Gẫm & Bình

Đứa trẻ nghệ thuật Việt Nam nên lớn lên theo hướng nào?
Bài 1: Quan điểm ta như đứa trẻ sơ sinh

SOI: Đây là một bài viết dài, về nhiều vấn đề nhỏ, nhưng tựu chung hướng về một vấn đề lớn là hướng đi nào cho nghệ thuật Việt Nam. Soi xin cắt thành nhiều bài nhỏ để các bạn dễ theo dõi và thảo luận. Cuối cùng sẽ gộp thành một bản đầy đủ, […]

Ý kiến - Thảo luận

8:17 Tuesday,29.12.2015

Đăng bởi:  2sozo

Có lẽ chính xác hơn nên là : như trẻ sơ sinh trong một gia đình nghèo :)

0:20 Sunday,29.4.2012

Đăng bởi:  Learning Animal

Chèng đéc! Phải chi mình chọn cái nick tựa như "Vũ Hải", "Vân Sơn", "Phong Thủy", v.v. cho nó ... thuần Việt!

Dân chủ - Tự Do là giá trị phổ quát (tương tự như sơn dầu là chất liệu phổ quát trong hội họa). Chẳng những Âu - Mỹ họ xài, mà Nhật, Hàn, Ấn Độ, Thái Lan, v.v. cũng xài tuốt luốt, nhờ vậy mà khoa học nghệ thuật của họ nhiều nước láng giềng theo không kịp. Đơn giản là vì Tự Do là điều kiện cần để tạo nên những gì thực sự có giá trị.

19:49 Saturday,28.4.2012

Đăng bởi:  Vũ Hải

Learning Animal là minh chứng rõ nhất cho sự lai căng, nhập ngoại. Đến cái tên còn thế mà :-))
Animal kêu người Á Đông nên vứt bỏ Nho Giáo, vơ dân chủ phương Tây vào người, lại cũng một cách học đòi ngoại nhập thiếu suy nghĩ nữa.
Lý tưởng nhất, theo tôi, mình nên biết mình là người phương Đông, sống thời hiện đại, có tham chiếu Tây, cái gì lợi cho nền tảng chung (xã hội) lẫn nền tảng riêng (gia đình, cá nhân) thì kết hợp, kiểu người ta vẫn nói đùa "Đông Tây y kết hợp với Cúng" ấy.

19:37 Saturday,28.4.2012

Đăng bởi:  Learning Animal

Lại gu-gờ thì ra cái này:

Tam thập nhi lập (三十而立)
30 tuổi thì tự lập.

Tứ thập nhi bất hoặc (四十而不惑)
40 tuổi thì chín chắn (hết bị mê hoặc).

Ngũ thập nhi tri thiên mệnh; (五十而知天命)
50 tuổi thì biết được mệnh trời.

Lục thập nhi nhĩ thuận; (六十而耳順)
60 tuổi thì hiểu được sự đời.

Thất thập nhi tòng tâm dục bất du củ. (七十而從心欲不踰矩)
70 tuổi thì muốn điều gì là tùy tâm mình mà không vượt ra khỏi quy củ.

Đấy là ý nghĩa mấy câu Khổng Tử phán.

Trộm nghĩ, Việt Nam còn lâu mới thoát khỏi sự lệ thuộc, nô lệ về mọi mặt, kể cả về nghệ thuật, nếu không vứt bỏ hoàn toàn Nho giáo - thứ triết lý dạy người ta thần phục - cùng mấy thứ giáo điều phản dân chủ, phi tự do, lai căn nhập ngoại khác.

Mấy nước Hàn, Nhật họ chỉ bày Nho giáo ra làm cảnh, còn trên thực tế xã hội dựa trên hiến pháp dân chủ của người ta, đặc biệt là giới trẻ, đã "bai-bai" món này từ lâu rồi. Chỉ có mỗi "nước lạ" đi đâu cũng giơ món đó ra làm ngoáo ộp.

18:55 Saturday,28.4.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Chú Tùng: "...Nếu...đã lập được CHÍ rồi, xin chỉ giáo cho hình hài NÓ thế nào..."

Chời, chú Tùng cứ đùa zai!

ZÙ nhà cháu có gốc gác làng Vũ Đại (có bác CHÍ khét tiếng zang hồ) nhưng tên của bác CHÍ lại đèo thêm chữ "PHÈO" vô cùng khó hiểu đến mức khi vào trường Yết Kiêu có nhiều anh CHÍ chúng cháu mới "nét" được nghĩa của "CHÍ" 1 tí ạ.

Có nghĩa rằng thì là theo như cháu hiểu (1 tí) thì chữ CHÍ từ nguyên (thời xuất xứ cổ xưa) đến đời nay (hậu hiện đại) đã có nhiều biến đổi, đã hàm nhiều nghĩa, song có 1 nghĩa zản zị nhất chúng cháu lãnh hội được thì đã được ziễn rất nôm na đúng như lời Bác Hồ CHÍ Minh (lại có chữ CHÍ nhé) từng zạy đóa:

" Không có việc zì khó,
Chỉ sợ lòng không bền,
ĐÀO núi và LẤP biển.
Quyết CHÍ ắt làm nên"

Chú Tùng có lờ-mờ thấy hình-hài của "CHÍ" chưa ạ?

Zạ, cháu vẫn ngóng mong các cao nhân chỉ záo thêm cho cháu về những nghĩa khác sâu rộng hơn của chữ "CHÍ"

ạ!

17:42 Saturday,28.4.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

bạn ecyk ơi
e rằng lập chí thì còn khó hơn cả 3 thứ kia cộng lại. Có câu, chém tướng giữa vạn quân dễ, cướp đi cái chí của kẻ thất phu khó. Mình chỉ là đứa trẻ, chẳng biết làm thế nào lập chí. Nếu bạn cao minh, đã lập được chí rồi, xin chỉ giáo cho hình hài nó thế nào, để mình mở to nhãn giới.

17:10 Saturday,28.4.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Zạ, thưa chú Tùng, bi giờ thì cháu cũng xin chấp hành rằng chú đã bảo không bàn cãi vì mỗi người mỗi quan điểm nữa thì đành thôi.

Nhưng xin bàn 1 tí về ngôn từ, vì cứ động đến chữ nghĩa là máu nhà cháu lại sôi cả lên, chú thông cảm nhá.

Cháu không thạo về Nho giáo và Hán ngữ, nhưng ông cháu từng giảng rằng Khổng Tử nói "Ngô tam thập nhi lập..." là ngài muốn nói tới việc (30 tuổi rồi thì ngài/ hay ai cũng rứa) nên LẬP CHÍ (chứ chả phải Lập Đức, Lập Ngôn hay Lập Công (zâng ai???) cả đâu

Cháu xin các cao nhân Hán học (hi chú Việt Tàu) chỉ záo

15:26 Saturday,28.4.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

xin thêm một câu nữa, nhân trích dẫn của bạn ecyk. Một người hay một ngành, một nước đều như vậy, nếu chưa "lập" thì chưa trưởng thành, vẫn còn là trẻ con, cho dù hàng 4000 năm tuổi.

15:05 Saturday,28.4.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

bạn ecyk ơi
mỗi người một quan điểm, không tranh cãi làm nữa, mình chỉ xin đính chính một chút. Khổng tử viết "ngô tam thập nhi lập" nghĩa là ông ấy thì 30 tuổi lập, điều đó không có nghĩa là chúng ta cứ đến 30 tuổi tự khắc lập được đâu. Chữ lập có 3 nghĩa: Lập Đức, Lập Công, Lập Ngôn. Mình bây giờ trên 40 tuổi, tự xét chẳng lập được điểm gì. Nếu bạn ít tuổi hơn, đã lập được cả 3 thứ, mình xin chân thành chúc mừng.

12:26 Saturday,28.4.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Kính thưa chú Tùng (cùng cô Phương Lan ạ),

Chúng cháu hiểu rằng khi chú Tùng viết bài này là chú Tùng rất tâm huyết tới vấn đề giáo dục giới trẻ, chăm sóc trẻ năng khiếu, vấn đề nghệ thuật ấu trĩ của làng ta, quê ta, nhưng thưa chú, đúng như chú nói, chúng ta cần quan tâm đến môi trường xung quanh ta, tức là vấn đề văn hóa - xã hội, kể cả chính trị nữa, của quê ta, đúng không ạ, thế mà chả hiểu sao chú lại chốt hạ (rất mâu thuẫn với mong muốn đóng góp ý kiến quan điểm xây dựng nền giáo dục và nghệ thuật nước nhà ạ):

"...ĐẤT NƯỚC NÀY CÓ VẤN ĐỀ CỦA NÓ...

nhưng...

CHỪNG NÀO CÒN SỐNG Ở NƯỚC NÀY, CŨNG MONG GIỮ ĐƯỢC MÌNH MÃI MÃI LÀ TRẺ CON..." ???

CHú Tùng ơi (cô Phương La à), nếu mãi mãi giữ mình là TRẺ CON thì làm sao chúng ta có thể đóng góp vào việc phát triển cá nhân, con người, xã hội (trong đó có nghệ thuật) hả chú (và cô ạ)?

Cha ông ta dạy: "Tam thập nhi lập", có nghĩa rằng thì là sau 30 tuổi thì con người ta tính nết và tư duy phải nên hết là trẻ thơ (NGÂY), nghĩa là tới lúc đó con người ta phải biết đã đến lúc trưởng thành rồi (LỚN rồi đấy), phải chín chắn và có thể tự ý thức hay tìm hiểu học hỏi để có ý thức về nghĩa vụ công dân nữa, phải không thưa chú (và cô ạ)?

Nếu ta cứ mãi trẻ thơ, cứ mãi vô tư thì hóa ra ta cứ nhìn xã hội suy đồi, văn hóa suy thoái, nghệ thuật ấu trí với cặp mắt trẻ thơn trong sáng kia mà vẫn vô tư nô dỡn với lại vui đùa chả biết có động thái động tâm động não gì ư?

Tâm-tư ghê gớm !

22:52 Friday,27.4.2012

Đăng bởi:  phó đức tùng

Bạn Em có ý kiến ơi
mình không có ý ironie trong việc viết bài này, mà là những cảm nhận rất chân thành. Tình hình nghệ thuật Việt Nam hiện nay nói chung, từ thị hiếu, hiểu biết, thẩm mỹ, nhu cầu, tổ chức, kỹ thuật, thể chế v.v. rõ ràng rất non nớt so với thế giới, có thể coi như đứa trẻ mẫu giáo. Đối với một lớp trẻ em ấy, những phát kiến về tên lửa hạt nhân không quan trọng bằng việc biết gấp máy bay giấy. Cũng giống như đối với người nông dân, một chuyên gia hàng đầu về vật lý lượng tử không quan trọng bằng một sáng kiến cải tiến máy bóc vỏ lạc. Nếu bạn là người trưởng thành thì bạn sẽ cư xử thế nào? Bạn sẽ cùng chúng nói chuyện ông già Noel hay bàn về khủng hoảng kinh tế thế giới? Trẻ con có nhu cầu của nó, nó không quan tâm đến vấn đề của người lớn, vì vậy nếu bạn chỉ chú tâm vào việc người lớn, thì chúng sẽ không coi bạn là người cùng hội.
Đất nước này có vấn đề của nó, nhu cầu nghệ thuật của nó, rất khác với vấn đề của phương Tây. Nó rất ấu trĩ nhưng bạn không thể thoát khỏi nó, vì nếu bạn vượt qua nó, bạn sẽ không còn là người Việt Nam. Mặt khác, nếu vấn đề xung quanh bạn không đủ làm bạn động tâm thì có gì hứa hẹn là bạn sẽ đủ nhạy cảm với những vấn đề cách bạn ngàn dặm, để có thể trở thành một nghệ sỹ như ở Phương Tây? Vì vậy mới nói, sống giữa bầy trẻ thì lờ chúng đi không bằng quan tâm, thông cảm đến chúng. Quan tâm đến chúng không trực tiếp, chính xác bằng chính mình là chúng. Tôi tuy không phải nghệ sỹ, nhưng chừng nào còn sống ở nước này, cũng mong giữ được mình mãi mãi là trẻ con.

8:10 Friday,27.4.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Chú Tùng bảo:

“hãy BỎ ĐI nhu cầu và mong đợi sự TRƯỞNG THÀNH ở nghệ thuật Việt Nam
và hãy ĐI TÌM sự NGÂY THƠ của đứa trẻ.

Phải BỎ QUA những bác NGHỆ GIÀ không còn giữ được sự thơ ngây
và luôn phát hiện những đứa trẻ mới.

Phải để cho những đứa trẻ được tự do
và KHÔNG KHUYẾN KHÍCH chúng phải giống người LỚN.

Cần làm rõ những giá trị trẻ thơ trong tác phẩm
và PHÊ BÌNH những thứ cóp nhặt, bắt chước NGƯỜI LỚN.

Làm được như vậy, nghệ thuật Việt Nam mới có CƠ HỘI MỞ MANG trong một thời kỳ tới, ít ra là thoát khỏi bế tắc hôm nay.”

Cháu cảm thấy bài viết của chú, với đoạn kết luận như-đinh-đóng-cột nói trên dường như chỉ nhằm nói 1 ý: "Hãy để yên cho đứa trẻ NGHỆ THUẬT VIỆT giữ được sự thơ ngây và từ từ TO XÁC LÊN, PHỔNG PHAO LÊN chứ đừng LỚN giống như NGƯỜI LỚN".

Đành rằng người lớn là không hoàn hảo chăm-phần-chăm,

Đành rằng phương Tây (hay những nước Á châu phát triển như Nhật, Hàn - chú Tùng quên những vị này đấy) không hẳn tốt đẹp chăm-phần-chăm,

Nhưng ở HỌ - "NGƯỜI LỚN NGHỆ THUẬT TÂY" - có những điều mà TRẺ CON NGHỆ THUẬT BÉ TÍ HIN TA có biết cũng khó học theo được, điều đó chú Tùng quá hiểu.

Cái đó không do năng lực bẩm sinh, chú nhỉ, mà phải trách trước hết là xã hội làng ta bao đời nay đã phát triển trong ao tù cơ chế hoạt động chí ít là nghệ thuât thế nào, đã thiếu đi những cơ chế dân chủ tự do chí ít trong văn hóa nghệ thuật thế nào, đã khiến cho bao nhiêu tâm hồn nghệ sĩ dù thủa đầu đời nảy nở những le lói năng khiếu (mà bố mẹ ông bà chị em chúng rất khoái gọi chúng là THIÊN TÀI với lại THẦN ĐỒNG đất Việt, cũng chẳng sao, càng thêm hy vọng và động viên các cháu) về sau đã thui chột cả hay phát triển theo cái dao-kéo-dây-dợ-xoắn-vặn theo kiểu chăm sóc bon-sai bắt cây non "già-cổ-thụ" theo quan điểm những người-trồng không thích sự phong phú và phóng khoáng không thích để cây cối mầm non phát triển trong bầu không khí tự do không bị xích cột trong những cái chậu cảnh tí hin (mà thi nhau hét đến bạc tỉ), chú nhỉ.

Cháu thì không ca ngợi phương Tây, lại chúa ghét thói thực dân (cả cũ và mới), nhưng zù zì cái không khí tự do dân chủ chí ít là trong nghệ thuật và phê bình nghệ thuật của họ cũng đáng để dân làng ta trẻ làng ta kính ngưỡng và biết rằng đó có thể mới là 1 trong những điều kiện để trẻ-có-khiếu lớn lên thành người-có-tài, phải không chú.

Cám ơn chú Tùng đã có bài viết bắt chúng cháu, những mầm-non-nghệ-thuật (ngày xưa các chú bác cô gì cháu ở trường YK vẫn bảo chúng cháu thế, oai nhề) phải suy nghĩ xem liệu chúng cháu sẽ LỚN-thế-nào ? LỚN-được-không ? làm-sao-LỚN ? nên-LỚN-không ?...hay cứ mãi BÉ-TÍ để HỌ (người LỚN, TÂY ?) thích chí với cái NGÂY THƠ đến ngây ngô vì chả thèm LỚN kia?

Bạt-vía ghê gớm !!???

16:07 Wednesday,25.4.2012

Đăng bởi:  Learning Animal

Nhà giáo dục Mỹ John Cadwell Holt (1923 - 1985) từng nói (tạm dịch):

"Con người là động vật biết học; chúng ta thích học; chúng ta giỏi học; chúng ta không cần phải được hướng dẫn hoặc bị bắt buộc thì mới học.
Cái làm hại quá trình học tập của chúng ta chính là việc người ta can thiệp vào hoặc cố điều chỉnh nó, hoặc kiểm soát nó.
"

(Nguyên văn: "The human animal is a learning animal; we like to learn; we are good at it; we don't need to be shown how or made to do it. What kills the processes are the people interfering with it or trying to regulate it or control it.")

Học, trong đó có cả học vẽ, là một quá trình bắt chước. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi một hoạ sĩ chịu ảnh hưởng, thậm chí bắt chước các tiền bối. Đó là điều hiển nhiên và lành mạnh trong quá trình học tập.

"Dân hai nhăm triệu ai người lớn?
Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con.”

Ngay cả đến bây giờ, thay "hai nhăm triệu" bằng "gần trăm triệu", hai câu thơ trên của Tản Đà vẫn còn nguyên giá trị.

Vì sao vậy? Cũng là bởi vì tăm tối, không được khai sáng, không học đến nơi đến chốn.

Bởi vì học ở đây không phải là nhét vào sọ những kiến thức cũ rích, những giáo điều cứng nhắc, sáo mòn, sai lạc, để đạt được bằng cấp, chức danh này nọ, rồi "vinh thân phì gia", thăng quan tiến chức. Cái sự học này chỉ biến con người thành nô lệ của lòng tham, lòng ghen tị, và bị cai trị bằng nỗi sợ hãi.

"Mục đích của giáo dục là thay một cái đầu rỗng bằng một cái đầu thoáng." (Education's purpose is to replace an empty mind with an open one. - Malcolm Forbes)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả