Ở Đâu - Làm Gì

24. 4: VỎ BỌC CỦA HIỆN THỰC

    VỎ BỌC CỦA HIỆN THỰCTriển lãm tranh sơn dầu và sắp đặt của họa sĩ Lưu Tuyền Khai mạc: Từ 24. 4 – 29. 4. 2012Tại Trung tâm nghệ thuật Việt (Viet Art Centre) Số 42 Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội   Họa sĩ Lưu Tuyền sinh năm 1982 tại Thái […]

Ý kiến - Thảo luận

13:55 Sunday,29.4.2012

Đăng bởi:  họa sỹ già cầu tiến

Tôi là một họa sỹ già và không còn vẽ được nhiều nữa. Nhưng tôi luôn quan tâm đến các họa sỹ trẻ, vì họ là mầm non của nền mỹ thuật. Tiếng nói của chính họa sỹ (từ lương tâm, từ con người, từ tác phẩm) mới là quan trọng. Họa sỹ còn chẳng có ý kiến gì mà mọi người cứ bàn ra tán vào thế này thì có phải là quá chán không. Tôi nghĩ là chúng ta nên có những ý kiến mang tính xây dựng thì tốt hơn. Chúng ta đâu phải là họ, ta không thể hiểu được. Nên đừng ném đá vào họ làm gì (tôi nghĩ nếu có ném đá là chúng ta tìm ra điểm xấu của họ để mong họ tiến bộ chứ không phải là để có mục đích gì xấu xa- thật tuyệt vời?). Mà họa sỹ thì có ném bao nhiêu đá thì họ cũng chẳng sợ đâu,ai quan tâm đến dư luận lá cải chứ. Kiểu này chẳng đi đến đâu. Quan trọng là ai đánh giá họa sỹ và tranh của họ. Người có tên tuổi, có trình độ "một lời nói ra đáng giá ngìn vàng" một nghìn người chê không tên (không chuyên môn, không trình độ) cũng không thể sánh được với một lời đánh giá của một người có tên. Nghệ thuật theo như tôi biết không dành cho đám đông. Như ở đây, người thì chê, áp đặt và chùm đầu người ta. Người thì bênh vực quá khiến người khác không thoải mái. Và cả 2 đối tượng đều không có tên rõ ràng (tôi cũng chẳng dám xưng tên-tôi cũng lá cải,vớ vỉn và không trọng lượng và cũng không có việc gì làm trong ngày nghỉ). Dù vậy thì cũng là tốt vì phải được quan tâm thì mới được khen, được chê (chứ ai rỗi hơi mà đi chê, khen người khác mà chẳng có mục đích gì). Kẻ chê cũng có thể là bạn của Tuyền cũng nên,mà kẻ bênh vực có khi lại chưa từng biết nhau. Thế nên được chê cũng là bạn, khen cũng là bạn. Họa sỹ nên mời cả 2 đối tượng này đi uống bia để cảm ơn (nhưng không được vì biết họ là ai chứ hoặc có khi họ kiêu chẳng thèm đi ấy chứ). Hãy cùng nhau xây dựng, rút kinh nghiệm thì hay hơn.

3:00 Sunday,29.4.2012

Đăng bởi:  HAAAAAAAA

xem lại mình ơi: đừng ăn nói kiểu không hiểu biết và cay cú như thế, không phải vì là một đất nước nhỏ bé mà lại được cho phép ăn cắp trắng trợn vậy sao, rồi lại gọi là trùng lặp... Một tác phẩm ăn cắp Ý TƯỞNG và sừ dụng HÌNH TƯỢNG thô thiển như vậy mà vẫn còn to mồm. Như Trung Quốc trước kia nền mỹ thuật đương đại của họ có cái gì, nhưng bây giờ vị thế họ đang ở đâu, chắc không cần nói bạn cũng biết... Được như ngày hôm nay, chắc chắn họ không bao giờ làm việc theo kiểu ăn xổi như ta thế này đâu.. người ta góp ý thì lắng tai mà nghe, chứ đừng gào lên nghe ôi lắm.

Bạn nói:"Chúng ta hãy vẽ cho đẹp (có thẩm mỹ), vẽ cho ra mình, vẽ đúng là mình để không ai nhầm lẫn mình với người khác (dù có trùng lặp) khi xem tranh là tốt lắm rồi, sau hãy xét đến tư tưởng và những điều khác."
Nói thế này hợp hơn nè: "Chúng ta hãy vẽ cho đẹp (có thẩm mỹ), vẽ cho ra mình (nhưng lại là sao chép của người khác", vẽ đúng là mình để không ai nhầm lẫn mình với người khác (dù có trùng lặp) khi xem tranh là tốt lắm rồi, vì có tiền, có danh, lừa đảo tí những kẻ không biết cũng chẳng sao.. hee, sau hãy xét đến tư tưởng và những điều khác, bởi vì chính mình có hiểu dc tư tưởng nó là cái gì đâu, đau đầu làm gì - miễn sao là có tiền..." haaaa

19:54 Saturday,28.4.2012

Đăng bởi:  xem lại mình

Các củ nghệ nhà mình kể cũng khá khắt khe với khái niệm sáng tạo thì phải. Khắt khe tới mức ngộp thở. Các vị thử tìm xem trên cái đất nước Việt Nam ta có mấy người vẽ mà sáng tạo được ra những điều mới tinh tính tình, không trùng lặp với ai trên cả cái thế giới bao la này không? Nếu ai là người nghĩ ra được một cái gì đó mới hoàn toàn (cả ta và tây) mà không trùng lặp với ai thì người đó đứng top đầu thế giới luôn. Chúng ta phải nhìn nhận lại xem chúng ta là ai (người Việt Nam - một nước đang phát triển - đời sống thấp - nền kinh tế xếp hàng trăm...) mà chúng ta có thể sáng tạo ra điều mới mẻ cho thế giới này chứ? Chúng ta có thể làm thay đổi thế giới với sự sáng tạo của mình sao (ảo tưởng quá)? Đừng ảo tưởng nữa, đôi khi chúng ta nghĩ được điều gì đó, chúng ta đã tưởng là ta đã sáng tạo ra một điều mà cả thế giới này phải thán phục, nhưng ôi thôi, thế giới họ đã làm điều đó mấy trăm năm rồi. Chúng ta hãy vẽ cho đẹp (có thẩm mỹ), vẽ cho ra mình, vẽ đúng là mình để không ai nhầm lẫn mình với người khác (dù có trùng lặp) khi xem tranh là tốt lắm rồi, sau hãy xét đến tư tưởng và những điều khác. Quý vị hãy nhìn lại mình đi xem mình có sáng tạo hay nghĩ ra được cái gì mới hơn những thứ cách đây mấy trăm năm không mà lúc nào cũng nhăm nhăm cho là mình sáng tạo (trong khi mình thì cóc làm được cái gì hay ho). Hãy làm cho tốt, cho đẹp, cho nghiêm túc... mới là điều tiên quyết. Chỉ sợ làm xấu tới mức không thể ngửi được thôi.

3:42 Saturday,28.4.2012

Đăng bởi:  HAAAAAAAA

BẠN CỦA LƯU TUYỀN ơi, bạn nói: "Phương Tran Nam ơi! Bạn hãy tìm vựng tập Triển lãm lực lượng Vũ trang toàn quốc năm 2009 và tìm tranh của Tuyền xem có búp bê hay không đi đã nhé."

Cho hẳn tuyền vẽ từ 2000 đi thì hãy xem tác giả James Rosenquist vẽ thể loại BÚP BÊ BỌC NILONG từ bao giờ đi, chứ đừng nói là 2009...

3:38 Saturday,28.4.2012

Đăng bởi:  HAAAAAAAA

"Ý TƯỞNG LÀ QUAN TRỌNG, THI CÔNG LÀ CHUYỆN NHỎ"... nghe hài quá à bạn THẬT LÀ ĐƯƠNG ĐẠI ƠI... Thi công như người thợ thì dễ lắm, chứ thi công để người ta nể mới khó.. chứ

23:06 Friday,27.4.2012

Đăng bởi:  Bạn của Lưu Tuyền

Phương Tran Nam ơi! Bạn hãy tìm vựng tập Triển lãm lực lượng Vũ trang toàn quốc năm 2009 và tìm tranh của Tuyền xem có búp bê hay không đi đã nhé. Còn sau đó người ta đã quyết tâm vẽ cái gì đó người ta lại nói hay bày ra cho bạn biết sao? Để lỡ chưa kịp công bố rồi có người nhanh chân hơn "chôm chỉa" mất thì sao. Nên Tuyền giấu đi là điều dễ hiểu (mà chỉ bày ra những bức tranh rất đề tài) đó cũng là quá trình phát triển của một họa sỹ mà (có gì là xấu đâu?) còn những người đi chôm chỉa của người khác thì nhìn rõ ngay ở sự vô hồn, khô khan, lắp ghép, thiếu đồng bộ, hay sự không ăn nhập các tình tiết.v.v... Nhiều người thiếu sự hiểu biết sâu cần thiết thì hay nhìn bề ngoài sơ qua mà đánh giá nông cạn là lấy của người này, người kia. Như thế có ấu trĩ quá không? Tôi thì thích tranh của Tuyền (vì tôi hiểu Tuyền là người chân thực và nghiêm túc với nghề). Điều đó thật đáng trân trọng. Và tôi tin rằng cũng có rất nhiều người thích. Vì tôi tin vào cảm xúc của những bức tranh mà Tuyền vẽ là thật.

20:44 Friday,27.4.2012

Đăng bởi:  Thật là đương đại!…

ý tưởng là quan trọng, thi công là chuyện nhỏ!

10:32 Friday,27.4.2012

Đăng bởi:  phuong tran nam

anh Hùng Thanh Hoá thì nên dùng từ Hoa THành Húng thì đúng hơn chứ đứng Hoá THánh, mà anh cũng không nên chê bạn cùng lớp là Doãn Hoàng Lâm và Trần Nhật Thăng, vì anh chưa làm được như họ đâu, bất chấp anh cho cả Dịch, Y, Lý, Số hầm bà làng vào nghệ thuật của anh, thậm chí là anh cũng nhại lại cả những bậc thầy mà anh yêu quá như Lý Sơn hay là Nguyễn Tư Nghiêm

10:28 Friday,27.4.2012

Đăng bởi:  phuong tran nam

Và còn nữa là nếu có ý định sắp đặt thì bạn nên nghiên cứu và học cách làm, giống như khi bạn vẽ sơn dầu, bạn đã tìm đến các bậc thầy để tham khảo, chứ sắp xếp đống búp bê như trong triển lãm là rất hại cho triển lãm của bạn, nó thực sự hồn nhiên và thiếu hiểu biết về không gian, về sắp đặt. Tôi có cảm giác bạn đang cố chứng tỏ về nguồn gốc cảm xúc của mình nhưng xem ra điều đó thất bại và lại cho người ta cảm giác bạn không có điều đó

10:25 Friday,27.4.2012

Đăng bởi:  phuong tran nam

nếu bạn nào có ý kiến là Tuyền có một tiến trình dẫn đến những bức tranh này thì tôi nghi ngờ? vì bức tranh đầu tiên tôi biết về Tuyền là bức vẽ tham gia triển lãm tranh đề tài biển đảo thì chẳng liên quan gì đến búp bê cả và rất ... đề tài? Và sự thực thì hành động vẽ búp bê boc ni lông là ý tưởng của người khác và nếu bỏ ý tưởng đó ra thì hành động vẽ của Tuyền sẽ chỉ còn bao nhiêu % sáng tạo? có nhẽ người xưng danh là nghệ sĩ sáng tạo nên luôn trung thực với mình, vì điều đó là điêu quan trọng nhất sẽ còn lại với chính tác giả

1:58 Thursday,26.4.2012

Đăng bởi:  hay

TRINH XUÂN ĐỈN coment xuất sắc... tôi đồng ý với ban... vì chính bản thân tôi ko hề ưa những dạng họa sĩ loại này.

1:01 Thursday,26.4.2012

Đăng bởi:  Trịnh Xuân Đỉn

Tôi hoàn toàn không hiểu ý bạn gì nhắc đến tên tôi trong cm bên dưới.

Tôi nghi ngờ thành quả sáng tạo của họa sĩ thì tôi phải là họa sĩ à, tôi phải thử vẽ thì tôi mới có quyền nói về nó à. Google rất sẵn, bạn có thể tìm thêm.

Nếu diễn lại trò của người khác rồi đặt lại cái tên thì đối với tôi, không đáng để tôi đi xem tác phẩm thật*.

*: tôi có đi xem tác phẩm thật không thì hình như không phải khai báo chứ nhỉ?!

23:24 Wednesday,25.4.2012

Đăng bởi:  Đỗ Hiệp

Mình nghĩ không nên so sánh tranh người này giống tranh người kia để làm gì? Thế thì nhanh chả có gì để vẽ nữa cả, vì humm wa họa sĩ này vẽ mẫu nude thì hum nay không ai được vẽ nude nữa sao. Mình nghĩ rằng, nghĩ gì khi vẽ cái ấy mới là vấn đề. Thấy Tuyền vẽ đẹp và trong sáng ! :x

20:56 Wednesday,25.4.2012

Đăng bởi:  dễ thì chẳng đến lượt

bạn Đỉn ơi! Bạn chưa xem tranh thật của Tuyền đúng không? Thế thì làm sao mà hiểu và thấy được kỹ thuật sơn dầu của Tuyền chứ( dù có nhiều chỗ còn chưa thật sự tốt-nhưng cái chưa thật sự tốt ấy cũng đáng để xem rồi). Khác nhiều so với việc bạn nghĩ đấy. Bạn chắc là ít khi được xem tranh trực tiếp nên con mắt hơi bị mù mờ mới cho rằng Tuyền học bí kíp võ công của ai đó. Bạn Đỉn ạ. Bạn không xem tận mắt mà ăn ốc nói mò thì không hay đâu. Tranh đâu phải là thứ đánh giá hoàn toàn qua ảnh được. Thế mới là tranh chứ, Thế mới là tác phẩm nghệ thuật chứ, mới cần họa sỹ chứ không thì bày ra chụp ảnh rồi in phun lên toan xong rồi lấy sơn dầu mà tô tô vẽ vẽ là thành tranh. Làm thế thì nhiều họa sỹ thành tài lắm. Ai cũng vẽ được à. Bạn hãy xem cái kỹ thuật ở đâu đó mà bạn được biết thật kỹ đi nhé, nghiên cứu kỹ vào và thử nghiệm 1 tí xíu xem sao nhé. Tôi nghĩ là cái gì dễ dàng thế thì người ta chẳng làm từ lâu rồi ấy. Đâu phải đợi đến bây giờ khi Lưu Tuyền bày ra mới nói thế này, thế khác. Các cụ nói rồi: miếng ngon không còn đến trưa.

23:49 Tuesday,24.4.2012

Đăng bởi:  mơ làm đồng nát art mà không được

Giống hay không thì mọi người tự cảm nhận.hơn nữa tôi nghĩ một người làm việc có quá trình,có sự biến chuyển về tư duy nó khác với cái người ta đi chôm chỉa của ai đó ở bển.mà nghe đồn Hôm nay khai mạc triển lãm của Tuyền đông ghê gớm.Thế đã là thành công rồi.Chúc mừng Tuyền nhé.

19:17 Tuesday,24.4.2012

Đăng bởi:  HÙNG HOA THÁNH

AMACAY ơi, người ta nói sự thật thì bảo người ta cay, lại bảo đem tranh ra trưng bày... nếu bạn nói như vậy thì phải phân tích vì sao tranh của TUYỀN không giống ở điểm nào với nghệ sĩ James Rosenquist... Việt Nam mình bây giờ đang xuất hiện 1 trào lưu mới mang tên ĐỒNG NÁT ART đấy bạn ạ, không chỉ sv hay hs tự do mà ngay cả các THẦY còn đang làm cái trò mèo đó....

14:17 Tuesday,24.4.2012

Đăng bởi:  dìm hàng

Có không ít những nghệ sĩ cay cú thế hệ trẻ khi họ vượt lên trên. Họ không làm được gì thì sinh ra đố kỵ và luôn dìm hàng người khác. Tôi đã xem qua triển lãm của Tuyền sáng nay, đầy cảm xúc và có tính hệ thống, từ tranh cho đến sắp đặt chứ đâu phải gặt của người khác. Cái gì là của mình thì sẽ là của mình. Tôi tin Tuyền sẽ thành công với chính những thứ phát ra từ chính Tuyền. Chúc mừng Lưu Tuyền.

12:03 Tuesday,24.4.2012

Đăng bởi:  A MA CAY

Bạn Trịnh Xuân Đỉn ơi. Sao mà cay cú thế. Không biết ngoài đời bạn với mấy họa sĩ trẻ quan hệ thế nào mà khi bạn comment chỉ thấy sự chê bai công sức lao động và nghệ thuật của họ.
Nếu bạn có biết vẽ hay nặn (hy vọng như vậy) thì hãy mang tác phẩm ra trưng bày cho mọi người xem đi, xem trình nghệ của bạn thế nào chứ chỉ thấy bạn chê bai nghệ sĩ trẻ. Chém gió dễ lắm, Hãy làm được như họ đi đã, cũng tướt bơ đấy

4:05 Tuesday,24.4.2012

Đăng bởi:  Trịnh Xuân Đỉn

Không phải là không có cơ sở khi tôi luôn nghi ngờ những "thành quả" sáng tạo trong tranh hội họa giá vẽ của các nghệ sĩ trẻ.

Họ TRẺ và họ LIỀU và họ, nói ra hơi buồn nhưng thực sự rất ít đọc/học và sớm mắc bệnh khinh khán giả dưới nhiều hình thức*.

Chẳng hạn như vớ được một skill tả chất trên youtube, hoặc một quyển tạp chí Tây cũ nào đó có một tranh búp bê cuộn trong ni lông họ bèn liều lĩnh nghĩ ngay rằng cái thứ này chưa có người nào ở Việt Nam làm, thì mình làm**!

*: hình thức khinh khán giả mà tôi ghét nhất chính là các diễn giải về tác phẩm đọc lên leng keng và đôi phần mỉa mai khi xem thật tác phẩm.

**: Tâm lý cũ người-mới ta giờ vẫn còn phổ biến trong một số họa sĩ trẻ tôi quan sát.

3:10 Tuesday,24.4.2012

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Có một cơn bão mang tên 8X đang đến :D

23:31 Monday,23.4.2012

Đăng bởi:  HÙNG HOA THÁNH

Bạn HÙNG THANH HÓA coment cũng nên suy nghĩ kĩ chứ đừng tâng bốc người ta thành BẬC KÌ TÀI... có hiểu BẬC KÌ TÀI là gì không mà cmt thế...

22:06 Monday,23.4.2012

Đăng bởi:  kinh khung qua

Nói gì thì nói nhưng rõ ràng tranh Tuyền có cái thần thái riêng biệt. Từ cách đặt bố cục, đến cách tả, rồi màu sắc... chẳng có gì là có hơi hướng của James. Nội dung tư tưởng cũng khác. Mà cũng chẳng ai ở Việt Nam ta vẽ như thế cả. Mà nhìn kỹ thuật và sự làm việc cũng đáng để nể phục lắm. Mấy thằng bạn bảo tranh thật xem hay hơn nhiều, tuy ít nhưng mà không hề ít. Mai phải mục sở thị mới được. Chúc mừng Lưu Tuyền.

21:20 Monday,23.4.2012

Đăng bởi:  bạn cũ

Hầy! cái anh tràng Vũ Đình Tuấn thành công trong mấy lần triển lãm trước tại Viet art center,... không những bán rất chạy, bây giờ còn viết bài PR rất hay cho nghệ đàn em, quả rất phục một con người đa tài, lỗi lạc cho Viet art center. Nhưng nói về tranh tôi thấy hơn Lê Huy Tiếp nhiều. Chất biểu hiện rất mạnh, tỏ rõ một nội tâm của kẻ đầy năng lượng trong sáng tạo, táo bạo của sức trẻ. Mặc dù còn phải làm việc nhiều hơn nữa để tạo ra chất riêng, mùi vị riêng của mình, tôi chúc Tuyền luôn vượt lên là chính mình. mr.

16:25 Monday,23.4.2012

Đăng bởi:  hùng thanh hóa.

Lưu Tuyền quả là bậc kỳ tài, mới chỉ sinh năm 1982 mà đã làm đươc được những bức tranh thật sâu sắc. Chẳng nhớ nổi rõ chính xác năm nào nhưng hồi bé nhìn thấy đầu thế hệ 7x có họa sĩ Trần Nhật Thăng nổi tiếng thần đồng, rồi cũng tịt ở những tuổi như Tuyền. Lớn lên có họa sĩ Doãn Hoàng Lâm cũng tưởng chớm nở, nhưng cũng thật tiếc vì bạn ấy theo chân gallery chị hằng studio rồi cũng...... chúc Lưu Tuyền đi trên con đường dài của mình thật may mắn, cùng đóng góp được nhiều hơn cho nền nghệ thuật nước nhà.

14:30 Monday,23.4.2012

Đăng bởi:  Búp-bê bọc

Vào thập niên 90 của t.k. trước, James Rosenquist (sinh 1933) - một trong những nghệ sĩ pop-art tiên phong - đã từng vẽ một series các con búp-bê bọc nilon (Wrapped Dolls) bằng sơn dầu. Xem một số phiên bản tại các links dưới đây:

http://www.metmuseum.org/collections/search-the-collections/210006472#fullscreen

http://www.metmuseum.org/collections/search-the-collections/210006473#fullscreen

http://www.thecityreview.com/s02cco2b.gif

http://27.media.tumblr.com/tumblr_ldsy6sGjTa1qa2xcoo1_500.jpg

http://29.media.tumblr.com/tumblr_ldszl1sIfO1qa2xcoo1_400.jpg

v.v.

Rosenqquist giải thích ý tưởng của series búp bê bọc nilon này như sau:

"Tôi bắt đầu suy nghĩ về những người yêu nhau, như một đứa trẻ yêu con búp bê và rồi người ta vẫn phải làm hợp đồng kinh doanh với tình yêu vì bệnh SIDA. Điều này dường như đối nghịch hoàn toàn với niềm say mê.... Tôi lo lắng cho con gái nhỏ của tôi, Lily. Tôi tự hỏi con tôi sẽ có một cuộc sống tình ái như thế nào trong tương lai bởi cái tai họa khủng khiếp này."

Trong bài "Niềm say mê bọc nilon",

http://www.chicagoreader.com/chicago/plastic-covered-passion/Content?oid=882873

tác giả Fred Camper đã bình luận như sau:

"Tất cả những khuôn mặt búp bê cho thấy sự hiện diện của con người đích thực, mặc dù hình dạng sáo mòn và ánh mắt chằm chằm trống rỗng. Và nếu những con búp bê gợi ý về con người thì, trong những dòng xoáy của màu sắc và hình dạng bao bọc chúng, dường như không phải là vô lý để có thề thấy một phép ẩn dụ không chỉ đơn thuần cho SIDA, mà còn cho mọi khía cạnh của xã hội bao bọc cá nhân trong sự hỗn loạn nhấn chìm tất cả chúng ta."

Để vẽ series này, Rosenquist đã mua các con búp-bê và yêu cầu cửa hiệu gói chúng trong bao nilon như để làm quà tặng, rồi ông dùng máy ảnh chụp mỗi con khoảng 100 tấm hình, từ đó ông chọn ra tấm hình ưng ý nhất để dựa vào mà vẽ. Những nếp bao nilon phản quang đầy màu sắc không phải là tình cờ mà phản ánh chủ ý của Rosenquist nhằm thể hiện "một sự tàn bạo không được tự nhiên đồng hóa."

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả