sáng tạo. Cũ kỹ và ẩu. Người yêu nghệ thuật không rõ sẽ được gì sau triển lãm thế này, hay chỉ thấy làm nghệ thuật là một trò chơi đầy ngẫu hứng và quăng quật, liều và điên, bản thân người làm ra sản phẩm cũng không thiết gì đến sản phẩm ấy?
4. Con số 2012 quá khủng khiếp, có lẽ các họa sĩ vẽ chỉ để đủ tranh bày cho Festival? Thảo nào nhiều bức nhìn na ná nhau.
Tôi vẫn ủng hộ ý tưởng này của các họa sĩ Huế, nhưng mong các anh sẽ làm kỹ hơn, nhiều tính nghệ thuật hơn. Như thế này mang nặng tính văn nghệ quần chúng quá.

11:43 Friday,13.4.2012

Đăng bởi:  Art Conservator

Bày tranh - dù là tranh sơn dầu hay tranh acrylic - ra ngoài trời là một việc tối kỵ ít nhất vì những lý do sau đây:

1 - Ánh sáng ngoài trời mạnh hơn ánh sáng studio từ 20 tới 50 lần khi không có nắng, và khoảng từ 70 tới 200 lần khi có nắng chiếu trực diện. Tia cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời làm các hạt màu, bất kể trong sơn dầu hay acrylic, bạc màu. Bạc màu nhanh hay chậm tùy thuộc độ mạnh của ánh sáng, thời gian tranh bị phơi sáng, và chất lượng của màu được dùng.

2 - Bố thường được làm bằng sợi lanh hoặc sợi bông. Cả hai loại sợi đều hút ấm và co giãn theo thời tiết, nhiệt độ (sợi bông hút ẩm, co giãn và quăn nhiều hơn sợi lanh). Nếu bị ngấm nước - đặc biệt là từ mặt sau tranh - mặt không có sơn và lót che phủ - sợi sẽ nở ra, khiến sơn ờ mặt trước dần dần sẽ nứt, bong từng mảng. Ngấm nước lâu ngày bố sẽ mục, mốc, v.v.

3 - Bố vẽ thường được lót bằng keo động vật trộn với bột trắng thạch cao, titan, dầu lanh. Nếu ví bức tranh như một toà nhà thì lớp lót là cái móng nhà. Khi bị ngấm nước, keo sẽ trương lên, rữa ra, làm cái móng nhà bị hỏng. Chuyện gì xảy ra với ngôi nhà nếu cái móng nhà bị gãy vỡ?

4 - Tranh sơn dầu khô rất lâu, kể cả vài tháng sau khi được hoàn thành, tranh vẫn tiếp tục khô. Trong thời gian đó, nếu tranh bị bày ra đường, bụi sẽ bám lên bề mặt tranh, dính chặt và chui vào lớp sơn đang khô, mắc trong đó, không có cách nào lấy ra được trừ khi tẩy cả lớp sơn đi.

5 - Cột tranh vào hàng rào khiến khung căng bố vênh khi bị gió thổi, làm biến dạng bề mặt tranh, gây nứt vỡ của lớp sơn vẽ tranh.

0:43 Friday,13.4.2012

Đăng bởi:  nam

3000 bức như kiểu thế này chắc có khi nghệ sĩ vẽ xong chả nhớ mình vẽ cái nào đâu nhỉ. Lại kỉ lục Vn được lập nữa, cái gì cũng to, cái gì cũng nhiều nhưng chẳng cái nào hay ho cả. Theo ý kiến của tôi đây không phải là một cách hay để đưa nghệ thuật đến người dân, nghệ thuật người ta phải thấm dần chứ không phải theo kiểu nhét một mớ vào đầu kiểu như này.

23:58 Thursday,12.4.2012

Đăng bởi:  MacNhan

Hoan hô tinh thần yêu Huế của các anh em họa sĩ, góp phần rất lớn cho FESTIVAL HUẾ 2012 thêm nhiều "sắc màu" tươi tắn hơn. Tôi nể các họa sĩ dám đem những tác phẩm của mình phơi mưa nắng và còn lo ngại tệ nạn hôi của và phá phách của một số người...

23:56 Thursday,12.4.2012

Đăng bởi:  thợ sơn

Tôi không biết đánh giá về tác phẩm thế nào.nhưng tôi thấy "những đứa con tinh thần của họa sĩ bị phơi mặt ra đường, mưa gió, bụi bẩn thế thì chắc là bản thân họa sĩ có chắc là chẳng biết trân trọng, thương xót,yêu thương con mình không, chứ là tôi thì một hạt cát bay vào tranh tôi cũng thương xót, chứ mưa mà vào thì.... chẹp chẹp. hay là dầm mưa, tắm nắng cho nó dày dạn và từng trải...

23:36 Thursday,12.4.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Xem ảnh triển lãm của hoạ sĩ Trương Bé và triển lãm này, tớ phát hiện ra nhiều ... cô gái Huế rất xinh. Bữa nào phải trốn vợ vào Huế chơi mới được.

22:26 Thursday,12.4.2012

Đăng bởi:  Nam

ý tưởng thì được, việc vào studio xem tranh với người dân bình thường còn xa lạ nên để thế này người ta có thể ngắm được. Nhưng cũng phát sinh nhiều vấn đề quá nên nhiều người không thích. Còn việc khen chê thế nào thì ai xem qua cũng thấy. Được cái này mất cái kia. Cám ơn nhóm họa sĩ vì nhưng điều tốt đẹp sau đó họ làm được.

21:07 Thursday,12.4.2012

Đăng bởi:  OWL

bôi linh tinh tác phẩm mà để ngoài mưa nắng nữa thế à

20:22 Thursday,12.4.2012

Đăng bởi:  NGUỄN HỒNG SƠN – SƠN HỒ NGUYÊN

Sơn hưởng ứng cách làm của các bạn, một cách hy sinh vì Huế yêu, vớí những ngày đẹp trời thì tuyệt vời, còn những ngày mưa nắng thì sao? Có thể dùng một chiếc nón Huế cỡ to đội cho mỗi tác phẩm một cái được không các bạn.!...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả