Bàn luận

Một khát khao được treo trên tường nhà giàu

    Không thể tin nổi là vào những năm tháng này, lại được đọc những dòng sau trong thông cáo báo chí của Craig Gallery về triển lãm “Những Kẻ Điên” của Bùi Thanh Tâm. Người ta có cảm giác đang đọc những đoạn xã luận đầy tính tuyên huấn của những tờ báo […]

Ý kiến - Thảo luận

1:52 Friday,4.5.2012

Đăng bởi:  nhũn não.

Thật ra ở đây không bàn tranh của Tâm, vì tranh đó không có nhiều điều để bàn, về tư tưởng lẫn nội dung. Nhưng theo tôi giai đoạn này, hãy bàn về thế hệ trẻ làm nghệ thuật ra sao? Với đương dại hay mù màu của một thứ gọi là nghệ thuật?

23:55 Thursday,3.5.2012

Đăng bởi: 

Tiêu Kiệt nói: “bạn Canvas and Oil phân tích tác phẩm rất kỹ và viết cũng rất hay, tuy nhiên nghệ thuật không hề phức tạp như bạn nghĩ đâu mà đơn giản đó chỉ là thế giới nội tâm riêng của người họa sĩ mà thôi, vì thế người thưởng thức nên tôn trọng thế giới riêng đó của tác giả cũng như chính bản thân mình vậy.”

Nếu thế giới nội tâm riêng của tác giả thì có hai lựa chọn: một là vẽ tranh và để ở nhà, riêng mình xem như xem nhật ký. Hai là mang ra trưng bày thì tức là phơi lòng ra trước thiên hạ, mời gọi thiên hạ diễn giải, khi đó đừng cấm người khác diễn giải xấu và vu đó là không tôn trọng.

Tiêu Kiệt viết mâu thuẫn, trên vừa khen bài hay, dưới đã bảo viết kiểu cày cuốc. Thế nào là cày cuốc hả Tiêu Kiệt? Mong được nghe phân tích của Tiêu Kiệt cho nó mở mang đầu óc.

23:31 Thursday,3.5.2012

Đăng bởi:  Tiêu Kiệt

Tuy không được trực tiếp xem triển lãm tranh của Tâm nhưng qua trang Soi mình đã được xem và cũng được đọc những ý kiến của mọi người. Mình thấy cũng nên viết vài dòng chúc mừng bạn vì được nhiều người quan tâm và bình luận như vậy. Riêng bài viết của bạn Canvas and Oil gì đó, bạn phân tích tác phẩm rất kỹ và viết cũng rất hay, tuy nhiên nghệ thuật không hề phức tạp như bạn nghĩ đâu mà đơn giản đó chỉ là thế giới nội tâm riêng của người họa sĩ mà thôi, vì thế người thưởng thức nên tôn trọng thế giới riêng đó của tác giả cũng như chính bản thân mình vậy. Bạn Canvas and Oil gì đó à, kiểu phân tích kỹ như của bạn theo tôi nếu bạn phân tích một tác phẩm văn học nào đó cấp phổ thông trung học chắc điểm sẽ rất cao, còn nghệ thuật mà bạn dùng ánh mắt cày cuốc như vậy để nhìn vào thì mệt lắm bạn ạ. Hi hi.

14:38 Wednesday,2.5.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Đình Đăng

Cách đây gần 2 năm tôi có viết một bài về giá trị của nghệ thuật, nay post lại dưới đây, kèm thêm phần chú giải, để bạn nào chưa đọc thì xem cho vui.

Giá trị của nghệ thuật

Tại sao hoạ sĩ vẽ?

Vì sao có những người lao vào các hoạt động trừu tượng chẳng phải để kiếm tiền, cũng chẳng phải vì danh?

Cái gì khiến nghệ thuật cuốn hút chúng ta? Giá trị của nghệ thuật nằm ở đâu?

Hội hoạ ra đời trước khi loài người có chữ viết hàng chục ngàn năm. Người ta đã tìm thấy các bức hoạ được vẽ cách đây tới 35-40 ngàn năm trong các hang động tại châu Âu và Úc, trong khi chữ viết xuất hiện khoảng 3500 – 4000 năm về trước. Cho dù nghệ thuật đã trải qua bao cuộc bể dâu, luôn có một sợi dây vô hình nối liền các hoạ sĩ từ thời tiền sử, cổ đại, trung cố, Phục Hưng, tới hiện đại, và đương đại. Sợi dây đó là: Nghệ sĩ sáng tạo ra nghệ thuật để biểu hiện chính mình, biều hiện những gì mình cho là quan trọng, có ý nghĩa nhất, phản ánh các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của chính mình. Trong chúng ta, một số người có một sự bức thiết cần biểu hiện nội tâm qua việc tạo nên các tác phẩm nghệ thuật. Họ có phải là những người khác thường không? Đối với một số người trong số họ, câu trả lời là có. Bởi lẽ, để biều hiện được chính mình một cách thuyết phục, trước hết là đối với chính họ, họ cần được Trời phú cho một khả năng đặc biệt gọi là Tài năng.

Trong Lời tựa cho tiểu thuyết “Chân dung Dorian Gray” – cuốn tiểu thuyết duy nhất của mình, Oscar Wilde (1854-1900) viết: “Cái cớ duy nhất để làm ra một vật vô dụng là vì ta ngưỡng mộ nó sâu sắc. Toàn bộ nghệ thuật là vô dụng.“ [1]

Năm 1891 Bernulf Clegg, một sinh viên đại học Oxford, đã gửi thư đề nghị Oscar Widle giải thích. Trong thư trả lời [2], Wilde đã viết như sau (trích):

Nghệ thuật là vô dụng bởi mục đích của nó đơn giản là chỉ nhằm tạo nên một tâm trạng. Nó không nhằm để chỉ dẫn hay tạo ảnh hưởng lên hành động theo bất cứ một kiểu gì. Nó vô sinh một cách tuyệt vời, và cái khoái lạc của nó là sự vô sinh. Nếu việc thưởng ngoạn một tác phẩm nghệ thuật lại được nối tiếp bởi một hành động dưới bất cứ hình thức nào, thì hoặc đó chỉ là một tác phẩm rất thứ cấp, hoặc người xem không cảm nhận được toàn bộ ấn tượng nghệ thuật của nó. Một tác phẩm nghệ thuật cũng vô dụng như một đóa hoa. Đoá hoa nở cho niềm sung sướng của chính nó. Chúng ta có được một khoảnh khắc sung sướng khi ngắm hoa nở. Đó là tất cả những gì có thể nói về quan hệ giữa chúng ta và hoa. Tất nhiên, người ta có thể đem hoa đi bán và thu lợi cho mình, nhưng việc đó chẳng dính dáng gì đến hoa cả. Đó không phải là một phần của bản chất của loài hoa. Đó là một sự tình cờ. Đó là một sự lạm dụng.” [3]

Thực chất, Oscar Wilde đã diễn giải lại quan điểm về nghệ thuật tuyệt đối cuả Kant. Kant cho rằng cái Đẹp là cái gì đó không có bất kỳ một chức năng nào khác ngoài chức năng làm cái Đẹp. Khi đó một vật thể thể sẽ trở thành thuần túy là một vật thể, hiện ra hoàn toàn chỉ vì nó đẹp chứ không vì bất cứ công dụng nào khác. Như vậy, nghệ thuật theo Kant là một cách biểu diễn đẹp của một hình thức, thông qua đó nghệ sĩ mặc sức tưởng tượng để liên tục mở rộng quan niệm về chính cái Đẹp. Điều đó có nghĩa là nghệ thuật đã đi ra ngoài thế giới của lý trí, và cái Đẹp là điều ta không thể cắt nghĩa được.

Vô dụng” (useless) ở đây không đồng nghĩa với “Vô giá trị” (having no value). Từ “Nghệ thuật” (Art) trong nhận định “Nghệ thuật là vô dụng” (Art is useless) được dùng để chỉ “nghệ thuật sáng tạo” (creative art) hay “fine art” (mỹ thuật), tạm gọi là “nghệ thuật thuần túy” hay “nghệ thuật tuyệt đối”, ở đó nghệ sĩ dùng tài nghệ và kỹ năng để biểu hiện sự sáng tạo của mình. Khi xem tác phẩm do nghệ sĩ sáng tạo ra như vậy, công chúng có các rung động thẩm mỹ. Và đó là tất cả. Bởi nếu nghệ sỹ dùng tài năng của mình để làm nên một vật có chức năng nào khác ngoài sự rung động thẩm mỹ (ví dụ như một cái bình để cắm hoa, một cái ghế để ngồi, v.v., tức có một công dụng nào đó) thì ngay lập tức vật đó sẽ thuộc về đồ mỹ nghệ (craft) chứ không còn là mỹ thuật thuần túy nữa. Tương tự như vậy, nếu tài năng của nghệ sĩ được áp dụng vào quảng cáo thương mại hay kỹ nghệ thì nghệ thuật thuần túy trở thành “thiết kế” (design) hay được gọi chung là “nghệ thuật ứng dụng” (applied art). Nói tóm lại, nghệ thuật trong nhận định “Nghệ thuật là vô dụng” không có chức năng nào khác ngoài việc truyền đạt một ý tưởng.

Trong diễn từ nhận giải Nobel văn chương năm 1972, bình luận về lời tiên tri của Fyodor Dostoevsky “Cái đẹp sẽ cứu thế giới”, Alexandr Solzhenitsyn đã phát biểu như sau:

Nắm giữ Nghệ thuật trong tay, chúng ta tự cho rằng mình là chủ nhân của nó, hùng hổ điều khiển nó, đổi mới nó, cải cách nó, tuyên ngôn nó, bán nó lấy tiền, dùng nó để bợ đỡ những kẻ mạnh, coi nó hoặc như trò tiêu khiển trong các ca khúc thị trường, nơi tửu quán, hoặc như hòn đá hay cái gậy, bất kể cái gì tóm được, để phục vụ các đòi hỏi chính trị thoảng qua, hay các nhu cầu xã hội hạn hẹp. Nhưng, mặc cho mọi dày vò của chúng ta, Nghệ thuật vẫn không bị vấy bẩn, vẫn không vì thế mà đánh mất đi nguồn gốc của mình, vẫn luôn luôn, và trong mọi cách chúng ta dùng nó, rọi chiếu lên chúng ta một phần cái ánh sáng bí mật bên trong của nó (…) ̣Nghệ thuật hé mở cho chúng ta, tuy lờ mờ, tuy ngắn ngủi, những điều không thể nào đạt được bằng lý trí. Như chiếc gương thần trong truyện cổ tích, nhìn vào nó ta không thấy chính mình mà chợt thấy một khoảnh khắc ta chẳng khi nào đạt tới, phóng tới, bay tới được. Và chỉ có tâm hồn đang thổn thức.”[4]

Giá trị của nghệ thuật là như vậy.

1/10/2010

Chú giải:

[1] Tôi tạm dịch toàn bộ Lời tựa của tiểu thuyết “Chân dung Dorian Gray” như sau:

"Nghệ sĩ là người sáng tạo ra cái đẹp.

Mục đích của nghệ thuật là để phơi bày nghệ thuật ra và che giấu nghệ sĩ đi.

Nhà phê bình nghệ thuật là người có thể diễn dịch ấn tượng của mình trước cái đẹp bằng một cách khác hoặc dùng một chất liệu khác.

Phê bình hay nhất cũng như thấp kém nhất là một dạng tự truyện (tức là nó bộc lộ về người phê bình nhiều hơn là về đề tài phê bình. N.D.). Những người nào tìm thấy ý nghĩa xấu xí trong cái đẹp là những người đồi bại, không có sức quyến rũ.

Đó là một lỗi lầm.

Những người nào tìm thấy ý nghĩa đẹp đẽ trong cái đẹp là những người có học thức. Đối với những người này thì còn có hy vọng.

Họ là những người được chọn lựa mà đối với họ cái đẹp chỉ có nghĩa là cái đẹp mà thôi.

Không có cuốn sách có đạo đức hay vô đạo đức. Các cuốn sách được viết hay hoặc dở.

Đó là tất cả.

Thế kỷ thứ 19 ghét chủ nghĩa hiện thực cũng như Caliban nổi giận khi nhìn thấy khuôn mặt của mình trong gương.

Thế kỷ thứ 19 ghét chủ nghĩa lãng mạn cũng như Caliban nổi giận khi không nhìn thấy khuôn mặt của mình trong gương.

Cuộc sống đạo đức của con người góp phần tạo nên đề tài cho nghệ sĩ, nhưng đạo đức của nghệ thuật nằm trong việc sử dụng hoàn hảo một chất liệu không hoàn hảo. Không nghệ sĩ nào muốn chứng minh bất cứ điều gì. Ngay cả những sự thật có thể chứng minh được.

Không có nghệ sĩ nào có cảm tình với đạo đức.

Một sự đồng cảm đạo đức trong nghệ sĩ là thói làm bộ không thể tha thứ được về phong cách. Nghệ sĩ càng không bao giờ là bệnh hoạn. Nghệ sĩ có thể biểu hiện mọi thứ.

Tư tưởng và ngôn ngữ đối với nghệ sĩ là các công cụ của nghệ thuật.

Đồi bại và đức hạnh đối với nghệ sĩ là các vật liệu của nghệ thuật.

Trên quan điềm hình thức, nghệ thuật của nhạc công là hình mẫu của mọi nghệ thuật.

Trên quan điểm của cảm xúc, kỹ năng của diễn viên là hình mẫu của mọi nghệ thuật.

Toàn bộ nghệ thuật vừa là bề mặt vừa là biểu tượng.

Những người đi bên dưới bề mặt, có sao thì ráng chịu.

Những người đọc biểu tượng, có sao thì ráng chịu.

Nghệ thuật là tấm gương phản chiếu người xem, chứ không phải phản chiếu cuộc sống.

Sự đa dạng của ý kiến về một tác phẩm nghệ thuật chứng tỏ đó là một tác phẩm mới, phức tạp, và quan trọng.

Khi các nhà phê bình không đồng ý với nhau là lúc nghệ sĩ hoà hợp với chính mình.

Chúng ta có thể tha thứ một người làm ra một vật hữu dụng chừng nào người đó không ngưỡng mộ nó. Cái cớ duy nhất để làm một vật vô dụng là vì ta ngưỡng mộ nó sâu sắc.

Toàn bộ các nghệ thuật là vô dụng
."

[2] Xem nguyên văn bức thư tại
http://www.lettersofnote.com/2010/01/art-is-useless-because.html

[3] Vào năm 1835, tức 55 năm trước khi Oscar Wilde xuất bản tiểu thuyết “Chân dung Dorian Gray”, nhà văn và phê bình nghệ thuật Pháp Théophile Gautier cũng đã có quan điểm như vậy. Ông viết: "Chẳng có gì thực sự đẹp ngoại trừ cái không có công dụng nào hết; mọi thứ hữu dụng đều xấu xí."

[4] Xem nguyên văn tại http://lib.ru/PROZA/SOLZHENICYN/s_nobel.txt

12:08 Wednesday,2.5.2012

Đăng bởi:  A.N

Nguyen thao: Nghệ thuật VN èo uột là vì có những người có suy nghĩ như bạn đấy.

12:00 Wednesday,2.5.2012

Đăng bởi:  admin

Soi nghĩ là đối với một bài viết, nếu phản đối, các bạn cũng nên có lập luận cụ thể, hơn là nói chung chung rằng đây là "ném đá", rồi những cảm thán bất tận. Quan điểm của bài viết sai ở chỗ nào, đúng ở chỗ nào, các bạn nên thực tập bắt bẻ lại, như thế sẽ khoa học hơn và cuộc tranh luận sẽ thú vị, hơn là những cmt chung chung và giống nhau như thế này.

11:38 Wednesday,2.5.2012

Đăng bởi:  nguyen Thao

Bây giờ Thì Tôi hiểu vì sao nền nghệ thuật Việt Nam ta èo uột mãi thế? Có phải mọi người thích ném đá nhau cùng vùi dập nhau nhiều quá chăng? Ai cũng cho Mình tài mặc sức dìm người Thế kia! Thay vì xem lại bản thân mình đã lam được gì và đa hơn được ai chưa? Giận quá đi! LÀm ơn ít ba hoa lai dùm cái.

11:28 Wednesday,2.5.2012

Đăng bởi:  mẫn.

haiz... Thấy rằng bài viết này của oil ... rất dài.. ( nhưng tiếc là oil.. chỉ biết Soi mà không biết nghĩ).. Đừng nên nhận xét bằng cái đầu và cách nhìn nông cạn như vậy... cũng không nên suy xét , phân tích vấn đề theo 1 hướng , theo kiểu chợ búa ( ném đá ) như này ..,

10:56 Wednesday,2.5.2012

Đăng bởi:  A.N

Mình tò mò quá không biết bạn Canvas & Oil này là ai. :-). Bài viết hay. Cảm ơn nhé.

10:01 Wednesday,2.5.2012

Đăng bởi:  KHÔNG ĐIÊN MỚI KỲ

Quá chuẩn "xin" được chỉnh:
"Tìm đến một thị trường chẳng có gì sai. Ai cũng biết gần như chẳng người nghèo nào ở Việt Nam mua được tranh, nếu đúng là tranh. Tranh là đồ xa xỉ, là thứ để người có tiền mua, tiền thật nhiều hay không thì không rõ, chỉ cần biết là dư tiền để mua tranh, và tường nhà đủ trống để treo tranh. Tìm đến thị trường, là tìm đến với người giàu. Giữa hàng nghìn họa sĩ, để người giàu ghé mắt tới, nhiều khi cũng cần chiến thuật. Hình như các họa sĩ đang dùng chiến thuật: làm cho người giàu cáu, rồi người giàu đến xem, và người giàu mua. “Chúng nó điên mà,” ta thường kết luận như thế về những người giàu hơn ta.

Nhưng cái chiến thuật này, nếu đúng, thì tội nghiệp. Thà rằng cứ vẽ chân dung, vẽ phong cảnh cho nhà giàu, những bức tranh còn cho ta quá giang tình yêu cuộc sống trong lúc vẽ. Còn những bức “kẻ điên” này, từ thông điệp, tới đích ngắm, trong lúc vẽ, họa sĩ đã phải mang một thái độ bực bõ, tiêu cực, đầy giễu cợt – lại là giễu cợt cái kẻ mình cần.

Mình cần tiền nó. Mình cần tường nhà nó…"
Nếu mà bỏ chữ Tâm đi và thay vào bằng chữ các họa sĩ thì chúng ta cũng có một đoạn văn nóng hổi về triển lãm của các họa sĩ vẽ Đại Gia hồi nào bày ở nhà triển lãm 16 Ngô Quyền.
Xin mượn đoạn văn của Canvas & oil để làm PR cho các họa sĩ vẽ Đại Gia ạ.

1:49 Wednesday,2.5.2012

Đăng bởi:  HAAAAAAAA

Bạn NGUYỄN HOÀNG PHUONG LAN ơi, tôi cũng không đồng ý với ý kiến của bạn, bạn có nói:

"Mình nghĩ tác giả đang nói về sự giả tạo của họa sĩ: cần người giàu nhưng thu hút sự chú ý của người giàu bằng cách giễu cợt bôi bác họ - một thái độ tiêu cực nhằm một mục đích không phải là góp ý xây dựng mà là để lôi kéo sự chú ý rồi thu lợi."

Mình nghĩ trong cộng đồng xã hội, những kẻ được gọi là giàu có cũng nhiều tầng lớp khác nhau lắm bạn ơi, không phải cứ giàu là không có văn hóa và Tâm sẽ không trục lợi nổi những kẻ giàu có mới nổi này mua tranh đâu vì họ sẽ không bao giờ mua tranh mà họ sẽ mua ô tô, Tâm nhầm ở chỗ là hơi vơ đũa cả nắm. May ra chĩ có những kẻ giàu có mà có văn hóa may ra mới mua thôi... Còn việc trục lợi thì tôi dám ngẩng cao đầu mà nói" THẰNG HỌA SĨ NÀO VẼ TRANH RA MÀ NÓI KHÔNG MUỐN BÁN, NẾU NÓI THÔ THIỂN LÀ TRỤC LỢI" đều là những thằng nói dối, đều là những thằng hèn.thử hỏi YUE MINJUN, WEI DONG, FANZISHENG, PICASSO ... vẽ ra họ có muốn bán không ạ, họ có muốn trục lợi không ạ... mà chắc chắn những tác phẩm của họ sẽ có những bức họ chửi lũ nhà giàu mà đầu óc rỗng tếch.

Bạn nói tiếp "Về chuyện phê phán người giàu tiêu xài xa xỉ, mình cũng thấy lạ rằng sao người có chữ thì khi chơi chữ, phô kiến thức sẽ được khen là hay chữ, kiến văn rộng, nhưng người có tiền mà chơi tiền, hưởng tiền thì bị gọi là trọc phú, xa xỉ :-) Cả hai thứ ấy, chữ với tiền, kiếm đều đổ máu mắt cả và ai kiếm ra đều có quyền hưởng chứ nhỉ, trừ những đồng tiền bất chính hay chữ của đạo văn..."

dạ vâng xin thưa với bạn, chơi gì thì chơi, CHƠI TIỀN, HAY CHƠI CHỮ, CŨNG PhẢI BIẾT CÁCH CHƠI CÓ VĂN HÓA BẠN Ạ. CHỨ CHƠI VÔ VĂN HÓA THÌ BỊ LIỆT VÀO LOẠI GÌ RỒI ĐẤY..

Bài này của bạn Canvas & Oil tôi thấy không liên quan đến triển lãm của Tâm... Mặc dù tranh của Tâm tôi không hề thích, rất Tàu và nông... nhưng đừng úp sọt người ta thế...

23:05 Tuesday,1.5.2012

Đăng bởi:  Bùi Thanh Tâm

Hihi, bạn Linh gừng ơi chả là tôi chợt nhớ câu của các cụ ngày xưa "Kẻ...kẻ chửi ta là bạn ta..." tôi cứ tưởng nhầm họ là bạn mình thật mới mời uống bia ấy chứ. Hihi hóa ra không phải vậy hả bạn.

23:03 Tuesday,1.5.2012

Đăng bởi:  admin

Lưu ý là trong thảo luận này có tới bốn bạn ký tên thì khác (Thương ca sĩ, Vĩnh giật, Linh gửng, Cường sỏi đá) nhưng IP thì là một nhé. Giờ khuya khoắt thế này thì chắc không phải đang ở trong công ty với nhau mà dùng chung đường truyền đâu nhỉ? :-). Các bạn cứ để 1 tên mà bình luận thì có sao đâu, sao phải giả nghìn mắt nghìn tay cho nó đông?
Thảo luận thế mất vui đi (các?) bạn ạ.

22:23 Tuesday,1.5.2012

Đăng bởi:  hoàng

giữa nội dung của tranh và ý tưởng của tác giả với việc đối tượng mua nhà giàu và người nhiều tiền lắm của theo tôi là chả liên quan, nghe qua thì có vẻ là cùng về chuyện bọn nhà giàu, nhưng thực sự chẳng liên quan tới ý nghĩa, tạo hình hay nội dung tác phẩm. Tác giả bài viết bài này đúng là viết hay thật nhưng tôi ngẫm lại nó chẳng liên quan gì tới những tác phẩm kia. Dù sao cũng cảm ơn cả họa sĩ và người viết bài này!

22:11 Tuesday,1.5.2012

Đăng bởi:  củ nghệ

Craig Thomas Gallery, nơi đang có triển lãm của B.T.Tâm, nằm trong con hẻm lớn, khó tìm, nhưng ở đây mỗi lần có triển lãm là người Tây đến khá đông. Xem loạt tranh của Tâm khá đẹp, có sự đầu tư nghiêm túc. Hình như Tâm có tham gia Festival Mỹ Thuật Trẻ năm 2011, vì lần đó tôi cũng lang thang ra Hà Nội và ghé xem. Sở dĩ tôi nhớ mang máng là vì khi xem những nhân vật có gương mặt to đùng quá khổ trong các tác phẩm "Những kẻ điên..." của BT tâm,tôi liên tưởng đến những khuôn mặt các chú Tễu (dùng múa rối nước), thấy là lạ, quen quen. Nhưng những khuôn mặt ấy được hs Tâm trao chuốt lên trông rất độc đáo, với tâm thái... khó tả.
Chủ ý đặt tên "Những kẻ điên..." của Tâm, theo tôi là hay và thâm thúy. "Những kẻ điên" có lẽ không riêng ám chỉ cho một tầng lớp giàu có nào đó, mà có thể chỉ cho... tất cả mọi tầng lớp trong xã hội, nói chung là..con người. Cái kiểu điên của giới nhà giàu khác với nhà nghèo, điên của cán bộ khác với thường dân, điên của nghệ sĩ khác với bác sĩ, v.v...
Có thể anh điên trong đam mê sáng tác, còn tôi điên trong cuộc tình, hay tiền tài, danh vọng...
Làm họa sĩ hay làm tổng thống cũng phải cần tiền, điều quan trọng là tiền anh kiếm được có phải là mồ hôi, chất xám của chính anh hay không. Tranh vẽ to hay nhỏ (tùy thích họa sĩ), treo ở đâu thì...tùy người mua. Treo lên tường nhà nguyên thủ hay nhà trọ tù mù thì cũng chả sao, có gì mà "khát khao" được treo chỗ này chỗ nọ.
Thế giới này toàn những kẻ... điên, nhưng nếu là nghệ sĩ thì ta hãy điên cho... nghệ sĩ một chút. Hãy đem những cái đầu... rỗng tuếch của chúng ta ra làm mới lại cho nó...thoáng đảng một chút đi. ha ha...

21:51 Tuesday,1.5.2012

Đăng bởi:  thương ca sĩ

chắc bạn canvas và Oil biết Tâm sắp có tiền nên bạn viết bài đánh tiếng thể hiện để Tâm nhờ đó! nhưng Tâm cũng cần phải làm pia Á?????? bây giờ chết thôi! họa sĩ giống ca sĩ? hic!hic! thế mà bảo làm nghệ thuật? sẽ dấn thân vào con đường nghệ thuật? hội họa cao cả, kinh điển gì đó? xin dừng lại.

21:43 Tuesday,1.5.2012

Đăng bởi:  Nguyễn Hoàng Phương Lan

Mình lại nghĩ tác giả không có ý như bạn Phó Đức Tùng suy diễn: "Đại khái chúng ta đều cần đến nhà giàu, đến tiền và tường của họ, vì thế chớ nên chế giễu họ."
Mình nghĩ tác giả đang nói về sự giả tạo của họa sĩ: cần người giàu nhưng thu hút sự chú ý của người giàu bằng cách giễu cợt bôi bác họ - một thái độ tiêu cực nhằm một mục đích không phải là góp ý xây dựng mà là để lôi kéo sự chú ý rồi thu lợi.
Về chuyện phê phán người giàu tiêu xài xa xỉ, mình cũng thấy lạ rằng sao người có chữ thì khi chơi chữ, phô kiến thức sẽ được khen là hay chữ, kiến văn rộng, nhưng người có tiền mà chơi tiền, hưởng tiền thì bị gọi là trọc phú, xa xỉ :-) Cả hai thứ ấy, chữ với tiền, kiếm đều đổ máu mắt cả và ai kiếm ra đều có quyền hưởng chứ nhỉ, trừ những đồng tiền bất chính hay chữ của đạo văn...

21:34 Tuesday,1.5.2012

Đăng bởi:  pho duc tung

Mình cũng phải công nhận là bài viết rất sắc sảo, và cũng thấy rất thích. Chỉ có mấy câu kết cuối cùng, thấy hơi có vấn đề. Đại khái chúng ta đều cần đến nhà giàu, đến tiền và tường của họ, vì thế chớ nên chế giễu họ. Nghe có vẻ không ổn. Nếu thực sự có những vấn đề mà ta nhìn ra, thì nói lên được cũng là dũng khí của người nghệ sỹ, cho dù đó là trào phúng chính mình, dân tộc mình, loài người, hay kẻ mang cơm cho mình. Nếu nhận tiền của ai là phải nịnh bợ kẻ đó, hoặc ít nhất tránh kẻ đó ra, thì cũng buồn.

Mình cũng không có cao kiến gì về người mới giàu và thói tiêu xài xa xỉ, nên mới hỏi cu Kiệt nghĩ gì về những người giàu có ăn tiêu xa xỉ. Nó bảo: Đấy là những con ma, bản thân chưa định hình, nên cần những thứ bên ngoài để hiện hình. Nghe có vẻ có lý. Để hôm nào bảo nó vẽ ra xem người giàu trông thế nào.

21:33 Tuesday,1.5.2012

Đăng bởi:  vĩnh giật.

Thực ra Bùi Thanh Tâm mới làm việc, cao chưa tới thấp chả xong, mà tranh pháo thì nhặt nhạnh, nhồi nhét những thứ không cần cho một sự chia sẻ về thị giác. Cái tên! như có để kêu, rồi vào trong toan hoa văn tỉa tót nhiều nhưng không đủ sức nặng của một người sâu sắc có suy tư kỹ cho nhân tình thế thái và cho chính con đường của mình...... Chính đây là bài học cho các bạn trẻ, cho một thế hệ kế tiếp thật khỏe mạnh tươi sáng bước vào đời. "Tiền không thể thiếu, nhưng tiền không phải là vật quí!"

21:06 Tuesday,1.5.2012

Đăng bởi:  linh gừng

Tưởng như thế nào! Tôi mà như Tâm tôi sẽ bảo vẽ để bán, bán tranh là cho đứa con tinh thần mình đi ở, vì mình không nuôi được chúng là xong! Chỉ sợ nó không đi cho?

18:43 Tuesday,1.5.2012

Đăng bởi:  Bùi Thanh Tâm

Tớ vừa ở thành phố HCM ra hôm nay mới kịp xem SOI... Rất cảm ơn Canvas và Oil. Kể ra bạn mà xưng tên thật nhất định tớ sẽ mời bạn đi uống bia... Bài viết của bạn quá hay, tớ thật không ngờ, nếu mà bạn làm pia họa sĩ thì thật tuyệt vời, nâng tầm họa sĩ nào thì họa sĩ ấy sẽ lên tới mây xanh và quăng họa sĩ nào vào sọt rác chắc họa sĩ ấy vào sọt rác thật. Lần sau có dịp nếu được biết tên tuổi thật sự (hi vọng) nhất định tớ sẽ có bao nhiêu tiền của cũng cố mời bạn viết thông cáo báo chí... Chúc sức khỏe và viết nhiều nữa nhé! Goodbye, see you again!

17:18 Tuesday,1.5.2012

Đăng bởi:  Tân

Cái bài ném đá này làm tôi nhớ tới một hoạ sỹ (xin không nêu tên vì sợ anh ấy cũng lại bị ném đá, chỉ xin tạm gọi anh ấy là hoạ sỹ K, anh K này cũng đã từng được nhắc trên Soi). Khoảng 7,8 năm trước, tôi gặp hoạ sỹ K tại triển lãm của anh ấy, tôi có hỏi: anh vẽ tranh to thế thì nhà nào mà treo được? Bán làm sao? Hoạ sỹ K nhìn tôi mắt trợn ngược và rằng: tranh tôi đâu phải để trang trí nhà, nó phải nằm trong các bảo tàng .
Hồi đó tôi nghĩ tay K này điên, nhưng giờ thì tôi không nghi ngờ gì điều anh K nói, cũng có khi anh ấy làm được rồi .

17:16 Tuesday,1.5.2012

Đăng bởi:  Hoàng Nguyên Vũ

Thế mới biết là bác Laurent phán sai! Bác nói mỹ thuật Việt Nam không có phê bình! Phê bình đây chứ đâu. Mà thật là biết cách nhìn phía sau những hàng chữ (tuyên huấn), những mảng màu (hơi bị giống Tàu khựa), những tư tưởng (nổ) để ra được con người họa sỹ. Mà kể cũng đúng: khi đã kéo những vệt bút hay phác những nhát bay lên toan, họa sỹ không thể giấu được con người mình đâu! Vấn đề là biết nhìn ra được và nói lên (vô cùng sắc sảo) được cái bản chất ấy. Phục thật đấy và cảm ơn SOI.

16:39 Tuesday,1.5.2012

Đăng bởi:  Em-co-y-kien

"...một người đưa ra kết luận mà đa phần những kẻ có mặt hôm ấy đều đồng ý: mục đích của tranh vẽ ra là để treo trên tường nhà kẻ khác. Đó là mục đích tối hậu. Mục đích tạm thời có thể là từ cảm hứng, từ thích vẽ, nhưng mục đích tối hậu là mi phải cút khỏi xưởng nhà ta ngay, càng sớm càng tốt, để đậu lên tường nhà kẻ khác..."

"ÁC ÔN" quá, nhận xét này "ác ôn" quá nhưng mà hơi-bị-đúng, thế mới đau.

Cháu nhớ những mùa tranh ế bố "nổ" rất kinh: "Tao lao tâm khổ tứ vẽ chúng nó như rứt ruột đẻ ra, nỡ nào tống khứ chúng một đi không trở lại". Ngại chưa?

Cháu biết chứ, bố cháu chúa đùa zai chứ lần nào tiễn được 1 "con" là mừng-reo-vang-bình-minh đến cả tháng như thể cả Hội ta làng ta mỗi bố cháu có "con" lên đường làm "zâu Tây" ấy.

Thấy ngượng ghê gớm !

14:14 Tuesday,1.5.2012

Đăng bởi:  Trịnh Minh Tiến

Chỉ có gói gọn trong hai từ là "sắc sảo". Ngôn từ quả là một vũ khí lợi hại, có thể đưa người ta lên mây xanh hay đầy xuống vực thẳm ... ặc ặc!

13:51 Tuesday,1.5.2012

Đăng bởi:  minh chi QX thanh hóa.

Mọi người đọc xong thì lại thấy thương các nghệ sĩ Việt Nam quá! Nghèo khổ quanh năm, trước khi đi học vẽ, trong đầu luôn nghĩ làm họa sĩ kiếm tiền nhẹ nhàng hơn người khác và có một chút mít tơ oai, khụng khịnh như mấy ả làm ngành giải trí... Nhưng cuộc sống thật khắc nghiệt, không phải mình Tâm mà rất rất nhiều các nghệ sĩ của ta rơi vào tâm thế đó. Một trạng thái vùng vẫy của một đứa trẻ khi ở trong một cái chăn quá rộng và quá nhiều bóng tối. Thật sợ, bối rối và hoảng hốt? Thôi thì cứ vẽ tranh là họa sĩ rồi, mà bán được thì có một cuộc sống bóng bẩy hơn, chắc chân là họa sĩ hơn, mặc dù giống anh hàng xóm một tí cũng chẳng sao, vì hàng dễ (sút)... Thế giới thành tựu hết cả rồi mình chẳng sáng tạo gì mới được đâu! Kể cả thầy mình giỏi như thế có làm gì được đâu! Dần dần như thế mọi thứ tuột đi theo hệ thống tư duy của tập đoàn đói rách tham vọng! Gần đây đã có những biểu hiện rất rõ những trạnh thái làm việc nghệ thuật kiểu như Tâm, kiểu như một đất nước luôn sống bằng viện trợ và vay nợ nước ngoài. Môi trường đang ô nhiễm rất cần những dấn thân, những quyết liệt nghề nghiệp của từng nghệ sĩ, để phát triển một cách thật mạnh mẽ! Và đấy cũng là một cách để mọi người yêu nghệ thuật hơn.

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả