Bàn luận

Đứa trẻ nghệ thuật Việt Nam nên lớn lên theo hướng nào?
Bài 3: Làm nghệ sĩ là làm tấm gương trong

SOI: Tiếp theo phần trước với quan niệm của phương Đông về anh nghệ sĩ, phần này khảo sát quan niệm của phương Tây về nghệ sĩ Hình minh họa do Soi lấy từ internet, như trong bài này là của trang zorger.com   b. Quan niệm về anh nghệ sĩ của phương Tây Khác […]

Ý kiến - Thảo luận

13:20 Monday,30.4.2012

Đăng bởi:  Chu Chi

Tôi thích quan điểm của Phó Đức Tùng. Sao lại cứ phải chiến cho tới đúng-sai hẳn hòi mới là chung cuộc? Dĩ nhiên phải có cái đích đúng-sai để con người ta hoàn thiện, phấn đấu, nhưng con đường tới cái đích ấy hay ho hơn nhiều. Trên con đường ấy, ta sẽ đối diện với nhiều cái đúng (chứ không phải chỉ có một duy nhất đúng) và nhiều dạng sai (nhiều khi rất mỹ miều, trá hình).
Ví như bài của Phó Đức Tùng đây, đó là quan điểm, đúc kết của Tùng. Chúng ta chưa sống đến trót đời, mà có đến trót đời cũng không thể nói Tùng bảo thế là sai hay đúng. Có cái đúng, có cái sai trong lời Tùng, nhưng là sai, hay đúng theo quy chiếu của từng người (với Tùng chẳng hạn, thì là đúng hết).
Vậy thì tranh cãi căng thẳng chẳng để làm gì, mà nên mỗi người đưa ra quan điểm của riêng mình, như mang thực phẩm tới góp một bữa tiệc chung. Ra về ai no được món nào thì no, toàn là bổ dưỡng cả.
Tôi mới đọc đến bài thứ ba, đã thu được nhiều quan điểm chưa được nghe, vậy là có ích lắm rồi.
Đón đọc những bài kế tiếp của loạt bài này.
Thân mến.

8:29 Monday,30.4.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Các bạn mến,
sự việc nói giống thì không cái gì không giống, nhìn vào chỗ khác nhau thì chẳng cái gì không khác nhau. lời nói chẳng phản ánh được sự thật, nên nói gì cũng là không đúng. Vậy đã nói thì chẳng nên tranh luận đúng sai. Điều quan trọng là lời nói có tạo ra gợi ý cho ta đi tiếp hay không, đó là công dụng của lời nói. Những chuyện mình viết, vốn là chủ kiến cá nhân, vì thế chẳng thể nào đúng. Nếu các bạn đọc mà thấy có được gợi ý gì hay, thì là nó có tác dụng, nếu các bạn không thấy gì hữu ích, thì nó vô tác dụng. Nếu các bạn nhân đó mà bàn thêm xem chúng ta nên làm thế nào thì diễn đàn là bổ ích, còn nếu phân tích đúng sai thì chẳng mang lại điều gì.

4:37 Monday,30.4.2012

Đăng bởi:  Bôi Sỹ

gửi bạn Giời Ơi: u rời sao tên gì nghe thất thanh làm giật cả mình. Nhà cháu nói Nghệ Tây là nói chung chung gồm nhiều thế hệ nhiều trường phái gồm trăm nghìn vạn nghệ mũi lõ mắt xanh chứ bác lại nhón một vài cá nhân nổi tiếng nói riêng để tỉa thì khó đỡ quá! và nổi tiếng thì ngoài 2 cụ ấy còn vô khối người giỏi kinh khủng khiếp mà tranh pháo chả care gì có mang thông điệp nhớn hay không (kể danh sách ra đây thì dài lê thê, dễ Soi lại cắt gọt đi. Soi dạo này kiểm duyệt căng lắm). Ngay cụ Pi tuy hoắng về chính trị, vào đảng cộng sản Pháp rồi cuối đời lại ra (chả biết giác ngộ ra điều gì nhớn hay cáu vì không được vào Bộ Chính trị hoặc Ban Chấp hành TƯ) thế nhưng rất rất nhiều tranh cụ ý chả thông điệp ý tưởng khỉ gì chứ không phải cái nào cũng Géc-ni-ca hay người đói rách thời kỳ blue đâu. Còn xứ An-nam-mít mình thì thấy ngay là hầu hết các cụ Mỹ thuật Đông Dương, gồm những người rất nổi tiếng, là duy mỹ trừ mấy người đi kháng chiến thôi. Hiện nay một số họa sĩ vẽ hay thực sự thì phần lớn cũng là duy mỹ. Tên tuổi thì ai cũng biết nhưng lôi ra để tranh luận thì bất tiện cho người ta. Nhìn chung Tây Ta nhiều tranh có vẻ (hay được gán cho) mang ý tưởng nhưng chưa chắc đó là ý định của họa sĩ (gọi hoa lá cành thì là "Tư tưởng tác phẩm nhớn hơn tư tưởng tác giả") Nhà cháu nghi cụ Pi khi vẽ mấy người đói rách thời blue có khi là thấy dáng tạo form đẹp nên vẽ chứ đã chắc đâu tố cáo xã hội này nọ. Nếu tán vào thì nhà cháu có thể nói bức Van-Gốc cắt tai là phản ứng tố cáo chế độ tư bản bóc lột nên giàu có nhưng không chịu mua tranh để họa sĩ đói khổ :) Nói chung nhà cháu không định tranh luận hay thuyết phục bác nào nghe theo, chỉ nói điều mình thấy thôi. Còn góp ý bạn Giời Ơi là đổi tên đi chứ để thế nghe hoảng hốt quá. Mà xã hội tươi đẹp vui thế này có gì để phải Giời Ơi được cơ chứ? con người thật khó chiều!

7:43 Sunday,29.4.2012

Đăng bởi:  Giời Ơi

PĐT nói cũng có lí nhưng không phải nghệ thuật phương tây thuần túy duy mĩ đâu bạn ạ. Những tác phẩm lớn của thế giới bao giờ lí tính cũng hết sức mạnh mẽ. S.Dalí, Picasso là những ví dụ tiêu biểu. Bạn Bôi sĩ kêu gọi củ nghệ vườn ta thả phanh cho xe tải trôi thế không mất mạng thì cũng trở thành kẻ dở người. Bạn thử cho một ví dụ về sự "thả phanh" thành đạt của "nghệ ta" xem nào? Đành rằng A.Einstein nói rằng "Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn kiến thức" nhưng lão ấy nói điều đó khi đã trở thành bác học rồi. Đúng là với một nhà bác học thì trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức thật vì ông ta đã nắm vững mọi kiến thức.

5:59 Sunday,29.4.2012

Đăng bởi:  Bôi Sỹ

Bác Tùng nói về quan niệm duy mỹ của nghệ Tây khá đúng, so sánh rất sinh động. Nghệ Tây trong tác phẩm bộc lộ rõ cái Tôi, cái bản ngã của mình cực kỳ mạnh mẽ. Bản năng, cảm xúc nghệ thuật qua học hành mà không bị gò ép, ngược lại được rèn rũa cho tinh thả phanh không chút lăn tăn tính toán. Đơn giản cứ nhìn bút pháp, bút lực, sự sáng tạo trong bố cục, phong phú về tạo hình và màu sắc trong tác phẩm của họ thì thấy rõ. Nghệ Ta hiện nay hay chú trọng ý tưởng, nội dung, thông điệp to nhớn nên nhiều khi tác phẩm mang chiều hướng minh họa cho nội dung, những yếu tố mang tính nghệ thuật của tự thân tác phẩm thì yếu. Một tác phẩm tự thân không mang tính nghệ thuật cao thì sao có thể chuyển tải nội dung dù thông điệp nọ kia có đao to búa lớn ? Và thông điệp kia hay ho dưng mà có phải là sự dằn vặt hoặc mê đắm thật sự của anh không hay chỉ là thấy nó to nó nhớn thì làm? Thêm nữa Nghệ Ta càng học, càng đọc thêm kiến thức thì dường như chỉ bổ về phần nói chứ sáng tác lại trở nên gò bó, khuôn phép, rụt rè, nhiều khi sáo rỗng hơn. Lắm khi sự gắng gượng, lên gân hoặc sao chép cảm xúc thấy rõ mồm một trong tác phẩm. Học thuật rất cần nhưng học thuật, kỹ thuật chỉ là phương tiện để chuyển tải cảm xúc và ý tưởng chứ không phải là khuôn vàng thước ngọc để mình đi lại trong đó; nói nôm na là Biết để mà Quên, học và đọc để kiến thức tiêu hóa thành của mình chứ không phải để nó cứ đứng lù lù hiện hữu trong đầu, trong tim mình rồi mở miệng lại nói như...sách. Tác phẩm là tấm gương phản chiếu nghệ sĩ, cái này hoàn toàn không sáo tí nào. Người thế nào của tào lao làm vậy. Bạn không thể nói dối qua tác phẩm của mình, chắc chắn thế! Theo thiển ý của nhà cháu, Nghệ Ta nên để cho bản năng, trí tưởng tượng và sự sáng tạo của mình bay bổng không dây dắt hay xích quàng cổ, thả phanh cảm xúc như xe tải hạng nặng xuống dốc đứt thắng, khi cầm bút hay bay đứng hoặc ngồi trước toan, giấy hay đất sét thì phải chân thực tuyệt đối với mình, thư giãn thư giãn và thư giãn, thả mình rơi tũm vào thế giới Không khuôn khổ khuôn phép, Không ranh giới, Không toan tính, Không quan trọng hóa và lên gân. Hạ gục nhanh tâm lý Sợ Hỏng Tranh. Đây là nhà cháu bắt bệnh Nghệ Ta theo trình độ lang vườn của mình, theo nhà cháu nó là hệ quả của nhiều thứ như giáo dục, quan niệm, thói quen, xã hội, tâm lý dân tộc... chứ không phải do thiếu tài năng hoặc trí thông minh. Ai không đồng ý cũng được, cũng không cần huyết áp cao cự cãi làm gì, mỗi người một ý, nhà cháu không phải là thánh nhân phán gì cũng đúng :))

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả