Kiến trúc

Xưởng vẽ của Phùng Quốc Trí: Ở cao trên núi là khôn

    Phùng Quốc Trí có lẽ là người kiên trì với nông thôn nhất. Sinh năm 1957, tốt nghiệp học viện mỹ thuật Surikov (Nga). Về nước những năm 1986, thời kì khổ cực nhất của những cơn bão giá lương tiền và sự sụp đổ của thời bao cấp. Không ở lại thủ […]

Ý kiến - Thảo luận

13:43 Thursday,8.11.2012

Đăng bởi:  Ối giời ạ !

Không biết họa sĩ Phùng Quốc Trí đã đọc các comment này chưa ? Tôi đang tưởng tượng ra khuôn mặt và thái độ của anh khi nghe những lời bình luận như vầy ... anh sẽ cười rất nhẹ và không nói gì cả, kiểu như: Chẳng chấp. Tính anh ấy vẫn vậy....

13:07 Saturday,26.5.2012

Đăng bởi:  Tân

Nhà người ta thế nào thì kệ xác người ta .
Là do ông Mai up chứ có phải anh Trí up lên để xin ý kiến sửa nhà đâu nhỉ .

11:24 Saturday,26.5.2012

Đăng bởi:  Nguyen Lee

Cam on ban sinhvienkientruc! Bạn học kiến trúc thì theo tỷ lệ trong ảnh thì cửa sổ kích thước bao nhiêu? Mình nghĩ quá bé trong điều kiện chủ nhân có thể làm cho mục đích vẽ và giá thành vẫn vậy, một ngôi nhà hợp lí hơn để trưng bày vốn cổ kiểu như đá chẳng hạn... Với màu của nền gạch thi topi có thể khẳng định độ ẩm do nền đất bốc lên là rất cao. Còn bạn nói tường đá để trung hoà độ ẩm thì bạn lại sai nữa rồi! Cái bề mặt tưởng chừng không có giọt nước do nồm là chỉ đánh lừa mắt nhìn còn cụ thể độ ẩm giữ trong mình nó lại rất cao, chính vì vậy chúng ta cảm thấy rất mát trong những hang đá và ngôi nhà như thế. Còn bạn so sánh với Bùi Xuân Phái thì bạn lại càng nhầm to!! Chúng ta phải tôn trọng các bậc tiền bối vì những tác phẩm đó, Trong hoàn cảnh đổi tranh lấy cà phê uống hàng ngày thì chỉ được như vậy thôi bạn ạ! Còn với kiến thức, diện tích và số tiền cho đại bản doanh như bác Trí thì hoàn toàn có thể làm tốt hơn rất nhiều!!!

0:23 Wednesday,23.5.2012

Đăng bởi:  Sinh viên kiến trúc

@Nguyen lee Nguyen: Có lẽ bạn đọc không kĩ đã vội vàng chê trách. Vâng, anh Trí được đào tạo ở châu Âu nhưng anh đã về Việt Nam và vẽ ở Việt Nam. Hơn thế, anh yêu nông thôn, và anh là một số ít người đã về hắn nông thôn xây xưởng và vẽ ở đó.
Rất ý thức về độ ẩm của khí hậu nhiệt đới, anh đã chọn xây xưởng của mình trên triền núi toàn sỏi và đá có rất ít nước đọng. Việc xây nhà bằng đá thô với những mạch vữa lớn cũng là một giải pháp cân bằng độ ẩm tự nhiên tuyệt vời. Hãy so sánh với những bức tường được sơn bả nhẵn lì ơt thành phố vào mùa nồm nước chảy rườn rượt. Thì trái lại, những bức tường đá gồ ghề kia có rất nhiều diện tích để cân bằng nhiệt với môi trường nên không bị bám đong hơi nước vào những ngày độ ẩm không khí lên tới 95%. Các lớp vữa thô (có trộn thêm vôi) gắn kết đá cũng là một vật liệu khá tốt cho cân bằng độ ẩm.
Đọc trong bài, thấy anh Trí có làm một phòng cất tranh quây bằng nilon và ở đó chạy máy hút ẩm. Nó là giải pháp tuyệt vời: với việc đóng kín cửa kính và chạy liên tục vài cái máy hút ẩm cho hàng trăm m2 nhà thì việc một máy hút ẩm cho khoảng 4m3 không khí dùng để cất và bảo quản tranh sẽ tiết kiệm rất nhiều. Còn nhìn trong ảnh thì anh Trí đang bày tranh ra cho bạn xem chứ đâu phải để tranh xuống đất quanh năm suốt tháng đâu. Nhìn những bức ảnh đầu thì thấy, duy nhất một bức đang vẽ dở dang trên giá.
So sánh với tỉ lệ của ngôi nhà thì những cái cửa sổ không hề bé, nó đã được thiết kế khá đặc thù cho xưởng vẽ để có nhiều ánh sáng hơn. Tất nhiên với những nước nhiệt đới gió mùa, việc một cửa sổ khính lớn chưa phải là hay cho giải pháp môi trường. Nó sẽ chịu nhiều hơn bức xạ của ánh nắng mặt trời và gây nóng hơn. Vả lại, mưa ở các nước nhiệt đới hiếm khi rơi thẳng, phần lớn bay xiên cùng với giông, gió. Chống tạt,thấm nước cho các cửa sổ lớn như vậy rất cần phải loại gỗ tốt và khá dắt tiền. Và ở đây, anh Trí đã sử dụng một giải pháp khá truyền thống: một hàng hiên để chống mưa hắt ở cái hướng gió mùa hay thổi. Ngoài các yếu tố kĩ thuật như vây, thiết nghĩ, một không gian sống, không gian để lấy cảm hứng để vẽ thì những vật tiệu thuần tự nhiên như xưởng của anh Trí là một lựa chọn đúng đắn và phù hợp.
Khi thắc mắc một điều gì đó, có lẽ bạn nên đặt câu hỏi, một nghi vấn để cùng tìm hiểu hơn là chém một câu xanh rờn: " không hề chuyên nghiệp!!!" Và thưa bạn, chuyên nghiệp hay không cũng chả phụ thuộc vào xưởng vẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn, họa sỹ Bùi Xuân Phái đã vẽ những tuyệt tác của mình ở một góc giường. Và gầm giường là nơi ông cất họa phẩm khi cần chỗ tiếp khách hay đến lúc đi ngủ. Đố ai bảo họa sỹ Bùi Xuân Phái không phải là họa sỹ chuyên nghiệp.

22:03 Tuesday,22.5.2012

Đăng bởi:  Nguyen lee Nguyen

Tôi không hiểu sao một họa sĩ được đào tạo ở châu Âu, trực tiếp share những thông tin về xưởng vẽ của mình mà lại cho người ta thấy một không gian làm việc không hề chuyên nghiệp!!! Thử hỏi anh Trí vẽ tranh sơn dầu trong ngôi nhà ẩm thấp như vậy thì bảo quản tranh thế nào? Nền nhà sát đất, tường đá rất dễ giữ độ ẩm, cửa sổ nhỏ và thấp, tranh bày dưới đất...

21:01 Saturday,12.5.2012

Đăng bởi:  Kotobuki

Ôi, tôi thik cái nhà kiểu này quá đi mất!!!

19:37 Saturday,12.5.2012

Đăng bởi:  Bưởi

Nói "Ở đâu không quan trọng" là sai rồi. Muốn vẽ về nông thôn mà không ở nông thôn để cảm nhận được cái chất, cái không khí làng quê thì sao vẽ hay được.
Người ta thường chọn những nơi này để có sự yên tĩnh, thanh bình, thích hợp cho việc ngẫm nghĩ sáng tác

17:09 Saturday,12.5.2012

Đăng bởi:  hongloan

ở đâu không quan trọng, vì đó là ý thích cá nhân. Cái chính là tranh bạn vẽ thế nào, đẹp không thôi.

13:01 Saturday,12.5.2012

Đăng bởi:  Ớt

Có những điều theo tôi nghĩ ông Hoài Mai nói chưa đúng lắm. Với họa sĩ vẽ tả thực thì bút cần chụm để vẽ chính xác theo ý mình, còn theo những lối vẽ khác nhiều khi bút "xơ" lại gây được những hiệu quả bất ngờ. Còn bọc nilon ra ngoài tranh thì không phải tránh độ ẩm mà tránh để tranh khô nhanh thì đúng hơn, vì muốn vẽ liên tục thì tranh còn ướt thì các lớp sơn mới quện vào nhau, che lại để ngày hôm sau vẽ tiếp cho liền mạch...

11:41 Saturday,12.5.2012

Đăng bởi:  NGUYỄN HỒNG SƠN…QUÂN TỬ

Nhiều bậc Quân tử Phương Đông thích motip không gian sống và làm việc theo kiểu này... tịch mịch du...

10:59 Saturday,12.5.2012

Đăng bởi:  Nhat Linh

@ bạn Thông: Nhà bác Thụ là núi Chè, cách nhà mình một vài hộ đều dân HN về mua. Nhà bác Trí là núi Hoàn Sơn, gần nhà bác Tiểu Bạch, bác Phạm Ngọc Sỹ. Hai núi này cách nhau tầm 2km nếu đi tắt qua núi hoặc 5km nếu đi đường to. Khu này cũng ko heo hút đâu. Chạy từ Hồ Gươm 45ph là tới, trong đó ~20km cao tốc (đường 5 + đường 1) thêm ~ 5km đường xã mới làm cũng rất to và ngon. Nói chung mình thấy đi tiện & gần hơn rất nhiều so với mấy khoảnh trục Ba Vì Hòa Lạc...

9:26 Saturday,12.5.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

Nhà đẹp, tranh đẹp, bối cảnh buồn
Chứ-còn-zì-nữa, khuyết một nường?

8:14 Saturday,12.5.2012

Đăng bởi:  Phạm Huy Thông

Hình như nhạc sĩ Dương Thụ cũng ẩn cư trên núi này hoặc núi lân cận. Khu này nghe heo hút vậy thôi chứ nhiều củ nghệ, củ gừng lắm. Không gian nhà vườn trên núi quả thật rất thú vị.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả