Bàn luận

Đứa trẻ nghệ thuật Việt Nam nên lớn lên theo hướng nào? -
Bài 4: Rẽ một chút sang Kinh Dịch nhé

SOI: Tiếp theo phần trước với quan niệm của phương Tây về anh nghệ sĩ, phần này rẽ một chút sang Kinh Dịch (họa sĩ ta cũng nhiều người nghiên cứu môn này, đúng không ạ?), trước khi bước vào phần kết luận ở bài sau. Hình minh họa do Soi lấy từ internet, như trong […]

Ý kiến - Thảo luận

9:41 Monday,16.2.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

candid
việc đó thì không có gì là mâu thuẫn. kinh dịch được coi như cuốn sách về vũ trụ. những lời trong đó chỉ là biểu tượng. cùng một biểu tượng có thể ứng vào nhiều vấn đề, lĩnh vực khác nhau. về cơ bản, mọi hiện tượng, vấn đề đều có thể chia về 6 bước, 6 cấp phát triển ứng với 6 hào. vấn đề là tìm được sự tương ứng của hiện tượng đang cần quan tâm với một trong các quẻ. Khâu này là ít thuyết phục nhất, và ta cũng không bàn ở đây.
việc lấy quẻ càn để bàn chỉ có thể áp dụng với một số lĩnh vực mà ta không đi sâu vào kỹ năng nghề nghiệp mà chỉ bàn chung về nguyên lý làm người. khi mình dùng quẻ càn nói về nghệ sỹ thì không dưới góc độ một nghề, mà dưới góc độ đại diện cho tư tưởng mỹ học của xã hội.

13:49 Sunday,15.2.2015

Đăng bởi:  candid

Thì thế em mới thấy nếu thay bàn về nghệ sĩ bằng kỹ sư, bác sĩ hay chính trị gia thì cũng đúng. :D


 

10:34 Sunday,15.2.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

candid
kinh dịch tất nhiên không phải trực tiếp để bàn về nghệ thuật và nghệ sỹ vn, vì thế dùng thế nào thì cũng khiên cưỡng.
riêng mình dùng quẻ càn và khôn thì không phải bói, mà là sử dụng một số luận điểm nhân văn chung để bàn thôi. những quan điểm này được ứng dụng rộng khắp trong toàn bộ kinh dịch, là những nguyên lý ứng xử, hệ giá trị và mỹ học của nho giáo.

22:05 Thursday,12.2.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

Bạn Candid, quẻ Sơn Địa Bác ý là "tiến lên nữa thì không tốt". Đúng là khó mà tiến xa được thì dừng ... cho lành : ). Anh Tùng đưa ra hai con đường (phương Tây và phương Đông) cho nghệ sĩ VN từ hàm ý của quẻ Càn và Khôn, có lẽ là con đường để tới "tột đỉnh", để "sánh vai cường quốc", nhưng quả là gian khổ cho cá nhân và khó khăn cho xã hội. Những người muốn có con đường 3, 4,... có lẽ chỉ là cách nói khác của việc dừng lại ở một mức nào đó, trước khi tới được vị trí cửu ngũ. Thực chất là thay đổi mục tiêu, không phải thay đổi con đường. Người ta xây nhà mấy trăm tầng mình xây vài tầng, người ta cắt tai thì mình bụi bặm, thậm chí mượt mà hoặc quắc thước. Không phải là ... không tốt : ))

19:19 Thursday,12.2.2015

Đăng bởi:  candid

Cám ơn bác Riêng chung đã giải thích. Nhắc chuyện cái giường Vì em đọc bài anh Tùng lùng bùng một hồi hỏi đúng câu Nghệ thuật VN theo hướng nào thì bốc được quẻ Sơn địa bác. Ngẫm ra cũng có lý. :D

17:46 Thursday,12.2.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

Chào bạn Candid (gọi bạn là bạn vì thấy bạn cũng gọi anh Tùng là anh : )).
Bạn nói đúng về tính chung chung. Vì luận cái đạo của Dịch, thì sau cùng chỉ còn âm với dương thôi, cực kỳ chung chung luôn. Nhưng đem xét cho từng việc cụ thể, thì tùy giới hạn của vấn đề sẽ cần có mức độ chung chung hay cụ thể tương ứng. Có lẽ thế, nhỉ.
Còn Nho dịch, Y dịch, Bốc dịch, là cái thuật, ứng dụng từ đạo của Dịch và kết hợp thêm các yếu tố của mỗi lĩnh vực đó, càng phải cụ thể chi tiết. Tất nhiên Bốc trước, Dịch sau, nhưng Dịch phát triển thành đạo, Bốc vẫn tiếp tục cái thuật của mình.

17:01 Thursday,12.2.2015

Đăng bởi:  candid

@bác Tùng, bác Riêng chung: theo em thì giải nghĩa 1 quẻ như quẻ Thuần Càn của hai bác chỉ có ý nghĩa chung chung. Bốc Dịch nó phụ thuộc vào câu hỏi từ ấy mới ra dịch nghĩa được.

16:42 Thursday,12.2.2015

Đăng bởi:  candid

@LC: Cửu ngũ là Hào chứ không phải quẻ.

16:15 Thursday,12.2.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

Cảm ơn anh Tùng. Anh phân tích thật là thấu triệt và dễ hiểu. Hình như anh nghiêng về quan điểm tách biệt bản chất nội quái ngoại quái (như kiểu nguyên nhân và kết quả, hoặc vật chất và tinh thần). Do đó, anh chỉ dùng 3 hào của nội quái để mô tả 3 giai đoạn tài năng của nghệ sĩ (và 3 hào của ngoại quái để mô tả 3 trạng thái tinh thần của nghệ sĩ)? Cách hiểu này có tính khái quát cao, nhưng liệu có khái quát quá không ạ?

Ngoài cách hiểu trên, còn có cách hiểu xem cả 6 hào như một quá trình liền mạch và đầy đủ, dễ hình dung nhất có lẽ chính là trong quẻ Càn. Cách hiểu này có thể giúp nói chi tiết hơn về sự trưởng thành về tài năng của nghệ sĩ nói riêng, hay cái tài năng nói chung. Đại để là có thể chia làm 6 giai đoạn, cũng coi là 6 "địa vị" như cách nói của anh (ứng với 6 hào của quẻ Càn) là: 1/Chưa có khả năng (tiềm long) - 2/Có khả năng (long tại điền) và cơ hội nhất định (lợi kiến đại nhân) - 3/Chăm chỉ (chung nhật càn càn) và cẩn thận(dịch, nhược, lệ) - 4/ Đã khẳng định được tài năng hơn người (dược) và tùy cơ hội mà quyết định hành động cho mình (hoặc dược, tại uyên) - 5/Đạt đến đỉnh cao hoàn thiện của tài năng (phi long) và gặp được cơ hội tôt nhất (tại thiên, lợi kiến đại nhân) - 6/Đi quá đà (kháng) không còn ai hiểu anh ta, hoặc anh ta không còn hiểu những người ở dưới mình.

Quân tử "tự cường bất tức" trong quẻ Càn, là ý con người phải mạnh mẽ (không ngừng) với chính mình, phải có hành động tích cực để hoàn thiện tự thân và phát sáng lúc cần thiết, chứ không gồm cả ý "không dựa, không cần ai". (Quẻ Càn là trau dồi về tài năng của bản thân, quẻ Khôn là trau dồi về cách ứng xử với xung quanh). Quá trình trau dồi cũng là quá trình trưởng thành, phải qua nhiều giai đoạn, trong đó yếu tố thời thế, cơ hội là rất quan trọng. Cụ thể hơn với quẻ Càn như sau:
Trong 3 hào đầu, khi đến hào 3, thì giống như người có chút tài nhưng chưa đủ tự chủ, phải tiếp tục trau dồi kĩ năng và tư duy sáng tác, phải "làm đi làm lại", nếu không cẩn thận có thể dẫn đến sai, đi sang đường khác. Quá trình từ hào 1 đến hào 3 cũng tương tự quá trình từ chưa có nghề đến lúc được đi làm thuê ở vị trí quản lý trung bình hiện nay, chưa đủ giỏi cũng chưa đủ vững. Lúc này dạy người khác thì cũng được, nhưng chỉ dạy nổi những thứ sơ đẳng. Đa phần dừng ở trình độ này. Họa sĩ ở mức này chắc đã hơn mức chép tranh giỏi, vẽ cũng khá đẹp nhưng năng lực sáng tác/thể hiện vẫn chưa phải là rất cao, còn phải khổ sở nhiều. Quá trình này cần cả một "xã hội" (từ của anh Tùng trong cmt trước nữa), nên "đại nhân" chắc hẳn là không chỉ với nghĩa đại gia hay người đỡ đầu, nhưng cũng phần nào có ý đó. Nếu đặt vào bối cảnh lịch sử thời Văn Vương, Chu Công thì đây là lúc vua chưa lên ngôi, cần tìm người giúp lập nghiệp, đến cuối đời Chu (Đông Chu) trở đi thì là chế độ "Môn khách", những người làm "môn khách" của một vị thế lực của vùng thường là có một chút sở học, muốn đóng góp cho "chủ nhà", đây là quá trình trưởng thành quan trọng, ai tài giỏi và quyết tâm (và hợp chủ) thì dần dần bứt lên. Nhưng đây cũng là quá trình nghiệt ngã vì cạnh tranh khốc liệt. Họa sĩ phương tây hay mưu sĩ Trung Hoa trưởng thành thật sự là nhờ qua giai đoạn này. Có phải ở VN mình quá trình/giai đoạn này chưa diễn ra một cách thực sự (nên vẫn còn trẻ con)?
Sang 3 hào cuối (4,5,6), thì hào 4 mới giống người đủ tài, mới dùng được chữ "dược", nghĩa là vọt lên (rồng đã đủ lực để vọt khi nó muốn). Lúc này có thể tự lập môn phái, tự mở công ty, hoặc về quê dạy học (người xưa), hoặc thành cán bộ quản lý cao cấp. Là nghệ sĩ, chắc là như người đã giỏi thuần thục đến độ có thể biến hóa, do đó anh ta có thể lựa chọn lối đi cho sáng tác/nghệ thuật của mình. Còn hào 5 là tinh hoa phát tiết, lại gặp đúng thời cơ. Là vua lên ngôi, là cụ kiến trúc sư người Đức với kiến trúc kính thép chủ nghĩa hiện đại, là các nghệ sĩ đỉnh cao, như Lỗ Tấn gặp được thời chống Nhật. Tuy nhiên sang đến hào 6 thì chuyện đã khác, như anh Tùng đã bảo "vọt mẹ nó khỏi trái đất". Ý hào 6 này là nên biết dừng lại đúng lúc, chắc giống cụ Le Corbusier tự dừng cuộc đời (?!). Nghệ sĩ tài năng của VN, nếu không gặp "xã hội" phù hợp, thì đa phần dừng lại ở hào 4, dù số đạt đến bước này vốn không được bao nhiêu. May ra, trong lĩnh vực nào đó có người trở thành Phi long tại thiên (phụ thuộc rất nhiều vào xã hội). Nếu được như thế, lúc này anh ta có thể hiệu triệu người giỏi khác đến với mình. Một xã hội phù hợp thì có thể xuất hiện khá nhiều "phi long tại thiên", chắc giống thời Phục Hưng (?)... Không thì phải đợi. Sang đến hào 6 là lúc tài năng và tư tưởng của anh ta đi quá đà, không còn ai bên cạnh, không tự hạ mình được nữa (chữ kháng), nên thành đáng tiếc.
Tóm lại là nghệ sĩ VN nói riêng hay tài năng nói chung sở dĩ còn bị coi là đứa trẻ, chắc là do chưa gặp/chưa chịu coi trọng và chấp nhận những giai đoạn ứng với hào 2 và 3. Nói cụ thể là khi ở giai đoạn 1 không biết học được bao nhiêu, nhưng sang giai đoạn 2 đã vội lập ngôn, và bài xích (không chịu tiếp thu) các thử thách đến từ xung quanh, nên thay vì chấp nhận giai đoạn 3: tiếp tục trau dồi, chấp nhận gian khổ và cẩn thận kỳ công hơn nữa (hơn cả giai đoạn 1) thì lại từ bỏ để theo con đường dễ dãi hơn. Dĩ nhiên đây chỉ là đánh giá chung chung, chứ không phải tất cả nghệ sĩ/tài năng của VN đều như vậy : )).

13:24 Thursday,12.2.2015

Đăng bởi:  candid

cũng khiên cưỡng nhỉ bác Tùng chả khác gì cái chân giường lên cái giáp giường. :D

11:36 Thursday,12.2.2015

Đăng bởi:  LC

Anh Tùng ơi, lúc mẹ em rặn đẻ được cái đầu em thò ra trước tiên, em có nghe loáng thoáng ai bốc quẻ Cửu Ngũ chi đó đó...hi hi. Toàn bộ các còm của anh gần đây về Dịch, em đọc chả sót chữ nào, vỡ ra ối...hi hi

7:14 Thursday,12.2.2015

Đăng bởi:  phó đức tùng

riêng chung
mỗi hào trong quẻ dịch có nhiều nghĩa, một nghĩa là địa vị xã hội, một nghĩa cũng là bước tiến trên phương diện ta quan sát.
giả sử ta dùng quẻ càn để bàn về những nghệ sỹ, thì sẽ có các địa vị sau:

1-sơ cửu là những nghệ sỹ trẻ có thực tài nhưng chưa hoàn thiện hoặc chưa bộc lộ hết, nên ví với rồng còn ẩn
2- cửu nhị là những bậc thầy, tài đức đầy đủ, dưới thì dạy được học trò (để cho bọn trò nghệ sỹ có thực tài nó phục không dễ nhé), trên thì tiếp cận được với những bậc vĩ nhân trong giới. đây là tầng lớp quan trọng nhất, ở vào trung tâm hạ quái, khiến cho nền nghệ thuật nước nhà có bền vững được hay không.
3- cửu tam là những siêu nhân. phàm là siêu nhân thì phải luôn phấn đấu, vì chỉ cần một tác phẩm kém đi thì thiên hạ nó sẽ xúm vào dè bỉu. nhưng vai trò quan trọng của các siêu nhân là giữ biên độ cao của nghệ thuật, để bọn dưới thèm mà vươn theo.
3 hào hạ quái đều là những cái tài thế tục. sơ cửu thì chưa ai biết tới, cũng chưa nên để ai biết, để còn lớn. cửu tam thì quá nổi tiếng, ai cũng biết. chỉ có cửu nhị thì với vai trò thày giáo sẽ cần 2 thứ: một là chính danh, tức là được giao chức vụ làm thày, do hệ thống đào tạo công nhận, hệ thống này, có thể đại diện là một nhà vua, hoặc bộ đào tạo có thể được coi là đại nhân (cửu ngũ). thứ hai là người thày giỏi không phải dạy trò những thứ mình biết, mà chủ yếu môi giới cho trò tới những thứ cao xa hơn, muốn vậy, điều quan trọng là ông ta cũng phải thường xuyên tiếp xúc bậc cao hơn (cửu tam)
còn ý riêng chung nói cửu nhị còn yếu cần người nâng đỡ, như kiểu phải có đại gia nhìn ra tác phẩm thì mình nghĩ không đúng nghĩa dịch. lời quẻ càn có dạy là quân tử phải tự cường bất tức, làm gì có phải trông cậy vào ai. cái "lợi" ở đây là lợi ích chung, chứ không phải lợi ích cá nhân.
4- sang tới 3 hào thượng quái, vấn đề đi từ vật chất sang tinh thần, là những nghệ sỹ đã vượt khỏi nghề nghệ sỹ thông thường để đạt độ tâm linh.
Cửu tứ là người đang lấp lửng, thấy chán cái mức thông thường, nên xét một là nhảy vọt, vứt bỏ hình thức thông thường (hoặc dược), nếu không thì lặn luôn không tham gia nữa (tại uyên)

cửu ngũ là loại chí tôn, toàn bộ đời sống đã là nghệ thuật chân chính, rạng rỡ như rồng bay giữa trời, khoe mọi khía cạnh mà chẳng ai thấy được chỗ nào không đẹp. không làm gì người ta cũng thấy là nghệ sỹ, làm gì thì đều thành nghệ thuật, chẳng cần phải cố gắng như cửu tam.

thượng cửu thì còn lên cao nữa, vọt mẹ nó ra khỏi trái đất, chẳng ai thấy gì cả. cao thì có cao thật, nhưng đến thế thì cũng thành vô bổ, vì thế nói kháng long hữu hối.

2:41 Thursday,12.2.2015

Đăng bởi:  Riêng&Chung

Gửi anh Tùng
Xin phép bàn một tẹo với anh về hào 2 của quẻ Càn (Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân) thế này ạ:
Có lẽ nên hiểu tình hình lúc này là người "quân tử" đã có công phu hàm dưỡng nhất định, đã có thể ra mặt (rồng), nhưng rồng này chưa vươn, chưa bay lên được. Vì thế lúc này cần có người trên nâng đỡ, nên là "lợi kiến đại nhân", tức là nên tìm kiếm đại nhân. Đại nhân sẽ là người đánh giá, sử dụng hoặc tiến cử nhân tài.
Sau hào 2, đến hào 3, là lúc người quân tử phải chăm chỉ sớm tối (ngày làm việc, đêm kiểm điểm) hết sức cẩn thận. Vì phải chứng tỏ bản thân và đối chiếu tự thân với thực tiễn.
Vậy là vai trò của "đại nhân" là hết sức cần thiết, xin bổ sung một cách cụ thể vào ý "xã hội" anh nói trong bài... Nhưng nếu vậy thì chưa rõ "đại nhân" của "nghệ thuật VN" là gì...

22:25 Sunday,6.5.2012

Đăng bởi:  đào duy triều

em xin chào anh Tùng, em là Triều ở Wismar, anh còn nhớ em không? Bạn của Frank đó anh. Rm chúc anh và gia đình khoẻ mạnh và anh cố gắng giử gìn sức khỏe. Điạ chỉ của em là daoduytrieu@yahoo.de

18:08 Wednesday,2.5.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Bạn Mih hiểu sai ý mình rồi. Chữ sáng tạo, tạo ra cái mới này mang tính tương đối, là so sánh âm với dương, con người với tự nhiên. Có thể nói Dịch coi ý tưởng từ Dương, Càn, nhưng thành hình là nhờ Khôn, Âm. Ví như ý tưởng cây cỏ là Dương, nhưng thành hình cây cỏ là Âm. Trước khi thành hình, cây cỏ tất nhiên chưa có, vậy nói việc thành hình cây cỏ là sáng tạo, tạo ra cái mới cũng là đúng, nhưng nếu so giữa ý tưởng và hình thái thì ý mới là sáng tạo. Người nghệ sỹ nếu quả thực muốn theo đạo Càn thì chẳng cần làm gì, chỉ nghĩ là đủ, còn đã tạo ra tác phẩm thì hẳn là việc của quẻ Khôn. Tất nhiên ta có thể nói nghệ sỹ kiêm cả càn Khôn, vừa tạo ý vừa thành hình. Nhưng logic là nếu ý đó là sáng tạo hoàn toàn độc lập, mới mẻ của nghệ sỹ thì chẳng ai có thể hiểu và chia sẻ, nghệ thuật như vậy có thể có nhưng không thể biết và đánh giá. Còn nếu là ý tưởng vô hình nào đó của tự nhiên lởn vởn trong không trung thì nhiều người có thể chia sẻ, nhưng không phải ai cũng có tài để định hình được nó. Vai trò của người nghệ sỹ do đó là lý sương kiên băng, cảm nhận được những vấn đề, ý tưởng rất mơ hồ rồi thành hình cho nó. Nói như vậy, nghệ sỹ tất nhiên sáng tạo ra sản phẩm, nhưng không sáng tạo ra ý tưởng, mà là nắm bắt được ý tưởng.
"hồng tiệm vu quỳ" tất nhiên quá thích, nhưng sang quá, chẳng dám mơ. Mình chỉ mong có thể "xã xa nhi đồ" tức là bỏ xe đi bộ, tự đứng trên chân của mình là toại nguyện lắm rồi.

15:22 Wednesday,2.5.2012

Đăng bởi:  mih

“…Người nghệ sỹ không cần sáng tạo, không cần chủ đề riêng, mới, mà cần nhận biết tinh nhạy, thể hiện sắc sảo một thứ mà bình thường chỉ được nhận ra một cách mơ hồ.”?!

Những suy luận đầy tính Trung dung thế này – làm tôi thật sự băn khoăn – liệu có thể Trung dung và không cần đổi mới chủ đề trong nghệ thuật hay không? Chắc là không thể - vì từ mĩ nhân Phục Hưng tới cái bồn cầu hiện đại và những cái hạt (hướng dương) đại chúng... luôn đòi hỏi những cuộc cách mạng chủ đề “nổi loạn” (có thể là ảnh hưởng thời đại) mà không thể “bình thường” được. Bác viết về Dịch áp dụng cho nghệ thuật mà mới nói đến Càn Khôn – chưa “chế” đến đoạn Cách - cải mệnh để Hổ biến Báo biến tôi e là thiên lệch cực lớn (đối với tư duy của người sáng tạo trực tiếp)?!…
Luyện khéo những kĩ năng cũ để đạt tới sự “tinh” hơn người – điều này phù hợp với người nhạc công, ca sĩ – vẫn một bài hát, bản đàn đó, chỉ cần luyện kĩ năng riêng khác người là được?! Nhưng đối với người Nghệ sĩ (Lĩnh vực sáng tạo) đòi hỏi cao nhất là tự mình vạch ra con đường mới – chưa ai đặt câu hỏi, chưa ai giải quyết đường đi nước bước – chứ không phải chỉ cầu đạt sự “tinh tế”.

Nhân nói việc Tiềm hay Phi của nghệ sĩ – theo một quá trình từ thấp đến cao – cứ học từ từ đến khi nào chín ắt phát tiết, ắt nổi danh, thì… chính là điều các họa sĩ trẻ nhà ta đang áp dụng sai lầm ghê gớm: việc học “trọn gói” 5 năm (chưa kể mấy năm vạ vật luyện thi – và có thể vài năm Thạc sĩ để thăng chức?) ở trường MT khiến ai cũng nghĩ “tu dưỡng” ngần ấy xong ắt mình sẽ nở rộ tài năng, sẽ thành danh, sẽ phát tài… Trong tình trạng nghệ sĩ trẻ cứ kêu ồi ồi vì nghèo, thiếu tài trợ, thiếu đại gia mua tranh,… chỉ thiếu tại Ruồi!, nên nhận ra rằng cái quán nước ở cổng nhà số 42 YK (và tất cả các trường MT Bắc Trung Nam ….) không phải là cái bậc thềm của trường Harvard để các nhân tài đàm luận ra triết học và lí tưởng cao xa… cũng chẳng có gì đảm bảo một tương lai chắc chắn biến giấc mơ thành hiện thực (dù chỉ là có công ăn việc làm ra tiền hay thăng tiến trong nghề như mọi người vẫn nhầm nghĩ). Việc “tu luyện” đòi hỏi thiên tiên, hậu thiên và cả cơ địa của từng cá nhân, ai có năng lực tự nhận biết mà không hoang tưởng, chắc mới có thể đi xa được!
… He he nói chơi với bác Tùng vậy thôi, lâu nay không gặp “kẻ sĩ Bắc Hà” tán gẫu – không hề có ý phân tích đúng sai gì. Thông thường khi đưa ra một vấn đề để tranh luận ai cũng có xu hướng tin điều mình nói là đúng. Vì thế thời xưa mới có Bách gia chư tử, có Văn nhân giai phẩm mà đương đại có Yahoo360o phải không ạ? :-)!

Đối với Kinh Dịch, tôi trước nay vẫn vẫn thích nhất câu: Hồng Tiệm vu quỳ … Ô hô bao giờ có thể bay trên đường mây được bằng chính cánh của mình :-)! Hiện thời được bay bằng Boeing 787 là tốt lắm rồi phải không? Chúc bác vui vẻ!

18:35 Tuesday,1.5.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Mình giải thích kỹ hơn một chút cơ chế thui chột vì không giữ được tiềm long nhé. Giả sử bạn là một tài năng lớn. Nếu tập trung nghiên cứu, phát triển, bạn có thể thành vĩ nhân. Nhưng vì bạn để lộ sớm quá, từ lúc thành quả còn non. Thế là thiên hạ xúm vào, người thì đặt mua tranh, người thì mời phát biểu, mời dạy học, người thì mời vào làm chủ tịch hội, tổng giám đốc v.v. tóm lại là bạn sẽ bận rộn suốt ngày, và không còn đủ năng lượng cũng như thời gian để phát triển tiếp. Còn nếu sau khi công bố, chẳng có một cái gì tác động đến nhịp sống và cách suy nghĩ của bạn, thì cũng không có nguy cơ bị thui chột. Đối với Kiệt, tài vẽ tranh chẳng qua là một sở thích và sản phẩm phụ. Điều nó muốn hướng tới lâu dài là tự do, vì vậy triển lãm hay không, có vẽ nữa hay không không quan trọng. Tất nhiên, có một nguy cơ là ai cũng nói tài như vậy không nên để mất, và tự nó có thể bị trói buộc bởi niềm tin là mình có thiên tài nghệ sỹ. Khi đó sự tự do lựa chọn trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng. vì thế cũng không thể chắc chắn không có tác dụng xấu. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh cụ thể, thằng bé còn nhỏ mà phải đối mặt với quá nhiều sức ép của người lớn, muốn bắt nó phải theo khuôn khổ thì việc có người khen những sản phẩm do nó làm ra sau một năm tự do cũng là thứ an ủi, tiếp cho nó thêm sức mạnh. Vì thế, mọi việc mình cũng có cân nhắc nặng nhẹ, rồi tùy theo trực giác mà làm thôi.

17:32 Tuesday,1.5.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Bạn ecyk ơi,
Theo mình, sớm hay muộn không phụ thuộc tuổi, cũng không phụ thuộc độ thành thục hay độ vĩ đại của tác phẩm, mà phụ thuộc vào độ chín nội tại của từng người. Nếu ta không coi việc triển lãm là quan trọng, cũng không coi việc phải trở thành nghệ sỹ, hoặc phải phát huy là quan trọng, thì đó là thời điểm con rồng có thể hiện lên mặt đất, giống như cây kim trong bọc tự lòi ra, không phải do chủ đích. Còn có thể con rồng đó to bằng dãy núi hay bé bằng cái kim, là do thiên bẩm của mỗi người.
Kiệt triển lãm tranh là để mọi người xem cho vui, chẳng có mục đích gì. Kiệt cũng chẳng tự cho mình là nghệ sỹ, chẳng có ý thức phải trở thành nghệ sỹ. Dự định năm nay của Kiệt là đi bộ, đá bóng, tập chịu rét, chịu nóng v.v. nói chung là rèn luyện thân thể, vì vậy treo tranh hay không cũng không có hại nhiều. Trong trường hợp của Kiệt, nếu bảo là con rồng đã hiện thì cũng không sao, mà bảo vẫn là tiềm long cũng vẫn đúng, vì dù sao thì vẫn là chưa dùng.

16:58 Tuesday,1.5.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Bác Vũ: "..Thế mới biết, cái tư duy phải đủ tuổi kinh thật. Em-co-y-kien tưởng khá thế nào, hóa ra vẫn chỉ là cách nghĩ phải cây đa cây đề rồi mới được rụng lá, hoặc ngược lại, có rụng thật nhiều lá mới được làm cây đề cây đa..."

Chà chà, bác Vũ ơi, nhà cháu chỉ mới nói là "lo" với "liệu", tức là có í băn khoăn tí chứ nhàu cháu đâu có khẳng quyết là chú Tùng và bé Kiệt KHÔNG ĐƯỢC làm, nhà cháu có quyền zì mà "bắt...phải...", mà "cho...mới được phần...".

Cháu nhớ trường hợp thần đồng "gà tồ" nhà cháu ngày trước mới 4 tuổi xuân mà đã có tranh zật-zải quốc tế nhá (không biết có nhờ ưu ái các bạn xét hoàn cảnh quê ta lúc nớ chiến tranh không?) nhưng mà về sau thần đồng "gà tồ" nhà cháu vẫn vẽ oách tanh tách thăng đến chức Trưởng Ban Hình sự Hội đấy thây.

Hay là chỉ vì ngày trước chiến tranh tanh-xà-bành nên thần đồng "gà-tồ" nhà cháu chưa có/thiếu hẳn/mất đứt điều kiện bày tranh pháo cho đồng bào chiêm bái?

Hay là "trong rủi vùi may"?

Gay-go ghê gớm!

16:15 Tuesday,1.5.2012

Đăng bởi: 

Tôi thấy Em-co-y-kien đọc không kỹ, bắt bẻ câu chữ ở mức bề mặt.

Colin nói: "Thế nhưng, ở châu Âu, làm gì có nơi nào mà nghệ sĩ mới ra trường, chưa chứng tỏ được điều gì, có thể triển lãm dễ dàng tại gallery, có thể in catalog, có thể in giấy mời, tổ chức khai mạc nọ kia?"

Nếu Phó Đức Tùng thấy Kiệt là đã chứng tỏ được rồi (chứ đâu phải đợi tới già mới được công bố) thì đâu có rơi vào trường hợp mà Colin nói?

Thậm chí nhiều khi tôi còn sợ, Kiệt vẽ đẹp thế này thôi, rồi sau không vẽ đẹp được thế nữa. Nên nếu cứ đợi kiểu như người lớn ta vẫn hay đợi, "cho cháu đủ lớn" (lớn tuổi chứ không phải lớn nghề) mới triển lãm, e rằng đã muộn.

Thế mới biết, cái tư duy phải đủ tuổi kinh thật. Em-co-y-kien tưởng khá thế nào, hóa ra vẫn chỉ là cách nghĩ phải cây đa cây đề rồi mới được rụng lá, hoặc ngược lại, có rụng thật nhiều lá mới được làm cây đề cây đa!

15:49 Tuesday,1.5.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Chú Tùng: "Trong Kinh Dịch, Quẻ Càn là quẻ bàn về sức sáng tạo, có nói các bước tiến triển của việc sáng tạo, RẤT ĐÚNG đúng với những bước mà một người nghệ sỹ PHẢI trải qua. Bước đầu tiên là "tiềm long vật dụng" nghĩa là phải ẩn mình tu dưỡng, không được ĐEM RA sử dụng. Đây cũng gọi là bước tích lũy công phu hàm dưỡng. Nếu chưa tích lũy đủ đã ĐEM RA dùng thì sẽ lẩy bẩy như Cao Biền dậy NON, như hái quả xanh để ăn, không thể thành tựu. Vì nguy cơ này nên Colin có nói đến tác hại của việc khuyến khích, công bố, TRIỂN LÃM QUÁ SỚM, khiến cho tài năng bị thui CHỘT..."

Chột-zạ quá !

Cháu nhớ hiện tượng tranh bé Kiệt thần đồng hôm nọ lại lo chú Tùng liệu có ĐEM-RA-đẩn-bé-vào-đời hơi-bị-sớm quá chăng? Liệu chú Tùng cùng với bé Kiệt thiệt thà mà bấm quẻ thì có zì sái với cái quẻ CÀN nớ không?

Mông-lung ghê gớm !

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả