Luala Concert

Khai mạc KIỆT: “Thằng bé này quái thật!”

  KIỆTTriển lãm đơn của Vũ Tuấn Kiệt Từ ngày 14. 4 đến 25. 4. 2012 Khu vực LUALA Open Show, 61 Lý Thái Tổ, Hà Nội * 15 tháng 4 là sinh nhật LUALA tròn một tuổi, cũng là khai mạc triển lãm KIỆT của Vũ Tuấn Kiệt (9 tuổi), trong khuôn khổ LUALA […]

Ý kiến - Thảo luận

10:40 Friday,2.11.2012

Đăng bởi:  anvile

Duyên gặp thầy!!!

3:48 Wednesday,25.4.2012

Đăng bởi:  nguyễn van trung

GÓP Ý CỦA NVT:
-Học hành để thành người tự do,thành người hạnh phúc, chứ không phải học để nhồi nhét kiến thức, để có nhiều bằng cấp cao…..
-Sau đó đem cái học của mình ra giúp nhân loại được hạnh phúc như mình.
-Cái học của trường lớp là nhồi nhét và dạy người học một nghề nghiệp chuyên môn ( để người đó có thể kiếm ăn nuôi sống bản thân và gia đình mình)
-Giáo dục nhà trường không đào tạo được một con người mới chiến thắng bệnh tật ,có trí tuệ phát triển ngày càng cao, ý chí ngày càng vững chắc, tình yêu mở rộng bao trùm vũ trụ, tham sân si ngày càng giảm….
-Theo Ohsawa , giáo dục hiện đại chỉ nhằm đào tạo một lũ người nô lệ.Những người nô lệ mắc nhiều bệnh nan y như :tim mạch, tiểu đường, ung thư, viêm gan B,C, thấp khớp…Họ có trí phán đoán thấp, ưa thích tiện nghi vật chất, sống trái tự nhiên,ý chí yếu hèn, vô cảm trước các đau khổ của đồng loại, ganh ghét, sân hận, tạo ra chiến tranh ,bạo lực khắp nơi ….
-Tranh bé Kiệt biểu hiện khát vọng tự do mãnh liệt,tình yêu thương , lòng biết ơn thiên nhiên ban cho con người cuộc sống kì diệu. Một đứa bé có ý chí cao, ham mê sáng tạo, dám làm những gì mình yêu thích , chống lại nền giáo dục nô lệ,….
-Tuy nhiên, sống theo thiên nhiên thì phải ăn uống theo thiên nhiên.Ăn đúng âm dương là điều cực kì quan trọng.Ăn đúng thì mới chiến thắng bệnh tật và phát triển trí tuệ.Do đó bé cần phải áp dụng PPTD Ohsawa để có tự do vô biên, hạnh phúc vĩnh viễn….
-Có người khuyên đừng vú ép một đứa bé.
Nhưng ở đây gia đình bé đâu có ép bé làm theo ý gia đình …Cha mẹ bé thật dũng cảm mới cho bé rời bỏ trường ……và để cho bé tự do thực hiện đam mê sáng tạo….
24/4/2012 nvt

21:02 Thursday,19.4.2012

Đăng bởi:  FORUM NGUYỄN HỒNG SƠN

Tùng nói vậy, gia đình Kiệt chắc cũng vậy, thế thì chỉ có Kiệt mới có câu trả lời cho bản thân Kiệt, và câu trả lời cho chính kiến của Tùng và Sơn, ta sẽ chờ câu trả lời này vào khoảng hơn mười năm sau nhé, chào tạm biệt Tùng và Kiệt.

16:43 Thursday,19.4.2012

Đăng bởi:  Phó Đức Tùng

Bạn Sơn ơi,
Vấn đề là tuy mình là người lớn nhưng thực sự không biết mình cần gì, trong khi Kiệt tuy là đứa bé nhưng lại rất biết nó cần gì. Vì thế mình phải chiều theo nó thôi. Việc bỏ học hay đi học không phải mình quyết định, hay là định hướng, mà là thuận theo ý nó mà làm. Bản thân mình thì cũng mong có được ý muốn rõ ràng như nó thôi.

15:57 Thursday,19.4.2012

Đăng bởi:  FORUM NGUYỄN HỒNG SƠN

Tùng có quan điểm Tùng, chúng ta những người trưởng thành cần biết chúng ta cần gì, nhưng với một đứa trẻ chưa hẳn đã tốt.., như thế sẽ một ăn cả ngã về không như chơi..

Với Sơn thì vẫn giữ quan điểm của mình là mong muốn Kiệt có nền tảng kiến thức mang tính phổ cập, trang bị đầy đủ những gì thuộc nền tảng kiến thức phổ thông, để em nó trưởng thành trong sự hoàn chỉnh, không bị khuyết tật đi một mảng kiến thức nào, để chiếm tỷ lệ trưởng thành của Kiệt trong mức an toàn nhất có thể...

20:14 Wednesday,18.4.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Bạn Sơn ơi, trao đổi một tí cho hiểu nhau hơn thôi nhé. ý mình không phải học chuyên sâu đâu. Mình cũng xuất thân từ trường chuyên Hà Nội Amsterdam và cho rằng đó không phải con đường hay. ý mình là học để thành người tự do thôi, không phải thành ông thành bà giáo sư tiến sỹ gì. vì vậy, năng lực cơ bản nhất là dám vứt đi những thứ mình cảm thấy không cần để tập trung vào thứ mình thích. Quan điểm này cũng chẳng phải cá nhân mình nghĩ ra. Châu Á thì tam giáo Nho-Lão-Phật đều cùng quan điểm Phương Tây thì có cuốn Emil của Rousseau, được coi là một trong những cuốn sách sư phạm quan trọng nhất của nhân loại, cũng chỉ ra rất rõ. Kiến thức không quan trọng bằng ý chí, tăng kiến thức không hay bằng tăng định lực. Mình chẳng qua là học trò thôi.

18:37 Wednesday,18.4.2012

Đăng bởi:  Phúc Trí

Tùng nói thật xác đáng mà/nên cũng thật đụng chạm. Bản thân mình cũng là kẻ bị gió (và nhiều thứ khác) cuốn đi và chẳng biết thành (thứ) gì. Có chăng là làm khán giả bởi mình vẫn còn (biết) thích xem phim. Từ bỏ dấn thân nhưng (vẫn) còn biết trầm trồ các anh hùng. Phim muốn hay thì dứt khoát không thể thiếu loại nhân vật nhất đẳng ấy được. Cám ơn hai thầy trò !

14:46 Wednesday,18.4.2012

Đăng bởi:  FORUM NGUYỄN HỒNG SƠN

Lại là vấn đề học chuyên ban hay học không chuyên ban, học đều các môn như trong quá khứ giáo dục Việt Nam đã có một giai đoạn áp dụng vấn đề này rồi, và kết quả là làm sao nhỉ?

Với riêng ý kiến Sơn thì Kiệt nên học đều tất cả các môn, trong lứa tuổi từ trung học phổ thông trở xuống, tất nhiên không nhất thiết phải theo học trường công, nếu như gia đình em và em làm chủ được bản thân mình, còn đa mê việc vẽ của Kiệt thì em vun đắp hàng ngày, khi trưởng thành ra hoa kết trái không bị còi lép.
Lời cuối chúc cháu có một nền tảng tốt...

21:02 Tuesday,17.4.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Mình rất cảm ơn sự quan tâm và khen ngợi của mọi người dành cho Kiệt. Nhân việc mọi người đều quan tâm đến việc học của Kiệt và việc tương lai của nó thế nào, mình cũng xin nói là việc tổ chức triển lãm tranh này, một phần để giới thiệu với mọi người những bức tranh của Kiệt mà bản thân mình thấy rất thú vị, phần nữa là cũng mong khởi lên một sự suy nghĩ thực sự về vấn đề giáo dục.
Tại sao nước ta hiện nay gần như không có nhân tài đẳng cấp quốc tế? Tại sao toàn bộ lĩnh vực nghệ thuật của chúng ta nằm trong tình trạng bế tắc? Nếu lý do là chủng tộc kém trí tuệ thì không giải quyết được, nhưng có khi nào là do hệ thống giáo dục? Bất kỳ một ai chơi sinh vật cảnh đều có thể hiểu muốn nuôi thành một con gà chọi, một con chim hót, một cây thế thật tốt thì phải rất hiểu biết về bản sắc của cá thể đó và có kế hoạch chăm sóc, đào tạo riêng. Vậy muốn phát huy hết năng lực của một đứa trẻ, tại sao lại coi nó giống như hàng triệu đứa khác và có cùng chương trình đào tạo?
Ai cũng biết điều quan trọng nhất với một nghệ sỹ, hay một trí thức nói chung, là biết mình muốn nói gì và có khả năng diễn đạt điều đó một cách mạch lạc. Và năng lực cơ bản trong mọi lĩnh vực là phải biết vứt bỏ tất cả những gì không thực sự cần, không thực sự là cái mình muốn, thì mới đạt được cái thực của mình. Nếu cái gì thiên hạ thích mình cũng vơ vào, mặc dù mình không thực cần, thì chẳng bao lâu ngập trong đống của cải đó, còn làm sao tìm được bản thân. Bản thân mình đã từng sai lầm trong việc tích lũy hàng đống kiến thức, bằng cấp và nhiều thứ vớ vẩn khác.
Mình nghĩ mọi người xem tranh của Kiệt cũng có cảm giác như mình, là nó rất biết nó muốn gì, nghĩ gì và có khả năng diễn đạt điều đó. Ngoài ra, trong cuộc đời, nó là đứa có định lực rất cao mới có thể dám vứt bỏ việc tới trường, chống lại vô số sự phản đối của người lớn. Các bạn là người ngoài, mới chỉ nghe qua về đứa trẻ không tới trường, mà đã có từng ấy lời khuyên can, thì tưởng tượng trong họ hàng, thân thích gần xa sẽ có bao nhiêu áp lực lên đứa trẻ, bắt nó phải vào khuôn phép. Một đứa trẻ đủ định lực chống lại tất cả những thế lực đó thì mạnh hơn tôi, mạnh hơn đa số chúng ta. Việc nó có tiếp tục vẽ không, có vẽ đẹp không thực ra chẳng quan trọng, mặc dù người ngoài có thể thấy tiếc một tài hoa không được phát huy. Nhưng theo mình, và mình nghĩ Kiệt hiểu điều đó hơn cả tôi, là quan trọng nhất là người ta được làm, dám làm và làm được thứ ta muốn, chứ không phải sẽ thành cái gì. Vậy thay vì lo cho việc nó sẽ thành gì, chúng ta nên chăng rút ra bài học mình sẽ thành gì?

18:01 Tuesday,17.4.2012

Đăng bởi:  Huy

Mình thấy hài hước là nhiều người cứ nhảy chồm chồm cả lên trước thông tin Kiệt không đi học.
Không đi học không có nghĩa là không học.
Bao nhiêu bạn có thể nói tiếng Anh lưu loát như Kiệt hiện nay?
Bao nhiêu bạn có thể vẽ bản vẽ kiến trúc điêu luyện như Kiệt lúc này?
Bao nhiêu bạn có thể kéo violon như Kiệt?
Bao nhiêu bạn đã đi được nhiều vùng đất như Kiệt?
Và các bạn đã biết Kiệt đang học cái gì đâu mà cứ khuyên can này nọ?
Nếu một hệ thống giáo dục không tốt, người ta có thể từ chối và chọn một hệ thống khác thích hợp cho mình.
Không phải cứ chui đầu vào trường công mới là học, mới là có đạo đức và phát triển toàn diện, cân bằng.

17:55 Tuesday,17.4.2012

Đăng bởi:  Phạm Kiên

Việc đi học là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức, kiến thức, tư duy của một con người. Ông ngoại tôi đã từng viết thư dặn tôi phải học văn hóa tốt thì mới vẽ đẹp được, cũng như mọi việc mới tốt được. Chú nghĩ cháu Kiệt nên quay lại học văn hóa tiếp, như vậy tài năng của cháu mới phát huy hết được! Chúc cháu trở thành họa sĩ nổi tiếng nhé!

10:00 Tuesday,17.4.2012

Đăng bởi:  yoyo thuy

Bé Kiệt có cá tính và hé lộ tài năng thật quý hóa quá!
Ngọc thô cần được mài dũa tinh tế và cần kiệm. Tránh để nạn dịch "thần đồng" sớm nở tối tàn. Bác Lê Quang thắc mắc đúng và tế nhị: tên tranh tưởng hay nhưng lại làm tinh thần và nội dung tranh nhỏ hẹp lại. Chúc cháu Kiệt có tử vi lớn!

9:38 Tuesday,17.4.2012

Đăng bởi:  FORUM NGUYỄN HỒNG SƠN

Có những điều kỳ lạ mà Sơn không biết là nên khuyên Kiệt như thế nào cho tốt?

Thông tin từ anh Xuân Huy cho biết: Kiệt năm nay vừa tròn 9 tuổi, em học hết lớp 2 thì bỏ học tiểu học, mà chỉ học những môn mà Kiệt thích thôi, với Kiệt học vẽ là điều em thích nhất, nên chăng?

Sơn và anh Xuân Huy chia sẻ: Nếu đã là đi tu, đi tu từ bé trên núi thì ắt sớm đạt đạo, nhưng khi xuống núi thì việc đời, đời thường chắc chắn là lơ ngơ lắm, không biết là nên khuyên Kiệt như thế nào? ai có thể cho Kiệt, cho tương lai những lời khuyên tốt đẹp?

2:44 Tuesday,17.4.2012

Đăng bởi:  nguyễn linh.

Tài năng cần sự vun đắp và chăm sóc. Phụ huynh KIỆT nên cho em có những giao lưu hoạt động triển lãm chung cùng các nghệ sĩ nhiều hơn nữa, để tự tin hơn, cứng cỏi hơn, biết những thứ em cần biết sớm hơn, để phù hợp với thể trạng năng lượng của một đứa trẻ kỳ lạ như em bây giờ.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả