Nghệ sĩ Việt Nam

Đến Nhật: ngắm hoa anh đào và xem họa sĩ thi tranh

  Nước Nhật vào đầu tháng Tư, cũng là mùa bước vào lễ hội hoa anh đào. Năm nay, do thời tiết lạnh kéo dài, những cây anh đào ở Tokyo vẫn kiên trì chúm nụ, chỉ mới vài cây lác đác nở hoa. Mặc dù mới lác đác thế, nhưng nhiều người đã đến đây; […]

Ý kiến - Thảo luận

17:06 Tuesday,17.4.2012

Đăng bởi:  Phạm Kiên

Cảm ơn Chú Nguyễn Đình Đăng đã gửi thêm nhiều link Website mỹ thuật Nhật Bản!

16:05 Tuesday,17.4.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Vì hypertext links trong comment trước của tôi không hiển thị, tôi viết rõ các link đó dưới đây để bạn đọc tiện tra cứu.

Có thể xem tranh của 7 người được giải tại triển lãm tuyển hội viên mới của hội Mỹ thuật Độc lập tại đây:

http://www.dokuritsuten.com/shinjin/2012/index.html

Trung tâm Mỹ thuật Quốc gia:
http://www.nact.jp/english/index.html

Hội Mỹ thuật Độc lập:
http://www.dokuritsuten.com/

Hội Mỹ thuật Chủ Thể:
http://www.shutaiten.com/top.html

Sompo Japan:
http://www.sompo-japan.co.jp/english/

Bảo tàng Mỹ thuật Hoàng gia Ueno:
http://www.ueno-mori.org/

Tranh của các hội viên Mỹ thuật Chủ Thể tại Triển lãm Mỹ thuật Chủ Thể 47 (2011) (theo thứ tự trong bảng chữ cái hiragana):

a:
http://www.shutaiten.com/exhib47/gazou47/album_a.html

ka:
http://www.shutaiten.com/exhib47/gazou47/album_ka.html

sa-ta:
http://www.shutaiten.com/exhib47/gazou47/album_sata.html

na-ha:
http://www.shutaiten.com/exhib47/gazou47/album_naha.html

ma-wa:
http://www.shutaiten.com/exhib47/gazou47/album_mawa.html

Quá cố:
http://www.shutaiten.com/exhib47/gazou47/album_isaku.html

15:51 Tuesday,17.4.2012

Đăng bởi:  hùng nôbita

nhật cũng không thoát khỏi tàu. sự ám ảnh rất ám ảnh trên toàn thế giới!

15:18 Tuesday,17.4.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Tôi có 2 đính chính cho thông tin viết trong bài chủ và một thông tin bổ sung như sau:

1 - Bảo tàng Mỹ thuật Trung ương Tokyo (Tokyo Metropolitan Art Museum), tọa lạc tại công viên Ueno ở Tokyo, được thiết kế bởi kiến trúc sư Nhật Bản tên là Kunio Maekawa (1905 - 1986) và được xây dựng xong vào năm 1975. Ông này từng là học trò của kiến trúc sư Pháp Le Corbusier trong 2 năm 1928 - 1930.

Le Corbusier là người đã thiết kế Bảo tàng Quốc gia về Mỹ thuật phương Tây (National Museum of Western Art), cũng nằm trong công viên Ueno, chứ không phải Tokyo Metropolitan Art Museum.

2 - Triển lãm tại Tokyo Metropolitan Art Museum được nhắc đến trong bài chủ là triển lãm tuyển hội viên mới của hội Mỹ thuật Độc lập (独立美術協会). Triển lãm gồm tác phẩm của 133 tác giả chưa phải hội viên, được chọn từ những tác giả ngoài hội có tranh được bày tại triển lãm toàn thể lần thứ 79 của hội này hồi tháng 10 năm ngoái. Trong số đó, các hội viên đã chọn ra 7 người (chứ không phải 6) để trao giải. Có thể xem tranh của 7 người này tại đây. Những người này sẽ là các ứng viên để trở thành hội viên mới trong tương lai. Còn triển lãm toàn thể - triển lãm Mỹ thuật Độc lập - của hội này được tổ chức vào tháng 10 hàng năm (năm nay là lần thứ 80, sẽ từ 17 tới 29/10/2012) tại Trung tâm Mỹ thuật Quốc gia (National Art Center) ở Roppongi, Tokyo. Triển lãm toàn thể gổm tác phẩm của các hội viên và các hoạ sĩ chưa phải hội viên, lớn hơn nhiều, treo hàng trăm tác phẩm kích thước lớn.

Thông thường việc chọn ứng viên hội viên mới được làm luôn trong các triển lãm toàn thể. Tuy nhiên quy định của mỗi hội có khác nhau và thay đổi tùy theo hoàn cảnh. Cũng có thể lần này hội Mỹ thuật Độc lập tổ chức triển lãm này để mừng việc mở cửa lại của Tokyo Metropolitan Art Museum từ 1/4/2012, sau một thời gian 2 năm bảo tàng này đóng cửa đại tu. Trước khi National Art Center khánh thành (2007), hội này từng triển lãm hàng năm tại Tokyo Metropolitan Art Museum.

Trong phần còn lại của comment tôi tóm tắt cách tổ chức hội mỹ thuật tại Nhật thông qua một ví dụ cụ thể.

Hội Mỹ thuật Độc lập nói trên là một trong hơn 300 hội mỹ thuật lớn nhỏ của Nhật. Ở Nhật không có hội mỹ thuật nào do nhà nước quản lý, mà tất cả các hội đều là các tổ chức tư nhân do các hoạ sĩ tự lập ra. Mọi hoạt động của hội được tiến hành dựa vào hội phí của các hội viên. Những người trong ban lãnh đạo hội như hội trưởng, thư ký, thủ quỹ, v.v. đều do các hội viên bầu ra trong đại hội toàn thể, và đều làm việc tự nguyện, tức là không hưởng lương hay trợ cấp, bổng lộc gì cả.

Các hội mỗi năm thường triển lãm toàn thể một lần, gồm các tác phẩm của cả hội viên lẫn những người chưa phải hội viên. Những cuộc triển lãm thường niên như thế này cũng là những cuộc thi đối với những người chưa phải hội viên, tham gia để trở thành hội viên.

Ví dụ, hội Mỹ thuật Chủ Thể (主体美術協会) (mà tôi là hội viên cho nên tôi biết chính xác thông tin) hàng năm mở triển lãm tại Tokyo Metropolitan Art Museum nói trên từ 1/9 tới 15/9. Năm nay sẽ là lần thứ 48.

Hội Mỹ thuật Chủ Thể là một hội của các tác giả chuyên vẽ tranh sơn dầu. Mỗi triển lãm thường niên như vậy thường trưng bày hơn 300 tranh sơn dầu, trong đó có các tác phẩm của hơn 140 hội viên và của khoảng 200 tác giả chưa phải hội viên. Kích thước tranh thường được quy định có chiều ngang không vượt quá 2.6 m (cỡ 200), và tranh thường được treo thành 2 hàng (trên và dưới) trong một gallery gồm 3 tầng tại Tokyo Metropolitan Art Museum (mỗi tầng có diện tích sàn 760 m2, chiều dài tường tổng cộng khoảng 270 m, và chiều cao từ sàn lên trần 4.8 m).

Hội viên có quyền bày bất cứ tác phẩm nào của mình với điều kiện duy nhất đó phải là tác phẩm chưa từng được công bố (ngoại trừ tại triển lãm cá nhân).

Các tác phẩm của các tác giả ngoài hội phải qua tuyển chọn bởi các hội viên tại các phiên họp toàn thể thường được tổ chức vào cuối tháng 8. Tác phẩm nào được quá 50% hội viên đồng ý bằng cách biểu quyết công khai, thì được chọn treo. Ngoài ra không hề có bất cứ sự kiểm duyệt nội dung - tư tưởng của tác phẩm từ bất cứ một tố chức nào khác, kể cả từ bảo tàng. Mỗi tác giả ngoài hội gửi tranh để được xét duyệt như vậy phải nộp một khoản lệ phí, song các tác giả trẻ (từ 25 tuổi trở xuống) được miễn phí.

Trong số các tác phẩm được chọn, các hội viên lại bầu ra các tác phẩm đẹp nhất để trao giải thưởng của hội. Những người được giải 2 lần trở lên có thể được đề nghị làm ứng viên để được bầu vào hội, nếu tác phẩm của họ khiến đa số hội viên "mục phục - tâm phục - khẩu phục". Những người được giải 4 lần thì nghiễm nhiên trở thành ứng viên. Sau đó các hội viên lại phải họp một buổi nữa để bầu chọn từ các ứng viên ai xứng đáng thành hội viên (cũng theo nguyên tắc biểu quyết công khai và dựa trên tỉ lệ quá bán).

Đối với các hội viên, hàng năm hội bỏ phiếu kín tại triển lãm, chọn ra một hội viên có tác phẩm xuất sắc nhất để nhận giải thưởng của Quỹ Mỹ thuật Sompo Japan. Quỹ này - do tập đoàn bảo hiểm Sompo thành lập - hàng năm trao giải cho đại diện của 30 hội mỹ thuật hàng đầu của Nhật (theo tiêu chuẩn của Quỹ này). Ngoài giải Sompo, các hội khác nhau có thể có thêm các giải lớn nhỏ từ các nhà tài trợ tư nhân khác.

Có thể xem tranh của các hội viên tại Triển lãm Mỹ thuật Chủ Thể 47 [năm 2011, tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Hoàng Gia ở Ueno (The Ueno Royal Art Museum), do Tokyo Metropolitan Art Museum khi đó vẫn còn đóng cửa đại tu] tại các link dưới đây (theo thứ tự chữ cái Nhật Bản):

あ (a)
か (ka)
さーた (sa-ta)
なーは (na-ha)
まーわ (ma-wa)
Quá cố

11:30 Tuesday,17.4.2012

Đăng bởi:  Phạm Kiên

Toàn tranh đẹp, mỗi tội treo gần nhau quá! Thanks chú Bùi Hoài Mai đã viết bài này cho anh em họa sỹ tham khảo!

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả